1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn suy nghĩ gì về Giáo dục Giới Tính nói riêng và giáo dục gia đình nói chung ở VN?

Chủ đề trong 'Giáo dục Giới tính' bởi netwalker, 24/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Bạn suy nghĩ gì về Giáo dục Giới Tính nói riêng và giáo dục gia đình nói chung ở VN?

    Sau môth thời gian xem xét các bài thảo luận cảu các bạn cũng như những gì tôi quan sát thấy ở Việt nam. Tôi mạo muội viết suy nghĩ của mình và cũng mong muốn các bạn đóng góp suy nghĩ của các bạn. Mong các bạn đóng góp ý kiến. Tôi thấy cô CP quả là một phụ nữ hiếm có, dám nhảy vào một lĩnh vực rất tế nhị mà phần lớn phụ nữ Việt nam né tránh, hoặc e thẹn, ấp úng khi bàn luận đến.

    Dưới đây là những suy nghĩ của tôi về Giáo dục Giới Tính nói riêng và giáo dục gia đình nói chung ở VN:

    Giáo dục giới tính,ngay cái tên gọi của nó đã cho thấy nó nằm trong phạm trù giáo dục nhưng tại sao ở VN chúng ta vẫn còn nằm trong vòng cấm kị. Đã là giáo dục thì càng dạy cho trẻ từ càng sớm càng tốt. Sự học là cả một quá trính liên tục, học từ từ, mỗi ngày một ít luôn luôn tốt hơn là học theo phong trào, phong trào qua đi thì lại rơi vào quên lãng, học cho đến khi nhắm mắt qua đời. Khi mới sinh ra con người ta học ăn học nói, khi làm cha mẹ cần phải học làm cha mẹ, về già cần phải học làm ông bà, học cách truyền đạt lại kinh nghiệm cho thế hệ sau. Ở Việt nam, phạm trù giáo dục vẫn còn hạn hẹp. Chuyện giáo dục giới tính mới được đưa vào trong phạm trù giáo dục gần đây. Giáo dục giới tính vẫn còn là chuyện cấm kị ở VN. Số người lớn hiểu biết về vấn đề này còn ít ỏi chứ không phải chỉ thanh niên. Có mấy người bước sang tuổi ông bà chắc đã nắm rõ vấn đề này? ( Ở đây, tôi không có ý vô lễ với thế hệ đi trước trong đó có chính ông bà của tôi. Tôi chỉ muốn nhìn thẳng vào sự thật, tìm ra ưu khuyết của dân tộc mình). Ở phương Tây, giáo dục giới tính có thể bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, ví dụ như tập cho trẻ phân biệt quần áo màu xanh, màu đen, các màu cơ bản là của con trai, quần áo màu đỏ và các màu sặc sỡ là của con gái. Bạn có thể lên mấy cửa hàng trên mạng bán đồ trẻ em để thấy điều này là đúng. Cha mẹ sẽ định hướng giới tính cho con cái của mình. Mỗi một tuổi sẽ có một chương trình giáo dục riêng. Phạm trù GDGT luôn luôn có trong các quyển sách dạy giáo dục của mỗi tuổi. Trẻ từ 3-5 tuổi dạy cái gì, ........, trẻ 15-18 tuổi dạy cái gì, thanh niên 18-21 tuổi dạy cái gì, v....v. Trong này dạy đủ thứ từ cách cư xử, hành vi, đạo đức, v...v. Chính vì vậy sẽ tạo ra những thế hệ con người có tiêu chuẩn. Còn thật ra ở VN chúng ta, vật dụng sản xuất cũng chỉ mới bắt đầu áp dụng tiểu chuẩn ISO gần đây, về giáo dục con người thì hoàn toàn chưa có tiêu chuẩn gì hết. Mạnh nhà ai nhà nấy dạy con theo phong cách riêng của mình. Tất cả là truyền miệng, một phương pháp xưa như lịch sử loài người. Con cái mà xảy ra chuyện gì , Bố Mẹ đổ lỗi cho Trời: ?o Cha Mẹ sinh con Trời sinh tính?, ?o Có ai muốn nó như vậy đâu,? ?.v?.v.

