1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn sẽ nói điều gì về Krishnamurti?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi chiaki_co_len06, 04/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    ?oOsho kính yêu, dù con không có cơ duyên để đến nghe buổi pháp thoại của J. Krishnamurti gần đây ở Bombay, con nghe kể là ông đã chống đối sự thu nhận hành giả. Thái độ này của ông có vẻ là một phương tiện truyền bá để giúp đỡ việc làm cho cả ngài và ông . Ý của J. Krishnamurti thật sự không phải như vậy. Xin ngài bình phẩm!?

    Anand Jagdish, J. Krishnamurti là một con người đắc ngộ?Bạn không cần phải chống đỡ giùm cho ông. Ý ông ra sao thì ông giảng như vậy. Ông chống đối thu nhận sa môn. Đây là nhãn giới của ông hướng về cuộc đời, một phương pháp rất hạn hẹp, tất nhiên rồi. Ông ôm ấp nhãn giới của một con đường hầm. Dĩ nhiên, bất cứ những gì ông giảng đều đúng, dựa theo nhãn giới của ông, nhưng viễn tượng của ông vô cùng hạn hẹp. Vâng, có những người sẽ được giúp đỡ qua viễn ảnh của ông, nhưng số người đó rất hiếm hoi. Thực tế, người cho viễn ảnh của ông là đúng, có lẽ họ sẽ không cần sự giúp đỡ của ông nữa, bởi nếu có người cần sự giúp đỡ của một minh sư thì đó là những người thành tâm muốn trở thành sa môn hoặc hành giả. Cần sự gia trì của minh sư là căn bản chủ yếu của đệ tử. Lão Tử đúng. Tilopa đúng, Thánh sư Atisa, và những bậc giải thoát khác đều đúng. Tôi cũng có thể cho J. Krishnamurti là nói đúng.
    J. Krishnamurti kịch liệt chống đối mọi lời diễn đạt về minh sư và đệ tử. Ông đã hành động như vậy trong năm mươi năm. Ông là một minh sư, người thường lại cho rằng mình không phải là minh sư. Số người theo ông, lắng nghe pháp thoại của ông tuy là đệ tử của ông, nhưng họ không bao giờ tư duy họ là đệ tử của ông. Dù bạn có tư duy gì đi nữa cũng không quan trọng. Quan trọng là bạn biết bạn là ai. Ông là minh sư và ông phải có đệ tử. Ông phủ nhận rằng ông không bao giờ thu nhận đệ tử, đó là một trong những phương tiện truyền bá của ông. Trong thế giới tự ngã, chúng sinh rất khó lòng quy phục bất kỳ một ai. Họ khó buông bỏ bản ngã của họ. Đối với con người đầy lòng vị kỷ, người không thể xả bỏ tự ngã của họ, ông đã mở cho họ một cánh cửa. Ông dạy, ?oCác vị có thể giữ lại bản ngã của các vị. Các vị không cần phải là đệ tử của tôi. Các vị không cần phải trở thành sa môn.? Người có bản ngã vị kỷ sẽ cảm giác thật thoải mái khi nghe vậy, bởi họ không cần phải bái lậy ai làm minh sư khi họ muốn học Đạo Giải thoát. Có điều, nếu họ vẫn tiếp tục lắng nghe pháp thoại của ông, từ tận đáy lòng, sự bái lậy minh sư này xảy ra. Tâm quy phục sẽ hoán chuyển trong họ.
