1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn tí về Sở hữu trí tuệ!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi amourunique, 03/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Bàn tí về Sở hữu trí tuệ!

    Các bác ơi!Em đang làm cái Memoir về nhãn hiệu hàng hoá!NÊn rất mong nhận được sự giúp đỡ về tài liệu và ý tưởng của các bác!Cảm ơn trước!
    tiện đây em post mấy bài viết về Sở hữu trí tuệ tại Hội thảo Quốc tế về SHTT tại Hà nội năm 2002!
    Diễn văn khai mạc của ông Nguyễn Đình Lộc,
    Bộ trưởng Bộ Tư pháp CHXHCN Việt Nam


    Phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc,
    Đồng chủ tịch Uỷ ban Định hướng Nhà Pháp luật Việt-Pháp
    Thưa ngài Antoine Pouillieute, Đại sứ Cộng hoà Pháp tại Hà Nội,
    Thưa ngài Jean Pierre Dumas, Chánh toà Thương mại, Toà Phá án,
    Thưa các Quý bà, Quý ông,
    Tôi rất vui mừng và phấn khởi được mời phát biểu khai mạc Hội thảo về "Sở hữu trí tuệ ở Châu á: thực trạng và định hướng phát triển", một đề tài mang tính thời sự bức xúc, hàm chứa đầy đủ ý nghĩa kinh tế, chính trị, ý nghĩa pháp lý, văn hoá xã hội.
    Trong thời đại ngày nay, khi khoa học, công nghệ đang có những bước nhảy vọt, đang có một vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, chúng ta càng ý thức đầy đủ rằng trí tuệ, tri thức của con người ngày càng có đóng góp to lớn vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Ngay cả ở những nước đang phát triển, đang trong thời kỳ chuyển đổi như Việt Nam, nơi mà người dân sinh sống bằng nghề nông, canh tác thủ công, có khi rất lạc hậu và còn chiếm một tỷ lệ khá cao trong dân số, chúng tôi cũng đã bắt đầu nói đến và ý thức được tầm quan trọng của kinh tế tri thức, đang nỗ lực tạo ra cơ chế để phát huy được vai trò của nó phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát điểm có khi chỉ có thể là những giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới và cũng có thể là những sản phẩm mang đậm nét truyền thống như cà phê ?oTrung nguyên?, nước mắm ?oPhú Quốc?, kẹo dừa ?oBến Tre?. Cũng có thể là sự cần thiết phải bảo vệ thương hiệu của các hàng hoá bắt đầu đứng chân được ở thị trường nước ngoài như giày BITIS, thuốc lá VINATABA. Điều rất đáng được lưu ý là trong xu thế hiện nay, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cũng đang trở nên bức xúc không chỉ từ yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân mà còn chính từ góc độ kinh tế, giá trị thương mại của nó.
    Điều mà Việt Nam cũng nhận thức được sâu sắc là xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đang đòi hỏi có khi rất khẩn trương phải có một cơ chế hợp tác quốc tế - song phương và đa phương, để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi quốc tế một cách có hiệu quả. Trong bối cảnh đó, việc ?ochuẩn hoá? pháp luật quốc gia về sở hữu trí tuệ phù hợp với luật pháp quốc tế ở những nước đang chuyển đổi như Việt Nam là một công việc hết sức quan trọng. Về phương diện này, trong thời kỳ Đổi mới chúng tôi đã và đang có nhiều nỗ lực tích cực theo tinh thần khẩn trương. Hơn thế nữa, chúng tôi cũng ý thức sâu sắc rằng có một khung pháp luật hoàn chỉnh về sở hữu trí tuệ, điều mà chúng tôi đang còn phấn đấu xây dựng, chưa đủ để đảm bảo chắc chắn cho việc bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ, mà còn cần phải xây dựng cho được các thiết chế công quyền chuyên trách trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cũng như phát triển các Hiệp hội ngành nghề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và đặc biệt điều mà chúng tôi xem là có tầm quan trọng hàng đầu là đào tạo một đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để tham gia từ đầu vào xây dựng khung pháp luật và để tổ chức công việc và quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời tư vấn và giúp đỡ cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là thách thức đối với nhà đầu tư, các doanh nhân mà đồng thời cũng là thách thức không kém phần bức xúc đối với các cơ quan Chính phủ.
