1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản sắc văn hoá Việt Nam

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi Tao_lao, 18/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 8June

    8June Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Đi nhặt ở chỗ khác về, được một ít về định nghĩa văn hoá.
    http://www.vnequation.de/ibf/index.php?act=ST&f=14&t=1885&s=
    Ôi lại nói nhăng nói cuội rồi...
  2. dungnhi132

    dungnhi132 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Như thế thì các vị ấy cách nay khoảng 4000 năm và triều đại các vua Hùng kết thúc cách nay khoảng 2000 năm. Như vậy thì mỗi vua Hùng trị vì đất nước khoảng 200 năm. Một con số đáng ngạc nhiên. Phải chăng vì chúng ta muốn ngang hàng với Tàu nên mới cho Kinh Dương Vương cùng thời với Thần Nông bên Tàu,để rổi để lại một lỗ hổng lịch sử 2000 năm (hầu như ít có tài liệu nào nói về giai đoạn này).
    Phải chăng nói nước ta có 4000 năm văn hiến là ba xạo?
    Ơ, em làm sao nó mất tiêu rồi, các bác hiểu giùm em khúc đỏ đỏ này là của bác Tao_lao nhé
    Em thì em dốt toán lém, mờ em cũng bít các bác giỏi toán. Cơ mà em hổng thấy gì là ngạc nhiên hết é. Này nhé em lấy 4000, trừ cho 2000, xong em chia cho 18, ra bây nhiêu các bác? Huống chi lại là " khoảng", bác nhể? Mí lại em cũng nghe đồn mấy ông đó sống dai, chắc tại hổng có tửu sắc vô độ như mấy bác bi giờ.
    Cơ mà bác nì bác cầu toàn vừa thui chứ, mấy cái chiện đó toàn phỏng đoán thui mờ...
    Gửi bác Kakuli:
    Em lè em ủng hộ bác, trong quan hệ quốc tế thì chuyện kế thừa là tất yếu, ngu gì người ta phát minh, làm sẵn ra cái ghế( xin lỗi các bác em so sánh hơi thô thiển) mình hổng mua mình leo lên mà mình lui cui đóng ghế lèm quái gì, tốn thời gian, thiền bạc (sản xuất cái đầu tiên bao giờ cũng đắt hơn sản xuất hàng loạt). Quan trọng là bác leo lên cái ghế đó bác lèm cái gì trên đó, bác thấy người ta khum xuống cưa chưn ghế bác có làm theo không. Nó là chuyển giao công nghệ bi giờ đó, người ta bán cho bác, bác mua về sản xuất thui, phát minh chi cho mệt. Nhật hồi xưa nó cũng làm vậy thui hà... Bác chỉ quan tâm phải đi như thế nào khi mà bác đang đứng ở đầu hàng, còn đứng đít như mình thì đi theo người ta cho chắc, bác nhể?

