1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn thích giải bóng đá nào nhất

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi binhnaif, 06/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sheva_king

    Sheva_king Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Binhnaif lởm thật đem Okocha đi so sánh với các cầu thủ Milan, Inter mới nguy hiểm chứ. Okocha cách đây hơn 10 năm là một cầu thủ rất có triển vọng của bóng đá thế giới với kỹ thuật siêu đẳng nhưng đến bây giờ vẫn chỉ là 1 cầu thủ có triển vọng mặc dù đã đầu 3 bởi vì lối chơi thiếu hẳn 1 cái đầu . Cầu thủ này sẽ rất nổi ở những giải đấu thiếu tính tổ chức. Hãy xem Kaka một cầu thủ có kỹ thuật tuyệt hảo nhưng rất đồng đội ( lời khen của Pelé). Nói tóm lại chắc là không thức được khuya nên chỉ xem được Primier League .
    Phong độ là nhất thời chỉ có đẳng cấp mới là vĩnh cửu !
  2. binhnaif

    binhnaif Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    hôm qua Inter đã đá không dúng sức mình đặc biệt là hàng tiền đạo, cả Vieri và Kallon(bị thay ra ).Vieri sử lý bóng rất lúng túng, còn hàng phòng thủ thi tệ ko kém, ko kèm người. CÒn hàng tiền vệ Emre quá ham rê rắt. Còn AC đây là một trận thành công vê phòng ngự(có lẽ tiền đạo đối phương quá lóng ngóng) và đây là một trận thành công với Kaka.
    Kaka thì ko ai có thể phủ nhận tài năng của anh, nhưng kaka lại đá trong tập thể toàn những ông sao nên có nhiều điều kiện để phô diễn tài năng của mình còn Okocha thì ngược lại nhưng anh vẫn thể hiện được tài năng của mình và anh luôn là linh hồn của đội bóng BOL. còn Kaka thì khác thiếu Kaka thì AC vẫ đá hay như thương.

    www.tinphapk44.com
  3. collina

    collina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Bình dạo này bình luận ác thế nhỉ, lại cả Kiên Đức nữa. Nhưng mà Bình ơi mày khen Okocha là chuối rồi, Kaka nó đá trong đội mạnh thế được đá chính đã khó mà đá hay còn khó hơn. Còn Okocha thì là thằng chột làm vua xứ mù, nhưng mà về kỹ thuật thì đúng là rất ngẫu hứng.
    FORZA MILAN !
  4. Nguoiban_ks

    Nguoiban_ks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Một chút tự hào !

    Kinh ngiệm và bản lĩnh đã chiến thắng .
    Kinh ngiệm và bản lĩnh đã mang lại cho ĐH Thuỷ Lợi 3 điểm quí giá .
    Vào trận với quyết tâm tìm kiếm trận thắng đầu tiên , ĐH Thuỷ Lợi (ĐH TL )đã dồn lên tấn công ngay sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài ( Không nhớ tên) , trong 20 phút đầu của trận đấu ĐH Thuỷ lợi đã tạo được không dưới 2 cơ hội nguy hiểm về phía khung thành đội (Phương Đông) , nhưng sự nôn nóng trong một hiệp đấu kém may mắn các TĐ ĐH T L đã không thể kết thúc thành công .
    Và qui luật bất thành văn trong bóng đá đã lại xuất hiện trên SVĐ BK . Phút thứ 25 trong một pha phạt góc , tận dụng sự lơi lỏng ở hàng HV Thuỷ Lợi , số 19 ĐH PĐ đã bạt cao đánh đầu tung lưới ĐH TL mở tỉ số trận đấu . Từ phút này trở đi trận đấu trở lên vô cùng sôi động . Với cuộc rượt đuổi tỉ số vô cùng ngoạn mục .
    Sau bàn thua đầy bất ngờ các cầu thủ ĐH TL đã dồn lên tấn công hòng tìm kiếm bàn thắng san bằng tỉ số, và nỗ lực không biết mệt mỏi của các cầu thủ ĐH TL đã được đền đáp . Cũng từ một pha đá phạt bóng tìm đến cầu thủ số 9 ĐH TL anh này dùng cái đầu "hơi ít tóc" của mình chuyền bóng về phía sau , và bằng một cú Vole gon gàng của cầu thủ số 6 ĐH TL bóng đã nằm gọn trong lưới ĐH PĐ : Tỉ số là 1-1.
    Sang hiệp 2, các cầu thủ ĐH TL lại tiếp tục dồn lên tấn công và có bàn thắng nâng tỉ số lên 2 -1 ở phút thứ 60 . Như được tiếp thêm sức mạnh các cầu thủ ĐH TL liên tục tổ chức các đợt tấn công dồn dập về phía khung thành ĐH PĐ , trong khoảng thời gian 10 phút sau đó nếu không có sự xuất sắc của thủ môn và sự vô duyên của các TĐ ĐH TL thì tỉ số đã là 3 hay 4 - 1.
    Và không dừng tại đó ,từ đây kịch tính lại sẩy ra , phút thứ 72 trong một pha bóng tưởng chừng như không có gì nguy hiểm , một hậu vệ ĐH TL đã lóng ngóng ghi bàn vào lưới nhà : tỉ số là 2 -2.
    Bị gỡ hoà một cách quá bất ngờ và thời gian còn lại là quá ít , tưởng chừng như kết quả trận đấu đã được an bài . Nhưng với kinh ngiệm và bản lĩnh của một đội bóng đã kinh qua rất nhiều trận đấu đỉnh cao ( trong các giải bán ngiệp dư).Cầu thủ số 7của ĐH TL đã ghi bàn thắng quyết định của trận đấu khi thời gian chỉ được tính bằng giây. Và 3 - 2 nghiêng về ĐH TL đã phản ánh đúng cục diện trận đấu.
    Với kết quả này ĐH TL đã vươn lên đứng thứ 2 ở bảng C sau GTVT và còn rất nhiều cơ hội để đi tiếp vào vòng sau .