    J. Krishnamurti không xác định ông là minh sư, nhưng bất kỳ vấn đề gì mà một minh sư đòi hỏi, ông đòi hỏi thính giả của ông. Minh sư thường dạy, ?oHãy lắng nghe mà không tư duy. Hãy lắng nghe thật trọn vẹn, đừng để vọng xen vào.? Đó là điều mà ông yêu cầu đệ tử (mà không đệ tử) của ông, người ông không xem là đệ tử. Đây là một sự diễn dịch cầu kỳ. Ông có thể nói phương tiện thu nhận sa môn là một vấn đề sai lầm?Ông phải đề cập vấn đề đó. Mỗi khi ông về Ấn độ, không sớm thì muộn, đó là nơi chốn ông sẽ trở về. Mỗi lần ông giảng pháp cho đại chúng, ông sẽ thấy có những sa môn của tôi đến nghe pháp thoại của ông. Điều đó làm ông rất khó chịu. Chắc chắn là ông rất khó chịu bởi ông thường chống đối sự thu nhận sa môn. Các sa môn của tôi đã cười và thích thú với vấn đề đó. J. Krishnamurti đã hỏi họ, ?oTại sao các vị tìm đến tôi? Nếu các vị đã có minh sư rồi thì tôi nghĩ rằng quý vị không cần phải đến đây nữa. ?o Với một số sa môn của tôi, ông đã có cuộc phỏng vấn riêng, ?oNếu các vị đã có minh sư rồi, các vị không cần phải đến đây làm chi nữa.? Sa môn của tôi đáp, ?oNhưng minh sư của tôi dạy rằng chúng tôi có thể đến học đạo bất kỳ nơi nào. Nếu các vị có thể tìm thấy nơi nào các vị có thể học hỏi thì hãy đến đó. Đây là lời dạy minh sư của tôi và chúng ta đến đây không phải là để theo ngài.? Tự nhiên rằng, ông khó chịu, nhưng bạn không cần phải bào chữa giùm ông. Đây là một vẻ đẹp hoàn mỹ, rằng ông không thể chấp nhận tôi nhưng tôi luôn chấp nhận ông. Điều đó không phải là một vấn đề với tôi. Tôi chấp nhận tất cả mọi người và tất cả mọi triết lý; Nhãn giới của tôi vô cùng rộng lớn.
    Trong thực tế, tại sao ông lại chống đối quan niệm minh sư và môn đồ? Đây là vết thương lòng tuy đã lành lặn, nhưng vẫn còn hằn vết thẹo sâu trong đáy lòng của ông. Ông đã từng bị cưỡng ép trở thành đệ tử ngược lại ý muốn của ông. Ông chỉ là một đứa trẻ khi ông được Annie Besant và các thần học gia nuôi. Lúc đó, ông chỉ là một cậu bé mới chín tuổi, hoàn toàn không ý thức được những việc làm cưỡng chế trên ông. J. Krishnamurti đã bị bắt buộc phải tuân theo một kỷ luật cứng ngắt của hội Thông Thiên Học. Hai mươi bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày, ông được huấn luyện bởi một trong những nhà chỉ đạo thần học, Leadbeater. Họ đã ôm ấp lý tưởng, với một viễn tượng lớn lao rằng đứa trẻ này sẽ trở thành Đạo sư Thế giới?một Jagatguru, Thế Giới Đạo Sư?rằng ông sẽ trở thành công cụ của Đức Phật Di Lặc, nên họ chuẩn bị để ông có thể tiếp nhận hóa thân của Phật Di Lặc qua thân ông. Vì vậy, ông đã bị họ hành hạ qua quá nhiều cách. Ông không được phép ăn uống như những đứa trẻ bình thường khác. Ông không được cho phép chơi đùa với những đứa trẻ khác, như những đứa trẻ thường ao ước. Ông được canh chừng thật cẩn mật, không được phép đi học ở những trường học thông thường. Ông bị canh giữ như một tù nhân. Mỗi sáng ông phải dạy sớm vào ba giờ, và sau đó là nghi lễ tắm, và có quá nhiều nghi lễ khác nhau áp đặt trên ông?Mật Tông, Trung Hoa, Ấn Độ, Ai cập. J. Krishnamurti chắc chắn rất là mệt mỏi.
    Vết thương cuối cùng xảy ra khi người em, Nityananda, của ông qua đời. Có hai anh em, J. Krishnamurti và Nityananda, cả hai đều được trau giồi và huấn luyện kỹ càng. Hội Thông Thiên Học vẫn còn có một chút nghi vấn là họ không biết trong hai an hem, ai sẽ là người thật sự là Thế giới Đạo sư. Nityananda qua đời bởi những kỷ luật cứng ngắt này, gần như là một sự đòi hỏi điên cuồng đó với một thiếu niên. Cái chết của em ông, đối với ông là một thảm kịch. J. Krishnamurti rất yêu thương người em trai này. Ông không có tình thương nào ngoài tình thương này. Ông đã bị tướt đoạt khỏi gia đình ông. Mẹ ông qua đời lúc ông còn nhỏ và cha ông không thể nuôi nấng ông. Cha ông chỉ là một thư ký tầm thường. Cả hai được Annie Besant bảo trợ nuôi và cả hai anh em phải du hành cùng khắp thế giới để học hỏi những pháp bí truyền sắt đá. Thật là khó khăn đối với họ. Nityananda qua đời bởi những kỷ luật sắt đá và quá khắc khe của những vị thầy mà J. Krishnamurti đã không được lựa chọn qua tình thương?Anh em họ đã sống như hai phạm nhân, và thầy của họ như những kẻ canh giữ tù nhân. Ông đã ôm giữ trong lòng khái niệm sai lầm về những bậc minh sư. Khó khăn lắm ông mới thoát ly được sự kiềm tỏa của họ. Cuối cùng, ông đã giải phóng ông vượt qua cái bẫy lớn này của họ. Bạn có thể nắm giữ một người được bao lâu? Khi ông đến tuổi vị thành niên, khi ông đủ tự lập để giải phóng mình ra khỏi cái bẫy đó, ông đơn thuần bước ra, và tuyên bố, ?oTôi không phải là minh sư của ai hết, và tôi sẽ không là Thế giới Đạo sư của bất kỳ ai. Đây là một việc làm phi lý!?
