1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn thích tác phẩm văn học nào nhỉ ? vào đây chia sẻ nhé..;)

Chủ đề trong '1984 Public' bởi PhongLA, 04/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chocopie2000

    chocopie2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    0
    Cái thùng con
    Chủ quán Sicô, bán hàng ăn ở Êprơvin, dừng xe ngựa trước trại của mụ Magloarơ. Đó là một gã cao lớn trạc bốn mươi tuổi, đỏ đắn, bụng phệ, nghe đồn là ranh ma.
    gã buộc ngựa vào cọc hàng rào, rồi vào trong sân. Gã có chút tài sản giáp với mảnh đất cảu bà lão, mà gã thèm muốn từ lâu. Có đến hai chục lần gã dạm mua, nhưng mụ Magloarơ khăng khăng từ chối. Mụ bảo :
    - Tôi sinh ra ở đây, tôi chết ở đây.
    Gã thấy mụ đang gọt khoai ở trước cửa nhà. Bảy mươi hai tuổi, mụ khô đét, răn reo, lưng còng, nhưng làm lụng dẻo dai như con gái. Sicô thân thiện vỗ vào lưng mụ, rồi ngồi xuống chiếc ghế đẩu cạnh mụ.
    - Thế nào! Bà lão, vẫn khoẻ chứ ?
    - Không đến nỗi, còn bác, bác Prôxpê ?
    - Ấy , Ấy ! đau nhì nhằng ; không thì cũng khá.
    - A`, tốt đấy !
    Rồi mụ chẳng nói gì nữa. Sicô nhìn mụ làm. Những ngón tay khoằm, khẳng khiu, cứng twụa càng cua, nhặt như quắp lấy các củ màu xám nhờ trong giỏ, và xoay xoay rất nhanh, gọt ra từng khoanh vỏ dài bằng con dao cũ mụ cầm trongbàn tay kia. Rồi khi khoai đã vàng nõn, mụ liền ném vào xô nước. Ba con gà mái dạn người, từng con xán vào tận bên váy mụ nhặt vỏ, rồi cun cút chạy đi, mỏ ngậm mồi.
    Sicô ra vẻ bứt dứt, ngần ngại, lo lắng, có cái gì ở miệng mà không thốt ra được. Cuối cùng, gã quyết định :
    - Này, mụ Magloarơ....
    - Bác cần gì hử ?
    - Cái trại này ấy mà, mụ vẫn không muốn bán cho tôi hở ?
    - Chuyện ấy thì không. Không được đâu. Dứt khoát rồi, dứt khoát, bác đừng nói lại nữa.
    - Chả là tôi tìm được cách thu xếp ổn cho cả hai đằng.
    - Gỉ vậy ?
    - Thế này nhé. Mụ bán cho tôi, ấy rồi mà mụ vẫn cứ giữ lấy nó. Mụ không hiểu a` ? Mụ nghe tôi bảo đây.
    Bà lão ngừng gọt khoai, cặp mắt tinh nhanh dưới đôi mi nhăn nheo nhìn gã chủ quán chằm chằm.
    Gã tiếp :
    - Tôi nói rõ nhé. Tôi cho mụ, mỗi tháng trăm rưởi quan. Mụ nghe rành chứ : mội tháng tôi đi xe ngựa đem đến đây cho mụ ba chục đồng êquy loại năm quan. và rồi chẳng có gì khác cả, chẳng có gì hết. Mụ vẫn ở nhà mụ, mụ không bận tâm gì về tôi, mụ chả nợ nần gì tôi sất. Mụ chỉ có việc lấy tiền của tôi thôi. Mụ thấy thế được không >
    Gã nhìn mụ với bộ dạng tươi cười, với bộ dạng vui vẻ...
    bà lão ngắm gã một cách nghi ngại, tìm xem cái bẫy ở chỗ nào. Mụ hỏi :
    - Thế món ấy, là phần tôi; nhưng phần bác, cái trại này; món ấy không đem trại cho bác chứ ?
    gã tiếp :
    - Mụ đừng lo chuyện ấy. Trời cho mụ sống được chừng nào thì mụ vẫn ở đây. Đây là nhà mụ. Có điều mụ làm cho tôi cái giấy chỗ ông công chứng, để rồi sau này tôi được hưởng. Mụ không con cái, chỉ có cháu họ mà mụ chả thiết mấy. Mụ thấy thế được không ? Mụ còn sống thì mụ cứ giữ gìn lấy tài sản của mụ, còn tôi cho mụ mỗi tháng ba chục đồng năm quan. Phần mụ có lợi thôi.
    bà lão vấn ngạc nhiên, lo ngại , nhưng bị hấp dẫn. Mụ đáp :
    - Tôi chả bảo là không. Có điều, tôi muốn suy ngẫm xem thế nào đã. Tuần sau bác đến bàn lại. Ý tôi sao tôi sẽ bảo bác.
    Thế là chủ quán Sicô ra về, hài lòng như vừa chinh phục được một vương quốc.
    Mụ Magloarơ đâm nghĩ ngợi. Đêm sau mụ không ngủ. Bốn ngày trời mụ như bị sốt vì băn khoăn do dự. Mụ cảm thấy rõ trong ấy có cái gì không gay cho mình, nhưng nghĩ đến ba chục êquy hàng tháng ...đến những đồng bạc thật cứ dốc vào tạp dề của mình ... từ trên trời rơi xuống cho mình như thế, chẳng phải làm gì, mụ bồn chồn thèm muốn.