    <P>Bravo</FONT></P>
    Hè hè, nhắc nhở này: Tại sao lại lạc chủ đề thế. Có thể tạo topic khác. Chú ý nhé.
    Được ninhbinhtown sửa chữa / chuyển vào 21:23 ngày 06/10/2003
  5. binhnaif

    binhnaif Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    bác Kiên đức nhầm chủ đề rồi , lởm quá

    www.tinphapk44.com
  6. Nguoiban_ks

    Nguoiban_ks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Hê hê tui viết nhầm chút thôi .

    Mà Bình Dũng sao mày lấy Okocha để so sanh với Kaka vậy ?
    Lấy một thằng đá bóng đầu đất để so sánh với một cầu thủ có lối đá trí tuệ mà mày cũng so sánh được hả?
    Ít ra mày cung phải lấy những cầu thủ cỡ như Veron để mà so sánh còn tạm được .
    Nhưng PL chỉ là một giải đấu mamg tính giải trí thôi .
    MU đi du đấu vì tiền ...trên các sân cỏ nước Anh mỗi trận đấu lại làm chúng ta liên tưởng đến lễ hội " CHỌI TRÂU" ở ĐỒ SƠN .
    Bóng đá là một môn nghệ thuật mà đã là nghệ thuật thì phải đổ vào đó nhiều trí tuệ , trong khi đó ở PL các cầu thủ đá như nhưng con trâu . Ở S.A các cầu thủ "dùng cái đầu để điều khiển cái chân" còn ở PL các cầu thủ lại làm ngược lại " Lấy cái chân để điều khiển cái đầu " .
    Đá như thế mà cung khen hay .
    Bravo
  7. ninhbinhtown

