1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn thên về ???Kỹ thuật quay tại chỗ trong Spot Turn(Rumba,Chacha...)-

Chủ đề trong 'Dancing' bởi Prebronzer, 02/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Bàn thên về ?Kỹ thuật quay tại chỗ trong Spot Turn(Rumba,Chacha...)-

    Trên diễn đàn đã có một chủ đề liên quan đến nội dung này tuy nhiên còn nhiều chỗ còn chưa có câu trả lời, hay còn đang treo (hold), nhân tiện thấy trên các trang Web có uy tín thế giới đang quay lại bàn vấn đề nàyảipebronzer cũng xin có một vài đóng góp, xin hiểu việc đóng góp chỉ nhằm cùng hiểu rõ thêm về vấn đề , chứ không muốn tranh cãi cụ thể ai là người đúng ai là người sai (việc này thực ra không quan trọng). Xin đưa lại một số điểm trong nội dung đã bàn :
    ------------------------------------
    Spot Turn là các bước đi forward, không phải bắt chéo chân. "Bắt chéo 2 chân" và "chéo chân" khác nhau ở điểm nào? ....

    Ở đây tôi đang giải thích theo một cách để có thể dễ hiểu nhất bằng tiếng VIỆT. Và ở đây là "bắt chéo 2 chân với hai mũi chân quay vào nhau" chứ không phải là "Bắt chéo 2 chân" , và "chéo chân (với cảm giác như là đi vòng vậy) với mũi chân chếch ra phía sau" chứ không phải là "chéo chân" . ....

    Hình vẽ này mô tả kỹ thuật Spot Turn trong Rumba .......

    Như thế này thì hầu chân không quay hầu như là không chuyển vị trí ra chỗ khác ạ, chỉ di chuyển tại chỗ? Nhưng như thế này làm sao quay đủ một vòng ạ? khó quá, dễ ngã như chơi, ai giải thích kỹ chút hộ em với. .......
    --------------------------------------
    Rất tiếc prebronzer không tham dự buổi tập kỹ thuật các bạn. Nhưng xin chỉ đưa ra một vài nhận xét qua bài viết và thực hành trên sàn.
    Hiện nay các bạn từ một lò lớn của Hà Nội thường quay bước này với kỹ thuật bắt chéo chân, vì prebronzer, thấy thầy dạy cũng thực hiện như vậy. Theo prebronzer biết có một kỹ thuật bắt chéo chân rất hay dùng trong các điệu Latin, có tên gọi là " Cuban cross". Tuy nhiên kỹ thuật này không áp dụng trong Spot Turn. Có lẽ do nhầm lẫn áp dụng vào nên mới bị bắt chéo chân và đúng là "Nhưng như thế này làm sao quay đủ một vòng ạ? khó quá, dễ ngã như chơi".
    Về hình vẽ rất đẹp mô tả kỹ thuật rất đẹp nhưng hình như không đúng hướng cho tùng bước chân khi thực hiện kỹ thuật này.
    Xin mô tả lại kỹ thuật bước này ( cho nam và ở điệu Rumba, quay qua trái) : Xuất phát mặt hướng tường.
    1- Chân phải tiến cùng trục với chân trái , quay trái 1/4 ( 90 độ) (hướng dọc đường nhảy - vuông góc với tường), rồi quay thêm 1/2 ( 180 độ), cuối bước chân phải lùi.
    2- Chuyển trọng tâm qua chân trái. Do quay 180 độ, lúc này lưng ngược hướng đường nhảy.
    3- Chân phải sang ngang, quay trái tiếp 1/4 ( 90 độ), mắt lại trở về hướng xuất phát (hướng tường).
    Nếu thực hiện như trên, không có lúc nào chân bắt chéo cả và chắc chắn sẽ không loạng choạng và quay đủ một vòng.
    So sánh hướng của các bước thì trong hình vẽ có nhiều điểm chưa chính xác.
    Tương tự các bạn có thể suy ra cho quay qua phải và chonữ.




