1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn thêm về trọng lực !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi chieuhuonggiang, 01/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chieuhuonggiang

    chieuhuonggiang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2002
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Bàn thêm về trọng lực !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Các bác à !
    Một lần tôi hỏi rằng tại sao khối lượng lại tạo ra lực hút vây ?
    Tôi được trả lời rằng do các vật có khối lượng thì phát ra hạt có tên là Graviton thì khối lưọng khác hút lấy và chúng hút nhau . bác khác lại hỏi rằng hạt đó thế nào và có ttồn tậi thật không ? Thì được biết là hạt đó không thật và nó như là prôtn vậy vì nó chỉ đượ tưởng tượng ra mà thôi .
    Theo tôi , proton là hoàn toàn có thật không phải tưởng tượng ra đâu các bác à ! Nhưng ttrình dộ của tôi thì kém lắm nên tôi chỉ nghe nói rồi nói lại mà thôi , có sai thì các bác đừng cười nghe !
    Tôi thấy các bác học hay khoa học gì gì ấy giỏi tưởng tượng quá ! Phịa ra đâu mấy cái hạt rồi cho chúng đủ thứ tác dụng . Có phải chúng ta "chụp " một cái mủ quá lớn vào các hiện tượng tự nhiên ? Mà không phải , chắc tự nhiên phức tạp như vậy phải không các bác ? Nếu không các nhà khoa học thất nghiệp mất !!!!!!!!!!!!!
    Tôi cứ băn khoăn hoài , tại sao những vạt vó khối lượng laih hút nhau như vậy ?Nó sinh ra lực từ đâu, tại khối lượng à ? Tôi mới biết tới chỗ là ông Niu-ton chỉ nói ra rằng các vật có khối lượng thì hấp dẫn nhau ? Thế tại sao lại hấp dẫn nhau ? Hay nói đúng hơn là hút nhau , tại sao ?
    Cho tới nay thì không biết có nhà khoa học nào nghiên cứu vấn đề này chưa? Mà hình như nghe vắng vẻ quá . Bác nào biết gì mới chỉ cho tôi với !
    Còn nhiều điều nữa nhưng để lúc khác nói tiếp vậy . Suy nghĩ của tôi còn dài và rắc rối lắm , chăc là tôi quan trọng hoá vấn đề đó thôi ! Ôi ! phiền phức quá !
  2. thdm1907

    thdm1907 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bạn. Theo tôi nghĩ thì lực hút giữa những hạt mà bạn đang nói đến gọi là "lực vạn vật hấp dẫn". Giống như những vật nào có khối lượng thì chúng nó hút nhau ấy. Hơn nữa, những hạt đó là những hạt mang điện, mà như bạn biết những hạt mang điện trái dấu thì hút nhau phải không. Có lẻ vì hai lý do đó mà các hạt đó hút lẫn nhau khá "rắn chắc" phải khong?
    Đó là những suy nghĩ của tôi. Bác nào thấy thiếu hay có chổ nào không đúng thì cứ tự nhiên cho ý kiến nha.


    Mr. NiceGuy
  3. thdm1907

    thdm1907 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bạn. Theo tôi nghĩ thì lực hút giữa những hạt mà bạn đang nói đến gọi là "lực vạn vật hấp dẫn". Giống như những vật nào có khối lượng thì chúng nó hút nhau ấy. Hơn nữa, những hạt đó là những hạt mang điện, mà như bạn biết những hạt mang điện trái dấu thì hút nhau phải không. Có lẻ vì hai lý do đó mà các hạt đó hút lẫn nhau khá "rắn chắc" phải khong?
    Đó là những suy nghĩ của tôi. Bác nào thấy thiếu hay có chổ nào không đúng thì cứ tự nhiên cho ý kiến nha.


    Mr. NiceGuy
  4. earlphys

    earlphys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2002
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0

    Bác thdm1907 nên xem lại bản chất khác hẳn nhau giữa tương tác hấp dẫn (lực hấp dẫn) và tương tác điện (lực hai hạt trái dấu hút nhau mà bác nói), thứ hai, ý bác chieuhuonggiang là tại sao lại có lực hấp dẫn, tại sao vật có khối lượng lại hút nhau, bản chất tương tác là như thế nào ?
    Bác chieuhuonggiang chắc đọc không kĩ bài trả lời của Slums roài, bác ấy bảo graviton không thật, còn các proton, neutron là có thật chứ không bảo tất cả các hạt của vật lý đều ảo, nếu thế thì cái ngành vật lý hạt sơ cấp cả trăm nay cũng là ảo cả ah :) Còn việc nghĩ ra hạt graviton là bởi cho rằng có tương tác trường thì phải có trao đổi bằng các tương tác hạt, thế thôi, việc đặt ra các giả thuyết kiểu như vậy là rất bình thường với các nhà vật lý lý thuyết.
    EROS - Admin của Forum Vật lý Việt Nam
  5. earlphys

    earlphys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2002
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0