    Thưa các quý vị,
    Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, chúng tôi cam kết mạnh mẽ việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chấp nhận luật chơi chung của nền kinh tế thị trường trong đó có vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ. Việc ban hành Bộ luật dân sự với phần về sở hữu trí tuệ, việc ký kết và thực hiện Hiệp định bảo hộ sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sỹ, Hiệp định quyền tác giả Việt Nam - Hoa Kỳ, và gần đây Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ và công việc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới cùng với việc nghiên cứu gia nhập các điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp là những minh chứng cụ thể cho quyết tâm chính trị và cam kết pháp lý mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cũng ý thức được rằng vẫn còn một khoảng cách không nhỏ giữa quyết tâm chính trị và kết quả thực tiễn trên cả hai phương diện: Đó là tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ còn khá phổ biến ở Việt Nam mà chưa bị xử lý nghiêm minh ; Mặt khác, Việt Nam cũng đã trở thành nạn nhân của những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm truyền thống và cả những hàng hoá bước đầu được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là ở chỗ: Sở hữu trí tuệ là lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với con người Việt Nam, từ các doanh nhân đến các nhà quản lý. Chúng tôi còn chưa có được những thiết chế công quyền chuyên trách đủ mạnh để quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm minh những vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, chưa có một đội ngũ chuyên gia pháp lý và kinh tế thành thạo về lĩnh vực sở hữu trí tuệ để giúp cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của họ ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Như quý vị thấy, nhiệm vụ đặt ra trước mắt chúng tôi thật không đơn giản. Tất nhiên, chúng tôi cũng biết rằng, để giải quyết những khó khăn, thử thách đó, chúng tôi trước hết phải luôn luôn phát huy nội lực của chính mình. Nhưng mặt khác, chúng tôi cũng đánh giá cao sự hợp tác giúp đỡ quý báu của các tổ chức quốc tế và các đối tác song phương trên cơ sở hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
    Sự có mặt của đông đảo các chuyên gia của các tổ chức quốc tế về sở hữu trí tuệ, chuyên gia đến từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và chuyên gia các nước trong khu vực Châu á tại cuộc hội thảo ngày hôm nay thể hiện sự quan tâm chung của cộng đồng quốc tế đối với một vấn đến mà chúng ta đều đặc biệt quan tâm. Đây sẽ là một cơ hội tốt để chúng ta cùng nhau trao đổi một cách thẳng thắn và cởi mở về những khó khăn, vướng mắc và thách thức chung trên bình diện quốc tế cũng như những thách thức và khó khăn riêng của mỗi nước và cùng nhau chia xẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, một vấn đề thời sự mà cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển cùng quan tâm




    j'adore la solitude quand même je suis seul
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Đôi điều về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong thương mại điện tử
    Internet là một hệ thống mạng rộng lớn (là mạng của các mạng), là nơi mà tất cả các máy tính đều có thể kết nối được với nhau trên một giao diện cụ thể để tìm kiếm, trao đổi thông tin, kinh doanh, quảng cáo sản phẩm... (ở Việt Nam chúng ta thì chỉ cần một PC cá nhân + một pagoda account)
    Ngày nay, ưu thế của môi trường Internet ngày càng được khẳng định là một môi trường tốc độ, giao diện giao tiếp là đa biên và không biên giới. Internet & sự phát triển mạnh mẽ của nó đã góp phần không nhỏ trong thúc đẩy sự phát triển đa dạng của một nền thương mại điện tử nhanh, thuận lợi, hiệu quả có diện tích tác động rất lớn.
    Đối với giới kinh doanh ngày nay, nhận thức được rằng thương mại điện tử ngày càng có nhiều ảnh hưởng tới mọi mặt hoạt động của đời sống con người thông qua môi trường Internet mà thương mại điện tử cũng không thể thiếu. Mặt khác, trong thương mại điện tử lại có các hoạt động không thể không có sự điều chỉnh của pháp luật - Nhãn hiệu hàng hoá và việc bảo hộ NHHH trên Internet là một vấn đề tất yếu phải đặt ra.