    Prebronzer
  2. manhcuong

    manhcuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2001
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Mỗi bài viết đều có tính lịch sử của nó. Bạn có biết vào thời điểm đó có mấy người biết tới những tên bước nhảy bằng tiếng Anh? Huống hồ chi tiết kỹ thuật. Những hình vẽ cũng có tính tích cực của nó, cho dù chưa chính xác hoặc không lột tả hết được kỹ thuật. Ngay cả học từ băng hình chăng nữa, người ta vẫn cứ phải đọc sách cơ mà! Cho tới thời điểm này, khi mà có khá nhiều bạn đã hiểu được, thậm chí đam mê nghiên cứu thì việc đề cập tới mô tả kỹ thuật mới là khả thi!
    Bạn hiểu nhầm ý trong cuốn mô tả kỹ thuật rồi. Tôi xin trích nguyên văn tiếng Anh ở đây (bước nam)
    Foot Position: "RF fwd in line with LF, then turn to end RF back"
    Amount of Turn: "1/4 to L, then a further 1/2"
    Cần hiểu là sau bước quay trái 1/4 và 1/2 đó kết thúc với chân phải ở phía sau nhé, bạn hiểu nhầm thành bước chân phải lùi, làm sao để lùi chân phải khi trọng tâm cơ thể bạn đang ở trên đó được đây??
    Thân,
    DMC
  3. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    ---------------------------------------
    Cần hiểu là sau bước quay trái 1/4 và 1/2 đó kết thúc với chân phải ở phía sau nhé
    -------------------------------------
    Đúng là dịch hơi loạng quạng chỗ này (vì dịch song rồi không thử thực hành lại) , RF back là chân phải đằng sau chân trái chứ không phải là lùi ( trọng tâm trên chân phải).
    Nhưng tại sao những điều tranh cãi về kỹ thuật đã đi vào lịch sử lại không up-dated nhỉ?
    Vì một ai đó bất chợt đọc rồi thực hành như chúng ta đã viết và vẽ thì, những ý định tốt đôi khi thành ra phản tác dụng.
    Về điều tế nhị bạn nói, thì prebronzer đã tu luyện qua cả hai lò luyện khiêu vũ mà các bạn đang "tế nhị với nhau", mới chơi môn này nhưng cũng đã đủ lý luận, tài liệu chuẩn mực và hiểu biết (bằng con đường tự mình nhặt nhạnh khắp nơi) để phân biết đâu là đúng đâu là chưa đúng.
    Nếu quan xét trên sàn và nhảy cùng, chắc bạn có thể biết rất rõ bạn nào học ở lò nào.
    Điều đáng nói ở đây là, nếu cùng thực hiện đúng thì khó phát hiện, mà cũng chẳng phát hiện để làm gì. Nhưng thực hiện sai thì rất dễ phát hiện vì các bạn cùng lò sẽ sai rất giống nhau.Thậm trí có người đã thử thống kê những gì chưa ổn cho từng lò. Việc này hoàn toàn không phải lỗi của người học.
    Để tránh việc này có lẽ nên có mục những lõi thường mắc trong thực hành khiêu vũ cho từng bước, cho từng điệu. Và ai thấy mắc lỗi nào sửa lại lỗi đó. Hãy quên đi mình học ở đâu và những ân oán giang hồ không có gì liên quan đến khiêu vũ của các ông thày, cho qua đi xuất xứ và nguồn gốc của nó mà hãy cùng nhau chỉ ra và khắc phục những lỗi còn tồn tại để cho khiêu vũ của ta cũng như mọi thực khác hoà nhập với thiên hạ.
    Nếu nhận ra sai thì có thể sẽ sửa được chứ sai mà tưởng là đúng thì sẽ chẳng bao giờ sửa được, có phải không!
    Prebronzer
  4. KT-NV

