1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn sẽ nghĩ gì ??? Và muốn nghe người ta nói gì ????

Chủ đề trong 'Giáo dục Giới tính' bởi embuon2811, 16/05/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. embuon2811

    embuon2811 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.946
    Đã được thích:
    1
    Bạn sẽ nghĩ gì ??? Và muốn nghe người ta nói gì ????

    Xin lỗi Mod vì em ko vào được box khác để post.
    TUổI TRẻ CUốI TUầN
    Thứ Năm, 15/11/2007, 22:15 (GMT+7)
    Người phụ nữ can đảm


    TTCT - Somaly Mam, khoảng 36 tuổi, đã bị bán làm nô lệ ******** từ lúc 14 tuổi. Hiện chị dành cả thời gian để giúp đỡ hàng ngàn trẻ em Campuchia chịu số phận nghiệt ngã ngay tại quê hương. Có những em mới chỉ 5-6 tuổi đã bị bán làm nô lệ ********!
    Cuốn The road of lost innocence (Con đường đánh mất sự thơ ngây), do chị viết, vừa được xuất bản đầu tháng 10-2007 tại New Zealand.
    Somaly nghĩa là ?ovòng hoa đeo cổ bị mất trong rừng nguyên sinh?. Tên này do một ?ongười chú? đặt cho chị, vì chị không biết cha mẹ mình là ai và không biết tên thật, tuổi thật của mình. Dù nguy hiểm thường trực, chị vẫn hành động để bảo vệ và giúp đỡ hàng ngàn trẻ em nô lệ ******** tại Campuchia.
    Công nghệ mại dâm trẻ em ở Campuchia hoạt động đủ kiểu, làm băng hoại cả cảnh sát và công lý. Đa số các em gái bị bán làm nô lệ ******** bởi chính gia đình các em, thường là để lấy tiền trả nợ. Một khi đã bị bán vào nhà thổ, các em không được trở về nhà, bị canh giữ rất chặt, sống cực khổ như địa ngục.
    Trong những căn phòng chật chội, nhơ nhớp, ngột ngạt, các em gái phải ******* với giá vài xu mỗi lần đi khách. Giá cả còn tùy vào tuổi tác và ngoại hình, càng trẻ giá càng cao, nếu còn trinh thì giá cao hơn. Somaly nói: ?oCác chủ chứa may ********** cho các em để bán với giá cao như còn trinh. Họ cho người mổ sống, các em rất đau đớn. Trong số đó, có em chỉ mới 5 tuổi?.
    Somaly nói: ?oChúng tôi chống lại những người vô lương tâm. Tôi nghĩ nếu chúng ta nói với họ thì có thể giúp họ hiểu những gì họ đang làm là sai trái?
    Các em bị đánh đập, bỏ đói, đem bán cho các chủ chứa khác, nếu không còn xài được nữa thì có thể các em bị giết. Nhiều chủ chứa ép các em sử dụng và nghiện ma túy để dễ sai khiến. Khoảng 1/3 gái mại dâm Campuchia bị HIV dương tính, càng trẻ càng dễ nhiễm. Có một số khách ảnh hưởng phim ảnh thống dâm và ác dâm đang hoành hành ở Đông Nam Á, họ không chỉ muốn ******** với các cô gái mà còn muốn hành hạ các em đó. Có những em bị đánh đập, bị cắn và bị rạch bằng dao đầy mình.
    Somaly nói: ?oTại sao có tình trạng này? Người ta vẫn bảo tôi sang nước họ để thuyết trình, họ cho tôi ở khách sạn năm sao. Người ta khóc khi nghe tôi kể chuyện. Họ trao huy chương cho tôi. Nhưng rồi chẳng có gì xảy ra. Tôi muốn người ta hành động!?.