    Bác thdm1907 nên xem lại bản chất khác hẳn nhau giữa tương tác hấp dẫn (lực hấp dẫn) và tương tác điện (lực hai hạt trái dấu hút nhau mà bác nói), thứ hai, ý bác chieuhuonggiang là tại sao lại có lực hấp dẫn, tại sao vật có khối lượng lại hút nhau, bản chất tương tác là như thế nào ?
    Bác chieuhuonggiang chắc đọc không kĩ bài trả lời của Slums roài, bác ấy bảo graviton không thật, còn các proton, neutron là có thật chứ không bảo tất cả các hạt của vật lý đều ảo, nếu thế thì cái ngành vật lý hạt sơ cấp cả trăm nay cũng là ảo cả ah :) Còn việc nghĩ ra hạt graviton là bởi cho rằng có tương tác trường thì phải có trao đổi bằng các tương tác hạt, thế thôi, việc đặt ra các giả thuyết kiểu như vậy là rất bình thường với các nhà vật lý lý thuyết.
    EROS - Admin của Forum Vật lý Việt Nam
  6. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Bạn có câu hỏi rất hay, và thực sự không kém suy nghĩ của các nhà bác học. Vấn đề này đã được đặt ra từ khi định luật vạn vật hấp dẫn (chính là lực hút giữa các vật có khối lượng như bạn thắc mắc) ra đời và đã trở nên sôi nổi hơn khi ông già Eistein thống nhất được 3 dạng tương tác vào 1 lý thuyết là tương tác điện từ, mạnh và yếu, chỉ còn mỗi tương tác hấp dẫn là đứng ngoài hội. Tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn chưa lý thuyết nào chỉ ra một cách thuyết phục về bản chất của lực hấp dẫn để có thể gộp chung mọi dạng tương tác về 1 nguồn gốc.
    Trong vật lý, có nhiều cái chúng ta phải công nhận như là tiên đề, và dựa trên những tiên đề đó mà tìm hiểu, phân tích tiếp thế giới. Cho đến nay, định luật vạn vật hấp dẫn: mọi vật có khối lượng đều hấp dẫn nhau, vẫn được coi như 1 tiên đề, không cần chứng minh mà chỉ có thể chứng thực. Ngay cả tương tác tĩnh điện cũng như vậy thôi, nếu như bạn đặt câu hỏi: tại sao 2 hạt tích điện trái dấu hút nhau và 2 hạt cùng dấu đẩy nhau? Nếu có ai trả lời bạn là vì chúng có điện trường cùng hoặc trái dấu, thì bạn có thể đặt tiếp câu hỏi: tại sao hạt tích điện lại sinh ra điện trường xung quanh nó? Hay: tại sao 2 điện trường cùng dấu sinh lực cản ... vân vân và vân vân ... Rồi đến lúc nào đó người trả lời bạn sẽ phải nói: trời sinh ra thế . Có nghĩa là đã đi đến tiên đề.
    Sự trao đổi hạt graviton mà bạn nhắc đến là 1 sự cố gắng của các nhà vật lý lý thuyết để giải thích tương tác này nhưng chưa thành công, hạt đó hiện mới là nằm trong trí tưởng tượng mà thôi. Mong bạn cứ suy nghĩ tiếp, biết đâu lại tìm ra hướng giải quyết mới cũng nên.
    Còn về nguyên tắc, để chứng minh 1 hạt có tồn tại thực tế hay không thì vì không thể tai nghe mắt thấy = người trần mắt thịt các hạt đó được, nên phải sử dụng các dụng cụ đo đạc. Trước đây người ta sử dụng buồng bọt để chụp các vệt đường đi của hạt, hiện nay người ta dựa vào các tín hiệu điện đo được = các sensor hay detector tính toán ra các đặc trưng của hạt như năng lượng, điện tích, khối lượng, spin, momen trong ... rồi so sánh với lý thuyết mà khẳng định sự tồn tại của hạt đó. Bằng cách đó người ta đã tìm ra hàng loạt các loại hạt, tồn tại thực tế chứ không phải là chụp mũ hay tưởng tượng. Hạt nào được giả định = lý thuyết mà chưa chứng minh được = thực nghiệm thì vẫn coi như không có, như hạt graviton ấy ...
    Được hanman sửa chữa / chuyển vào 18:22 ngày 03/01/2003