    KT-NV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Cái trục mà Pre nói là trục nào vậy? Đi qua những điểm nào?
    KTNV
  5. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Thực ra vẫn nói là chân phải hay chân trái tiến hay lùi, nhưng hay thật chân lại rời ra khỏi thân mà tiến hay lùi một mình à! Phải nói là bàn chân đúng không, nhưng lại có người lại bảo prebronzer là chân là đủ rồi không nói bàn chân, nhiêu khê quá, vậy thì chân hay bàn chân đây, thiên hạ bẻ chữ kinh quá. Xin đưa ra những điều dù là ngớ ngẩn hay ngô ngê để có chuyện để thiên hạ bàn. Cái chữ F là bàn chân và xin quí vị là trục hiểu là trục của bàn chân.
    À tiện thể xin hỏi "Kẻ chỉ trích. Tôi thích chỉ trích, và chỉ trích rất dai" đã biên tập song tài liệu của ISTD chưa và đã phân phối được cho nhung ai rồi! Prebronzer quen một ông thày dạy nhảy rất hay nói đến vì mọi người, vì khiêu vũ của cả nước ta và nhiều thứ cao xa, nhưng ông ấy làm và nói thì chỉ vì mình thôi, cậu có phải là học trò của ông ta không?
    Prebronzer
  6. KT-NV

    KT-NV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ là Pre đã lại hiểu sai cái gì đó rồi. Tôi nhớ là không có từ "trục" nào trong đó cả. Nguyên văn của nó là "RF fwd in line with LF" phải không nào? Thế có từ "trục" ở chỗ nào vậy? Bạn thử tra lại từ điển xem cụm từ "In the line with" nghĩa là gì nhé.
    Làm việc gì cũng cần có cái tâm, đúng không? Câu này là của bạn đấy. Cho dù tôi là kẻ hay chỉ trích thật, nhưng không phải không có lý do. Bạn thử xem đã có ai mang những tài liệu kiểu thế này để công bố rộng rãi chưa, hay cũng giấu diếm đọc một mình. Nhưng cũng không ai làm việc không công cả. Đặt bạn vào vị trí của tôi, bạn có dám phân phát bản phôtô những cuốn sách bạn có hay không nào? Tôi thấy bạn nói có những cuốn tự học dễ hiểu lắm, rất tốt cho những người ham tìm hiểu. Để xem bạn có phải là người rộng rãi không nào, còn KT-NV tôi chắc cũng chưa dám đạt tới mức ấy.
    Đáng tiếc là tôi mới chỉ phân phối được một vài bộ mà thôi (Vì có một số bạn hỏi nhưng rồi lại không mua, không hiểu vì sao). Có thành ý là một chuyện, nhưng rồi được đáp lại ra sao thì lại là chuyện khác. Hay là cũng không có nhiều người muốn đi sâu nghiên cứu cái nghệ thuật khiêu vũ này như chúng ta??
    Câu nói của bạn cũng nhiều ẩn ý đấy. Nhưng hy vọng những điều tôi nói trên đây đã giải thích cái ý chính rồi. Còn cái ý thứ nữa mà tôi muốn nói, bạn có cái nhìn còn khá phiến diện đấy, không lẽ chỉ có vài vũ sư ấy là có được học trò như KT-NV này hay sao???
    KTNV
  7. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Prebronzer không định trả lời nhưng coi đây là lần cuối thổ lộ về quan điểm của mình : chúng ta trao đổi không phải để cho chính cái tôi của mình mà phải có gì công hiến cho mọi người. Có nhiều kẻ hênh hoang cho là mình thật giỏi nhưng chẳng để làm gì và cũng chẳng vì ai, thì cũng thành kẻ bỏ đi. Trên diễn đàn đôi chỗ, cứ như đôi co nhau để ra oai mà thiện hạ mà chẳng thấy có nội dung gì mới cả. Đã từ lâu Prebronzer không đọc tiếng Anh bằng từ điển. Khi ta có một cuối sách trong tay ta cứ tưởng nó là nhất trên đời .Ta cũng tửơng thiên hạ cũng chỉ có một cuốn, nhưng hỡi ôi cuốn này mô tả thế này cuốn khác mô tả khác. Hãy cố dùng tiếng Việt mô tả cho mọi người cùng hiểu, ví dụ như sách này Tây nói nói là hai bàn chân thẳng hàng sách khác nó bảo là cùng trục. Xin từ bỏ sự lệ thuộc vào sách mình có, vài ba cái chữ tây, lệ thuộc vào cái ông thày mà mình tưởng là giỏi, mà hãy đọc, nói và viết bằng tiếng Việt, bằng chính bằng ý nghĩ của mình, để cho ai cũng đọc được ai cũng hiểu được.
    Prebronzer
  8. KT-NV