    Mụ bèn đến gặp công chứng và kể lại chuyện. Ông ta khuyên mụ nhận lời với Sicô, nhưng đòi năm mươi êquy chứ không phải ba mươi đồng, vì trại mụ rẻ ra cũng đáng giá sáu ngàn quan. Viên công chứng bảo :
    - nếu bà sống mười lăm năm nữa, thì như thế gã chũng chỉ phái chả có bốn mươi lăm ngàn quan.
    Bà lão run lên khi nghĩ đến năm chục đồng êquy hàng tháng; những vẫn còn nghi ngiạ, sợ trăm ngàn điều bất ngờ, sợ những mưu ngầm, và mụ ngồi lại hỏi han đến tối, không dứt ra về được. Cuối cùng, mụ bảo viên công chứng thảo giấy tờ, rồi ra về bồi hồi rối loạn như thể vừa uống bốn bình rượu táo mới.
    Khi Sicô đến xem mụ trả lời ra sao, mụ để cho gã nài nỉ thật lâu, tuyên bố mình không ưng, song rất sợ gã không thuận đưa năm chục êquy. Cuối cùng, thấy gã nằn nì, mụ nói ra ý mụ.
    gã giật nẩy mình vì thất vọng và gã không chịu.
    Thế là, để thuyết phục gã, mụ bèn luận bàn về tuổi thọ của mình :
    - Chắc tôi chỉ dăm sáu năm nữa là cùng. Bảy mươi ba rồi, mà có khoẻ khoắn gì cho cam, Tối hôm nọ, tôi tưởng mình đứt. người cứ như rỗng ra, họ phải khiêng tôi vào giường đấy.
    Nhưng Sicô không mắc mưu.
    - Thôi thôi, bà lão, bà vững như gác chuông nhà thờ ấy. Xoàng ra bà cũng sống đến trăm linh mười tuổi. Bà sẽ đưa ma tôi, dám chắc như thế.
    - Mất cả một ngày bàn cãi, Song vì bà lão không nhượng bộ, gã chủ quán, cuối cùng thuận đưa năm mươi êquy.
    Hôm sau họ ký giấy. Và mụ Magloarơ đòi mười êquy lót tay.
    Ba năm trôi qua. bà cụ mạnh khoẻ như có bùa phép. Dường như mụ không già đi lấy một ngày, và Sicô tuyệt vọng. Gã tưởng chừng gã đã trả món phụ cấp ấy từ nửa thế kỷ nay, gã bị lừa, bị bịp, bị phá sản. Thỉnh thoảng gã lại đến thăm mụ chủ trại, như người ta thăm đồngvào tháng bảy, xem lúa đã chín hay chưa cho lưỡi hái. Mụ tiếp gã với cái nhìn ranh mãnh. Cứ như thể mụ khoái chí vì đã chơi gã một vố; và gã leo ngay lên xe, mồm lẩm bẩm :
    - Thế là mày chẳng nghẻo đâu, của nợ !
    Gã không biết là thế nào. Nhìn mụ, gã những muốn bóp chết mụ. Gã ghét mụ với niềm căm ghét dữ tợn, nham hiểm, niềm căm ghét của anh nông dân bị mất cắp.
    Gã bèn tìm kế.

    to be continued...:D
    yep..post típ ở đây nha..
    Mụ chưa nói xong, Sicô đã rót luôn cho mụ đợt nữa. Mụ toan từ chối, nhưng không kịp, và mụ lại nếm náp rất lâu, như cốc trước.
    Thế là gã muốn mời cốc thứ ba, nhưng mụ không chịu. gã nằn ni`:
    - Cái này, như sữa ấy ma`, mụ thấy đấy, tôi a`, tôi uống mươi mười hai cốc êm u. Nó trôi tuột đi như đường. Bụng chả sao hết, đầu chả sao hết; như thể vào đến lưỡi là bốc hơi luôn. Lợi cho sức khoẻ nhất hạng đấy!
    Bởi muốn uống quá nên mụ nhận lời, nhưng chỉ nửa cốc thôi.
    Thế là Sicô, trong cơn hào hiệp, reo lên:
    - Này, vì mụ thích mà tôi sẽ cho mụ một thùng con để mụ thấy rằng chúng ta bao giờ cũng bạn bè với nhau.
    bà lão không từ chối và ra về, hơi chuyếnh choáng.
    Hôm sau, gã chủ quán vào sân nhà mụ Magloarơ rồi lôi trong đáy xa ra một cái thùng con có đai sắt. Rồi gã muốn mụ nếm thử để chứng tỏ là đúng thứ rượu ấy; và sau khi mỗi người đã uống ba cốc; gã tuyên bố lúc ra về:
    - Mụ biết đấy, khi nào không còn thì lại có nữa, mụ đừng ngại, tôi không so sẻn đâu. càng hết tôi càng vui bụng.
    Rồi gã trèo lên xe.
    Bốn ngày sau gã trở lại. bà già ngồi trước cửa đang cắt bánh để nấu súp.
    Gã đến gần, chào mụ, nói sát vào mặt mụ cốt để ngửi hơi mụ thở. và gã thấy thoảng mùi rượu. Thế là mặt gã rạng lên. Gã bảo:
    - Mụ mời tôi một cốc chứ ?