    Văn hóa của mình bị ảnh hưởng cũng phải thôi, đó là một phần tất yếu trong chính sách cai trị của bọn tàu bọn tây mờ.
    Còn chữ Quốc ngữ, so với cái thời còn xài y xi chữ tàu thì có phải là 1 cú nhảy Jolly Jumper không? Các bác thấy đấy, tuy rằng Truyện Kiều là dựa theo truyện tàu, nhưng mà cái ông tác giả Kim Vân Kiều đấy có được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới không, Kim Vân Kiều của ổng có được dịch ra mười mấy thứ tiếng không? Thậm chí tớ còn cho là ổng nổi tiếng ăn theo Nguyễn Du của mình cơ đấy (hehe, cho em tự hào miếng)
    Đấy, vấn đề chính là bác làm gì sau khi leo lên cái ghế người ta bán, cho không, hoặc ép buộc bác phải leo. Về chuyện này thì em thấy mình bi giờ kém mình hồi xưa wé, buồn.
    Nhân tại giang hồ
    Thân bất do kỷ
    Được dungnhi132 sửa chữa / chuyển vào 12:33 ngày 22/06/2003
    Được dungnhi132 sửa chữa / chuyển vào 12:36 ngày 22/06/2003
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bạn Dungnhi nhé. Đánh 200 năm là nhầm ấy..hihihi...(lẽ ra thì chỉ là hơn 100 năm thui nhỉ). Xin lỗi mọi người.
    Giai đoạn lịch sử 2000 năm đó rất là mơ hồ,cái khoảng 2000 năm từ đó về sau thì khá rõ nhưng cái mốc trước đó thì không chắc. Bởi vậy mới nói khoảng 4000 năm,khoảng ở đây chắc là sai số rất lớn..hihihi...(Trung Quốc thì 5000 năm văn hiến mà chúng ta ví tổ tiên mình ngang hàng với người ta nên chắc là mình cũng có 5000 năm văn hiến? Nhưng con số 4000 thì tôi vẫn thường nghe hơn nên nói đại vậy). Mà chẳng phải là cầu toàn gì đâu, TL chỉ nói ra để bàn cho vui vậy thui. Rõ ràng là vô lí quá,nhưng con số làm người ta khó tin (giống như nói Lão Tử sống đến 800 tuổi!).
    Cảm ơn mọi người đã tham gia thảo luận rất nhiều về chủ đề này. Vấn đề này quả thực quá nhiều (người ta cũng đã bàn chẳng biết bao nhiêu mà nói),chưa gì mà TL thấy chủ đề bắt đầu rối loạn rùi. Có lẽ phải tổ chức lại cho nghiêm túc,bắt đầu thảo luận từng cái nhỏ một. Trước hết là chữ Quốc ngữ:lịch sử,ưu khuyết điểm vv...
    Mong được sự tham gia tích cực của mọi người.
    ( TL nghĩ là mình đã học thêm được nhiều cái mới từ chủ đề này:cái tính cẩu thả về số liệu,tương lai chắc là sẽ học được nhiều)

    Gửi Doandust: hihihi..đừng nghĩ là TL có buồn phiền gì về những gì Doandust viết (xin lỗi thế chẳng khác gì bảo TL là người vô cùng nhỏ mọn). Chuyện bình thường thôi. Chúc vui vẻ.