    ninhbinhtown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2003
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    0
    Trích đăng một bài báo trong Thể thao văn hoá số ra ngày 07-10-2003.
    Dư âm thất bại của các CLB Anh tại vòng đấu bảng CL.​
    PL chưa phải là số 1?​
    Sau cú "hat trick" buồn của MU, Ar và Chel tại CL tuần qua, báo chí Anh đã ngậm ngùi mổ xẻ để tìm ra nguyên nhân. Và họ phải đau đớn đặt câu hỏi "Phải chăng những CLB hàng đầu của anh không mạnh như người ta nghĩ?".
    Hàng tuần, chính báo chí đã hết lời ca ngợi sự hấp dẫn của những trận cầu ở xứ sở sương mù. Thế nên khi MU, Chel và Ar cùng thi đấu không thành công tại giải bóng đá cấp CLB hàng đầu thế giới thì quả là một cú sốc. Đây là những gáo nước lạnh dội vào suy nghĩ bốc đồng rằng giải Ngoại Hạng Anh là giải đấu hay nhất thế giới. Cả ba "đại gia" trên đều thiếu sự vững vàng trong phòng ngự và nếu nhược điểm này không được khắc phục, họ chỉ có thể mơ, chứ đừng nói gì mong chờ, vươn lên đỉnh cao Châu Âu. Ở cuối mùa giải trước. HLV Fergie của MU thừa nhận, nếu MU muốn quay lại đỉnh cao CL họ sẽ phải học hỏi lối chơi chặt chẽ của giải SA "Tất cả các đội vô địch CL hay thậm chí là nhà VĐTG đều có hàng thủ cực mạnh. Cách chơi bóng của chúng tôi quá cởi mở. Một phần do phong cách của giải Ngoại hạng anh, một phần do các cầu thủ chưa có kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao". 5 tháng đã trôi qua nhưng mọi chuyện chẳng chuyển biến nhiều. Không nghi ngờ gì giải Ngoại hạng Anh hàng tuần là những màn trình diễn hấp dẫn, làm sôi sục trái tim các cổ động viên. Nhưng đó vẫn chỉ là những buổi phô diễn thể lực và sức mạnh, là lối chơi còn đậm nét "kick and rush". Để chiến thắng ở trình độ cao nhất, chơi hấp dẫn chưa đủ. Cần có cả quyết tâm và đôi chút láu cá nữa. Phải biết thời điểm ngã thích hợp và cách thức túm áo cản đối phương mà không bị trọng tài phát hiện. Cách chơi này không đường đường chính chính cho lắm nhưng bóng đá nhiều khi là một cuộc chơi "không quân tử". Kết quả mùa giải trước là một minh chứng rõ rệt. Nếu so sánh với những bậc thầy về phòng ngự Serie A hay lối chơi tấn công hào hoa quyến rũ hơn hẳn của RealM và các CLB Tây ban nha khác, giải ngoại hạng Anh chỉ còn cách chấp nhận đứng sau.
    Hàng tuần, các CĐV Anh đổ về sân bóng với mong muốn được xem những trận đấu phóng khoáng cùng hàng rổ bàn thắng. Và các CLB lắm tiền nhiều của đem về những tiền đạo hàng đầu như T Henry (Ar), RV Nistelrooy (MU) và M Owen (Liv) để đáp ứng nhu cầu trên. Những tiền đạo này có thể đá cặp và ghi bàn với bất kỳ đồng đội nào. Thế nhưng, nếu chơi ở Ita hay Tây BN, hẳn số bàn thắng mỗi mùa của họ sẽ khó lên đến hàng chục như tại Anh. Cựu HLV Arsenal, G Graham đã nhận xét rằng do thiếu những hậu vệ tài năng, chuyện ghi bàn ở giải Ngoại Hạng anh dễ hơn người ta tưởng "Ở Anh thiếu những cầu thủ thích chơi phòng ngự. Chúng ta nên đào tạo tinh thần phòng ngự cho ngay cả những cầu thủ ở hàng công. Nếu làm được điều này có nghĩa là đã đặt được nền tảng vững vàng cho việc xây dựng một đội bóng".
    Với MU, Ar và Chel trong lượt đấu vừa qua, nền tảng này vụt biến mất cứ như thể là họ là những lâu đài được xây trên cát. Dù một lượt đấu thảm hại không phải là dấu chấm hết nhưng người ta có thể thấy rằng thật ngây thơ nếu nghĩ tới chuyện các CLB Anh dễ dàng vinh danh trên các đấu trường châu lục. Nếu muốn thành công, hãy xây dựng ngay một nền tảng phòng thủ. Đó là lời khuyên chung cho tất cả các CLB Anh. Còn đây là lời khuyên chân thành của báo giới Anh cho riêng 3 kẻ chiến bại vừa qua:
    MU: HLV Fergie thừa nhận các cầu thủ phải chơi thận trọng hơn. Có nghĩa là trung vệ trụ cột R Ferđinan phải có chiến thuật và khôn khéo hơn nữa. Đã quá nhiều kinh nghiệm chinh chiến tại CL, MU ắt hiểu họ sẽ phải thay đổi thế nào. Nếu R Kean không thể chơi tốt mọi trận, N Butt hay E D Djemba sẽ phải chứng tỏ họ lấp được chỗ trống đó.
    Ar: "Những pháo thủ" không có sức mạnh phòng ngự cho dù Edu chơi cặp với Viera ở khu vực trung tuyến. Nếu các cầu thủ của ông Wenger không đủ sức kiềm chế đối phương, họ sẽ buộc phải chơi tấn công hết mình như ở PL. Dù đây là hành động mạo hiểm nhưng có lẽ còn khá hơn màn trình diễn tệ hại tại Moskva vừa qua.
    Chel: Tốt nhất CLB nên chấm dứt chuyện xáo trộn các vị trí và trung thành với một đội hình xuất phát. Mọi chuyến sẽ ổn thoả với Chel khi các cầu thủ tìm được "tiếng nói chung" cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (có quá nhiều ngoại ngữ được các cầu thủ sử dụng ở CLB này).
    (Trung Sơn).
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Lách cách một chút để các bác đọc chơi!
  8. cumeoxam