    Về phương diện kỹ thuật:
    Để thuận tiện cho việc truy xuất thông tin trên Internet, người ta đã nghĩ ra cách trình bày địa chỉ truy cập các trang Web theo phương thức (Uniform Resource Locator ?" URL) thay vì truy xuất thông tin trên Internet theo phương thức định vị bằng IP (Internet Protocol) do địa chỉ IP này là một dãy số ký hiệu của hệ thống DNS rất phức tạp và khó đoán.
    VD: Trang web của tổ chức Wipo (tổ chức SHTT Thế giới) có số IP là 129.91.247.53, nếu bạn truy xuất bằng phương thức định vị IP thì bạn rất khó nhớ và không thuận tiện. Chính vì vậy mà xuất hiện một cách thức trình bày trang thông tin thông qua URL giúp người tìm thông tin trên internet dễ nhớ hơn. Theo phương thức URL này thì địa chỉ của Wipo là Http:// www.wipo.int - dễ nhớ hơn nhiều so với địa chỉ IP 129.91.247.53
    Địa chỉ dạng URL bao gồm phương thức truy cập thông tin dạng văn bản (Hypertext Transfer Protocol ?" Http://), và vị trí đặt máy tính có thông tin (World Wide Web ?" www) và sau đó là tên miền (Domain name).
    Về bản chất tên miền không phải dùng để thay thế địa chỉ IP mà nó chỉ là sự trình bày một cách dễ hiểu hơn, dễ nhớ hơn và dễ dàng hơn để tới trang web mà người dùng Internet cần tới.
    Chính vì thế mà vấn đề đặt ra là các nhà kinh doanh, thương mại điện tử ngày nay có thể chọn cho riêng mình một tên miền (domain name) làm đặc điểm riêng nhất của mình để người dùng Internet, khách hàng và các đối tác dễ dàng truy cập vào trang thông tin hoặc e-supermarket của mình.
    Từ những đặc điểm cấu trúc, có thể nói tên miền của các doanh nghiệp gần giống như NHHH, do vậy Internet và hệ thống tên miền của nó có những ảnh hưởng lớn đến vấn đề bảo hộ NHHH. Những ảnh hưởng đó xuất phát bởi các nguyên nhân và xu thế sau:
    Do Internet ngày càng trở nên phổ biến và đáp ứng hoàn hảo nhu cầu tạo môi trường hoạt động mới cho con người nên ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký các dấu hiệu liên quan đến Internet làm NHHH để phân biệt với các sản phẩm hay dịch vụ của mình với doanh nghiệp khác. Đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm liên quan trực tiếp tới Internet.
    Do Internet ngày càng trở thành môi trường hoạt động không thể hiếu của các doanh nghiệp và công cụ để các doanh nghiệp thể hiện sự tồn tại của mình trên mạng, chính vì thế mà Domain Name là lựa chọn mà các doanh nghiệp thường có xu hướng dùng chính NHHH đã đăng ký của mình làm tên miền cấp hai (SLD). Từ đây nảy sinh ra một xu hướng cũng khá phổ biến là các doanh nghiệp hoặc cá nhân lợi dụng điều đó để đăng ký trước tên miền có NHHH đã đăng ký trên thực tế của công ty khác ?" sau đó hưởng lợi từ chính việc đăng ký đó hoặc bán lại chính tên miền đó cho các chủ NHHH đã đăng ký trên thực tế, nhưng lại chậm chân trên môi trường Internet.
    Ở Việt Nam, vấn đề này hiện cũng đang là một lĩnh vực khá mới mẻ, vai trò của thương mại điện tử trong môi trường Internet là rất mờ nhạt ?" các cá nhân, doanh nghiệp dùng Internet mới chỉ ở mức trao đổi và thu nhập thông tin hoặc cao hơn nữa mới là cung cấp dịch vụ kết nối Internet cho người sử dụng. Chính vì thế mà các quy định của pháp luật trong bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trên môi trường ảo Internet còn đang là một lỗ hổng to tướng chưa ai lấp.
    Do còn hạn chế trong lĩnh vực này nên chỉ xin bàn thêm với chú "đồng chí" Amour_unique đôi lời về lĩnh vực khá mới mẻ này.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 00:47 ngày 04/05/2003
  3. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Thế là vấn đề thảo luận dừng ở đây hả bà con? Hả Amour_unique?