    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  4. dungnhi132

    dungnhi132 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Sao hồi nãy tui đọc sót khúc này ta?
    Tui bắt đầu chửi à nghen.
    Xin lỗi Tl trước là không có gì tồn tại vĩnh viễn với thời gian, và chính sự thích nghi, sự biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mà bạn phê phán ở trên là một biểu hiện, một đặc điểm tiên tiến bậc nhất của loài người. Nếu không thay đổi, cả tui và bạn bây giờ vẫn còn là khỉ.
    Bạn cho sinh sau đẻ muộn thì không đáng để gọi là bản sắc ư? không đáng để tự hào ư? Vậy bạn chỉ cho tui biết đâu là nền văn hoá mà bạn cho là "đẻ trước"? Chẳng lẽ từ khi rụng lông tới bây giờ họ chẳng thay đổi gì sao? Bản thân sự thay đổi là một phần của lịch sử, và những gì không phù hợp sẽ bị đào thải, những gì còn lại cả thảy đều được gọi là văn hóa. Và những khác biệt mà theo nó người ta có thể phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác được gọi là bản sắc ( đương nhiên là trên cơ sở những nét chung, vì dù có khác dân tộc thì cũng cùng là người) .
    Một nền văn hoá không phải có thể được 'đẻ' một lần một là xong, mà nó phải được hình thành qua hàng ngàn năm. Chính chúng ta đang là những người hình thành nên văn hoá Việt, nhưng văn hóa muốn được công nhận là bản sắc thì phải lọt qua sự sàng lọc của thời gian. Áo dài, chữ Quốc ngữ mà bạn nói là còn non trẻ so với các nước khác là do trong suy nghĩ của bạn, 300 năm hay 1000 năm chưa đủ để khẳng định một bản sắc, nhưng bạn cứ nghĩ xem 1000 năm sau, con cháu của bạn sẽ nghĩ về nó như thế nào? Chẳng qua bạn đang so sánh 2 món đồ quý, một món là cổ và một món ít cổ hơn thế thôi. Thêm nữa, bạn hãy khách quan hơn trong khi nhìn nhận, bạn hãy nhìn Áo dài của VN ở góc độ quốc tế, ở góc độ người ta có mà mình không có. Tại sao người nước ngoài rất thích mặc áo dài mà người VN thì ít thích? Ngắn gọn, bạn cứ nhìn vợ mình như đang nhìn vợ người, tự khắc thấy đẹp (cái này hơi bậy, các bác tha thứ).
    Cái sai lớn nhất của bạn này là không nhìn nhận giá trị của sự thích nghi. Những cái của Tây của Âu mà bạn ca ngợi cũng phải qua nhiều lần thích nghi biến đổi mới ra được như vậy, và đương nhiên nó sẽ còn biến đổi. Giống như Áo dài của ta cũng đang biến đổi, nhưng không phải mọi biến đổi đều trở thành bản sắc, được biết đến và trân trọng. Bây giờ thì chỉ là đang đi thử nhiều con đường, là thăm dò mà thôi. Xin nhắc lại, bạn phủ định quá trình tự thích nghi chính là đang phủ định sự tồn tại của chính bạn.
    Đọc đến đây chắc bạn cho tôi là dân kinh tế chính trị, hoặc con nhà cách mạng. Không phải. Tôi học kinh tế, những cái này tôi cúng không đọc sách nhiều (thú thật không biết Trần Ngọc Thêm là ai), nhưng tôi cho rằng thuyết biện chứng, đề cao sự biến đổi là đúng. Nói cách khác, tôi tin là tôi từ khỉ mà thành chứ không phải là hậu duệ của Adam-Eva.
    Khi bạn của bạn hoi VN có gì, bạn trả lời là Áo dài thì có nghĩa là tự bạn cũng đã công nhận đó chính là 1 phần của bản sắc, mà bạn của bạn cũng biết đến Áo dài thì lại càng khẳng định điều đó không sai. Khi nghe thấy hoặc nhìn thấy Áo dài, người ta nghĩ đến VN, thế là đã đủ để gọi là bản sắc. Và không nên so sánh giữa bản sắc của ta với của người khác xem cái nào giá trị hơn, tại vì bản sắc là riêng là đặc trưng, không thể so sánh, không có cơ sở để so sánh (Ví dụ, bạn này không thể so sánh một cô gái dịu dàng thùy mị với một cô gái nghịch ngợm đẽ thương dược-vì đó là cá tính. Nếu có , nó chỉ có gía trị với riêng bạn mà thôi.
    Nói riêng với bạn: Tôi giận bạn đến nỗi run tay không đánh nhanh được
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn những ý kiến quí báu của bạn dungnhi (hihihi...tớ cứ tưởng ấy là người quen,hổng biết có phải không?).
    Không biết có phải nhận xét là chúng ta vốn không có bản sắc của tui khiến bạn dungnhi cho là tui không thừa nhận giá trị của sự thay đổi và giá trị của áo dài vv. Tui cũng xin thanh minh là tui chưa hề chê áo dài truyền thống của chúng ta vì nó là thứ sinh sau đẻ muộn (100 hay 300 năm). Đưa ra nhận xét "chúng ta vốn không có bản sắc" nghĩa là chúng ta vốn không có bản sắc vĩnh cửu bất biến,mà chúng ta luôn luôn thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh.
    Xuất phát từ những lời chỉ trích của các bậc tiền bối về sự thờ ơ với văn hoá truyền thống, truyền thống ở đây nói theo nghĩa mà quí vị ấy thường cho là truyền thống ngàn đời vĩnh cửu bất biến như áo dài,ca tài tử,chữ quốc ngữ; mà tôi đưa ra những nhận xét như trên để cho quí vị ấy thấy rằng:thật ra những cái mà quí vị ấy cho là truyền thống ngàn đời chỉ là những thứ sinh sau đẻ muộn,là sản phẩm của sự thích nghi. Chính nhờ sự thay đổi,tiếp thu cái mới mà chúng ta đã có những áo dài truyền thống,những điệu ca tài tử ngọt ngào vv...Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập văn hoá ngày nay (khẩu hiệu mà tui dựa vào đó để mở đầu cũng là từ cái cảm hứng này đây). Hãy thay đổi,thay đổi hay là chết (Trần Độ..hihihi).
    Nhận xét vui về bản sắc văn hoá VN:bản sắc của chúng ta là không biết giữ bản sắc của mình (một mệnh đề đầy mâu thuẩn).
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  6. dungnhi132