    Và họ chạm cốc hai hay ba lượt.
    Nhưng chẳng bao lâu trong vùng có tiếng đồn là mụ Magloarơ nghiện ngập say sưa một mình. Người ta nhặt được mụ khi ở trong bếp, khi trong sân, khi trên những nẻo đường quanh đấy, và phải khiêng mụ về, sóng sượt như xác chết.
    Sicô không đến nhà mụ nữa, và khi người ta nói với gã về bà già, thì gã khẽ bảo với bộ mặt buồn rầu:
    - Vào tuổi mụ mà mắc chững ấy thì cũng gay đấy nhỉ? Già rồi thì vô phương cứu chữa. Rồi ra chẳng hay cho mụ đâu!
    Quả là chẳng hay cho mụ thật. Mùa đông năm sau mụ chết, quãng gần lễ Noen, vì quá say, ngã trong tuyết.
    Còn Sicô thừa hưởng trại, và bảo rằng:
    - Cái nhà mụ này mà không rượu chè ấy à, còn là đậu được chục năm nữa.

    Được chocopie2000 sửa chữa / chuyển vào 21:38 ngày 15/09/2004
  2. Rep

    Rep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    0
    hi, mấy bác toàn đọc truyện triết lý xa xôi wá, em toàn đọc mấy truyện kiểu như:
    + Bồ câu ko đưa thư
    + Buổi chiều Windown
    + Phong trọ 3 người
    ...... ko à
    có ai quan tâm tới mấy truyện này ko nhỉ
  3. Rep

    Rep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    0
    hi, mấy bác toàn đọc truyện triết lý xa xôi wá, em toàn đọc mấy truyện kiểu như:
    + Bồ câu ko đưa thư
    + Buổi chiều Windown
    + Phong trọ 3 người
    ...... ko à
    có ai quan tâm tới mấy truyện này ko nhỉ
  4. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Cái này không phải của tui, nhưng xem xong tui muốn tìm ngay cuốn sách này để đọc vì vậy post lên để mọi người cùng xem
    Đọc sách: Phố và đường Hà Nội
    Sau một phần tư thế kỷ, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc mới cho in bộ sách thứ hai về các đường phố Hà Nội. Cũng vẫn một mục đích khiêm tốn là: ?oĐáp ứng yêu cầu tìm hiểu lịch sử các đường phố cổ Hà Nội?, song bộ sách trên 800 trang quả là đã qua các con đường ngõ phố mà giới thiệu được lịch sử của Hà Nội ngàn năm văn hiến.
    So với Đường phố Hà Nội mà ông là chủ biên, in năm 1979 thì số lượng đường phố, quảng trường, công viên tăng từ 371 đơn vị lên 601. Tức là có tới 230 mục từ phải làm mới hoàn toàn, từ nghiên cứu, sàng lọc thông tin đến khảo sát thực địa... Nhưng đối với 371 mục từ cũ thì tác giả cũng phải làm mới lại. Tức là từng mục từ cũng có chỉnh lý, bổ sung, loại những nhầm lẫn, thêm những thông tin mới; và nhất là bố cục lại kết cấu từng mục từ cho hợp lý, để đúng với mục tiêu là viết lịch sử đường phố chứ không phải viết lịch sử danh nhân.
    Đây thực sự là một cuốn sách được biên soạn kỹ càng, khoa học và nghiêm túc. Kỹ càng vì không một phố, một ngõ lớn nhỏ nào có mặt cho đến ngày biên soạn sách mà lại không được đề cập, giới thiệu tương đối toàn diện; khoa học và nghiêm túc vì mỗi đơn vị được sắp xếp, giới thiệu theo một trật tự nghiêm ngặt; vị trí, độ dài, gốc tích, lai lịch, di tích lịch sử, cách mạng và những công trình mới. Nội dung đó lại được thể hiện với bút pháp khảo cứu, có đối chiếu và bổ sung, uốn nắn những điểm nhầm lẫn, sai sót của những người đi trước và của chính tác giả với tinh thần kế thừa và phát triển công việc biên soạn, khảo cứu về Thăng Long - Hà Nội đã có từ trước.
    Qua Phố và đường Hà Nội, người đọc có đủ những thông tin cần thiết để ?otham quan, du lịch? bất kỳ một phố, một ngõ nào theo ý muốn; còn người nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật có thể ?osăn lùng? dấu vết hoặc tìm hiểu về công trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội; người nghiên cứu lịch sử thì có thể nhặt ra những tư liệu tin cậy về các mặt lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội... của Hà Nội. Có thể nêu một ví dụ: trong bản dịch Đại Nam nhất thống chí, phần tỉnh Hà Nội, mục các bến đò có ghi tên bến Trù Mộc, một tên gọi rất lạ đối với người nghiên cứu về Hà Nội cổ. Trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 152, bài ?oThêm một số tài liệu về Ba Vành?, Hương Sơn - Cần Mẫn cho biết: Theo gia phả cụ Nguyễn Hữu Xuân ghi chép, thì có nhà sư Thanh Giản ?obị chém ở miếng đất trên bờ sông Tô Lịch gần chùa bà Móc (?)?. Trong khi đó Hoàng Xuân Hãn trên Tập san Khoa học xã hội số 4-1978, khi bàn về chùa bà Mọc, lại đoán bến ấy ?oở gần đầu phố Hàng Buồm và cửa sông Tô Lịch? (tr.150).