    KT-NV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Phải rồi bạn Pre, ngay cả Spot Turn đấy thôi! Sách thì bào quay 1/4 rồi tiếp 1/2 ở phách 2. Sách thì bảo là quay 1/4 ở 2, rồi 1/2 ở 3. Cái này thì tôi cũng thấy thấm thía. Nhiều khi bản thân sách cũng sai, như cái Tipple Chasse trong QuickStep chẳng hạn. Thật hết chỗ nói!
    KTNV
  9. PantherSon

    PantherSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    * Quay 1/4 ở phách 2, 1/2 ở phách 3:
    Đây là quay Spot Turn bình thường. Trước khi quay thì không có thêm chuyển động nào. Nếu quay whole turn thì phách 4 sẽ hoàn thành nốt góc 1/4.
    * Quay 1/4 ở cuối figure trước, 1/2 ở phách 2:
    Cái này là một trường hợp đặc biệt của Spot Turn, tên là Switch Turn. Ta sẽ đếm cả nhịp nhạc 4 phách là 1&234.
    - Động tác quay đầu tiên, 1/4, vào giữa phách 1 (cuối figure trước) và phách 2 (đầu figure sau), đếm là &.
    - Phách 2 (bước 1) quay tiếp 1/2.
    - Phách 3 (bước 2) chuyển trọng tâm sang chân kia, không quay.
    - Phách 4 (bước 3) hoàn thành nốt góc 1/4
    Cái động tác quay 1/4 đầu tiên là khó nhất. Phải đủ nhanh để quay ngay trước khi vào phách 2. Nhưng nếu vội vàng quá mà quay từ trước phách 1, hoặc quay ở phách 1, thì bước đi trông không có nét, rất mờ nhạt. Để thực hiện figure Switch Turn này, người nhảy phải có kỹ thuật quay tốt, mà cụ thể là lực / tốc độ quay phải cực tốt. Các cặp nhảy trình độ cao thường nhảy Switch Turn thay cho Spot Turn thông thường, đặc biệt là Solo Switch Turn.
    Thân mến,
    PantherSon
  10. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Prebronzer có cảm giác, trên diễn đàn, nhiều bạn đang quá lệ thuộc vào các tài liệu của ISTD đưa ra coi như là tham khảo tham khảo duy nhất. Nhưng thực đây không phải là cuốn sách cho người học, nhất là tự học khiêu vũ, mà chỉ là cuốn sách để các vũ sư sau khi đã học hành nghiêm chỉnh có một tài liệu để hệ thống hoá những gì đã học hay khi dạy học. Trong tài tài liệu có rất nhiều điểm viết mặc định như là chúng ta học rất cơ bản hệ thống theo các chương trình dạy học của ISTD. Phải khẳng định cái tài liệu của ISTD ( hay của IDTA) là những tài liệu rất tốt, nhưng trước khi đọc và hiểu chúng cũng cần có những trang bị kiến thức rất bài bản. Trong thư mục sách khiêu vũ, có nhiều các tài liệu giúp cho chúng ta học khiêu vũ ( không phải là vũ sư) vừa dễ dàng và tường minh hơn, ví dụ như cuốn "Ballroom Dancing" của Alex Moore chẳng hạn.
    Về Spot Turn & Swicht Turn hay còn nhiều thứ khác như Curl and Spiral trong Rumba, là những vấn đề kỹ thuật thoạt nhing như là tương tự nhưng khi nghiên cứu kỹ một chút chúng có chi tiết về kỹ thuật khác nhau. Chắc chúng ta còn phải bàn nhiều hơn và dài hơn để có thể hiểu thật thấu đáo những chuyện bếp núc của khiêu vũ.
    Prebronzer

Chia sẻ trang này