    Thanh niên VN chúng ta gần như không được truyền đạt kiến thức về giới tính. Phần lớn là tự học hỏi lấy. Vì vậy học được cái tốt thì hiểu theo nghĩa tích cực, học phải cái xấu kiến thức sẽ bị sai lệch. Phần lớn các em nhỏ khi hỏi những câu hỏi liên quan đến giới tính sẽ bị gạt phắt đi, bị mắng mỏ là còn nhỏ mà tò mò, thấm chí ?obé mà đã dâm?, hoặc cha mẹ nào tiến bộ một chút thì trả lời qua loa, ngượng nghịu, không đi thẳng vào vấn đề, điều đó càng tăng thêm trí tò mò của trẻ. Khi con trai, con gái đến tuổi dạy thì, đâu có mấy cha mẹ chịu khó ngồi xuống tâm sự, lắng nghe những chuyện riêng tư của tuổi này chứ đùng nói là hướng dẫn, uốn nắn. Bởi vì, ngay bản thân họ đâu có được ai hướng dẫn cái gì đâu. Cứ lấy vợ, sinh con đẻ cái là khắc biết, trời sinh voi, trời sinh cỏ, v?v. Cứ vậy tâm lý này truyền từ đời này qua đời khác, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Thanh niên hoàn toàn không được hướng dẫn, dạy dỗ về ********, phần lớn là phải tự tìm hiểu. Không ai được hướng dẫn về gia đình và các tính chất của một gia đình. Tôi vẫn thấy có rất nhiều thanh niên trẻ yêu nhau, lấy nhau nhưng hoàn toàn không có khái niệm gia đình là gì? Làm thế nào để duy trì được một gia đình hạnh phúc? Làm sao để nuối sống gia đình riêng của mình? Đó cũng chính là lý do tại sao ở VN có chuyện tam đại đồng đường, ông bà, cha mẹ, con cái tất cả ở chung với nhau. Nhiều gia đinh nhỏ (trẻ )được thành lập trên nền tảng của gia đình lớn. Nhiêug gia đình nhỏ này hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế cảu gia đình lớn hay nói cách khác là đã có vợ có chồng rồi, nhưng bố mẹ vẫn phải nuôi. Đứng về khía cạnh phụ huynh thì không chỉ phải nuôi con mà còn phải nuôi cháu. Tẩt cả những vấn đề này dẫn đến quá tải về tài chính và tâm lý, gây ra những chuyện như mẹ chồng- con dâu, chị dâu -em chồng, quan hệ thông gia bị rạn nứt. v?v. Nhiều mối quan hệ gia đình rạn nứt chỉ vì những điều rất đơn giản như sự khác biệt trong vấn đề dạy dỗ trẻ em giữa thế hệ ông bà và thế hệ cha mẹ hoặc hai vợ chồng sống không hạnh phúc hoặc có thể bỏ nhau chỉ vì nàng ?okhông còn?. Hiện tượng này còn chiếm một tỉ lệ cao ở Việt nam. Nếu hỏi thanh niên Việt nam hôm nay, vào cái năm 2003 của thiên niên kỷ mới này, về sự quan trọng của cái màng?.. đối với họ, điều đau lòng là có đến 90% sẽ trả lời là rất quan trọng, họ sẽ rất đau khổ, dằn, vặt, uất ức, hận tức và một loạt các tính từ để chỉ sự tức giận khác (con số 90% ở đây là con số của tôi, có thể không chính xác nhưng tôi dám chắc là rất cao).

