1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn thích tên nào nhất?

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi kimikamo, 23/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hellboy1787

    hellboy1787 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    haha, kimikamo nhắc Sở Lưu Hương làm hell nghĩ đến 1 cái tên. Tên này nghe ko hay lắm, nhưng thể hiện bản sắc và tính tình. Nguyên Tùy Vân - vốn theo mây mà đi. Nghe thấy có phong độ của bậc hiền sĩ. Mà gã này cái gì cũng giỏi, trừ đôi mắt bị mù, rùi trở thành Biển Bức công tử, khinh công wá giỏi đến nỗi phi thân wa vách đá như bay theo mây. Nói triết lý thì hell thía cái tên này nghe được nhất !!!
    mời kimi and Anhtuan bình thêm thử xem.
  2. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn anhtuan đã nhận xét. Về chữ "Nghi" thì thật ra là có 3 chữ thôi, "Nghi" trong "Nghi lễ", "Nghi" trong "Tiện Nghi", một chữ nữa là "Nghi" trong "Hoài Nghi" (nghi ngờ). Chữ "Nghi" mà kimikamo chọn chính là chữ "Nghi" trong "Nghi Lễ" đó. Nó bao gồm bộ "Nhân" (và cũng chính là chữ "Nhân") bên trái và chữ "Nghĩa", trong chữ "Nghĩa Khí", "Tình Nghĩa", bên phải.
    Chữ Nghi mà anhtuan nói đến chắc là tên riêng của một con sông nào đó ở Trung Quốc. Nó là chữ tượng thanh, hầu như không có ý nghĩa gì. Còn sông Ngân, hay "Ngân Hà", hệ thiên hà mà chúng ta đang sống, thì là chữ "Ngân" trong "Kim Ngân", vàng bạc. Bởi vậy sông Nghi với Ngân Hà đâu có liên quan gì đâu.
    Thật ra mà nói thì chữ "Nhân" nằm trong chữ "Nghi" chỉ có nghĩa là "con người", chứ không có nghĩa là "Nhân" trong "Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín". Kimikamo thuận nước đẩy thuyền, giải thích bừa vậy mà .
    Chữ Khiết thì có nhiều chữ, chữ của kimikamo chọn là chữ Khiết trong "Thanh Khiết", "Thuần Khiết". Chữ "Khiết" này có 2 cách viết, theo kiểu phồn thể và giản thể, mà cách viết nào giải thích ra cũng...hay hết, chuyện đó sẽ nói sau. Kimikamo muốn hỏi thăm các bạn về âm sắc, âm điệu của tên "Khiết Nghi" như thế nào. Đọc lên có cảm giác gì, nghe có lọt lỗ tai không...
  3. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn anhtuan đã nhận xét. Về chữ "Nghi" thì thật ra là có 3 chữ thôi, "Nghi" trong "Nghi lễ", "Nghi" trong "Tiện Nghi", một chữ nữa là "Nghi" trong "Hoài Nghi" (nghi ngờ). Chữ "Nghi" mà kimikamo chọn chính là chữ "Nghi" trong "Nghi Lễ" đó. Nó bao gồm bộ "Nhân" (và cũng chính là chữ "Nhân") bên trái và chữ "Nghĩa", trong chữ "Nghĩa Khí", "Tình Nghĩa", bên phải.
    Chữ Nghi mà anhtuan nói đến chắc là tên riêng của một con sông nào đó ở Trung Quốc. Nó là chữ tượng thanh, hầu như không có ý nghĩa gì. Còn sông Ngân, hay "Ngân Hà", hệ thiên hà mà chúng ta đang sống, thì là chữ "Ngân" trong "Kim Ngân", vàng bạc. Bởi vậy sông Nghi với Ngân Hà đâu có liên quan gì đâu.
    Thật ra mà nói thì chữ "Nhân" nằm trong chữ "Nghi" chỉ có nghĩa là "con người", chứ không có nghĩa là "Nhân" trong "Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín". Kimikamo thuận nước đẩy thuyền, giải thích bừa vậy mà .
    Chữ Khiết thì có nhiều chữ, chữ của kimikamo chọn là chữ Khiết trong "Thanh Khiết", "Thuần Khiết". Chữ "Khiết" này có 2 cách viết, theo kiểu phồn thể và giản thể, mà cách viết nào giải thích ra cũng...hay hết, chuyện đó sẽ nói sau. Kimikamo muốn hỏi thăm các bạn về âm sắc, âm điệu của tên "Khiết Nghi" như thế nào. Đọc lên có cảm giác gì, nghe có lọt lỗ tai không...
  4. pingpong198