    Somaly sinh ra ở một làng xa trên cao nguyên bắc Campuchia, bị cha mẹ bỏ rơi từ nhỏ, được bà ngoại nuôi dưỡng. Khi ngoại cô chết, một người đàn ông tự xưng là ông của chị đến đưa chị đi. Khi đó Somaly mới 14 tuổi. Ông ta nói đã tìm chồng cho chị. Chú rể là một người lính ngoài 20 tuổi, bản tính hung bạo. Kết hôn được một năm, anh ta bán Somaly cho một nhà chứa ở Phnom Penh.
    Chủ chứa là hai phụ nữ. Người khách đầu tiên của Somaly là một cảnh sát. Có đêm 2-3 lượt, có đêm nhiều hơn. Thu nhập ít nên chủ chứa lại lôi Somaly ra đánh đập và bỏ đói. Phải mất hai năm Somaly mới thoát khỏi chốn địa ngục đó.
    Một người đàn ông Thụy Sĩ tên là Dietrich thấy mến Somaly nên muốn cứu. Ông trả tiền cho chủ chứa để đưa chị về một tổ chức phòng chống AIDS của châu Âu có văn phòng ở Phnom Penh. Rồi ông trở về Thụy Sĩ.
    Năm 1991, khi Somaly khoảng 20 tuổi, chị gặp một người Pháp tên Pierre Legros, họ cùng mở quán trên bờ sông Phnom Penh, Somaly làm người phục vụ. Chị được lĩnh lương tháng đầu. Chị nói: ?oĐó là những đồng tiền trong sạch đầu tiên mà tôi kiếm được?. Pierre đã cưới Somaly làm vợ. Chị nói: ?oTôi làm việc suốt ngày mà đêm vẫn mất ngủ. Ý nghĩ luôn hướng về những cô gái bị cưỡng hiếp và bị đánh đập dã man. Tôi thấy mình có thể giúp họ vì tôi biết rõ thế giới đó và biết cách liên lạc với họ?.
    Tổ chức của Somaly là AFESIP (Acting For Women In Distressing Circumstance). Somaly nhờ các tổ chức của phương Tây ở Campuchia hỗ trợ, nhưng các văn phòng của EU ở Phnom Penh trả lời: ?oKhông có mại dâm ở Campuchia?. Chị nói: ?oHọ không biết những gì đang xảy ra ở đất nước chúng tôi?.
    Nhưng tổ chức từ thiện Save the children của Anh đã lắng nghe, họ cấp cho chị một căn nhà và một khu đất ở tây bắc Phnom Penh. Chị và Pierre làm việc ngày đêm để cứu các em gái bị nô lệ ********. Cuối năm đầu tiên, có 20 em sống ở đây. Ngày nay có năm nhà với 200 em. Ước tính ở Campuchia có khoảng 40.000 nô lệ ******** đem lại lợi nhuận gần 1 tỉ USD mỗi năm cho các chủ chứa.
    Somaly kể có một bé gái 8 tuổi bị bắt cóc ngoài đường và bị một nhóm thanh niên say rượu thay nhau hãm hiếp. Được đưa đến chỗ của Somaly, chị cho em đi điều trị và tìm lại cha mẹ cho em. Nhưng cha mẹ không muốn đón em về. Thật bất hạnh! Bọn côn đồ bị xét xử nhưng tòa án đã bị mua chuộc nên chúng được trắng án vì tòa án cho rằng 8 tuổi còn quá trẻ để hồi phục vết thương! Somaly nói: ?oTham nhũng xảy ra khắp Campuchia, cảnh sát cũng xấu như bọn ma cô. Đôi khi chính cảnh sát bảo kê cho nhà chứa. Tôi không biết nói sao nữa!?.
    Chị thường xuyên bị hăm dọa, bị khinh bỉ và lạm dụng. Hai năm trước, đứa con gái lớn của chị là Ning, 15 tuổi, bị bắt cóc, bị chích ma túy và bị hãm hiếp. Chúng đưa Ning đến biên giới bắc Thái Lan để bán. May mà Somaly đã cứu được con gái.
    TRẦM THIÊN THU (theo Women''s Weekly
  2. embuon2811