    Vè vấn đề khác biệt giáo dục giữa các thế hệ, nhiều khi ông bà áp dụng những biện pháp cổ hủ mà phổ biến vào thời kỳ của họ vào con cháu, bạn thấy không đúng nhưng bạn không có cơ sở gì để thuyết phục họ. Nếu bạn không làm theo sẽ mang tiếng là cãi lại, là chống đôi, là vô lễ. Ví dụ như con gái mặc váy ngắn ( bố mẹ đồng ý nhưng ông bà không thích), chuyện phụ nữ sau khi sinh kiêng tắm và chỉ ăn cơm trắng thịt nạc trong suốt mấy tháng là sai, là lạc hậu nhưng vẫn rất phổ biến ở Việt nam. Bản thân cặp vợ chồng trẻ từ một tình yêu đẹp nay đứng trước những thử thách của cuộc đời hoàn toàn bị shock. Họ chưa hiểu và chưa chuẩn bị tâm lý, tài chính và các kỹ năng khác để bước từ cuộc sống độc thân sang một cuộc sống gia đình. Từ một con người tự do bay nhảy, tự tung tự tác muốn làm gì thì làm, muốn đi đâu thì đi sang một cuộc sống không chỉ có trách nhiệm với bản thân mình mà còn phải có trách nhiệm với vợ con. Nhiều thanh niên chưa tự nuôi nổi bản thân mình nhưng cũng lấy vợ, lập gia đình như ai. Có người bảo vì tôi yêu cô ấy (anh ấy) nhưng họ không biết rằng tình yêu mới chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố để thành lập gia đình. Có người bảo nhưng em và cô ấy chót lỡ rồi, em là nam nhi đại trượng phu, em phải nhận trách nhiệm cho việc em làm Vâng, điều đó là tốt nhưng tại sao các bạn không học hỏi về quan hệ ********, như thế nào là ******** an toàn, tại sao không trang bị cho mình một khái niệm về ******** tốt hơn, tại sao lại cứ phải mơ hồ về mọi chuyện. Khi ai đó nói đến chuyện đó hoặc bàn đến chuyện đó thì lại lên mặt đạo đức, cho chuyện đó là bại hoại. Đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi nhận thức, thay đổi cách nhìn về vấn đề này. Đã đến lúc các bạn cần phải thức tỉnh và tự trang bị các kỹ năng sống cho bản thân mình, có vậy khi các bạn tách ra khỏi sự che chở của gia đình lớn mới có thể đương đầu với sóng gió của cuộc đời. Sau khi đã trải nghiệm cuộc đời mình rồi, cảm thấy mình đủ sức nuôi nổi bản thân mình và đủ sức kéo theo một đoàn tầu ở phía sau, lúc đó hãy nên lập gia đình. Các bạn cho tôi là điên. Các bạn sẽ nói thế thì phải mất mấy chục năm. Vâng sự thật là vậy nhưng các bạn hãy nhìn thử tuổi trung bình kết hôn ở Việt Nam chúng ta xem, thấp hơn tuổi trung bình kết hôn ở các nước phát triển cả 10 năm. Ngay như người Nhật cũng vậy tuổi kết hôn càng ngày càng cao, và kinh tế Nhật cũng tốt, dân trí cao, y tế và phúc lợi xã hội tốt. Ở các nước tuổi kết hôn thấp, dân số bao giờ cũng tăng nhanh, đi kèm theo sẽ là tốn ngân sách ( cho y tế, giáo dục, an ninh, v?v), kinh tế sẽ đi xuống, dân trí thấp, phúclợi xã hội kém, v?.v.

    Các thế hệ cha ông chúng ta không có điều kiện hoặc không biết để thay đổi. Vậy đến thế hệ chúng ta, các bạn đã có điều kiện vậy tại sao không thay đổi?

    Về mặt quản lý câp nhà nước, tôi hy vọng chính phủ sẽ có những chương trình vĩ mô toàn diện , tổng thể và lâu dài. Tôi hy vọng chúng ta sẽ phổ cập những tiêu chuẩn giáo dục gia đình cho toàn dân. Thanh niên sẽ được trang bị kiến thức tốt, kỹ nắng sống cao. Các cặp vợ chồng trẻ sẽ hiểu biết về gia đình và các giá trị gia đình, các bước cần chuẩn bị nếu muốn có con cái, v?v. Các bậc cha mẹ sẽ hiểu biết về giáo dục con cái. Tôi hy vọng chúng ta sẽ có những thế hệ con người tiêu chuẩn, và một khi xã hội chúng ta có những thế hệ tiêu chuẩn sẽ dẫn đến dân trí cao, xã hội văn minh, kỷ cương. Tất nhiên điều này không phải là chuyện một sớm một chiều, nó sẽ đòi hỏi nhiều năm, thậm chí nhiều thế hệ để thay đổi.

    Về mặt cá nhân, bản thân tôi sẽ áp dụng cho mình bởi vì tôi thấy rằng sẽ tốt cho cá nhân tôi, cho gia đình tôi và cho những con người tôi yêu quí nhất.




    Một là vote 5*- hai là đừng vote gì cả. Một là tốt nhất- hai là xấu nhất. Ghét nhất là loại làng nhàng ở giữa.
  2. dragon_blanc

