1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin Cần Thơ.

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi chicken_chipchip, 31/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chicken_chipchip

    chicken_chipchip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Bản tin Cần Thơ.

    Ai có thông tin gì mới, thì vô đây...nhá


    chicken
  2. cowboyhat

    cowboyhat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Đăng tiếp vụ thi tin học gì đó :
    Tối qua, tại Cần Thơ, cuộc thi Olympic Tin học sinh viên toàn quốc 2003 đã kết thúc. Giải đặc biệt khối không chuyên thuộc về Phạm Minh Tuấn (Học viện Kỹ thuật Quân sự) với số điểm tuyệt đối 100/100, 10 giải nhất, 28 giải nhì, 53 giải ba và 61 giải khuyến khích.
    Về giải cá nhân khối chuyên, có 3 giải nhất thuộc về Lưu Huỳnh Quốc Dũng (ĐH Quốc Gia TP HCM) với 60/100 điểm; Nguyễn Duy Phi (Học viên An ninh) 56/100 điểm và Đặng Minh Châu (ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM) với 56/100 điểm.
    Ngoài ra, khối chuyên còn có 7 giải nhì, 18 giải ba và 25 giải khuyến khích.
    Ở khối không chuyên, ngoài giải đặc biệt, 3 giải nhất về tay Nguyễn Thái Sơn (Viện ĐH Mở Hà Nội) 97/100 điểm; Nguyễn Trung Kiên (ĐH Hồng Đức) cũng 97 điểm và Bùi Hoàng Hiệp (ĐH Sư phạm Thái Nguyên) 94 điểm. Ngoài ra còn có 16 giải nhì, 22 giải ba và 23 giải khuyến khích.
    Giá trị giải thưởng của các giải nhất cá nhân khoảng 15 - 20 triệu đồng/giải.
    Về giải tập thể, giải nhất khối không chuyên thuộc về ĐH Sư phạm Thái Nguyên (với số điểm tuyệt đối 100/100); giải nhất khối chuyên thuộc về Khoa Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ngoài ra còn có 5 giải nhì, 13 giải ba và 13 giải khuyến khích.
    Về giải đồng đội, giải nhất khối chuyên về tay ĐH Bách Khoa TP HCM, giải nhất khối không chuyên thuộc về Học Viện Kỹ thuật Quân sự.
    Ngoài ra còn có 20 giải thi trắc nghiệm tiếng Anh (200.000 đồng/giải) do Trung tâm giáo dục Australia và Hội Tin học VN (VAIP) phối hợp tài trợ.
    Ông Nguyễn Long, Tổng thư ký VAIP, Trưởng ban tổ chức, cho VnExpress biết Hội đang đề nghị với Bộ GD&ĐT xét cấp học bổng du học nước ngoài cho thí sinh đoạt giải đặc biệt Phạm Minh Tuấn.
    Tổng giá trị giải thưởng (bằng tiền mặt) khoảng 200 triệu đồng cùng nhiều giải thưởng dạng hiện vật của gần 40 nhà tài trợ cho cuộc thi. Đặc biệt, năm nay có khá nhiều thí sinh nữ tham dự Olympic, trong đó 3 thí sinh đoạt giải cá nhân và 1 đoạt giải đồng đội.
    Theo ông Long, Ban ra đề có kinh nghiệm hơn nên không để xảy ra trục trặc nhỏ nào trong quá trình thi. Ban tổ chức cho biết năm sau sẽ rút kinh nghiệm ở khâu tổ chức với nội dung đổi mới hơn và cải tiến ở phần thi lều chõng. Đặc biệt, sẽ tạo sân chơi riêng cho cả những người đã đoạt giải (từ giải ba trở lên) ở cuộc thi những năm trước cũng như mở rộng chương trình giao lưu... Ông Long tiết lộ Olympic Tin học sinh viên năm tới dự kiến được tổ chức ở Hà Nội hoặc Hải Phòng.
    Về thi thiết kế biểu tượng Olympic, Ban giám khảo đã chọn được 7 biểu tượng và sẽ đăng trên trang web của Hội (www.vaip.org) để mọi người cùng tham gia bình chọn. Kết quả sẽ được công bố trước khi diễn ra Olympic tin học 2004.
    VnExpress.net
    >> daubep ( Đầu bẹp ?[​IMG] ) : Đầu bẹp ơi là đầu bẹp, đen thùi lùi vậy ai mà coi cho nổi huh ? Nói chung tin tức của CT ít được đưa lên Internet, có chăng là các site của nước ngoài làm phóng sự về mình thôi. Vô CNN, search Can Tho news cũng nhiều lắm.       
  3. YeuAoTrang

    YeuAoTrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Chuyện ngược đời: Mẹ nợ thuế, con bị tước quyền thi đại học?!
    9.5.2003 - Chính quyền xã Thạnh Thắng, huyện Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ đã từ chối xác nhân hồ sơ dự thi đại học của em Nguyễn Quốc Vũ Hoàng Thanh, sinh năm 1983 chỉ vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không đủ khả năng nộp 633kg lúa thuế nông nghiệp và khoảng 600.000 đồng tiền lệ phí các loại
    Ước mơ bị "đánh cắp"
    Chúng tôi đã đến ấp E2 để gặp Nguyễn Quốc Vũ Hoàng Thanh, người bị chính quyền địa phương từ chối xác nhận hồ sơ dự thi đại học. Trong căn nhà nhỏ được bao phủ tứ bề bằng tôn: Mái tôn, vách tôn và cửa cũng là tôn, cộng thêm cái nắng oi bức giữa trưa của mùa khô, căn nhà như một lò lửa, chỉ ngồi chưa đầy 5 phút, người đã ướt đẫm mồ hôi.
    Tâm sự với chúng tôi, Thanh cho biết: Năm 2001, sau khi thi rớt đại học, với quyết tâm ở lại thành phố để tiếp tục luyện thi, nhưng nhiều lúc cũng muốn bỏ cuộc vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Nhờ sự động viên của gia đình, bạn bè và bà con chòm xóm hỗ trợ một phần tài chính, Thanh được đi luyện thi ở TP.Hồ Chí Minh.
    Phải vào được đại học, đó là ước mơ mà Thanh nung nấu từ những năm học phổ thông. Nếu trúng tuyển vào đại học, Thanh sẽ theo học ngành sư phạm TDTT vì theo Thanh, hiện nay giáo viên ở bộ môn này ở đây đang thiếu trầm trọng. Ước mơ ấy đâu phải cao xa gì, vậy mà đã 2 năm rồi cứ loay hoay, năm đầu thi trượt, còn năm nay thì không được chính quyền địa phương xác nhận hồ sơ dự thi.
    Theo Trưởng Công an xã Thạnh Thắng - ông Tăng Văn Sang, chính quyền không xác nhận hồ sơ là do Thanh trốn nghĩa vụ quân sự (NVQS). Nhưng ngay cả khi lý do này đã được Hội đồng NVQS xã giải tỏa thì ông Sang lại nại ra một lý do khác: Gia đình Thanh còn thiếu 3 năm thuế nông nghiệp và một số tiền phí khác... Thời hạn nộp hồ sơ dự thi đã hết vào ngày 20.4. Vậy là thêm một năm nữa, Thanh phải đứng ngoài cuộc thi.
    Ông Nguyễn Văn Kiểm nghẹn lời khi nói với chúng tôi: "Trước đây, năm nào gia đình cũng cố gắng hoàn thành nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. Nhưng từ năm 1999, khi công việc làm ăn thất bại, lại bị toà án phát mại tài sản để trả tiền cho các chủ nợ thì kinh tế của gia đình ngày càng trầm trọng. 15 công đất của gia đình cũng đang phải thế chấp tại ngân hàng, 5 năm nay chưa đóng được đồng lãi nào. 6 đứa con đang đi học thì phải cho hai đứa em của Thanh nghỉ học đi làm thuê ở TP.Hồ Chí Minh. Thấy Thanh chịu khó và ham học nên mới tiếp tục cho đến trường và cũng phải nhờ bà con, cô bác mỗi người giúp một ít, mong sao đời cháu sau này không phải sống trong cảnh tăm tối vì ít học. Nhưng bây giờ thì...".
    "Lệ làng" hay cố tình làm khó?
    Chiều 16.4, chúng tôi đã trực tiếp gặp ông Tăng Văn Sang và được ông cho biết: Sở dĩ địa phương không xác nhận hồ sơ dự thi đại học cho Thanh vì Hội đồng NVQS xã thông báo Thanh trốn NVQS.
    Tuy nhiên, khi làm việc với ông Nguyễn Văn Thành - Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã chúng tôi được biết, năm 2003 Thanh đã chấp hành lệnh điều động đi khám sức khoẻ NVQS, nhưng không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ. Thanh thừa nhận vào đầu năm 2002, do đang luyện thi ở TP.Hồ Chí Minh nên không về theo lệnh gọi khám sức khoẻ NVQS. Nhưng đến tháng 7.2002, Thanh đã về địa phương và thực hiện lệnh điều động khám sức khoẻ NVQS năm 2003.
    Sau khi xem xét lại toàn bộ hồ sơ của Thanh, ngày 18.4, Hội đồng NVQS xã Thạnh Thắng đã xác nhận trường hợp của Thanh đủ điều kiện để giải quyết cho đi thi và chuyển hồ sơ cho công an xã. Mọi việc tưởng chừng như đã ổn. Thế nhưng...
    Ngay sáng hôm sau (19.4), Thanh đã đưa giấy xác nhận của Hội đồng NVQS xã và hồ sơ cho Công an xã xác nhận để kịp nộp hồ sơ dự thi. Nhưng không ngờ, ông Sang lại yêu cầu Thanh phải cung cấp biên lai đóng thuế nông nghiệp và các loại phí hàng năm của gia đình mới chịu xác nhận hồ sơ. Đến sáng 20.4, Thanh lại tiếp tục đến Công an xã nhưng lại thất vọng mang hồ sơ về.
    Giải thích việc từ chối chứng nhận hồ sơ cho Thanh, ông Trần Văn Sơn - Chủ tịch UBND xã cho biết: Qua bàn bạc với Chi uỷ và Hội đồng NVQS xã đã xác định, trường hợp của Thanh là được phép cho đi nhưng yêu cầu gia đình Thanh phải hoàn thành nghĩa vụ trong 3 năm nay thì xã mới giải quyết. Đây là giải pháp ràng buộc để người dân phải thực hiện nghĩa vụ (!?).