  4. longpt

    longpt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Tranh chấp về domain và nhãn hiệu là khá phức tạp, tuy nhiên đến 4/2003 đã có 20.000 vụ tranh chấp được giải quyết bởi WIPO. Chúng tôi hàng ngày vẫn nhận được các chào mời từ WIPO về đề nghị hợp tác trong vấn đề này.
    Có ai biết tranh chấp loại này không xin cùng trao đổi và bình luận? Vấn đề này bên tớ đã có nhưng chú sợ chú fịa lại xoá nên không post ở đây nữa, chỉ cần có ai có ý tưởng không, ta cùng trao đổi thôi, lý thuyết bên kia có rồi!
    Được longpt sửa chữa / chuyển vào 10:54 ngày 06/05/2003
  5. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Mất tên miền trên mạng Internet
    Tên miền (Domain name) là điạ chỉ web site trên Internet. Khi tham gia Thương mại điện tử , việc đầu tiên đối với doanh nghiệp là cần đăng ký tên miền để xây đựng website của riêng mình, boỉư có tên miền trên net sẽ là một phương tiện giao dịch thương mại điện tử hữu hiệu cho doanh nghiệp.
    Có thể đăng ký tên miền trước khi xây dựng các trang web.
    Các doanh nghiệp việt Nam vẫn còn xa lạ với TMĐT , chính vì thế mà con số khoảng 100.00 website chưa phải là nhiều so với thế giới. nội dung chủ yếu của các website này mới chỉ dừng lại ở quảng cáo chứ chưa dùng để giao dịch kinh doanh như ở các nước phát triển.Tên miền trên net ở Viet nam chư được coi trọng.
    Nhưng nếu các doanh nghiepeh Vn còn thờ ơ với tên miền doanh nghiệp thì trên thực tế tên của các doanh nghiệp Việt Nam đang bị rao bán và sử dụng trên mạng Net bởi các cá nhân nước ngoài để trục lợi www.vinamilk.com là một ví dụ điển hình: khi tổng công ty sửa Vietnam bắt đầu mở rôngk thị trường ra nước ngoài, chú ýe đến việc xây dựng một website riêng thì đã muộn vì tên miền đã bị người khác đăng ký.Chính vì thế mà bây giờ tên miền của Vinamilk là www.vinamilk.com.vn , vói đuôi com.vn vốn chỉ quen thuộc vói thị trường trong nước.
    Báo tuổi trẻ TPHCM cũng phát hienẹ ra trên mạng Internet một trang web mang tên tuổi trẻ i xì từ măngxet đến cơ quan chủ quản. Rồi báo Thanh niên, báo lao động cũng bị mất tên miền.
    Nếu ban truy cập vào địa chỉ laodong.com, thanhnien.com hay tuoitre.com đềy thấy đó là những trang web xa lạ với tờ báo mà bạn yêu thích. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ tiền ra để lấy lại tên miền.
    Đay là danh sách các tên miền được rao bán trên trang www. Afternic.com
    Điạ chỉ Rao bán (USD)
    vietnam.tv 150.000
    vietnambanking.com 150.000
    vietnamdoc.com 13.750
    vietnamindustries.com 1.000
    vietnammemorial.com 1.000
    vietnamnews.tv 30.000
    viatnammok.com 30.000
    vietnamreports.com 1.000
    vietnamshopping.com 100.000
    saigonjobs.com 1.000
    saigonlink1.com 1.000
    saigonmerchant.com 1.000
    saigon-vietnam.com 1.000
    hueworldorder.com 3.650
    huezone.com 3.650
    huesos.org 1.500
    Nguồn: http;//www.afternic.com
    Em thì đúng là dân Dân sự thật, một Civilste, nhưng mà em không khoái mây cái khỏan về Sở hữu trí tuệ lắm, mặc dù em đang làm một cia Khóa Luận tốt nghiệp về Nhãn hiệu hàng hóa ở Vnam.Các "đại ca' cho em vai lời khuyên nhé!
    Em đang cần thông tin về số lượng các đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu công nghiệp Vn trong năm 2002!Bác nào có cho em xin nhé!Cảm tạ trước!
    "Biết ra đi là xa em nghìn trùng
    Biết chia li là không mong ngày hội ngộ
    Mà cuộc đời sao lắm đắng cay?"