    pingpong198 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Về mấy vụ ngôn ngữ học này thì nhóc pp đành chịu thua, chỉ khoái đọc và đưa ra mấy cái tên để nhờ mọi người bình phẩm cho em nghe thôi. hì hì..tự nhiên lại nhớ đến thằng bạn có cái tên hay hay, nghe cũng đặc biệt, mà hình như chưa thấy trùng bao giờ. Có ai giải thích hộ giùm em ý nghĩa tên nó với : "Huy Minh"
  5. pingpong198

    pingpong198 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Về mấy vụ ngôn ngữ học này thì nhóc pp đành chịu thua, chỉ khoái đọc và đưa ra mấy cái tên để nhờ mọi người bình phẩm cho em nghe thôi. hì hì..tự nhiên lại nhớ đến thằng bạn có cái tên hay hay, nghe cũng đặc biệt, mà hình như chưa thấy trùng bao giờ. Có ai giải thích hộ giùm em ý nghĩa tên nó với : "Huy Minh"
  6. anhtuan_vn

    anhtuan_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Gửi kimikamo,
    theo như cảm giác của AT thì chữ "khiết nghi" khi đọc lên mang đến cảm giác thanh tao. Đó là do chữ "khiết". Đọc lên lần nữa lại mang cảm giác mềm mại, đó là do chữ "nghi". Một vần sắc, một vần bằng đi liền nhau, tạo sự thuận miệng khi đọc, nói cách khác mang tính vần điệu cao. Vần bằng đặt sau vần sắc làm hơi phát ra nhẹ dần, hơi phát ra giảm về cuối, tạo sự thư giãn khi chấm dứt. Chữ "khiết nghi" không mang lại cảm giác ấm áp khi đọc, nhưng mang lại sự thanh tao điều hòa. Tên con gái là "khiết nghi" thì nghe rất hay, chứng tỏ người đặt tên này có am hiểu nhiều về âm sắc,có am hiểu về Hán tự.
    Hôm nay khi xem lại từ điển Anh-Nhật thì thấy là mình sai. Chữ Ngân trong "ngân hà" là chữ "ngân" thuộc bộ kim, tức là con sông bạc. Còn chữ Nghi thuộc bộ thủy mà hôm trước AT đề cập, hôm nay xem lại thì liên quan đến điển cố: Tăng Điểm tắm sông Nghi, hóng gió cầu Vũ Vu: được nhắc đến trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Giáng,.. ý muốn nói sự thanh nhàn không màng thế sự. Thành thật cáo lỗi !!!
    Theo như kimikamo thì chỉ có 3 chữ có âm "nghi" mang nghĩa là nghi lễ, hoài nghi và tiện nghi. Sau khi xem lại từ điển, bỏ bớt Nghi hà và Cửu Nghi là tên riêng trong các điển tích xưa thì còn đúng 3 chữ nghi. Kimikamo đã nói đúng. Chữ Nghi thuộc bộ miên, có nghĩa là "phù hợp, thích hợp" suy ra sau này ghép với chữ khác thành thổ nghi, nghi gia nghi thất, tiện nghi. Chữ Nghi thuộc bộ nhã , có nghĩa là "lạ, chưa tin", ghép chữ là hòai nghi, hiềm nghi. Và chữ nghi thuộc bộ nhân, nghĩa là "làm người khác sợ" tức là nghi thức, uy nghi,... Tuy nhiên AT vẫn không thấy chữ Nghi trong nghi thức, uy nghi thích hợp với tên phụ nữ. AT có cảm giác rằng chữ nghi này thích hợp với nam hơn!! Có khi nào chữ nghi này thuộc bộ miên không? Vấn đề này AT sẽ đem hỏi người khác mới được.
  7. anhtuan_vn

