1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn thêm về trọng lực !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi chieuhuonggiang, 01/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Những người theo trường phái sóng hấp dẫn tiên đoán một hiện tương kỳ diệu là sự biến hoá hấp dẫn thành các hạt như electron và pizitron (chúng phải sinh ra theo cặp), proton và phản proton,vv..

    Vấn đề được xem xét như sau:

    Sóng hấp dẫn đi tới một vùng nào đó của không gian. Ở một thời điểm xác định đó giảm xuống một cách đột ngột từng bước và đồng thời xuất hiện cặp electron và pozitron chẳng hạn. Cũng vậy có thể mô tả sự giảm theo bước nhảy của độ cong không gian đồng nghĩa với sự sinh hạt.
    Có nhiều ý định chuyển vấn đề này sang ngôn ngữ của cơ học lượng tử. Người ta đưa vào xem xét những hạt (graviton) để so sánh với hình ảnh phi lượng tử của sóng hấp dẫn. Trong các tài liệu vật lý có lưu hành thuật ngữ "Sự biến đổi các Graviton thành những hạt khác ". Hơn thế các biến đổi này về nguyên tắc có thể xảy ra giữa các Graviton và bất kỳ loại hạt nào. Vì không có hạt nào là không nhạy cảm đối với sự tác dụng của lực hấp dẫn.
    Mặc dù sự biến đổi này có xác suất rất nhỏ, nghĩa là hiếm xảy ra , nhưng ở quy mô vũ trụ chúng có thể là những biến đổi có tính nguyên tắc .
    Tuy nhiên hiện nay cũng chưa rõ rằng trong thực tế những hiện tượng đó có thật sự xảy ra hay không.
    A person start to live when he can live outside himself
  2. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Các hạt giả định, các" lượng tử" của trường hấp dẫn gọi là Graviton. ta có thể định nghĩa chúng như sau:
    Ta quy ước rằng tất cả các hạt tự phát ra Graviton. Giả sử rằng cường độ bức xạ của graviton càng lớn nếu "nhiệt độ hạt nhân" -- dự trữ năng lượng bên trong hạt nhân càng lớn , cũng giống như cừng độ bức xạ lượng tử ánh sáng ( độ trưng của vật) sẽ càng lớn nếu nhiệt độ của nó càng lớn . Tuy nhiên , có lẽ năng lượng bức xạ của Graviton phải phụ thuộc rất yếu vào nhiệt độ bên trong hạt nhân.
    Vì mọi hạt cơ bản ngay ở trạng tghái điểm không , không bi kích thích , cũng mạch động, dao động với tần số cỡ 10mũ23--10mũ24 Hz, và những dao động đó không phải diễn ra trong chân không mà cả trong trường, tức là trong môi trường có đối áp suất, nên ta có thể giả thiết rằng sau mỗi dao động hạt sẽ trao một phần năng lượng nhỏ không đáng kể cho môi trường xung quanh. Chúng ta gọi chính đương lượng chất của năng lượng đó là Graviton . Ta hiểu đượng lượng là năng lượng chia cho bình phương tốc độ ánh sáng. Tiếp theo cần giả thiết rằng số Graviton phát ra , tức là năng lượng mất đi , ở mức độ lích thích cho trước sẽ tỷ lệ với khối lượng(năng lượng) của hạt phát ra Graviton.
    Ta hãy tưởng tượng mô hình sau đây . Ta đặt hai ống hở cả hai đầu trên cùng một phương sao cho hai đầu ống cách nhau một khoảng nào đó . Chất nổ cháy cả trong hai ống và các khí --sản phẩm cháy-- pghóng ra theo hai đầu hở của cả hai ống.