    Từ chỗ đánh đồng giữa nghĩa vụ của gia đình Thanh và quyền được đi học của Thanh để rồi không xác nhận hồ sơ cho Thanh đi thi đại học là một việc làm vi phạm pháp luật của chính quyền xã Thạnh Thắng. Liệu sự tuỳ tiện ấy có được giải quyết khi mùa thi đã đến gần? Nếu không thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này?
    Theo Lao động
  4. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Mô hình phổ biến giáo dục pháp luật mới từ một lớp học ​
    Thực hiện Chỉ thị số 02/1998/CT- TTg, ngày 7-1-1998 của Thủ tướng Chính phủ về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, những năm gần đây, Hội đồng Phối họp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh (PHCT PBGDPL) Cần Thơ đã không ngừng quan tâm đến công tác tuyên truyền, PBGDPL. Nội dung và hình thức PBGDPL này cành phong phú, đa dạng từ đó, góp phần thiết thực vào việc nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Đặc biệt, vào đầu năm 2002, Hội đồng PHCT PBGDPL tỉnh đã tổ chức dạy pháp luật (chương trình sơ cấp - do Sở Tư pháp và Đài Truyề hình Cần Thơ thực hiện). Đây là mô hình PBGDPL mới đã thu hút được sự quan tâm của cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh.
    Lớp học đã có gần 1.200 học viên đăng ký học chính thức. Tuy nhiên, điều cần quan tâm ở đây không phải là con số vừa nói . Bởi còn rất nhiều nhà, rất nhiều người không đăng ký học nhưng họ luôn quan tâm, theo dõi chương trình, như anh Nguyễn Hùng Việt - cán bộ Tư pháp phường Trà Nóc, TP Cần Thơ mặc dù tôi đã tốt nghiệp trung cấp luật nhưng tôi đã theo suốt chương trình lớp sơ cấp luật này, không hề bỏ sót một buổi nào".
    Thực tế cho thấy: "thành công của lớp sơ cấp luật lần này không phải ở số lượng học viên đăng ký học và dự thi, mà vấn đề quan trọng hơn hết là nhà nhà cùng học, người người cùng học". Đó là lời mà thầy giáo Huỳnh Ngọc Chinh, Chủ tịch Công đoàn Trường Trung học Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ đã nói. Đối với chị Phan Thị Bé, ấp Láng Hầm, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A thì, dù tôi là một nông dân nhưng tôi rất thích xem chương trình dạy pháp luật. Đang đi ruộng nhưng hễ đến giờ là tôi tranh thủ vào xem cho biết". Không chỉ riêng đối với người dân trong tỉnh, rất nhiều cán bộ và nhân dân các tỉnh lân cận cũng rất quan tâm đến chương trình dạy pháp luật này. Như anh Mã Chí Thanh, Phó trưởng phông Tổng hợp - Tổ chức hành chánh Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng cho biết: "Mặc dù là người ngoài tỉnh nhưng tôi thường xuyên theo dõi chương trình dạy pháp luật trên Đài PTTH Cần Thơ. Theo tôi, đây là mô hình cần được nhân rộng vì nó có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao ý thức pháp luật trong cán bộ và nhân dân". Qua 10 môn học trong chương trình, kết quả có 7/16 học viên đủ điều kiện thi cuối khóa. Ngày 11-5-2003 vừa qua, Ban tổ chức lớp học đã tổ chức thi cuối khóa, cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi viết. Nhằm tạo điều kiện thuần lợi cho các thí sinh, Hội đồng thi đã tổ chức thành 9 điểm thi ở 9 huyện, thị, thành trong tỉnh. Đơn vị có số thí sinh dự thi đông nhất là TP Cần Thơ (195 người); Thốt nốt (126 người). Trên cơ sở kết quả thi này, Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh Cần Thơ sẽ xét cấp giấy chứng nhận cho những thí sinh hội đủ điều kiện theo quy định.
    Quá trình quản lý lớp học, anh Huỳnh Hiếu, Sở Tư pháp Cần Thơ, cho biết: "Lớp học này đã để lại trong tôi ấn tượng hết sức sâu sắc - có những học viên đã vượt qua mấy chục cây số giữa trời mưa để đến Sở Tư pháp nộp bài và xin thêm tài liệu về nghiên cứu. Điều đó cho thấy - phải chăng lớp học đã thật sự khơi dậy ý thức học tập, tìm hiểu pháp luật trong nhân dân. Việc tìm hiểu pháp luật không chỉ đơn thuần là quyền mà còn là nghĩa vụ của mọi người, mọi nhà.
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được lớp học vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định như: số lượng học viên tham dự kiểm tra và thi cuối khóa so với số đăng ký ban đầu có giảm; từng nơi, từng lúc chất lượng các bài kiểm tra chưa cao, bởi do đây là mô hình mới, việc quản lý theo dõi học viên đối với cơ sở ít nhiều còn lún túng chưa có một "khuôn mẫu" nhất định. Song vượt lên trên đó vẫn là sự cố gắn rất lớn của Ban tổ chức lớp học, của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh và các "giảng viên " đã mang đến cho mọi nhà một số pháp luật nhất định; khơi dậy ý thức học tập, tìm hiểu pháp lưật nhằm thực hiện tốt hơn nữa phương châm "sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
    (Theo Báo CT)