    Từ đó, vết thương lòng vẫn tồn tại. Từ đó, ông luôn nói về những sự việc như minh sư, môn đồ, thiền, đặc tính môn đồ, và ông chống đối tất cả những công việc đó. Đây là một sự tự nhiên. Trong thực tế, ông không bao giờ biết đến một minh sư nào. Ông chưa bao giờ cảm nhận được thâm tình giữa minh sư và môn đồ. Không có gì có thể áp chế trên bạn, kể cả thâm tình thầy trò. Đây là mối thâm tình chỉ được chấp nhận qua tình thương và nguồn vui. Các vị thật may mắn hơn ông. Các bạn chọn tôi từ lòng vui vẻ của các vị, và các vị có thể rời bỏ tôi ra đi bất cứ lúc nào. J. Krishnamurti không được quyền rời bỏ. Ông không được quyền chọn lựa ai. Có nhiều khả năng là có nhiều điều sai lầm đã áp chế lên ông khi ông chỉ là một đứa trẻ. Gần như là một sự thật khi có dữ kiện xác minh rằng Leadbeater là người đồng tính. Vấn đề này được nêu lên trong tòa án là ông đã lạm dụng ******** trẻ con. Chỉ tư duy đến một đứa trẻ chín tuổi khi bị hành hạ ********, đây là một vết thương lòng sâu đậm nhất; Sẽ rất khó để ông có thể tẩy rửa mình vết thương lòng sâu đậm đó.
    Bạn có thể tham vấn nhiều bác sĩ tâm lý; Nếu một đứa trẻ bị ngược đãi ********, suốt cuộc đời nó sẽ bị khủng hoảng. Nếu một cô bé gái bị lạm dụng ******** ngược với ý cô, hay là khi cô không biết chuyện gì xảy ra, cô sẽ không bao giờ cảm giác thoải mái ở phương diện dục tình. Không bao giờ nữa. Cô sẽ luôn sợ hãi và khủng hoảng. Có nhiều khả năng là sự kiện như vậy đã xảy ra. J. Krishnamurti chưa bao giờ đề cập đến những vấn đề như vậy, và cũng không ích lợi gì để đề cập đến những vấn đề như vậy. Những vấn đề ô lậu như vậy đã chết, nhưng đâu đó vẫn còn những vết thẹo vương vấn. Do đó, có thể đó là nguyên nhân chống đối của ông đối với minh sư, với thâm tình môn đồ, với hành giả, với tất cả mọi phương tiện. Điều này cho thấy ít nhiều về tiểu sử của ông. Qua cuộc đời của ông, không biểu thị được mối thâm tình giữa minh sư và đệ tử. Ông biết gì về mối thâm tình giữa Đức Phật và các đệ tử của Đức Phật? Ông biết gì về mối thâm tình giữa Thánh Tăng Atisa và Thiền sư Pháp Xứng, Thiền sư Pháp hộ, và Đạo sư Du già Di Lặc? Ông biết gì về những bậc giác ngộ này?