    dragon_blanc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    0
    ừm ,trúng chủ đề rồi đây!
    GDGT ở việt nam không phải là xa lạ nhưng vấn đề chính là nội dung của nó! hầu hết học sinh nam ở bậc thcs chỉ được học qua chương trình sinh học 9,mà mọi người quên rằng đây là lứa tuổi nhạy cảm nhất về giới,thiếu hiểu biết thì sẽ dẫn đến làm liều,làm bậy,trong khi đó,chương trình sinh học 9 chỉ dạy về cấu tạo bên trong và ngoài của cơ quan sinh dục,chưa có những kiến thức về an toàn trong quan hệ....chỉ nói đơn giản muốn tránh thai thì dùng bao ,qua diều tra trong trường thì hầu như hơn 60% học sinh không biết khái niệm về bao,chỉ biết nó như 1 loại bong bóng nilon dùng để tránh thai!! nghe buồn cười nhưng là sự thât phủ phàng đấy ạ!
    giáo dục trong gia đình việt nam thì vẫn còn phong kiến,e dè,bố mẹ không dám trò chuyện vói con cái về những vấn đề tế nhị,và lại có 1 số gia đình quá thả lỏng con cái,cho ch1ung làm liều ,làm bậy,thà rằng ta vẽ đường cho hươu chạy chứ cứ để chúng thế này thì không biết tong vài năm nữa,tầng lớp thanh thiếu niên việt nam sẽ 4 ra sao
    ngay tại tỉnh khánh hoà,trường thái nguyên là 1 trường thcs nổi tiếng nhất nhưng tỉ lệ phá thai cũng cao nhất,hầu hết các vụ phá thai đều được nhà trường giấu diếm,chỉ có các thầy cô và gia đình biết,trong năm nay thí trường đã có 7 vụ QHTD ,4 vụ diễn ra ngay tại trường!!!!!!!!không biết thế đã có đủ để chứng minh cho nền giáo dục lạc hậu của VN chưa???nếu không có những thay đổi tiến bộ thì không biết tương lai bọn trẻ sẽ về đâu
    ye^u khong phai la` i. trong qua^`n 1 đo^'ng,đuo.c chua?
  3. CompagPresario

    CompagPresario Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    Từ bài của SaoThienLangxanh :
    Có nên giáo dục giới tính cho trẻ em ?
    ở nước ta hiện nay, còn rất nhiều người phân vân rằng liệu có nên giáo dục giới tính (GDGT) cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ không? Thực tế cho thấy giáo dục giới tính cho trẻ em là một việc làm cấp thiết mà lẽ ra chúng ta phải thực hiện từ lâu rồi, nhưng vấn đề quan trọng là nói những gì và nói như thế nào cho phù hợp với lứa tuổi của các em bởi vì ở mỗi lứa tuổi, có những mức độ nhận thức, tiếp thu cũng như nhu cầu hiểu biết khác nhau.
    Giáo dục giới là làm cho các em hiểu rằng các em thuộc phái nam hay phái nữ chứ không phải là đàn ông hay đàn bà, dạy cho các em hiểu dần về mối quan hệ và trách nhiệm của cá nhân trong gia đình và xã hội, hướng dẫn cho các em cách ứng xử hàng ngày phù hợp với phái nam hay phái nữ. Ví dụ như bé gái thì phải dịu dàng, không nghịch ngợm, quấy phá, lớn lên phải quan tâm nhiều hơn đến mọi người, dịu hiền, thùy mị, chăm chỉ, được dạy về nữ công gia chánh như người xưa thường nói là Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Mang thai và sinh con là thiên chức của phụ nữ nên phải học cách ứng xử và nuôi dạy con cái. Bé trai phải mạnh bạo, làm việc nặng giúp bạn gái, xốc vác và vị tha. Khi lớn hãy biểu hiện tính cách đàn ông, đảm đương những công việc khó khăn, biểu hiện tính cách đàn ông.
    Giáo dục giới tính là giáo dục về giải phẫu và sinh lý con người, là vệ sinh thân thể, sinh lý mang thai và sinh đẻ v.v...