    dungnhi132 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Sau mấy chặp cãi nhau thì tui và cũng đã trở nên quen rồi đó (cái này chắc do quen hơi, hễ thấy bạn là tui muốn gây à)
    Hôm qua tức & vội quá nên nói sót một điều quan trọng:
    Bạn của bạn nếu có ai hỏi nữa thì tui nghĩ bạn nên gọi áo dài là áo dài, vì tui ngĩ gọi như vậy người ta cũng biết, mà nếu không biết thì bạn nói cho họ biết, bởi vì bạn, chính bạn và những người trẻ VN hiện đang sống ở nước ngoài như bạn là những thành phần tích cực nhất trong việc phổ biến văn hoá VN ra nước ngoài. Để mai mốt không còn phải nghe những câu nói đau lòng như "bản sắc của VN là không có bản sắc" nữa, đặc biệt là từ chính những người trẻ. Được không bạn?
    P/S: Sao bạn không gửi tin nhắn tả lời tôi?
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    hihihi..trước lạ sau quen mà bạn dungnhi (miễn là đừng bị ngược lại trước quen sau lạ là được ). Đọc tin nhắn của bạn dungnhi tưởng là người quen,hoá ra không phải....kakaka...Y là bạn nhiều năm của TL (dù là một chút về TL y cũng không biết), nhưng y chẳng bao giờ nói như cách nói của bạn dungnhi.
    Mà bạn dungnhi đừng nói những từ to tát như là thanh niên,nước ngoài,văn hoá,bản sắc như thế, nghe làm TL thấy nóng lạnh chết được. Và xin thanh minh với bạn dungnhi nhé. Nói về bản sắc văn hoá chúng ta thì cũng tuỳ theo nói với ai mà chúng ta có cách nói khác nhau. Ở đây chúng ta đều là người nhà,chẳng lẽ ngồi đó mà khen nhau,nghe thấy thẹn chết được. Nhưng với người ngoài đó là một chuyện khác..hihihi.
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  8. dungnhi132