    Một tai họa nữa, Annie Besant và Leadbeater không bao giờ cho phép ông đọc cổ kinh bởi họ sợ ông mất đi tính chất nguyên thủy của ông. Vì vậy, ông không biết gì về những truyền thống vĩ đại của thế gian. Nếu bạn không biết gì về Thành tựu Đại Giả Thánh Tăng Atisa và Thiền sư Pháp Xứng, bạn sẽ bị mất mát rất nhiều. Thiền sư Pháp Xứng là một bậc minh sư lớn đã khuyên Thánh Tăng Atisa nên tìm đến một minh sư khác, Thiền sư Pháp Hộ, để hoặc Đạo Từ bi, ?oNhững pháp ta biết, ta đã dạy hết cho con. Hãy tìm đến Thiền sư Pháp Hộ, ông ta hành trình trên một lộ trình khác với ta. Ông sẽ cho con những pháp chân thực. Ta có nghe về pháp vi diệu này và chỉ được ngưỡng vọng từ đỉnh núi cao xa xăm. Ta đã dạy con về Tánh Không. Bây giờ, con nên học về Đạo Từ Bi ở bậc thiền sư vĩ đại này. Con hãy pháp Từ bi này từ Thiền sư Pháp Hộ.?
    Thật là những nhân vật tuyệt vời! Thiền sư Pháp Hộ lại bảo Thánh Tăng Atisa, ?oTa chỉ biết Đạo Từ bi của nữ giới, một pháp từ bi thụ động. Để có được lòng từ bi tích cực, con phải tìm đến Đạo sư Du già Di Lặc; Ông ta sẽ dạy cho con.? Họ không phải là những minh sư luôn có lòng chiếm hữu, ganh tỵ, hay muốn khống chế đệ tử. Họ là những bậc Giải Thoát muốn đem đến sự tự do cho tất cả, kể cả đệ tử của họ! Krisnamurti hoàn toàn không ý thức được những truyền thống lớn này của thế gian?Cuộc đời ông chỉ biết có những nhà thần học. Đó là một trong những hiện tượng xấu xa đã xảy ra trong thế kỷ này. Tất cả những con người vô minh đều luẩn quẩn quanh những thuyết thần học. Đây là một cái lò tả pín lù, nỗ lực hợp nhất mọi cái tốt từ tất cả mọi tôn giáo, nhưng sự đồng nhất đó thật khó thể. Nếu bạn có thể tạo ra một tôn giáo đồng nhất, bạn sẽ có một thi hài trong tay bạn, không phải là một sanh mạng với hơi thở đang đập nhịp.
  2. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn yêu nhiều cô gái đẹp khác nhau, từ một cô gái có đôi mắt đẹp, bạn sẽ cắt đi đôi mắt đẹp đó, và từ một cô gái khác nữa với chiếc mũi xinh xắn, bạn cũng cắt chiếc mũi ra và bạn tiếp tục như vậy với những nét đẹp riêng biệt của những cô gái xinh đẹp cá biệt, để bạn có thể kết hợp tất cả những vẻ đẹp cá biệt đó vào một cô gái khác để tạo ra một cô gái với những nét đẹp hoàn mỹ nhất, và cuối cùng bạn sẽ có trong tay một xác chết. Để có thể tạo ra một tử thi với những nét đẹp hoàn mỹ và đồng nhất, bạn sẽ phải sát hại hai mươi cô gái đẹp khác nhau, và kết quả là một việc làm vô cùng vô minh. Krishnamurti, đã thiếu may mắn khi phải sống với loại người này, nhưng ông là người có trí huệ siêu việt. Bất cứ một người nào sống trong tình trạng của ông sẽ bị lầm lạc, sẽ không đủ sức thoát ly khỏi chiếc bẩy vàng son đó. Chiếc bẩy vàng vàng đó thật quá đẹp, quá hấp dẫn?đã có sẵn hàng nghìn thành viên bái phục, theo ông, nhưng ông đủ đại hùng đại lực và trí tuệ để từ bỏ tất cả mọi cám dỗ đó, đơn thuần bước chân ra toàn bộ cái bẫy sập đó. Thật là khó cho ông, rất khó khăn. Tôi kính trọng ông. Tôi hết lòng kính phục ông, và tôi có thể hiểu tại sao ông lại chống minh sư, chống môn đồ, và việc thu nhận đệ tử. Viễn tượng của ông rất ngoại lệ, chỉ dành cho thiểu số, còn nhãn giới của tôi thì bao gồm tất cả. Viễn tượng của ông chỉ có ông. Viễn tượng của tôi bao gồm Đức Phật, Đức Chúa Giê Su, Zarasthustra, Moses, Mahavira, Mohammed, và hàng triệu bậc giác ngộ khác. Nên nhớ, tôi không nỗ lực đồng nhất tôn giáo ở đây, không chọn lựa riêng những nét kỳ mỹ của tôn giáo này, và sự hoàn mỹ cá biệt ở một tôn giáo khác để đồng nhất một tôn giáo riêng. Không, tôi chấp nhận mọi truyền thống tôn giáo đã sẵn có?Thậm chí, có đôi lúc, những truyền thống tôn giáo đó ngược lại với ý tôi. Thậm chí, có những quan điểm tôi không muốn, không đồng ý và không thích, nhưng tôi là ai đây? Tại sao tôi phải mang sự lựa chọn của mình vào?