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  6. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Các bác thân mến!
    Em đang cần số liệu về Số đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tai Cục sở hữu công nghiệp năm 2002 cho cái Khoá Luận Tốt nghiệp của mình!
    Bác nào có cho em xin nhé!Xin đa tạ
    Có thể mail cho em theo địa chỉ: lopnga2001@yahoo.com
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  7. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu với box Khoa học pháp lý case này:
    "Lever4 là "em ruột" của Lemon3? (Về chuyện Công ty DigiNet khiếu nại Công ty TNHH P.C.I sao chép phần mềm)
    Tại Softmart 2004 diễn ra hồi đầu tháng 9, Công ty TNHH P.C.I được bình chọn là "Công ty phần mềm doanh số cao" nhờ sự hấp dẫn của phần mềm Lever4. Nhưng ngay sau đó, ngày 14-9, Công ty TNHH Tin học Định Gia (DigiNet) đã gửi đơn đến cơ quan chức năng khiếu nại P.C.I đã sao chép phầm mềm Lemon3 của DigiNet để kinh doanh dưới tên hiệu Lever4.
     
    Quang Chung
     
    Lên tiếng
    Theo ông Trần Đào Anh, Giám đốc Công ty DigiNet, từ đầu năm 2004, một số khách hàng của DigiNet phản ánh: Công ty P.C.I chào bán cho họ phần mềm hệ thống kế toán và quản trị doanh nghiệp Lever4 giống hệt phần mềm hệ thống kế toán và quản trị doanh nghiệp Lemon3 của DigiNet với giá rẻ hơn nhiều.
    Nghi ngờ sản phẩm phần mềm Lemon3 của mình bị P.C.I sao chép, vì hai thành viên sáng lập P.C.I từng làm việc tại DigiNet từ tháng 9-2002 đến 11-2003, DigiNet cất công theo dõi, nhưng không có được bằng chứng rõ ràng. Tại Softmart 2004, P.C.I phân phát tài liệu, trình diễn sản phẩm, thuyết trình tại hội thảo về phần mềm Lever4? nhờ đó DigiNet đã thu thập được những tài liệu về phần mềm Lever4.
    Ông Anh nói: "Những bằng chứng mà chúng tôi thu thập được cho thấy P.C.I đã lấy toàn bộ mã nguồn và sao chép toàn bộ tài liệu một phiên bản của sản phẩm Lemon3. Vì Lemon3 là phần mềm hệ thống kế toán quản trị doanh nghiệp có uy tín trên thị trường Việt Nam, do đó chúng tôi thấy cần thiết phải lên tiếng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình".
     
    Chứng minh
    Theo ông Anh, các vi phạm của P.C.I có tính chất bao trùm đối với sản phẩm Lemon3. Về cuốn tài liệu giới thiệu sản phẩm Lever4 bằng tiếng Việt, P.C.I đã sao chép hầu hết lời văn và bố cục của tài liệu giới thiệu sản phẩm Lemon3, chỉ sửa chữa tên sản phẩm và một vài chi tiết nhỏ.
    Trong cuốn giới thiệu sản phẩm Lever4 của P.C.I còn có nhiều chi tiết cho thấy họ đã sao chép mà không ý thức được việc mình làm có thể tố cáo chính mình. Chẳng hạn trong phần nói về module Tồn kho, P.C.I có nhắc tới cơ chế SSSN (trang 9). Thuật ngữ này, theo ông Anh, được viết từ chữ String-String-String-Number, là một thuật ngữ đặc trưng cho riêng các tài liệu của DigiNet.
    Về cuốn Giới thiệu sản phẩm Lever4 bằng tiếng Anh, P.C.I đã "bê nguyên xi" cuốn giới thiệu sản phẩm Lemon3 của DigiNet, chỉ thay đổi mỗi tên công ty và sản phẩm. Thậm chí, trong bản của DigiNet, phần mục lục, do định dạng sai hai từ đầu mục "Sales" và "Technology" bằng font chữ Times New Roman, thay vì phải font Arial như các mục khác, P.C.I cũng phạm phải y nguyên lỗi typo này!