    Với Phố và đường Hà Nội thì địa danh mơ hồ chưa xác định đó đã được chỉ dẫn một cách cụ thể. Mục phố Nguyễn Thiếp (tr.468), tác giả đã ghi: ?oở giữa phố có một ngôi chùa cổ tên là ?ochùa bà Móc?, nay là số nhà 27... Vào thời Lê, chùa này đã cho một bến sông Hồng mượn tên: Bến chùa Bà Móc, ở chỗ đầu cầu Long Biên ngày nay?. Và như vậy thì chữ Trù Mộc chính là chữ nôm, phải đọc là bến Chùa Móc và Móc chứ không phải Mọc.
    Chính do đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều giới nên Phố và đường Hà Nội hẳn được đông đảo bạn đọc ưa thích. Đó là những ưu điểm nổi bật của tập sách. Hoặc nói như nhà sử học Lê Văn Lan trong lời Tựa: ?oTôi nghĩ rằng có nhiều điều hay hơn nữa, mọi người đều có thể thấy như/hoặc hơn/tôi khi đọc công trình này?.
    Đáng trân trọng nữa là cuối sách có ba bản Phụ lục. Phụ lục I cho thấy ở Hà Nội sự việc đổi tên Nôm trên ba chục phường thôn ra tên Hán Việt mà nay còn bảo lưu là xảy ra đầu thời Minh Mạng (khoảng 1821). Phụ lục II, một thiên nghiên cứu công phu, đối chiếu các phường thôn Hà Nội trải bốn thời: thời Nguyễn Gia Long, đầu thời Minh Mạng, cuối thời Nguyễn Minh Mạng đến thời Đồng Khánh và cuối cùng là thời các phố xá hiện nay. Phụ lục III: Là bảng đối chiếu tên phố Hà Nội qua bốn thời kỳ: thời Pháp thuộc, thời sau Cách mạng tháng 8-1945, thời tạm chiếm (1947-1954) và thời hiện tại (từ 1955 đến nay).
    Tuy nhiên, nếu có điều cần góp ý thì đó là bộ sách nên tăng những thông tin chính trị - kinh tế - văn hóa hiện tại như trụ sở và lịch sử các cơ quan Trung ương và thành phố, các khách sạn nhà hàng lớn và nhất là từng con phố nên có vẽ sơ đồ. Cũng cần có một Sách dẫn về nhân danh, địa danh, nghề cổ truyền, di tích và sự kiện lịch sử.
    Cuối cùng là qua các mục từ, người đọc cảm nhận rằng sự hiểu biết của tác giả về con đường nẻo phố Hà Nội còn dày dặn hơn nhiều. Nếu có dịp, mong tác giả viết kỹ thêm, đầy đủ thêm để bộ sách trở thành công cụ tra cứu đầy tin tưởng.
  5. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Cái này không phải của tui, nhưng xem xong tui muốn tìm ngay cuốn sách này để đọc vì vậy post lên để mọi người cùng xem
    Đọc sách: Phố và đường Hà Nội
    Sau một phần tư thế kỷ, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc mới cho in bộ sách thứ hai về các đường phố Hà Nội. Cũng vẫn một mục đích khiêm tốn là: ?oĐáp ứng yêu cầu tìm hiểu lịch sử các đường phố cổ Hà Nội?, song bộ sách trên 800 trang quả là đã qua các con đường ngõ phố mà giới thiệu được lịch sử của Hà Nội ngàn năm văn hiến.
    So với Đường phố Hà Nội mà ông là chủ biên, in năm 1979 thì số lượng đường phố, quảng trường, công viên tăng từ 371 đơn vị lên 601. Tức là có tới 230 mục từ phải làm mới hoàn toàn, từ nghiên cứu, sàng lọc thông tin đến khảo sát thực địa... Nhưng đối với 371 mục từ cũ thì tác giả cũng phải làm mới lại. Tức là từng mục từ cũng có chỉnh lý, bổ sung, loại những nhầm lẫn, thêm những thông tin mới; và nhất là bố cục lại kết cấu từng mục từ cho hợp lý, để đúng với mục tiêu là viết lịch sử đường phố chứ không phải viết lịch sử danh nhân.
    Đây thực sự là một cuốn sách được biên soạn kỹ càng, khoa học và nghiêm túc. Kỹ càng vì không một phố, một ngõ lớn nhỏ nào có mặt cho đến ngày biên soạn sách mà lại không được đề cập, giới thiệu tương đối toàn diện; khoa học và nghiêm túc vì mỗi đơn vị được sắp xếp, giới thiệu theo một trật tự nghiêm ngặt; vị trí, độ dài, gốc tích, lai lịch, di tích lịch sử, cách mạng và những công trình mới. Nội dung đó lại được thể hiện với bút pháp khảo cứu, có đối chiếu và bổ sung, uốn nắn những điểm nhầm lẫn, sai sót của những người đi trước và của chính tác giả với tinh thần kế thừa và phát triển công việc biên soạn, khảo cứu về Thăng Long - Hà Nội đã có từ trước.