    Tôi chấp nhận mọi truyền thống đã sẵn có và không can thiệp và những truyền thống tôn giáo đã sắn có này. Hiện tượng này chưa bao giờ được thành toàn qua, và hiện tượng này có lẽ sẽ không được thành tựu trong muôn thế kỷ tới. Nhãn giới bao hàm mọi pháp và mọi tôn giáo rất là rắc rối. Hiện diện với tôi thì bạn sẽ không bao giờ được ân hưởng sự an toàn. Bạn càng gần tôi lâu chừng nào thì mảnh đất bằng dưới chân bạn sẽ càng dậy sóng. Bạn càng gần tôi, tâm trí bạn càng bị mất dần đi. Tôi chắc chắn như vậy. Vâng bạn sẽ sáng suốt, nhưng bạn sẽ không bao giờ được chắc chắn. Với Krishnamurti, mọi sự đều chắc chắn, hoàn toàn chắc chắn. Ông là một trong những người kiên định nhất đã từng hành trình trên quả đất này, bởi viễn tượng hạn hẹp của ông. Khi bạn có một viễn tượng quá hạn hẹp, bạn nhất định bạn phải rất kiên định. Bạn không thể tìm thấy nhân vật nào lại ít thích nghi như tôi, bởi tôi sẽ dọn đường cho nhiều quan điểm mâu thuẫn. Không có gì giống nhau giữa Bahauddin và Thánh Tăng Atisa. Không có gì giống nhau giữa Thiền sư Lâm Tế và Mohammed, và không có gì giống nhau giữa Đức Chúa Giê Su và Mahavira. Tuy vậy, họ cùng ngộ nhập trong tôi, và họ đều là một trong tôi. Tôi đã không lựa chọn, không can thiệp, chỉ đơn thuần tiêu hóa tất cả. Một giai điệu hòa tấu rất mới mẻ. Tôi sẽ không gọi nó là sự tổng hợp nhưng mà là một bản nhạc giao hưởng. Trong sự tổng hợp đó, có một cái gì đã chết được sinh ra. Trong bản nhạc giao hưởng, trong buổi hòa tấu, tất cả mọi nhạc cụ đều được sử dụng, với sự hài hoà tuyệt diệu.
    J. Krishnamurti là một độc tiêu. Tôi là buổi hòa tấu; độc tiêu củng được chấp nhận. Dĩ nhiên, cuộc hòa tấu của tôi sẽ không được Krishnamurti tiếp nhận. Ông ta là người độc tấu. Và ông là một người độc diễn độc đáo nhất. Tôi hết lòng tri ân ông. Tôi có thể tri ân ông, nhưng ông không thể tri ân tôi. Ông biết gì về giai điệu hòa tấu? Tôi biết tất cả mọi âm hưởng của độc tiêu, nhưng độc tiêu cũng thuộc một phần biểu diễn của buổi hòa tấu, chỉ là một phần nhỏ trong buổi hòa nhạc đó, nhưng đối với J. Krishnamurti, độc tiêu là tất cả.
    Xin làm ơn, Jagdish, đừng bào chữa cho ông. Bạn không cần thiết phải hành động như vậy. Ông có thể tự mình bào chữa. Ông đủ khả năng. Tôi có thể hiểu được sự phê bình của ông đối với vấn đề sa môn. Nếu ông không phê bình vấn đề này, đó là một vấn đề rất đáng ngạc nhiên. Nếu ông thật sự muốn làm tôi ngạc nhiên, ông nên chấm dứt phê phán hành giả của tôi?Sự phê phán đó sẽ không thể nào xảy ra. Nếu có xảy ra, thì hiện tượng đó nhất định sẽ làm cho tôi phải chấn động.