    cumeoxam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2003
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    0
    Bộ ba Hà Lan : thời vàng son của Milan AC với lối chơi tấn công đẹp mắt và phòng ngự vững chắc

    Thời thanh niên sôi nổi không để uổng phí
  9. Nguoiban_ks

    Nguoiban_ks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    milan1989[1].jpeg
    Bravo
  10. Nguoiban_ks

    Nguoiban_ks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    ==================================================

    Trích bài từ ...For The Rossoneri in Viet Nam ..
    Milan bay lên cùng những người Hà Lan
    Ý tưởng vĩ đại về bộ ba nổi tiếng Hà Lan này được Berlusconi phôi thai từ năm 1987 khi ông được chứng kiến tài năng trẻ 22 tuổi người Hà Lan Van Basten nhảy cao đánh đầu ghi bàn thắng trong trận chung kết Cúp C2 giữa Ajax Amsterdam với Lokomotive Leipzig. Nhưng Gullit lại là người đến trước tiên. Tài năng 25 tuổi với mái tóc sư tử này đã nằm trong tầm ngắm của Berlusconi từ khi ông chưa về làm Chủ tịch Milan năm 1986. Với 10 triệu bảng, giá kỉ lục năm 1987, Milan đã đưa được ?oQuả bóng vàng Châu Âu? năm đó về với mình. Không lâu sau đó, Sacchi có được một tăng viện nữa, đó là Van Basten, Chiếc giày vàng châu Âu năm 1986 đang bị chấn thương. Tháng 5/1988, một Milan giàu truyền thống nhưng uể oải đã tỉnh giấc ngủ dài. Họ đoạt chức VĐQG Italia năm đó và đó chính là sự mở đầu của một chuỗi dài chinh phục châu Âu và thế giới những năm sau. Bộ 3 chỉ thực sự hình thành sau sự góp mặt của Rijkaard, một sự bổ sung hoàn hảo cho một đội bóng đang chinh phục những đỉnh cao. Chính họ là bộ khung của những chiến thắng lẫy lừng của Milan những năm cuối 80 đầu 90. Đó là những đầu tư hợp lý nhất và hiệu quả nhất của ông trùm truyền thông Berlusconi.
    Ruud Gullit đến Milan năm 1987 sau 3 mùa bóng ở Haarlem, 3 mùa nữa ở Feyenoord và vài mùa giải ở PSV Eindihoven. ?oBông hoa Tuy-lip đen? này là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong lối chơi của Milan. Sacchi mô tả Gullit như một cầu thủ chuyên nghiệp có khả năng hoạt động cao độ với sự cơ động không ngừng và luôn luôn đọc trận đấu rất tốt. Sacchi luôn bố trí Gullit như một tiền vệ tấn công cơ động và đầy màu sắc biến ảo. Nhưng những cuộc phiêu lưu của anh với Milan không liền mạch. Cái tôi quá lớn của Gullit là một trong những nguyên nhân khiến Sacchi ra đi vào năm 1991 và cho đến bây giờ ông vẫn chưa tha thứ cho anh về những cung cách đối xử trịch thượng của anh đối với ông ta.
    Sa sút nhiều sau những chấn thương nặng ở đầu gối, Gullit mất vị trí chính thức của mình ở Milan từ năm 1992, khi Milan tăng viện một loạt ngôi sao nước ngoài khác. Bất mãn vì bị thất sủng, Gullit bỏ đi sang Sampdoria và chơi một mùa giải hay nhất của mình kể từ những năm 80. Anh được gọi lại Milan một thời gian và rồi lại trở về Sampdoria bởi không chịu được cách bố trí đội hình của Capello. Sau 2 mùa bóng ở đây, Gullit sang Anh đá cho Chelsea và trở thành một trong số những nhân vật quan trọng trong đội bóng giúp đội bóng trở lại với đầu trường Châu Âu. Giờ đây, Gullit đang là người tự do. Anh hoàn toàn xa rời bóng đá kể từ khi bị cách chức ở Newcastle. Người ta mô tả anh là một kẻ kênh kiệu, hợm hĩnh, khinh người và là một Don Juan chuyên phiêu lưu tình ái. Nhưng trong mắt của những người hâm mộ Milan, Gullit vẫn nồng cháy, cao thượng và đầy tình vị tha như anh đã từng chứng tỏ trong những năm 80 huy hoàng.