    Thoạt nhìn ta tưởng rằng do các tia khí các ống sẽ đẩy nhau . Song lại xảy ra điều ngược lại--các ống tiến lại gần nhau. Vấn đè là ở chỗ giữa chúng xuất hiện một vùng áp suất đã tăng cao, dòng chảy về phía nó yếu đi và phản lực của các tia thoát ra khỏi các lỗ đối diện sẽ làm ống dịch lại gần nhau.
    Bây giờ ta hãy tưởng tượng hai vật phát ra Graviton về mọi phía. Cường độ trường hấp dẫn giữa các vật tất nhiên sẽ lớn hơn so với ở các hướng khác và cả hai vật sẽ phát về phía trường có cường độ lớn nhất đó ít Graviton hơn là về các phía khác. chính tác dụng phản lực của các Graviton phóng ra từ các hướng đối diện nhau đã đẩy các vật lại gần nhau.
    A person start to live when he can live outside himself
  3. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Các hạt giả định, các" lượng tử" của trường hấp dẫn gọi là Graviton. ta có thể định nghĩa chúng như sau:
    Ta quy ước rằng tất cả các hạt tự phát ra Graviton. Giả sử rằng cường độ bức xạ của graviton càng lớn nếu "nhiệt độ hạt nhân" -- dự trữ năng lượng bên trong hạt nhân càng lớn , cũng giống như cừng độ bức xạ lượng tử ánh sáng ( độ trưng của vật) sẽ càng lớn nếu nhiệt độ của nó càng lớn . Tuy nhiên , có lẽ năng lượng bức xạ của Graviton phải phụ thuộc rất yếu vào nhiệt độ bên trong hạt nhân.
    Vì mọi hạt cơ bản ngay ở trạng tghái điểm không , không bi kích thích , cũng mạch động, dao động với tần số cỡ 10mũ23--10mũ24 Hz, và những dao động đó không phải diễn ra trong chân không mà cả trong trường, tức là trong môi trường có đối áp suất, nên ta có thể giả thiết rằng sau mỗi dao động hạt sẽ trao một phần năng lượng nhỏ không đáng kể cho môi trường xung quanh. Chúng ta gọi chính đương lượng chất của năng lượng đó là Graviton . Ta hiểu đượng lượng là năng lượng chia cho bình phương tốc độ ánh sáng. Tiếp theo cần giả thiết rằng số Graviton phát ra , tức là năng lượng mất đi , ở mức độ lích thích cho trước sẽ tỷ lệ với khối lượng(năng lượng) của hạt phát ra Graviton.
    Ta hãy tưởng tượng mô hình sau đây . Ta đặt hai ống hở cả hai đầu trên cùng một phương sao cho hai đầu ống cách nhau một khoảng nào đó . Chất nổ cháy cả trong hai ống và các khí --sản phẩm cháy-- pghóng ra theo hai đầu hở của cả hai ống.
    Thoạt nhìn ta tưởng rằng do các tia khí các ống sẽ đẩy nhau . Song lại xảy ra điều ngược lại--các ống tiến lại gần nhau. Vấn đè là ở chỗ giữa chúng xuất hiện một vùng áp suất đã tăng cao, dòng chảy về phía nó yếu đi và phản lực của các tia thoát ra khỏi các lỗ đối diện sẽ làm ống dịch lại gần nhau.
    Bây giờ ta hãy tưởng tượng hai vật phát ra Graviton về mọi phía. Cường độ trường hấp dẫn giữa các vật tất nhiên sẽ lớn hơn so với ở các hướng khác và cả hai vật sẽ phát về phía trường có cường độ lớn nhất đó ít Graviton hơn là về các phía khác. chính tác dụng phản lực của các Graviton phóng ra từ các hướng đối diện nhau đã đẩy các vật lại gần nhau.