    dungnhi132 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Hehe...bây giờ thì DN đã hiể ý bạn là gì, nhưng DN vẫn không phục. Chủ đề của bạn là "......" mà bạn bảo từ "bản sắc" nghe nóng lạnh thì DN chẳng biết tranh luận với bạn theo kiểu gì đây? DN nhận từ "thanh niên" có vẻ hơi xa xỉ thật (hihihì...) nhưng từ nước ngoài thì bình thường thôi, DN chẳng biết tìm cách nào khác để thay thế cả. Bạn sống ở nước ngoài thì DN nói nước ngoài, chứ nói nước...gì bây giờ? DN đâu có dùng từ "ngoại quốc" hay "hải ngoại" mà bạn cho là đao to búa lớn nhỉ?
  9. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thảo luận vớ nhau sâu sắc quá. làm tui cũng thấy mình bắt đầu nghĩ lại bản thân mình như thế nào cho xứng đáng với cuộc thảo luận thú vị này.
    Trước hết xin gửi đến tao_lao@ nhà ta 1 lời chào thán phục, vì bạn đã cho mọi người thấy những bất cập trong lịch sử nước ta. Nhưng đó cũng chỉ là bất cập thôi, chứ không thể xem đó là ấu trĩ dạng như: Mỗi vua Hùng trị vì gần 200 năm... Thật chất thì tui cũng không thích cái con số đó lắm. Nhưng nếu chúng ta nghĩ bằng cách nghĩ của người xưa thì sẽ ra ngay. Con số 18 ấy là 1 con số tượng trưng thôi, và ông cha ta đã tìm mọi cách để chứng minh với người Trung Hoa rằng: Chúng ta cũng có 1 nền tự chủ lâu dài, hơn 4000 năm đấy nhé, các ông tàu dù có đô hộ chúng tôi thì chúng tôi vẫn là con rồng cháu tiên à nghe.
    Vì sao là Con rồng cháu tiên? (tui không cần nhắc lại tên tuổi và sự tích nhé) Vì người Trung Hoa tự hào là con bà Nữ oa đội đá vá trời, là con của Trời Đất, thế nên ông cha ta ngày xưa mới đưa ra 1 nguồn gốc đẹp đẽ như thế. Chứ người Tàu cũng ngắc ngứ khi đuợc hỏi: Tổ tiên của các ông là bà Nữ Oa thật à?
    Nước nam từ ngàn xưa đã lắm chuyện hay. Bị đô hộ hơn ngàn năm của xứ Bắc, nhưng rồi cũng dành được độc lập từ 1 quốc gia hùng mạnh cái độclập của mình (các bạn nên nhớ rằng ta chỉ bằng 1 quận bé nhỏ của tàu thôi nhé). Bị chiếm đóng gần 100 năm do Fú lang Sa (Fáp ấy), nhưng vẫn tự tin đấu tranh và đã làm nên chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ, và rùi 30/4 cũng vậy. Pháp và Mỹ là 2 đế quốc sừng sỏ nhất, hơn cả Trung Quốc nhiều, nhưng tại sao lại thua cuộc nhục nhã như thế? Đó là vì chúng ta có 1 nền văn hóa ái quốc, có từ ngàn xưa, từ khi chúng ta còn là những bộ lạc bên dòng Sông Hồng, và rồi kết hợp thành Âu Lạc - Văn lang.
    Thế thôi. Tui cũng đồng ý với các bạn về Truyện Kiều. Chúng ta đừng nghĩ rằng cụ Nguyễn Du dựa vào 1 truyện khác của tàu (Kim Vân Kiều truyện) mà coi thường. Thể thơ Lục bát của riêng đất Việt, tinh hoa từ ngàn năm ấy đã biến truyện Kiều thành 1 trong những di sản văn hóa của nhân loại. Không biết bé Quick@ và các bạn có xem bản gốc KIm VânKiều truyện chưa? Tui xem rùi nè, truyện đó đọc bằng văn xuôi nên chán lắm. và chưa nói đến 1 đoạn kết mà theo những nhà phê bình văn học Trugn Quốc cho biết: Đó là cái kết tầm thường, khi cho thấy Kim Trọng và Kiều (Trung Quốc) lạ còn "yêu" nhau ghê gớm.
    Còn tao_lao@ ui, TL có thể vào web sau đây để tìm hiểu thêm nhé:
    www.vietnamtourism.com
    www.vnn.vn (trang văn hoá)
    hoặc www.viethoc.com
    Ngoan 3 năm, Quậy 1 giờ
  10. pajero