    Về mã nguồn sản phẩm, theo ông Anh, do P.C.I sao chép mã nguồn của DigiNet nên tất cả các giao diện đều giống hệt Lemon3, chỉ khác mỗi biểu tượng sản phẩm. Một điểm hết sức quan trọng mà P.C.I không thể chối cãi được, theo ông Anh là P.C.I đã xâm phạm hệ thống định danh đối tượng, là một sở hữu trí tuệ quan trọng của DigiNet.
    Thông thường, để đặt tên cho các thành phần trong một chương trình phần mềm... các doanh nghiệp phần mềm trong nước hay dùng từ ngữ tiếng Anh hay tiếng Việt để gọi. Ví dụ, bảng danh mục tài khoản có thể được gọi là DM_TK hay ChartOfAccounts? "DigiNet không dùng cách này, mà ngay từ năm 1999 đã sử dụng một hệ thống mã tám ký tự, bắt đầu bằng chữ D có nghĩa là DigiNet để đặt tên cho mọi đối tượng phần mềm. Hai ký tự tiếp theo để chỉ mã module, ví dụ D01 là Vốn bằng tiền, D02 là Tài sản cố định, D03 là Phải thu, D04 là Phải trả, D05 là Bán hàng... Ký tự tiếp theo F có nghĩa là form, T là table... ", ông Anh nói.
    Theo ông Anh, sáng tạo trên có ý nghĩa rất lớn. Thứ nhất, hệ thống mã thống nhất giúp DigiNet dễ quản lý quy trình làm phần mềm, quy trình phát hiện và khắc phục lỗi. Thứ hai, lập trình viên rút ngắn đáng kể thời gian viết mã do phải gõ ít ký tự và đỡ bị nhầm lẫn khi gỡ lỗi.
    Nhưng đáng kể nhất, đây là một chìa khóa quan trọng, giúp đấu tranh chống xâm phạm bản quyền.
    Ông Anh còn cho biết, giống như ADN trong mỗi cơ thể, các yếu tố của hệ thống định danh đối tượng của DigiNet xuất hiện ở khắp mọi nơi trong mã nguồn. Nếu muốn xóa bỏ dấu vết này cần phải thay đổi toàn bộ các dòng mã. Tuy nhiên, với hàng triệu dòng mã của Lemon3 phải mất rất nhiều thời gian để thay đổi. Vì thế P.C.I đã để nguyên xi các mã định danh đối tượng của DigiNet.
     
    Phản hồi
    Ông Anh yêu cầu "P.C.I hoàn trả mã nguồn cho DigiNet cũng như cam kết không lưu trữ mã nguồn này ở bất cứ đâu và tái sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào. Đồng thời P.C.I phải chấm dứt sao chép, phát tán các tài liệu sao chép trái phép và phải công khai xin lỗi DigiNet".
    Thế nhưng, trao đổi với người viết bài này, ông Hoàng Tấn Tài, Giám đốc P.C.I, cho biết phần mềm Lever4 là do ông viết dựa trên phần mềm Solomon của Microsoft, Lemon3 của DigiNet và một số phần mềm khác.
    Ông Tài cũng khẳng định rằng, P.C.I không "chôm" mã nguồn của DigiNet và nói: "Nếu DigiNet kiện chúng tôi sẵn sàng hầu tòa".
    Nhưng trước đề nghị được tham khảo các tài liệu giới thiệu sản phẩm Lever4 của người viết bài này thì ông Tài trả lời: "Tài liệu chỉ cung cấp cho khách hàng".
    Ông Anh cho biết, nếu các yêu cầu của DigiNet không được P.C.I thực hiện thì DigiNet sẽ khởi kiện ra tòa.
    Dưới góc độ kỹ thuật, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội Tin học TPHCM, cho rằng nếu DigiNet và P.C.I chịu cung cấp mã nguồn thì chuyện xác định ai đúng ai sai không khó. Còn về mặt pháp luật, bà Hoàng Tố Như, chuyên viên Phòng Sở hữu công nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ, cho rằng trong trường hợp này, nếu DigiNet chứng minh được sản phẩm Lemon3 có trước Lever4 thì Lemon3 mặc nhiên được bảo hộ mà không cần phải có giấy chứng nhận quyền tác giả. "
    (Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn)
    Trích toàn văn: http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=21&Sobao=720&SoTT=8&sotrang=1
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 10:42 ngày 07/10/2004

Chia sẻ trang này