    Qua Phố và đường Hà Nội, người đọc có đủ những thông tin cần thiết để ?otham quan, du lịch? bất kỳ một phố, một ngõ nào theo ý muốn; còn người nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật có thể ?osăn lùng? dấu vết hoặc tìm hiểu về công trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội; người nghiên cứu lịch sử thì có thể nhặt ra những tư liệu tin cậy về các mặt lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội... của Hà Nội. Có thể nêu một ví dụ: trong bản dịch Đại Nam nhất thống chí, phần tỉnh Hà Nội, mục các bến đò có ghi tên bến Trù Mộc, một tên gọi rất lạ đối với người nghiên cứu về Hà Nội cổ. Trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 152, bài ?oThêm một số tài liệu về Ba Vành?, Hương Sơn - Cần Mẫn cho biết: Theo gia phả cụ Nguyễn Hữu Xuân ghi chép, thì có nhà sư Thanh Giản ?obị chém ở miếng đất trên bờ sông Tô Lịch gần chùa bà Móc (?)?. Trong khi đó Hoàng Xuân Hãn trên Tập san Khoa học xã hội số 4-1978, khi bàn về chùa bà Mọc, lại đoán bến ấy ?oở gần đầu phố Hàng Buồm và cửa sông Tô Lịch? (tr.150).
    Với Phố và đường Hà Nội thì địa danh mơ hồ chưa xác định đó đã được chỉ dẫn một cách cụ thể. Mục phố Nguyễn Thiếp (tr.468), tác giả đã ghi: ?oở giữa phố có một ngôi chùa cổ tên là ?ochùa bà Móc?, nay là số nhà 27... Vào thời Lê, chùa này đã cho một bến sông Hồng mượn tên: Bến chùa Bà Móc, ở chỗ đầu cầu Long Biên ngày nay?. Và như vậy thì chữ Trù Mộc chính là chữ nôm, phải đọc là bến Chùa Móc và Móc chứ không phải Mọc.
    Chính do đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều giới nên Phố và đường Hà Nội hẳn được đông đảo bạn đọc ưa thích. Đó là những ưu điểm nổi bật của tập sách. Hoặc nói như nhà sử học Lê Văn Lan trong lời Tựa: ?oTôi nghĩ rằng có nhiều điều hay hơn nữa, mọi người đều có thể thấy như/hoặc hơn/tôi khi đọc công trình này?.
    Đáng trân trọng nữa là cuối sách có ba bản Phụ lục. Phụ lục I cho thấy ở Hà Nội sự việc đổi tên Nôm trên ba chục phường thôn ra tên Hán Việt mà nay còn bảo lưu là xảy ra đầu thời Minh Mạng (khoảng 1821). Phụ lục II, một thiên nghiên cứu công phu, đối chiếu các phường thôn Hà Nội trải bốn thời: thời Nguyễn Gia Long, đầu thời Minh Mạng, cuối thời Nguyễn Minh Mạng đến thời Đồng Khánh và cuối cùng là thời các phố xá hiện nay. Phụ lục III: Là bảng đối chiếu tên phố Hà Nội qua bốn thời kỳ: thời Pháp thuộc, thời sau Cách mạng tháng 8-1945, thời tạm chiếm (1947-1954) và thời hiện tại (từ 1955 đến nay).
    Tuy nhiên, nếu có điều cần góp ý thì đó là bộ sách nên tăng những thông tin chính trị - kinh tế - văn hóa hiện tại như trụ sở và lịch sử các cơ quan Trung ương và thành phố, các khách sạn nhà hàng lớn và nhất là từng con phố nên có vẽ sơ đồ. Cũng cần có một Sách dẫn về nhân danh, địa danh, nghề cổ truyền, di tích và sự kiện lịch sử.
    Cuối cùng là qua các mục từ, người đọc cảm nhận rằng sự hiểu biết của tác giả về con đường nẻo phố Hà Nội còn dày dặn hơn nhiều. Nếu có dịp, mong tác giả viết kỹ thêm, đầy đủ thêm để bộ sách trở thành công cụ tra cứu đầy tin tưởng.
  6. usa11_9_2001

    usa11_9_2001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2002
    Bài viết:
    4.221
    Đã được thích:
    5
    Tôi nghĩ nếu bạn là người Hà Nội bạn nên tìm đọc cuốn :" Tinh hoa Hà Nội " wên mất tên tác giả rồi ......... ra hàng sách chắc có đấy ......... cuôn sách này tổng hợp tất cả các điều lí thú các món ăn nơi vui chơi cũng như những nơi cổ kính ......... nó nói về những gì đặc trưng của HN và có 1 số là đặc trưng của VN ........
  7. usa11_9_2001

    usa11_9_2001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2002
    Bài viết:
    4.221
    Đã được thích:
    5
    Tôi nghĩ nếu bạn là người Hà Nội bạn nên tìm đọc cuốn :" Tinh hoa Hà Nội " wên mất tên tác giả rồi ......... ra hàng sách chắc có đấy ......... cuôn sách này tổng hợp tất cả các điều lí thú các món ăn nơi vui chơi cũng như những nơi cổ kính ......... nó nói về những gì đặc trưng của HN và có 1 số là đặc trưng của VN ........