    Hãy cho phép J. Krishnamurti tiếp tục công việc của ông, và bạn hãy làm ơn tiếp tục đến nghe pháp thoại của ông. Hãy khiêu khích ông. Hãy ngồi ở hàng ghế đầu tiên, và mỗi khi ông phê bình việc thu nhận sa môn, xin bạn hãy vỗ tay, hãy cười lớn. J. Krishnamurti sẽ nổi cơn thịnh nộ. Ông là một bậc giác ngộ, được quyền nổi giận. Hiện tượng đó sẽ tuyệt đối vi diệu. Tôi yêu kính ông, và tôi sẽ luôn yêu kính ông, tôn trọng bản thể của ông ?, nhưng ông thì lại không thể yêu kính tôi, tôn trọng tôi; Vấn đề đó, tôi có thể thông cảm ông?
    Trích từ "Thể Nhập Không Tánh. Bảy Pháp Chuyển Hoá Tâm Thức".
    Tác Giả: Osho
    Việt Dịch: Minh Nguyệt
    thuvienosho@yahoo.com
  3. langthangtrongvutru

    langthangtrongvutru Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    If there is an awareness of how thought begins then there is no need to control thought. We spend a great deal of time and waste a great deal of energy all through our lives, not only at school, trying to control our thoughts â?" â?~This is a good thought, I must think about it a lot. This is an ugly thought, I must suppress it.â?T There is a battle going on all the time between one thought and another, one desire and another, one pleasure dominating all other pleasures. But if there is an awareness of the beginning of thought, then there is no contradiction in thought.
  4. langthangtrongvutru

    langthangtrongvutru Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    If one wants to see a thing very clearly, onê?Ts mind must be very quiet, without all the prejudices, the chattering, the dialogue, the images, the pictures ?" all that must be put aside to look. And it is only in silence that you can observe the beginning of thought ?" not when you are searching, asking questions, waiting for a reply. So it is only when you are completely quiet, right through your being, having put that question, ?~What is the beginning of thought??T, that you will begin to see, out of that silence, how thought takes shape.
  5. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Ở VN còn có cuốn "Tự do - Đầu tiên và Cuối cùng" của Krishnamurti
  6. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Trích từ "Thể Nhập Không Tánh. Bảy Pháp Chuyển Hoá Tâm Thức. Đại Thánh Tăng A Đề Sa."
    Tác Giả: Osho
    Việt Dịch: Minh Nguyệt
    --------------------------------
    ?oOsho kính yêu, ngài dạy rằng J. Krishnamurti có thể sân hận. Làm sao lại có thể xảy ra như vậy. Không phải là trong sự giác ngộ sẽ không có người sân hận hay sao??
    Henk Faassen, trong sự giác ngộ, không có người sân hận, và không có ai để sân hận cả. Cho nên, bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra, J. Krishnamurti vẫn không sân hận như cách bạn sân hận. Mọi sự việc xảy ra với bậc giác ngộ đều xảy ra trên một bình diện hoàn toàn khác. Cơn sân hận của ngài phát xuất từ lòng từ bi của ngài. Cơn sân hận của bạn phát xuất từ thù hằn, bạo động, tàn nhẫn. Ngài sân hận? Có lúc ngài sẽ giựt tóc của ngài, vỗ trán của ngài, nhưng đều phát xuất từ lòng bi mẫn. Hãy tư duy đi, hơn năm mươi năm, ông đã dạy tín tâm cho thế gian này, và không một ai hiểu ông. Vẫn loại người đó bao quanh ông để lắng nghe pháp thoại của ông mỗi năm? vẫn loại người đó. Có một lần, ông giảng pháp ở Bombay? Có người kể lại cho tôi nghe. Người kể lại cho tôi nghe là một cụ bà lớn tuổi, lớn tuổi hơn cả Kristnamurti. Bà biết Kristnamurti khi ông còn là một đứa trẻ. Bà đã thấy ông và đã nghe pháp thoại của ông hơn năm mươi năm qua. Bởi bà hơi bị lảng tai một chút, bà thường phải ngồi ở cái ghế đầu tiên. Năm mươi năm đó, Kristnamurti đã dạy rằng không có phương pháp thiền định, rằng không cần thiền. Chỉ hiện hữu và sống cuộc đời của bạn, là đã đủ gọi là thiền rồi, không cần pháp Thiền nào cả.