    embuon2811 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.946
    Đã được thích:
    1
    TUổI TRẻ CUốI TUầN
    Thứ Bảy, 15/03/2008, 15:35 (GMT+7)
    Văn học nước ngoài
    Hi vọng mang tên Somaly Mam

    TT - ?oTôi viết cuốn sách này bởi vì biết rằng sẽ có một ngày mình bị sát hại và tôi không muốn ra đi trong âm thầm lặng lẽ?. Và như thế, tác giả cuốn sách Con đường đánh mất sự trinh trắng - Somaly Mam - đã viết lại cuộc đời đầy thăng trầm của mình. Nếu một người nào đó còn có thể kể lại những bi kịch của đời mình thì với họ, niềm hi vọng vẫn còn.
    Ngày nay, đối với hàng ngàn phụ nữ và trẻ em Campuchia, niềm hi vọng đó mang tên ?oSomaly Mam?. Chính cái tên này đã giải thoát họ khỏi những nỗi kinh hoàng mà họ phải trải qua trong các nhà thổ ở Campuchia.
    Được xuất bản lần đầu tiên vào mùa thu năm 2006 bằng tiếng Pháp và hiện đã được dịch sang 15 thứ tiếng (Đức, Nga, Tây Ban Nha, Anh...), cuốn sách là lời tự sự về số phận của các bé gái và phụ nữ ở những nước nghèo. Cũng giống như Somaly, vào năm 1986, phần lớn những bé gái và phụ nữ này bị đem bán cho các nhà thổ ở những thủ đô hay trung tâm du lịch. Nạn mua bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ ******** chỉ xếp thứ hai trên thế giới sau buôn bán vũ khí.
    Trên thế giới ước tính có khoảng 2 triệu nạn nhân của ?ocông nghiệp ********? là trẻ vị thành niên và hằng năm ngành kinh doanh này thu về 40.000 triệu đôla. Somaly kể lại câu chuyện của chính cuộc đời mình với những sự kiện mà cô có thể nhớ và có đủ can đảm để thuật lại. Những gì xảy ra với bản thân làm cô cảm thấy xấu hổ và không hề dễ dàng để có thể nói trước công chúng.
    Nhưng cô đã thay đổi suy nghĩ và hành động nhằm thu hút sự quan tâm của các chính trị gia cùng các quan chức trong việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em tại đất nước mình. Bối cảnh đất nước mà Somaly trải qua là một Campuchia nghèo khổ với cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm, một xã hội suy đồi đạo đức nghiêm trọng ở những năm tháng của thập niên 1970-1980. Somaly viết về những năm tháng ấy cứ như thể đó là một quá khứ xa xăm. Nhưng thật ra cô còn khá trẻ, 36 tuổi, và đã chịu những tổn thương to lớn về tinh thần lẫn thể xác.
    Sinh ra tại tỉnh Mondulkiri, Campuchia, Somaly Mam bị bán làm nô lệ ngay từ nhỏ. Chính người đàn ông mà cô gọi bằng ?oông? đã bán cô nhiều lần. 16 tuổi, cô bị đẩy vào một nhà thổ cùng những cô gái trẻ khác, bị tra tấn, hành hạ dã man. Một đêm nọ nhìn thấy cảnh người bạn thân của mình bị một chủ chứa sát hại, ngay lúc ấy Somaly nhận ra bản thân mình cũng đang gặp nguy hiểm.
    Sau bốn năm như sống trong địa ngục, đầu thập niên 1990, cô bắt đầu một cuộc sống mới, có cơ hội cùng người chồng lúc ấy là Pierre Legros rời bỏ Campuchia để đến với nước Pháp hoa lệ, nhưng cô đã quyết định ở lại Phnom Penh, ở lại đất nước của mình để chiến đấu với nạn mại dâm và nô lệ ********: ?oTôi luôn có một khao khát sống mãnh liệt để có thể giải cứu những người phụ nữ khác?.

    Somaly Mam trước con đường vào Kampong Cham
    Quá khứ của chính mình đã giúp cô đồng cảm với số phận những bé gái và phụ nữ trong đường dây buôn người. Từng bị đánh đập, cưỡng đoạt và hành hạ, nhưng bằng nghị lực và sự kiên cường, cô đã trở thành người phát ngôn cho phụ nữ và trẻ em bị hành hạ tại các nhà thổ ở Campuchia.
    Năm 1997, cô cùng chồng thành lập tổ chức phi chính phủ mang tên AFESIP* (Hành động vì phụ nữ có hoàn cảnh cơ nhỡ) tại Campuchia. Sau đó, tổ chức này được triển khai ở Thái Lan, Việt Nam và Lào.
    Mục tiêu chính của tổ chức là chống lại nạn mua bán trẻ em và phụ nữ làm nô lệ ********, đặc biệt là đối tượng trẻ em và trẻ vị thành niên, nhằm cứu giúp các nạn nhân đó. Từ năm 1997, hơn 800 trẻ em và thiếu nữ đã được AFESIP giải cứu từ các nhà thổ.
    Mặc dù bản thân và gia đình nhiều lần bị đe dọa nhưng Somaly Mam vẫn muốn giúp đỡ hàng ngàn bé gái và thiếu nữ bị cưỡng ép *******.
    Năm 1998, cô nhận được giải thưởng danh giá Prince of Asturias vì những cống hiến của mình và được diện kiến nữ hoàng Sofia của Tây Ban Nha.
    Năm 2006, cô vinh dự là một trong tám người rước lá cờ Olympic tại Thế vận hội mùa đông 2006 tổ chức ở thành phố Torino, Ý.
    Tháng 10-2006, khi phát biểu tại quảng trường Carnegie, New York, cô được bình chọn là ?oNgười phụ nữ của năm? trên tạp chí Glamour.
    Tháng 6-2007, cô gây Quĩ tài trợ Somaly đặt trụ sở tại Mỹ và chính thức hoạt động từ tháng 9-2007.
    Hiện nay, Somaly vẫn tiếp tục công việc của mình với mong muốn giúp đỡ được càng nhiều nạn nhân càng tốt. Được sự hỗ trợ của nhiều người và các tổ chức nhân đạo trên thế giới, cô hi vọng có thể thực hiện những điều tương tự cô đã làm ở những nước khác.
    (*AFESIP: Agir pour les femmes en situation précaire)
    TRUNG NGUYỄN, HẢI YẾN