  8. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    "Tinh hoa Hà Nội" -Mai Thục
    Tinh hoa Hà Nội được Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản lần đầu tiên năm 1998. Năm 2000, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin tái bản Tinh hoa Hà Nội, kỷ niệm 990 năm Thăng long - Hà Nội. Trong cuộc hành trình đi tìm cái Đẹp, cái Thiện, Tinh hoa Hà Nội đã gặp được những tâm hồn đồng cảm, những tiếng nói khích lệ của bạn đọc trong và ngoài nước. Điều đó đã thôi thúc nhà văn Mai Thục tiếp tục lặng lẽ đi tìm, như người nhẫn nại đãi cát tìm vàng?
    Tinh hoa Hà Nội là sự toả hương sức sống của một Hà Nội bình dân và một Hà Nội bác học, tiếp nối với một Hà Nội văn hiến, trong cuộc gặp gỡ đầy ngẫu hứng giữa tác giả và những con người đang sống giữa phố phường Hà Nội hôm nay.Vì thế, cấu trúc của tinh hoa Hà Nội là một cấu trúc mở, không theo thứ tự bằng cấp, chức vụ, giàu nghèo và hệ thống nghiên cúu áp đặt.
    Về cơ bản, Tinh hoa Hà Nội đã sáng tạo được những nhóm người, những cảnh quan, những tư tưởng triết lý?thành một khối tinh hoa của Hà Nội, của dân tộc trong đó cả ?omột thế giới tâm linh huyền diệu? qua những đền chùa bao quanh Hà Nội?Những sẽ là có lỗi nếu thế giới tâm linh Hà Nội thiếu vắng những linh hồn liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc trong suốt cả thế kỷ XX. Với sự mách bảo của hồn thiêng sông núi, lần tái bản này, tác giả bổ sung những bài viết về những linh hồn Hà Nội ở Trường Sơn, những bà mẹ liêu siêu tìm chồng, khóc con trong phố vắng và cả những người vợ liệt sĩ lặng thầm trong ngõ rêu phong, thờ chồng nuôi con?với tấm lòng tôn kính thiêng liêng.
    Đọc xong tác phẩm này của mai Thục, người yêu Hà Nội sẽ cảm thấy như vừa thưởng thức nhiều bài thơ về hà Nội, chứ không hpải những bài ký viết bằng văn xuôi. Thơ, bởi những âm điệu của nhiều câu đầy âm vang; thơ, bởi ở nhiều bài có những tương ứng giữa màu sắc, âm thanh, hương thơm, vị ngọt ngào, ánh sáng, để lại những rung động trong lòng người đọc; thơ, bởi nónói lên tâm linh, cái bí ẩn, cái linh thiêng của vũ trụ Đất, Trời, con người, thấm nhuần triết học phương Đông, phương Đông của trực giác, của lòng yêu thương, của tình yêu hiền hoà, đầy nhân ái. Tinh hoa Hà Nội là bản hoà âm màu xanh của ?olàng thơm?cốm Vòng , ?ohương của lúa độ ra đòng?, ?ohương của rạ tươi non?, màu xanh của bầu trời thu, màu xanh ngọc của những bó rơm dưới nắng thu vàng?một nét dịu dàng của mùa thu Hà Nội, có cốm non ngọt thơm như sữa mẹ. Đó là chất thơ của Tinh hoa Hà Nội. Chỉ tâm hồn thơ mới nhìn thấu cái hồn của sự vật, cái ?otinh hoa? ẩn giấu bên trong sự vật. Tác giả Mai Thục nghe được ?obản nhạc trầu cau? và tranh Phố Phái là bản giao hưởng các màu sắc. Một buổi tối tĩnh lặng, ?onhững bức tranh Phố Phái thốt lên thành nhạc, thành thơ?. Rồi từ những bức tranh trên tường Cafê Lâm, của Nghiêm, Sáng, Phái toả lên ánh sáng của Tinh hoa Việt Nam bay ra thế giới.
    Đọc đến đây, người yêu Hà Nội càng cảm nhận chất thơ trong âm điệu văn xuôi Mai Thục, nhạc và ca, tình cảm và tư tưởng triết lý, biểu hiện Tinh hoa ngàn đời của dân tộc Việt Nam chỉ biết có Yêu Thương.
    Tinh hoa Hà Nội không chỉ là các nghệ sĩ , các giáo sư, Bùi Xuân Phái, ông Lâm Cafê?mà nằm ở khắp ba mươi sáu phố phường. đó là cô gái thướt tha bán húng Láng, hay ông thợ đúc chuông đồng Ngũ Xã?Con mắt nhà văn Mai Thục phát hiện dưới những bộ áo quần mộc mạc, ?oquê mùa? những tâm hồn đẹp, một thứ tinh hoa đặc sắc của riêng người Hà Nội. Hấp dẫn hơn cả có lẽ là ?othế giới đàn bà? ở chợ Đồng Xuân, một thế giới tấp nập người mua kẻ bán, suốt ngày không ngớt và ca dao có câu:
    " Vui nhất là chợ Đồng Xuân,
    Thứ gì cũng có xa gần bán mua "
    Cái ?oThế giới đàn bà? đẹp đẽ ấy cũng là một tinh hoa của người Hà Nội.