    anhtuan_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Gửi kimikamo,
    theo như cảm giác của AT thì chữ "khiết nghi" khi đọc lên mang đến cảm giác thanh tao. Đó là do chữ "khiết". Đọc lên lần nữa lại mang cảm giác mềm mại, đó là do chữ "nghi". Một vần sắc, một vần bằng đi liền nhau, tạo sự thuận miệng khi đọc, nói cách khác mang tính vần điệu cao. Vần bằng đặt sau vần sắc làm hơi phát ra nhẹ dần, hơi phát ra giảm về cuối, tạo sự thư giãn khi chấm dứt. Chữ "khiết nghi" không mang lại cảm giác ấm áp khi đọc, nhưng mang lại sự thanh tao điều hòa. Tên con gái là "khiết nghi" thì nghe rất hay, chứng tỏ người đặt tên này có am hiểu nhiều về âm sắc,có am hiểu về Hán tự.
    Hôm nay khi xem lại từ điển Anh-Nhật thì thấy là mình sai. Chữ Ngân trong "ngân hà" là chữ "ngân" thuộc bộ kim, tức là con sông bạc. Còn chữ Nghi thuộc bộ thủy mà hôm trước AT đề cập, hôm nay xem lại thì liên quan đến điển cố: Tăng Điểm tắm sông Nghi, hóng gió cầu Vũ Vu: được nhắc đến trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Giáng,.. ý muốn nói sự thanh nhàn không màng thế sự. Thành thật cáo lỗi !!!
    Theo như kimikamo thì chỉ có 3 chữ có âm "nghi" mang nghĩa là nghi lễ, hoài nghi và tiện nghi. Sau khi xem lại từ điển, bỏ bớt Nghi hà và Cửu Nghi là tên riêng trong các điển tích xưa thì còn đúng 3 chữ nghi. Kimikamo đã nói đúng. Chữ Nghi thuộc bộ miên, có nghĩa là "phù hợp, thích hợp" suy ra sau này ghép với chữ khác thành thổ nghi, nghi gia nghi thất, tiện nghi. Chữ Nghi thuộc bộ nhã , có nghĩa là "lạ, chưa tin", ghép chữ là hòai nghi, hiềm nghi. Và chữ nghi thuộc bộ nhân, nghĩa là "làm người khác sợ" tức là nghi thức, uy nghi,... Tuy nhiên AT vẫn không thấy chữ Nghi trong nghi thức, uy nghi thích hợp với tên phụ nữ. AT có cảm giác rằng chữ nghi này thích hợp với nam hơn!! Có khi nào chữ nghi này thuộc bộ miên không? Vấn đề này AT sẽ đem hỏi người khác mới được.
  8. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Bạn anhtuan này chỉ được cái nói đúng ý người khác . Bạn nhận xét về âm điệu của chữ "Nghi" giống hệt như suy nghĩ của kimikamo vậy. Chữ "Khiết" đọc lên gợi ngay cảm giác rất thanh tao, cao nhã, đúng với ý nghĩa của nó, lại vừa có nét cô độc, lạnh lùng trong đó, gợi lên hình ảnh một màn sương buổi sớm, một cánh đồng tuyết trắng, u tịch và thanh nhã. Vẻ đẹp của con gái có nhiều loại. Vui vẻ hồn nhiên, ngây thơ trong trắng này, nhanh nhẹn lí lắc, tinh linh xảo diệu này, dịu dàng mềm mại, yểu điệu thục nữ này...nhiều nhiều lắm. Riêng chữ "Khiết" thì lại gợi lên hình ảnh một cô gái thanh tao u nhã, phiêu linh thoát tục, lại hơi hơi có nét gì đó cô độc, sầu ưu.
  9. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Bạn anhtuan này chỉ được cái nói đúng ý người khác . Bạn nhận xét về âm điệu của chữ "Nghi" giống hệt như suy nghĩ của kimikamo vậy. Chữ "Khiết" đọc lên gợi ngay cảm giác rất thanh tao, cao nhã, đúng với ý nghĩa của nó, lại vừa có nét cô độc, lạnh lùng trong đó, gợi lên hình ảnh một màn sương buổi sớm, một cánh đồng tuyết trắng, u tịch và thanh nhã. Vẻ đẹp của con gái có nhiều loại. Vui vẻ hồn nhiên, ngây thơ trong trắng này, nhanh nhẹn lí lắc, tinh linh xảo diệu này, dịu dàng mềm mại, yểu điệu thục nữ này...nhiều nhiều lắm. Riêng chữ "Khiết" thì lại gợi lên hình ảnh một cô gái thanh tao u nhã, phiêu linh thoát tục, lại hơi hơi có nét gì đó cô độc, sầu ưu.
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    To sow: Kp vẫn chưa đi đâu. Cũng định óp, có điều thấy cũng ít người tham gia được, hay đợi 20/11 vậy?
    Anh kimikamo hóa ra cũng là dân đọc kiếm hiệp hà. Trương Khiết Khiết trong "Đào Hoa truyền kỳ", hồng nhan tri kỷ của Sở Hương Soái, khà...khà...

Chia sẻ trang này