  3. embuon2811

    embuon2811 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    1.946
    Đã được thích:
    1
    Đánh mất sự trinh trắng
    (Trích trong The road of lost innocence)
    ?oTôi viết cuốn sách này bởi vì biết rằng sẽ có một ngày mình bị sát hại và tôi không muốn ra đi trong âm thầm lặng lẽ?.
    Và như thế, tác giả cuốn sách Con đường đánh mất sự trinh trắng - Somaly Mam - đã viết lại cuộc đời đầy thăng trầm của mình. Nếu một người nào đó còn có thể kể lại những bi kịch của đời mình thì với họ, niềm hi vọng vẫn còn. Xin mời bạn đọc theo dõi một số trích đoạn của quyển sách Con đường đánh mất sự trinh trắng.
    >> Người phụ nữ can đảm
    >> Hi vọng mang tên Somaly Mam

    Bé gái trong một nhà thổ ở Phnom Penh. Không còn một thông tin nào về số phận của cô bé này sau khi bức ảnh này được chụp
    TT - ...Ngực của tôi đang phát triển và ông (*) bắt đầu sờ soạng. Ban đêm ông ta nặng nề lăn qua chiếu ngủ và tôi có cảm giác bàn tay của ông đặt lên người tôi. Khi ông ta làm điều đó, tôi vùng bỏ chạy.
    Tôi chạy rất nhanh, thậm chí đến tận bây giờ người dân trong làng vẫn nhớ tôi đã chạy nhanh thế nào. Trong đêm tối, tôi chạy ra bờ sông và ngủ ở đó, nơi neo đậu những chiếc thuyền đánh cá. Mặt trăng phản chiếu qua làn nước đã xoa dịu tôi, và tôi nằm cuộn tròn dưới gốc cây hoặc bò vào trong thuyền của cha nuôi rồi ngủ trên những lưới đánh cá.
    Tôi vẫn tiếp tục công việc gánh nước thuê của mình và đưa tiền cho ông ta, nhưng tôi cố rời khỏi nhà càng sớm càng tốt và cả ngày lân la ngoài trường học hoặc ở nhà cha nuôi.
    Buổi chiều nọ, ông bảo tôi đi mua dầu thắp ở chỗ gã lái buôn người Hoa, chúng tôi hay mua hàng hóa của ông ta. Một lời sai bảo xem ra rất chính đáng - thời đó chưa có điện, vì thế chúng tôi dùng đèn dầu thắp sáng. Tôi cũng thường mua vài thứ ở đấy - ông ta bán gạo và cho vay tiền với lãi suất cắt cổ, người dân trong làng rất kiêng nể vợ chồng ông ta. Thỉnh thoảng họ cho tôi vài cái bánh hoặc kẹo.
    Nhưng ngày hôm đó người vợ đi vắng. Gã lái buôn kêu tôi đi theo vào buồng kho, lấy cho tôi một cái bánh. Nhưng ông ta đã đẩy tôi ngã vào đống gạo và đè tôi xuống. Ông ta đánh tôi rất mạnh và cưỡng hiếp tôi. Tôi không biết gã đã làm gì nhưng có cảm giác như chém một nhát ở vùng giữa hai chân tôi.
    Sau đó gã đe dọa: ?oNếu mày kể cho ai nghe chuyện này, tao sẽ cắt họng mày. Ông của mày nợ tao rất nhiều tiền. Nếu mày mách với ổng, ổng sẽ đánh mày. Vậy thì hãy ngậm miệng lại?. Nói xong gã ném cho tôi vài thanh kẹo.
    Tôi từ chối không lấy và bỏ chạy. Tôi đang chảy máu. Một mặc cảm tội lỗi dâng lên trong tôi. Tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra, nhưng tôi muốn ra bờ sông. Tôi tâm sự cùng cây, nói về sự đau đớn cùng sự kinh tởm những tên ác độc kia, đặc biệt là gã người Hoa đã làm nhục và làm tôi đau.
    Đêm đó, tôi đã cố trầm mình xuống dòng Mekong, ở đoạn bờ sông dốc đứng. Tôi đã chìm hẳn. Nhưng tôi không thể không bơi trồi lên, dường như bản thân tôi không cho phép mình chết. Tôi rửa ráy và đi xuôi theo bờ sông đầy bùn.