  9. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    "Tinh hoa Hà Nội" -Mai Thục
    Tinh hoa Hà Nội được Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản lần đầu tiên năm 1998. Năm 2000, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin tái bản Tinh hoa Hà Nội, kỷ niệm 990 năm Thăng long - Hà Nội. Trong cuộc hành trình đi tìm cái Đẹp, cái Thiện, Tinh hoa Hà Nội đã gặp được những tâm hồn đồng cảm, những tiếng nói khích lệ của bạn đọc trong và ngoài nước. Điều đó đã thôi thúc nhà văn Mai Thục tiếp tục lặng lẽ đi tìm, như người nhẫn nại đãi cát tìm vàng?
    Tinh hoa Hà Nội là sự toả hương sức sống của một Hà Nội bình dân và một Hà Nội bác học, tiếp nối với một Hà Nội văn hiến, trong cuộc gặp gỡ đầy ngẫu hứng giữa tác giả và những con người đang sống giữa phố phường Hà Nội hôm nay.Vì thế, cấu trúc của tinh hoa Hà Nội là một cấu trúc mở, không theo thứ tự bằng cấp, chức vụ, giàu nghèo và hệ thống nghiên cúu áp đặt.
    Về cơ bản, Tinh hoa Hà Nội đã sáng tạo được những nhóm người, những cảnh quan, những tư tưởng triết lý?thành một khối tinh hoa của Hà Nội, của dân tộc trong đó cả ?omột thế giới tâm linh huyền diệu? qua những đền chùa bao quanh Hà Nội?Những sẽ là có lỗi nếu thế giới tâm linh Hà Nội thiếu vắng những linh hồn liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc trong suốt cả thế kỷ XX. Với sự mách bảo của hồn thiêng sông núi, lần tái bản này, tác giả bổ sung những bài viết về những linh hồn Hà Nội ở Trường Sơn, những bà mẹ liêu siêu tìm chồng, khóc con trong phố vắng và cả những người vợ liệt sĩ lặng thầm trong ngõ rêu phong, thờ chồng nuôi con?với tấm lòng tôn kính thiêng liêng.
    Đọc xong tác phẩm này của mai Thục, người yêu Hà Nội sẽ cảm thấy như vừa thưởng thức nhiều bài thơ về hà Nội, chứ không hpải những bài ký viết bằng văn xuôi. Thơ, bởi những âm điệu của nhiều câu đầy âm vang; thơ, bởi ở nhiều bài có những tương ứng giữa màu sắc, âm thanh, hương thơm, vị ngọt ngào, ánh sáng, để lại những rung động trong lòng người đọc; thơ, bởi nónói lên tâm linh, cái bí ẩn, cái linh thiêng của vũ trụ Đất, Trời, con người, thấm nhuần triết học phương Đông, phương Đông của trực giác, của lòng yêu thương, của tình yêu hiền hoà, đầy nhân ái. Tinh hoa Hà Nội là bản hoà âm màu xanh của ?olàng thơm?cốm Vòng , ?ohương của lúa độ ra đòng?, ?ohương của rạ tươi non?, màu xanh của bầu trời thu, màu xanh ngọc của những bó rơm dưới nắng thu vàng?một nét dịu dàng của mùa thu Hà Nội, có cốm non ngọt thơm như sữa mẹ. Đó là chất thơ của Tinh hoa Hà Nội. Chỉ tâm hồn thơ mới nhìn thấu cái hồn của sự vật, cái ?otinh hoa? ẩn giấu bên trong sự vật. Tác giả Mai Thục nghe được ?obản nhạc trầu cau? và tranh Phố Phái là bản giao hưởng các màu sắc. Một buổi tối tĩnh lặng, ?onhững bức tranh Phố Phái thốt lên thành nhạc, thành thơ?. Rồi từ những bức tranh trên tường Cafê Lâm, của Nghiêm, Sáng, Phái toả lên ánh sáng của Tinh hoa Việt Nam bay ra thế giới.
    Đọc đến đây, người yêu Hà Nội càng cảm nhận chất thơ trong âm điệu văn xuôi Mai Thục, nhạc và ca, tình cảm và tư tưởng triết lý, biểu hiện Tinh hoa ngàn đời của dân tộc Việt Nam chỉ biết có Yêu Thương.
    Tinh hoa Hà Nội không chỉ là các nghệ sĩ , các giáo sư, Bùi Xuân Phái, ông Lâm Cafê?mà nằm ở khắp ba mươi sáu phố phường. đó là cô gái thướt tha bán húng Láng, hay ông thợ đúc chuông đồng Ngũ Xã?Con mắt nhà văn Mai Thục phát hiện dưới những bộ áo quần mộc mạc, ?oquê mùa? những tâm hồn đẹp, một thứ tinh hoa đặc sắc của riêng người Hà Nội. Hấp dẫn hơn cả có lẽ là ?othế giới đàn bà? ở chợ Đồng Xuân, một thế giới tấp nập người mua kẻ bán, suốt ngày không ngớt và ca dao có câu:
    " Vui nhất là chợ Đồng Xuân,
    Thứ gì cũng có xa gần bán mua "
    Cái ?oThế giới đàn bà? đẹp đẽ ấy cũng là một tinh hoa của người Hà Nội.