  7. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Bạn có câu hỏi rất hay, và thực sự không kém suy nghĩ của các nhà bác học. Vấn đề này đã được đặt ra từ khi định luật vạn vật hấp dẫn (chính là lực hút giữa các vật có khối lượng như bạn thắc mắc) ra đời và đã trở nên sôi nổi hơn khi ông già Eistein thống nhất được 3 dạng tương tác vào 1 lý thuyết là tương tác điện từ, mạnh và yếu, chỉ còn mỗi tương tác hấp dẫn là đứng ngoài hội. Tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn chưa lý thuyết nào chỉ ra một cách thuyết phục về bản chất của lực hấp dẫn để có thể gộp chung mọi dạng tương tác về 1 nguồn gốc.
    Trong vật lý, có nhiều cái chúng ta phải công nhận như là tiên đề, và dựa trên những tiên đề đó mà tìm hiểu, phân tích tiếp thế giới. Cho đến nay, định luật vạn vật hấp dẫn: mọi vật có khối lượng đều hấp dẫn nhau, vẫn được coi như 1 tiên đề, không cần chứng minh mà chỉ có thể chứng thực. Ngay cả tương tác tĩnh điện cũng như vậy thôi, nếu như bạn đặt câu hỏi: tại sao 2 hạt tích điện trái dấu hút nhau và 2 hạt cùng dấu đẩy nhau? Nếu có ai trả lời bạn là vì chúng có điện trường cùng hoặc trái dấu, thì bạn có thể đặt tiếp câu hỏi: tại sao hạt tích điện lại sinh ra điện trường xung quanh nó? Hay: tại sao 2 điện trường cùng dấu sinh lực cản ... vân vân và vân vân ... Rồi đến lúc nào đó người trả lời bạn sẽ phải nói: trời sinh ra thế . Có nghĩa là đã đi đến tiên đề.
    Sự trao đổi hạt graviton mà bạn nhắc đến là 1 sự cố gắng của các nhà vật lý lý thuyết để giải thích tương tác này nhưng chưa thành công, hạt đó hiện mới là nằm trong trí tưởng tượng mà thôi. Mong bạn cứ suy nghĩ tiếp, biết đâu lại tìm ra hướng giải quyết mới cũng nên.
    Còn về nguyên tắc, để chứng minh 1 hạt có tồn tại thực tế hay không thì vì không thể tai nghe mắt thấy = người trần mắt thịt các hạt đó được, nên phải sử dụng các dụng cụ đo đạc. Trước đây người ta sử dụng buồng bọt để chụp các vệt đường đi của hạt, hiện nay người ta dựa vào các tín hiệu điện đo được = các sensor hay detector tính toán ra các đặc trưng của hạt như năng lượng, điện tích, khối lượng, spin, momen trong ... rồi so sánh với lý thuyết mà khẳng định sự tồn tại của hạt đó. Bằng cách đó người ta đã tìm ra hàng loạt các loại hạt, tồn tại thực tế chứ không phải là chụp mũ hay tưởng tượng. Hạt nào được giả định = lý thuyết mà chưa chứng minh được = thực nghiệm thì vẫn coi như không có, như hạt graviton ấy ...
    Được hanman sửa chữa / chuyển vào 18:22 ngày 03/01/2003
  8. apple4u

    apple4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Thế có bao giờ hai hạt có khối lượng mà đẩy nhau không?
    Trong trường hợp một phản vật chất và một vật chất thì chúng hút hay đẩy nhau???

  9. apple4u

    apple4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Thế có bao giờ hai hạt có khối lượng mà đẩy nhau không?
    Trong trường hợp một phản vật chất và một vật chất thì chúng hút hay đẩy nhau???

  10. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nghĩ, bất cứ vật nào có khối lượng cũng đều tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn, do đó chúng chỉ có hấp dẫn nhau mà thôi ... Còn nếu chúng đẩy nhau thì là do lực khác tác động rồi.
    Về vật chất và phản vật chất thì có lẽ nằm ngoài phạm vi của định luật này, khi gặp nhau thì xảy ra tương tác huỷ chất và sinh ra photon chứ không hút hay đẩy nhau. Đấy là tôi nghĩ thế.

Chia sẻ trang này