    pajero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Ồ ,cái này mới nghe à nghen. Tôi nhớ hồi xa xưa có đọc được 1 chuyện về nguồn gốc chùa Một Cột thế này : 1 vị vua triều Lý ( thời hưng thịnh nhất của đạo Phật ) 1 đêm nằm mơ thấy đức Phật đến giảng Phật pháp cho mình,ổng ngồi trên 1 đóa hoa sen.Thế là sáng hôm sau nhà vua cho xây 1 cái chùa 1 cột hàm ý tượng trưng cho đóa hoa sen trên 1 ngó sen.Đó là lý do tại sao chùa chỉ có 1 cột chứ hổng phải cha ông ta nghèo đến nỗi không tiền xây cho đủ 4 cột với người ta.Tao-lao có thể search cái vụ này trên web mà .
    Tôi xét bản sắc ở khía cạnh văn hóa. Trong khía cạnh văn hóa,tôi quan tâm đến kiến trúc Việt Nam cho đúng ý với Tao_lao đã dẫn chứng. Trước nhất ,quan niệm của người VN là sống hòa hợp với thiên nhiên ,nghĩa là không có cái vụ đàn áp thiên nhiên ,chế ngự thiên nhiên,bắt thiên nhiên tuân theo con người.Vì thế tất cả các công trình đều dựa vào thiên nhiên mà xây dựng nên. Tiêu biểu như Cổ Loa thành dựa trên việc nối liền các gò đồi cao lại chứ không xây 1 cái thành đất đứng trơ trọi giữa đồng bằng. Hay như thành Hà Nội,thành Huế cũng dựa vào việc nối liền các con sông rạch lại tạo thành hào bao quanh bảo vệ. Nếu nhìn sang Tử Cấm Thành hay các thành khác của Trung Quốc thì thấy ,đột nhiên giữa đồng bằng hiện ra 1 toà thành sững sững nguy nga với hào sâu bao bọc;tất cả được làm bởi sức người phu phen trong suốt mấy năm thậm chí cả chục năm trời. Hay các lâu đài cổ đại của phương Tây sừng sững trên các nóc các ngọn núi cao chót vót.Qua đó cũng thể hiện 1 phần tư tưởng lấy dân làm gốc,không muốn phung phí sức dân của cha ông ta. Khoan nói về chuyện hiệu quả phòng thủ đã.
    Vì hòa hợp với thiên nhiên nên các công trình kiến trúc của VN đều mang vóc dáng nhỏ bé,nằm lẩn khuất hài hòa với khung cảnh chứ không to lớn, bề thế ,đồ sộ như ở TQ hay Tây Phương.Vì quê ngoại tôi ở Huế ,nên mấy cái vụ kiến trúc cung đình Huế thì tôi cũng có biết sơ qua.Tao_lao nói cung đình Huế nhỏ bé như cái chòi vịt thì thực ra hơi quá lời. Đâu phải cha ông ta không đủ kiến thức hay nghèo đến mức không xây dựng được những kỳ quan thế giới mà cái chính là xuất phát từ tâm lý,từ tư tưởng triết học. Cái gì cũng vừa phải,dĩ hòa vi quý là câu cửa miệng của người Việt mình.Nếu ta ngạo mạn xây 1 cái Tử Cấm Thành to tướng như bên TQ thì vẫn được thôi,nhưng ắt sẽ là cái gai trong mắt người khổng lồ phương Bắc. Đến như đặt cái tên nước mà ta cũng phải dè chừng ,như Đại Cồ Việt (nghĩa là nước Việt nhỏ nhỏ),sau này thắng mấy trận to to mới dám lộng ngôn đặt tên thành Đại Việt (nước Việt lớn).Hay Lê Lợi rồi các vị anh hùng dân tộc khác,sau khi đánh đuổi quân xâm lược xong thì phải viết thư xin lỗi kẻ xâm lược và tiếp tục thực hiện việc triều cống ( có cắt bớt 1 số thứ) để xoa dịu người khổng lồ.
    Nếu xét về kiến trúc hộ gia đình,ta sẽ thấy xuất hiện khái niệm nhà vườn ở VN. Nhà chen lẫn với vườn,tức là con người sống hòa mình với thiên nhiên. Xét ở Trung Quốc,nhà là nhà,vườn là vườn,không có chuyện lẫn lộn.Quanh nhà luôn có tường đất bao bọc,trong khi ở VN đơn thuần chỉ là 1 hàng dậu bằng cây xanh thưa thớt ,thể hiện lối sống hòa mình vào với cộng đồng chung quanh chứ không khép kín.Chỉ cần vạch cây bước qua là gặp mặt chứ không phải vòng vèo qua các ngõ rồi đập cửa kêu ơi ới như ở TQ.Như câu bán bà con xa mua láng giềng gần ấy.
    Tôi còn muốn đi sâu hơn nữa về bản sắc văn hóa thể hiện trong các quan hệ xã hội,trong kết cấu bộ máy hành chính,trong tư tưởng binh pháp,trong các tác phẩm văn chương,trong quan hệ đối ngoại,trong xây dựng kinh tế...... tuy nhìn qua có vẻ sao y bản chính từ Trung Quốc,nhưng thật ra lại có nét khác biệt rất lớn,tạo nên cái gọi là dòng máu Lạc Hồng. Nhưng vì lúc này tôi đang bận làm 1 số công việc nên không có nhiều thời gian vào Net,hẹn chừng 2 tháng nữa sẽ quay lại bàn tiếp.

    Chia tay mùa phượng cuối
    Tiếng ve buồn hơn xưa...

    Được pajero sửa chữa / chuyển vào 16:19 ngày 27/06/2003

Chia sẻ trang này