    A person start to live when he can live outside himself
  4. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Trong thí nhiệm với các ống của chúng ta, ngoài phản lực còn có lực đẩy của áp suất đã tăng cao giữa các đầu ống gần nhau tác dụng. Trong trường hợp hai vật hút nhau cũng tồn tại lực đẩy như vậy của trường. Nhưng chỉ có điều, như các tính toán cho thấy , lực ấy nhỏ hơn lực hút rất nhiều . Nhưng nếu tưởng tượngmột chất có mật độ rất lớn , cỡ 10mũ95g/cm3, thì cường độ và áp suất của trường hấp dẫn quanh những vật như thế sẽ lớn tới mức lực đẩy sẽ cùng cỡ với lực hút . Và không thể tưởng tượng một chất có mật độ lớn hơn : nó sẽ rời ra và các mẫu của nó không hút nhau mà lại đẩy nhau.
    Vì trưởng hấp dẫn có năng lượng , nghĩa là nó có cả khối lượng nên các vật phát ra Graviton sẽ mất khối lượng. Đén lượt chúng có thể cho rằng hai Graviton khi va chạm có thể tạo nên một cặp hạt, electron và pozitron chẳng hạn, mà sau có thể biến thành Graviton.Hnưng để hai Graviton khi va chạm sẽ làm nảy sinh hai hạt hay trái lại, để khi các hạt tương tác với nhau sẽ làm tăng số Graviton thì cần phải có những năng lượng khổng lồ ngay cả tia vũ trụ cũng chưa đạt được. Bởi thế những quá trình đó có xác suất rất nhỏ . QWúa trình bức xạ Graviton có xác suất lớn hơn nhiều.
    Vì mỗi Graviton mang theo mình một phần khối lượng của hạt cơ bản sinh ra nó nên khi biết năng lượng Graviton ta có thể tính cả thời gian để mỗi hạt cơ bản giảm đi dù chỉ ra một nữa. nói cách khác ta có thể tính được chu kỳ bán rã của vật chất . tức là chu kỳ biến đổi của nó thành trường hấp dẫn.
    Như tính toán cho thấy , khối lượng của Graviton nhỏ không đáng kể -- gần 10 mũ âm64g. Vì thế khối lượng của proton là 1,67nhân 10mũ âm 27g nên nó sẽ giảm đi một nữa sau vài chục tỷ năm. Đó cũng chính là chu kỳ bán rã của Proton.
    Nếu cho rằng mật độ của Graviton tương ứng với mật độ prôtn thì bán kính ước định của Graviton cũng rất nhỏ: nó gần bằng 2.10mũ âm 27 cm. Để so sánh ta háy nhớ rằng bán kính của proton là 1,5 . 10mũ âm 13cm.
    Ngày nay các nhà khoa học tin rằng đúng là mọi cái đều ảnh hưởng đến cường độ phân rã của các hạt nhân: cả môi trường hoá học trong đó có hạt nhân phân rã, cả trường từ và trường hấp dẫn bao quanh nó , cả nhiệt độ , cả áp suất . Rõ ràng ngay cả sự phân rã của các hạt cơ bản , sự phát Graviton của chúng , cũng phải liên quan tới nhiều hiện tượng vật lý khác , ta không tyhể nào xem xet nó tách rời những hiẹn tượng đó .
    Theo các giá tri khối lượng và thể tích thì có thể công nhận Graviton là một tầng mới trong cấu trúc của hạt vật chất , những "viên gạch" siêu cơ bản nào đó hợp thành một lớp hạt vật chất tiếp theo. Chúng cũng liên quan tới các hạt cơ bản với mọi biến đổi và tính chất kỳ lạ của chúng như các hạt cơ bản liên quan tới nguyên tử.