    Trong một tiếng rưỡi đồng hồ, ông đã giảng pháp thật tận tình. Cuối cùng, bà cụ đứng lên hỏi, ?oThiền là gì??T Bạn nghĩ xem ông phải làm gì bây giờ? Ông đập đầu ông. Hiện tượng này không phải là sân hận. Thật là không thể nào tưởng tượng được! Ông đã quá mệt với cụ bà này rồi, nhưng cụ bà thì chưa mệt với ông. Mỗi buổi giảng pháp, cụ bà đều đến nghe, và đều hỏi vẫn những câu hỏi vô minh như vậy. Khi tôi bảo Kristnamurti có thể sân hận, tôi không có ý rằng, Henk, Kristnamurti sân hận như bạn đã sân hận. Cơn sân hận của ông bắt nguồn qua lòng từ bi. Hoàn cảnh đó thật không thể nào tưởng tượng được! Ông muốn giúp đỡ cụ bà và ông cảm giác bất lực. Ông tìm đủ mọi cách. Thông điệp của ông rất đơn giản, đặc biệt và chỉ một bình diện. Trong năm mươi năm qua, ông chỉ sử dụng một ngôn từ. Toàn bộ tinh yếu trong sự giảng dạy của ông có thể được in trên một tấm thiệp. Ông đã chỉ bảo đủ mọi cách mà một người có thể sáng tạo ra. Vẫn từ góc độ thành lũy đó, ông tấn công hướng bắc, hướng nam, hướng tây, hướng đông, và vẫn cùng loại người đó đến nghe ông mỗi ngày, đi hỏi những câu hỏi thật vô cùng ngu xuẩn.
    Chắc chắn là ông sân hận rồi. Khi một người như Kristnamurti nổi sân lên, ông là cơn sân hận thuần khiết. Có nhiều người ở Ấn Độ vô cùng thất vọng với Kristnamurti bởi ông có thể sân hận. Họ có một khái niệm cố định rằng một vị Phật thì không thể nổi giận. Họ đến với thành kiến của họ. khi họ thấy Kristnamurti nổi giận, họ vỡ mộng, ?o Người này không phải là Phật. Ông vẫn chưa đắc ngộ.? Tôi có thể bảo bạn rằng ông là người đắc ngộ nhất trên trái đất này. Tuy vậy, ông vẫn nổi giận, nhưng cơn giận của ông bắt nguồn qua lòng bi mẫn, dung chứa lòng từ bi. Ông quan tâm đến bạn, đến mức độ ông phải nổi khùng lên. Đây là một cơn sân hận với một phẩm hạnh hoàn toàn khác biệt.
    Khi Kristnamurti nổi giận, ông thật sự nổi giận. Cơn giận của bạn nửa vời, chỉ vừa đủ ấm. Cơn giận của bạn như một con chó không biết cách cư xử ra sao với một người lạ. Có lẽ nó là bạn của chủ nhân, vẩy đuôi, và có lẽ nó là khả thể, nên nó sủa. Nó làm cả hai. Một mặt, nó sủa. Một mặt khác, nó vẩy đuôi. Nó chơi trò xã giao, bất kỳ hoàn cảnh nào xảy ra, nó cảm giác nó đúng. Nếu minh sư tìm tới và nó thấy chủ nhân có vẻ thân thiện, nó sẽ ngừng sủa và toàn bộ năng lượng của nó dồn hết xuống đuôi. Nếu chủ nhân giận dữ với người xâm nhập gia cư, thì cái đuôi sẽ ngừng ve vẫy. Toàn bộ năng lượng của nó sẽ dồn hết vào sự sủa. Cơn sân hận của bạn giống như vậy. Bạn đo lường bạn có thể đi được bao xa, phải trả giá bao nhiêu, đừng vượt trên giới hạn, đừng khích động người khác quá mức.
    Người như Kristnamurti khi giận thì cơn giận đó thuần khiết là cơn giận. Cơn giận thuần khiết có vẻ đẹp bởi nó trọn vẹn. Ông chỉ nổi giận. Ông như một đứa trẻ, mặt đỏ lên, nổi giận lên, sẵn sàng đạp đổ hết cả thế giới. Đó là tâm thái của Đức Chúa Giê Su. Khi ngài vào đại giáo đường, thấy người đổi tiền và bàn của họ trong đền thờ, ngài nổi giận lên. Ngài nổi cơn sân hận? vẫn cơn sân hận đó phát xuất từ tình thương và lòng từ bi. Một tay, ngài đuổi hết tất cả người đổi tiền ra khỏi giáo đường và đạp đổ hết cả bàn ghế của họ. Nhất định ngài đã thật sự nổi giận, bởi đuổi hết tất cả loại người buôn bán trong giáo đường không phải là một việc làm dễ dàng gì.