    Khi tôi quay trở về chỗ của ông, ông đánh tôi, nói đó là hình phạt vì tôi về trễ. Ông ta thậm chí không thèm hỏi dầu mua bỏ đâu. Nhưng tôi nhận ra rằng hình như ông biết việc gì đã xảy ra và sai tôi đến chỗ gã lái buôn vào đêm đó là có mục đích.
    ...
    (*) Khi 9 hay 10 tuổi, Somaly sống cùng người này và gọi bằng ông.
    ***
    Lên thành phố đồng nghĩa với đặt chân đến thủ đô Campuchia. Vào thời đó, Phnom Penh không phồn hoa và xô bồ như bây giờ. Hầu như không có điện. Trên đường phố có ít ăn xin hơn. Những tòa nhà hoang tàn và đổ nát với cửa sổ vỡ toang, đường sá lởm chởm đầy đá, bùn đất và rác rưởi. Đã 10 năm kể từ khi quân Khơme Đỏ càn quét qua các thành phố và đẩy tất cả người dân đến công trường làm việc nhưng đường sá và cơ sở hạ tầng vẫn chưa được sửa chữa.
    Đất nước vẫn ở chế độ cộng sản nhưng đã xuất hiện những hộp đêm, quán bar đông nghẹt người. Tôi đã rất lúng túng trước tất cả mớ âm thanh, đường sá và nhà cửa này. Tôi chưa từng đến nơi nào giàu có và nhộn nhịp như thế.
    Những khu chợ sầm uất và náo nhiệt buôn bán mọi thứ từ nồi niêu đến phụ tùng xe hơi, trưng bày nhiều loại thực phẩm, có những thứ rau quả thậm chí tôi không biết được tên gọi và dường như người ta đánh bắt cả một đại dương cá lên. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được có nhiều xe gắn máy lưu thông đến thế, những chiếc xe xuất xứ từ Nga, đen bóng và mới cáu.
    Ở đây, thậm chí các cô gái còn chạy xe đạp nữa. Tôi nghĩ rằng những người ở đây như đang sống trên thiên đường. Nhưng tôi không hề cho rằng ông dẫn tôi lên thành phố với mục đích tốt. Tôi biết rằng ở người đàn ông này chẳng có gì tốt đẹp cả.
    Buổi chiều đầu tiên chúng tôi đến thành phố thì trời đã chập choạng tối. Dì Nop sống trong một căn hộ nhỏ, bẩn thỉu ở khu phố tồi tàn gần chợ trung tâm. Chúng tôi leo lên cầu thang tối tăm, căn hộ ở lầu hai và trong khu nhà chẳng có điện đóm gì cả. Hé mở cánh cửa, dì dò xét nhìn tôi.
    Theo như tôi phỏng đoán dì Nop khoảng 35 tuổi. Dì là người dân tộc Chăm theo đạo Hồi giống như ông, nhưng mặc đồ Tây Dương và có mái tóc uốn gợn. Dì có khuôn mặt béo phì với lớp trang điểm rất dày, trét đầy mỹ phẩm, cặp lông mày trước trán được vẽ chếch lên cao. Tôi thầm nghĩ trông dì thật gớm ghiếc, giống như một con quỉ hay là một loài ma quái nào đấy. Khuôn mặt dì chẳng có chút biểu cảm, tôi chưa bao giờ nhìn thấy dì cười.
    Tôi được bảo đi rửa tay chân trong khi ông và dì nói chuyện. Tôi bước vào phòng vệ sinh nhơ nhuốc. Thời đó, những chốn thế này rất bẩn thỉu và trong màn đêm trông nó lại càng nhỏ hẹp đến nỗi tưởng chừng đó là chiếc quan tài dành cho mình. Và tôi phải thường xuyên tắm gội tại nơi đó, trong cái chỗ bé tí tẹo đó.
    Đêm đầu tiên, ông và dì Nop quan sát tôi và bàn luận thêm một số điều gì đó. Họ đưa tôi vào một phòng ngủ, ở cùng một cô gái khác lớn hơn tôi một chút, có lẽ 17 hay 18 tuổi gì đấy. Cô ấy có đôi mắt hình trái hạnh đào, giống người Hoa nhưng làn da lại đen. Chúng tôi chẳng nói gì với nhau.