    A person start to live when he can live outside himself
  5. dacthang

    dacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Trong thí nhiệm với các ống của chúng ta, ngoài phản lực còn có lực đẩy của áp suất đã tăng cao giữa các đầu ống gần nhau tác dụng. Trong trường hợp hai vật hút nhau cũng tồn tại lực đẩy như vậy của trường. Nhưng chỉ có điều, như các tính toán cho thấy , lực ấy nhỏ hơn lực hút rất nhiều . Nhưng nếu tưởng tượngmột chất có mật độ rất lớn , cỡ 10mũ95g/cm3, thì cường độ và áp suất của trường hấp dẫn quanh những vật như thế sẽ lớn tới mức lực đẩy sẽ cùng cỡ với lực hút . Và không thể tưởng tượng một chất có mật độ lớn hơn : nó sẽ rời ra và các mẫu của nó không hút nhau mà lại đẩy nhau.
    Vì trưởng hấp dẫn có năng lượng , nghĩa là nó có cả khối lượng nên các vật phát ra Graviton sẽ mất khối lượng. Đén lượt chúng có thể cho rằng hai Graviton khi va chạm có thể tạo nên một cặp hạt, electron và pozitron chẳng hạn, mà sau có thể biến thành Graviton.Hnưng để hai Graviton khi va chạm sẽ làm nảy sinh hai hạt hay trái lại, để khi các hạt tương tác với nhau sẽ làm tăng số Graviton thì cần phải có những năng lượng khổng lồ ngay cả tia vũ trụ cũng chưa đạt được. Bởi thế những quá trình đó có xác suất rất nhỏ . QWúa trình bức xạ Graviton có xác suất lớn hơn nhiều.
    Vì mỗi Graviton mang theo mình một phần khối lượng của hạt cơ bản sinh ra nó nên khi biết năng lượng Graviton ta có thể tính cả thời gian để mỗi hạt cơ bản giảm đi dù chỉ ra một nữa. nói cách khác ta có thể tính được chu kỳ bán rã của vật chất . tức là chu kỳ biến đổi của nó thành trường hấp dẫn.
    Như tính toán cho thấy , khối lượng của Graviton nhỏ không đáng kể -- gần 10 mũ âm64g. Vì thế khối lượng của proton là 1,67nhân 10mũ âm 27g nên nó sẽ giảm đi một nữa sau vài chục tỷ năm. Đó cũng chính là chu kỳ bán rã của Proton.
    Nếu cho rằng mật độ của Graviton tương ứng với mật độ prôtn thì bán kính ước định của Graviton cũng rất nhỏ: nó gần bằng 2.10mũ âm 27 cm. Để so sánh ta háy nhớ rằng bán kính của proton là 1,5 . 10mũ âm 13cm.
    Ngày nay các nhà khoa học tin rằng đúng là mọi cái đều ảnh hưởng đến cường độ phân rã của các hạt nhân: cả môi trường hoá học trong đó có hạt nhân phân rã, cả trường từ và trường hấp dẫn bao quanh nó , cả nhiệt độ , cả áp suất . Rõ ràng ngay cả sự phân rã của các hạt cơ bản , sự phát Graviton của chúng , cũng phải liên quan tới nhiều hiện tượng vật lý khác , ta không tyhể nào xem xet nó tách rời những hiẹn tượng đó .
    Theo các giá tri khối lượng và thể tích thì có thể công nhận Graviton là một tầng mới trong cấu trúc của hạt vật chất , những "viên gạch" siêu cơ bản nào đó hợp thành một lớp hạt vật chất tiếp theo. Chúng cũng liên quan tới các hạt cơ bản với mọi biến đổi và tính chất kỳ lạ của chúng như các hạt cơ bản liên quan tới nguyên tử.
    A person start to live when he can live outside himself
  6. chieuhuonggiang

    chieuhuonggiang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2002
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    tôi đã trở về sau một năm xa mái nhà này
    bà con ơi
    lại đây nào
  7. nguyentranquocthinh

    nguyentranquocthinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi các bác là người ta làm thế nào để tạo ra phòng thí nghiệm không trọng lực trên trái đất, các bác trả lời giùm được không, tôi tìm mãi trên Gugô mà vẫn chửa ra nữa! Xin cảm ơn nhiều nhé

Chia sẻ trang này