    Nghe tường thuật rằng, tôi không biết họ chính xác được bao nhiêu, nhưng nghe tường trình rằng ngài không phải là người mạnh mẽ gì lắm. Thậm chí, ngài cũng không phải thuộc loại người cao lớn. Bạn sẽ ngạc nhiên, ngài chỉ bốn feet sáu inches thôi. Không những vậy, ngài lại bị gù lưng. Tôi không biết bản tường trình như vậy có đúng không, bởi tôi không muốn bị vào tòa, nhưng những sự việc như vậy được ghi chú trong sách vở, những sách vở cổ đại, rất cổ đại. Vậy thì người gù lưng này, chỉ cao có bốn feet sáu inches thôi, làm sao có thể một tay đuổi hết loại người buôn bán tiền bạc trong giáo đường? Chắc chắn là ngài trong cơn giận thật thuần khiết! Người Ấn Độ rất giận về hiện tượng đó. Họ không thể tin cậy rằng Đức Chúa Giê Su đã chướng ngại? chỉ bởi tình tiết đó. tìm đến tôi. Bà cụ đó là người đã theo Kristnamurti từ hằng bao nhiêu năm. Có một sự việc nhỏ xảy ra làm đảo lộn tất cả. Sự việc đó rất nhỏ làm tôi cũng phải ngạc nhiên. Có một trại Thiền tại Hòa Lan, nơi mà Kristnamurti tổ chức trại thiền ở đó mỗi năm. Người phụ nữ này đến từ Ấn Độ. Gần hai ngàn người khắp thế giới đổ về để nghe ông giảng pháp. Một buổi sáng, khi buổi pháp thoại chuẩn bị bắt đầu và người phụ nữ này đã viếng siêu thị. Bà ngạc nhiên khi thấy Kristnamurti cũng viếng siêu thị. Bậc giác ngộ cũng viếng siêu thị hay sao? Bạn có thể tin không? Một vị Phật trong xóm chợ? Không những vậy, ông còn đi mua cà ra vát. Bậc giác ngộ cũng cần cà ra vát sao? Không những vậy, nguyên cả dãy hàng bày toàn cà ra vát và ông ném chúng tứ phía để lựa mặt hàng cho đúng, và ông không hài lòng với một cái nào cả.
    Phụ nữ này quan sát toàn bộ quanh cảnh, cảm giác mình như mới bị rớt xuống từ bầu trời cao. Bà suy nghĩ, ?oTôi đã đến từ Ấn Độ để gặp một người tầm thường đang mua cà ra vát hay sao? Thậm chí như vậy, có hàng nghìn cái cà ra vát, đủ mầu sắc, đủ cở, đủ kiểu, không có cái nào làm cho ông hài lòng. Hiện tượng đó có phải là dính mắc hay không? Hiện tượng này có phải là tỉnh thức? Bà quay đi. Bà không tham dự trại thiền đó nữa. Bà quay về ngay. Việc đầu tiên bà làm là chạy đến tôi, và bảo, ?oNgài nói rất đúng.? Tôi hỏi, ?oÝ bà có nghĩa gì?? Bà nói, ?oNgài nói đúng khi ngài dạy rằng đừng phí phạm thời gian với Kristnamurti. Bây giờ, tôi muốn trở thành đệ tử của ngài.? Tôi bảo, ?oXin lỗi bà, tôi không thể nhận bà được. Làm sao tôi có thể nhận bà? Hãy làm ơn đi đi! Bởi bà sẽ thấy nhiều hiện tượng làm bà sẽ thất vọng hơn. Bà sẽ hành động gì với những chiếc xe Mercedes Benz của tôi? Trước khi sự việc đó xảy ra, tốt nhất là không nên bận tâm. Bà sẽ xử sự ra sao với phòng máy lạnh của tôi? Trước khi chuyện đó xảy ra, tốt nhất là bà nên đi tìm một vài Muktananda, vân vân và vân vân. Bà đã không thể hiểu được Kristnamurti thì bạn sẽ không bao giờ có thể hiểu nổi tôi.?
    Người như Kristnamurti sống trên một bình diện hoàn toàn khác. Cơn giận của ông không giống cơn giận của bạn. Biết đâu ông chỉ vui đùa với những cái cà ra vát đó để thử thách người phụ nữ ngu xuẩn đó? Nhiều bậc Minh sư thường tạo ra nhiều bối cảnh như vậy. Ông có thể loại trừ bà cụ này rất dễ dàng?
  7. tuhieuminh

    tuhieuminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này