    Sau đó, ông bỏ đi. Tôi thấy dì Nop đưa tiền cho ông ta trước khi đi. Ông ấy dặn tôi: ?oHãy làm theo lời dì Nop. Ta sẽ quay lại sau?.
    Dì Nop sinh sống cùng một người phụ nữ khác trạc tuổi mình và đứa con gái của người phụ nữ đó. Đó chính là cô gái ở cùng tôi, tên là Mom. Sau khi ông bỏ đi, mẹ của Mom bắt tôi ngồi xuống để Mom trang điểm, đưa cho tôi một cái áo đầm, đôi giày và bảo tôi cùng họ ra ngoài.
    Khi chúng tôi rời khỏi căn hộ thì trời đã tối và trên đường đi tôi vấp phải rác. Họ dẫn tôi đi vào một hành lang dài, dơ dáy và tối đen như mực, lọt thỏm giữa những cửa hàng mặt tiền. Hành lang ấy dẫn ra sau một khoảnh sân tối tăm và các ngõ hẻm chằng chịt khác. Chúng tôi đi qua một khung cửa và leo lên các dãy cầu thang. Những cầu thang này chẳng có lấy thành cầu, tôi nghĩ có lẽ ai đó đã ăn cắp chúng.
    Trên tầng một là một căn phòng nhưng chẳng có tường hay sàn nhà để tách biệt căn phòng với phần cầu thang. Nó chỉ là một sàn bêtông trơ trọi và khi tiến lại gần sẽ thấy giường và bếp nấu đen xỉn. Nhiều chiếc giường là những tấm đệm bện cỏ mục nát. Chốn này thật bẩn thỉu!
    Tôi viết về nơi này vì tôi muốn không bao giờ phải nhắc lại nó nữa. Tôi muốn không bao giờ phải nhớ về chốn đó nữa. Nó làm tôi nôn mửa.
    Người phụ nữ quản lý nơi này là dì Peuve. Đó là một người phụ nữ thấp bé, khá đẫy đà - so với thời đó thì như thế được xem là đẫy đà, có một nốt ruồi ở môi dưới và tóc búi lại.
    Tôi đưa mắt nhìn một người đàn ông mới đến, ông ta nói chuyện với dì Peuve. Dì ra hiệu cho Mom, và trước khi bỏ đi, Mom nói với tôi: ?oMày nên biết đây là đâu. Đây là nhà thổ. Hãy vâng lời họ nếu không mày sẽ bị đánh?. Sau khi cô ấy đi, một người đàn ông khác đến và dì Peuve nói với ông ấy: ?oCon bé là hàng mới đấy, mới toanh ở dưới quê lên?.
    Gần bức tường trong góc phòng có một cái giường được quây lại bằng vải xàrông. Ông ta bước vào trong đó. Dì Peuve lôi tôi vào trong đấy và khi tôi nói: ?oKhông?, dì đánh vào đầu tôi và bảo: ?oKhông nhưng nhị gì hết, mày phải làm?.
    Gã Li, chồng của dì Peuve, lúc đấy không có ở đó nhưng còn bọn canh gác.
    Tôi bước vào, lòng đầy sợ hãi tưởng chừng như mình bị nhốt chung với một con thú hung tợn đang đói nghiến. Gã ta cao lớn, mặc một chiếc áo sơmi, tầm 30 tuổi, có thể gã ta là cảnh sát hoặc là nhân viên văn phòng. Gã ta ra lệnh: ?oCởi đồ ra, đừng kháng cự. Tao không muốn làm mày đau?.
    (còn tiếp)
  4. 0983050580

    0983050580 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/01/2008
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    Cái này nên khênh sang box Thảo luận thì đúng hơn
  5. Truongdon

    Truongdon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    2.773
    Đã được thích:
    0
    Khoá topic với lý do: Không phù hợp
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này