    Không có chút nghi ngờ gì khi nói rằng Marco Van Basten là một trong số những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử của CLB. Sự nghiệp của Van Báten đầy những vinh quang và bi kịch lớn nhất của một cầu thủ: nổi lên nhanh chóng như một tiền đạo toàn tài, một sát thủ của tất cả các hàng phòng ngự nhưng cũng phải kết thúc sự nghiệp của mình trong khi bi kịch khi đang ở trong phong độ đỉnh cao. Chấn thương đã đến với anh ngay trong mùa giải đầu tiên và anh không chứng tỏ được năng lực của mình đến mức người ta nghi ngờ khả năng của anh. Thế nhưng nếu Van Basten đã ghi bàn thì anh sẽ không bao giờ ngừng lại, bất chấp những nỗi đau thể xác sau những pha đá rừng của hậu vệ đối phương. Chính anh là người được Milan ưu ái, giành cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trong thời gian dưỡng thương. Bởi vì đơn giản, Anh là một trong số những người được ưa thích nhất ở đây, sau những cống hiến lớn lao của anh trong 5 năm mang sắc áo đỏ-đen. Trong cuộc thăm dò của tờ La Gazzetta Dello Sport năm 1999,anh được bầu là Tiền đạo xuất sắc nhất thập niên 90, bỏ xa một ngôi sao đương đại là Batistuta và chính anh cũng là một trong những người vĩ đại nhất trong lịch sử CLB. Van Basten chi xếp sau Gianni Rivera trong cuộc bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất thế kỉ của Milan có đúng 1 phiếu.
    Frank Rijkaard là hòn đã tảng ở hàng tiền vệ CLB. Ở Milan, người ta gọi anh là ?oCon báo?. Ở vị trí nào anh cũng toả sáng. Anh là kiểu mẫu của một cầu thủ tiền vệ phòng ngự trong bóng đá hiện đại. Chắc chắn trong phòng ngự, Rijkaard còn rất giỏi trong các pha phát động tấn công và luôn hỗ trợ đắc lực cho hàng tiền đạo. Bàn thắng đầu tiên của anh ở Milan là từ một cú sút xa vào góc chết khung thành Atalanta vào năm 1989. Anh là người ghi bàn thắng duy nhất cho Milan trong trận tranh Cúp C1 năm 1990 với Benfica. Để đến với Milan Rijkaard đã trải qua một cuộc chuyển nhượng lòng vòng sang Bồ Đào Nha với Sporting Lisbon rồi Real Zaragoza của TBN. Nhưng đó chỉ là một biện pháp mang tính hình thức của Berlusconi, khi việc hợp pháp của sự đào ngũ của Rijkaard với Ajax chưa ngã ngũ. Anh đã tìm thấy ở Milan tình cảm quê hương mình với 2 người đồng đội Van Báten và Gullit. Sau khi rời Milan vào năm 1993, Rijkaard trở về Ajax, cùng đội này đoạt Cúp C1trước khi trở thành HLV Hà Lan. Đang tự do sau khi từ chức do thất bại của đội tuyển tại EURO 200, Rijkaard đang chờ sự trở lại của mình ở Milan một ngày gần đây, mà có lẽ là ở băng ghế HLV. Berlusconi lúc nào cũng sẵn lòng đón anh về.
    Sau 5 năm bên nhau, bộ ba Hà Lan chính thức tan rã sau trận chung kết Cúp C1 năm 1993. Chính xác ngày ấy là 26 tháng 5 tại Munich. Đau buồn thay, đó cũng là trận đấu cuối cùng của Van Basten trong màu áo của Milan. Những nuối tiếc, những kỉ niệm vẫn còn và có lẽ sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí của những CĐV Milan về một thời vàng son với 3 anh chàng Hà Lan.

    Bravo

Chia sẻ trang này