    Ngày nay phát triển thể chất này càng tốt, trẻ em dậy thì sớm, rất nhiều cha mẹ không hiểu nên có thái độ tiêu cực với con cái, đó là một điều đáng tiếc, vì sự phát triển của các em là một quy luật tất yếu sớm muộn cũng sẽ xảy ra.
    Khi dậy thì, có nhiều biến động về tâm sinh lý do những thay đổi của các hormon trong cơ thể, các em có những khủng hoảng cần được quan tâm nhiều hơn để giải thích và hướng dẫn giúp đỡ các em thích nghi với những thay đổi đó. Vậy thì tại sao cha mẹ lại phiền lòng do sự phát triển tự nhiên của quy luật của tạo hóa? Chính giai đoạn này cha mẹ cần quan tâm đến các em nhiều hơn. Các bậc cha mẹ cũng cần phải biết rằng: hiện nay tuổi dậy thì của trẻ em gái từ 11-13 tuổi, trẻ trai khoảng 15 tuổi, ngoại lệ có những trẻ ít tuổi hơn. Khi dậy thì, ngoài thay đổi về thể chất, các em cũng có những thay đổi về tâm thần cho nên cần phải cung cấp các thông tin về xã hội cũng như về SKSS cho các em. Một điều muốn lưu ý với các bậc cha mẹ có các cháu gái rằng:
    - Nếu dậy thì sớm khi mới 8-9 tuổi thường là bệnh lý và cần phải đưa các cháu đi khám chuyên khoa phụ sản.
    - ở tuổi dậy thì, nếu hàng tháng các cháu bị đau bụng vài ngày mà không rõ nguyên nhân thì có thể cháu bị bế kinh do bất thường về đường sinh sản, cần phải đưa khám chuyên khoa vì nếu để muộn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
    Tuy vậy cũng có nhiều người cho rằng GDGT sớm sẽ dẫn đến các em tìm hiểu và thử nghiệm những điều mình biết như thế có phải là vẽ đường cho hươu chạy không? Chúng ta phải biết rằng dù có chỉ đường hay không thì hươu vẫn chạy và chạy lung tung, thậm chí có thể gây nhiều hậu quả tai hại bởi vì khi đã dậy thì, các em sẽ tự tìm hiểu theo nhiều kênh thông tin khác nhau trong đó không ít những thông tin không đúng và sai lạc. Các em sẽ hành động một cách tự phát, nhiều khi mù quáng.
    Nhưng nếu chúng ta cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cũng như phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh của các em nghĩa là báo trước và chỉ cho hươu chạy đúng đường thì không có gì là ngại. Tuyệt đại đa số hươu sẽ chạy đúng đường và biết làm những gì và dừng lại ở đâu trong từng giai đoạn của cuộc đời. Tất nhiên có một vài con hươu hư, chạy chệch ra khỏi con đường được dạy dỗ nhưng ít ra chúng cũng biết đó là không đúng và biết đến đâu để giải quyết những hậu quả đó.
    Vậy thì bố mẹ nói với con cái ở lứa tuổi nào? Cha mẹ nên nói với con cái ngay khi các em bắt đầu có nhận thức và biết phân biệt sự khác nhau. Nhưng khó khăn nhất là nói với các em như thế nào? Ðiều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và nghệ thuật của các bậc cha mẹ. Ðừng lảng tránh sự thật nhưng cũng không thể nói một cách quá cụ thể. Nhiều bà mẹ thật nan giải trước câu hỏi rất ngây thơ nhưng cũng rất thực tế của con mình như: "Mẹ ơi, con sinh ra ở đâu". Nếu cứ nói dối thì các em càng thắc mắc và càng hỏi nhiều lần. Một trong những cách giải thích là chỉ hẳn vào bụng bé và nói: "Ðấy, con nằm trong bụng mẹ và theo đường này con ra đời, mà này, trẻ con mà hỏi nhiều chuyện ấy là không ngoan đâu và cô giáo bảo là hư đấy" rồi nhanh chóng chuyển ra hướng khác. Hay là vì "cái ấy dùng để đi tiểu phải giữ kín đáo nên phải mặc quần áo cho kín và người ta không gọi tên nó trước mặt người khác". Tuy nhiên khi các em đã 9-10 tuổi thì chúng ta lại phải giải thích rõ ràng và cụ thể cho các em về kinh nguyệt, vệ sinh phụ nữ và khi nào thì có thể làm bố hoặc làm mẹ.
    Có một điều quan trọng là hãy quan tâm tìm hiểu những nỗi băn khoăn của các em để giải thích giúp các em vượt qua những thử thách ban đầu của tuổi dậy thì. Cha mẹ thực sự là người bạn lớn của các em vì khi là người bạn thì các em mới thổ lộ hết những vướng mắc của mình, mà người bạn đó lại có kinh nghiệm và chia sẻ với các em thì đó là một điều lý tưởng trong giáo dục giới tính.
    Ngoài ra cũng có thể làm như vô tình để những tờ rơi, sách báo có những bài viết nghiêm túc về GDGT để các em tự đọc và tìm hiểu những vấn đề của các em. Kết hợp với nhà trường và các đoàn thể, cũng như câu lạc bộ lứa tuổi có một vai trò không nhỏ trong sự thành công về GDGT cho trẻ vị thành niên.
    TS. Vương Tiến Hòa (Trường ÐHYHN)

    Trăm năm Kiều vẫn là Kiều
    Ăn xong rửa bát là điều tất nhiên
  4. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
    Đây là một chủ đề hay. Tớ lôi nó lên để các bạn tham gia nhé!

Chia sẻ trang này