  10. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Thêm một cảm nhận nữa về một tác phẩm viết về Hà Nội,có lẽ đọc những tác phẩm như này chúng ta càng thêm yêu Hà Nội hơn
    Văn vật - ẩm thực đất Thăng LongSách dày 240 trang khổ 13 x 19 cm, chia làm hai phần: ?oVăn vật? và ?oẨm thực? của nhà văn Lý Khắc Cung. Ở phần Văn vật có 33 bài, giới thiệu thành cổ Hà Nội, ngôi đình làng, nghệ thuật chạm khắc ở các đình, chùa.
    Tác giả nói cái hay, đẹp của tranh sơn mài, tranh Đông Hồ, đồ vật thường dùng trong mỗi gia đình xưa - từ cái quạt, cái võng, cái giường nằm đến trang phục của đàn ông, của con gái Hà Nội đầu thế kỷ trước. Đã có nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu viết về cái cổng làng, mỗi người một cách cảm, cách nghĩ. Lý Khắc Cung khắc họa cổng làng Đông, cổng làng Hồ, cổng làng Thọ ở vùng Bưởi quê ông theo cách riêng: ?oCó những cổng làng được xây dựng thật hoành tráng với ba cổng tò vò liền nhau. ở những làng có người làm quan to, bên cạnh cổng làng có bia ?ohạ mã?. Làng có nhiều người đỗ đạt, nhiều quan văn, treo bức hoành để ngợi ca và khuyến học. Có những cổng làng đắp quả bầu trên nóc. Quả bầu này là quả bầu chứa tinh hoa của vũ trụ. Có hình hai con cá hóa long chầu hai bên quả bầu. Bức hoành thường đề chữ Tiểu vi đại (cái nhỏ chính là cái lớn) hoặc hàng chữ Trực đạo nhi hành (đi đường thẳng). Ngắm cái cổng làng, có lúc ta thấy nó dịu dàng như tình mẹ, lúc đỏ rực lên ráng chiều, lúc đăm chiêu dằn vặt. Có lúc nó lại mơ màng sương khói. Cái cổng làng quan sát những điều thánh thiện và cả những điều ma quỷ trong cộng đồng?.
    Lý Khắc Cung dành nhiều trang để nói về đời sống văn hóa phong phú của con người, đặc biệt là Trang phục của phụ nữ Hà thành. Chính những bộ trang phục nền nã đã tạo chuẩn mực cho cái đẹp của con gái thời trước ?ongực nở, bụng thon, chân dài, đùi ếch? và cuộc thi ?oSắc đẹp Hà thành? năm 1932 tại nhà Đấu Xảo. Ngày ấy người ta không được dùng các từ hoa khôi, hoa hậu. Lần này, người đẹp số 1 là Nguyễn Thị Tân được bình là tố mỹ, nhã mỹ. Người đẹp thứ hai là cô Síu được bình là khôi mỹ, tráng mỹ. ?oThời nào, lúc nào Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cũng có quá nhiều người đẹp và phục trang của ta ngày càng đẹp hẳn lên. Đó là một phần mà người ta không thể không say mê Hà Nội được?.
    Phần ẩm thực, có 18 bài về các chuyện bình dị trong cuộc sống thường nhật, từ cái dưa cái cà, tục ăn trầu, đạo uống trà, một bữa yến xưa, bún thang, phở, đến chiếc bánh bèo tiến vua của người làng Thịnh Yên và tiểu sử bà họ Đỗ, ***** của nghề bún ốc ở làng Khương Thượng. Ông kể lai lịch món chả cá: ?oVào thế kỷ XVIII, đất phố Chả Cá bây giờ còn nằm giữa sông Tô Lịch, người ta đi lại bằng đò. Hai bên bờ sông là chợ bán cá đủ loại. Ăn cá luộc mãi cũng chán, người ta nghĩ đến món cá nướng. Quả là có ngon thật. Dần dà, một số lái buôn đưa món cá nướng vào trong những lều cá ở giữa sông cho kín đáo và tiện mặc cả. Thứ đến các khách văn chương và các cô gái vào loại giai nhân cũng ra các lều nướng cá và ăn trong lều. Chính họ là những người nâng món cá lên đẳng cấp cao hơn: Chả Cá.
    Giờ đây, ai có dịp qua các nhà hàng sang trọng, các khách sạn 3-4 sao thấy có món ?oCơm niêu? tưởng là ?ođặc sản? mới, kỳ thực, vào những năm 30-40 của thế kỷ trước, dân Hà thành sài sang thường dùng ?onước lọ cơm niêu?. Ông viết: ?oThực ra gọi nước lọ cơm niêu cho có vẻ thương cảm một chút. Khách trả cho bữa cơm này hết 7 hào trong khi một đĩa cơm rang thập cẩm gọi là cơm Hoa Kỳ ăn no được ở quán ăn Mỹ Kinh hoặc Đông Hương Viên tại Hàng Buồm thì phải trả có 3 hào?.
    Nhà văn Lý Khắc Cung vốn người làng Yên Thái. Mảnh đất ở phía Tây của Hồ Tây lấp lánh huyền thoại, gợi cảm hứng thi ca và bồi đắp cho ông vốn văn hóa phong phú. Đó chính là cái nền vững chắc giúp ông viết nên những trang văn bình dị mà tinh tế. Qua mỗi dòng, mỗi chữ ở tập sách này, ta đều thấy hiện lên những kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý. Chuyện ông viết thật quen thuộc, vậy mà ở mỗi bài viết đều có phát hiện bất ngờ và bổ ích, có thể coi là thành công.

Chia sẻ trang này