    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  5. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Theo đề nghị của Ban Quản trị mạng TTVNOL, về việc không dùng chức năng tin tức ở các box, từ này chủ đề này sẽ không còn là News nữa mà trở thành Bản tin Cần Thơ.

    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  6. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Tăng cường các nguồn lực khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo. ​
    Ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ vừa có Chỉ thị 10/2003/CT-UB về việc tăng cường các nguồn lực khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo. Chỉ thị yêu cầu các ngành, các cấp tăng cưởng công tác tuyên truyền, phát động sâu rộng trong nội bộ và nhân dân, nhằm nâng cao ý thức, khơi dậy lòng nhân ái, dấy lên phong trào " thương người như thể thương thân", vận động các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong và ngoài nước tiết kiệm đóng góp tiền để hỗ trợ bệnh nhàn nghèo khám chữa bệnh. Trong đó, ưu tiên thực hiện có kết quả các chương trình đem lại ánh sáng cho người mù, đem lại nụ cười cho trề thơ khuyết tật, cung cấp xe lăn cho người tàn tật. Theo số liệu điều tra của cơ quan chức năng hiện nay toàn tỉnh còn khoảng 2.000 trẻ em có môi bị hở hàm ếch, 1.000 người tàn tật bại liệt và 12.000 người mù mất do bị đục thủy tinh thể. Những năm qua, tỉnh đã vận động các tổ chức, đơn vị , cá nhân trong và ngoài nước cùng với Nhà nước chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, trong đó có các đối tượng trên. Đặc biệt, từ quí I-2002 đến quí II- 2003, tỉnh đã huy động các nguồn lực phẫu thuật miễn phí đem lại ánh sáng cho trên 5.000 lượt người mù. Riêng huyện Ô Môn là đơn vị đầu tiên trong tỉnh đã phẫu thuật mắt miễn phí đem lại ánh sáng cho toàn bộ người mù nghèo trong hiện.
    (Theo Báo CT)


    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  7. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0

    Khôi phục nhà ***g chợ cũ Cần Thơ thành khu du lịch


    Theo quy hoạch, sẽ bố trí khoảng 120 kiốt bán hàng, di dời 600 hộ kinh doanh nhỏ lẻ, hình thành một chợ đêm, tạo thành một quần thể thương mại - du lịch sầm uất. Dự kiến đến tháng 9, khu vực thương mại du lịch mới này sẽ được sắp xếp hoàn tất, chính thức đi vào hoạt động.
    Khu A sẽ có một quầy dịch vụ thu đổi tiền, 3 điểm bán hoa tươi, 14 điểm bán trái cây, đồ hộp và 40 điểm bán hàng lương thực, thực phẩm tươi và chế biến, rau quả củ sạch. Khu B sẽ có một quầy dịch vụ thông tin, 3 điểm bán hoa tươi, 14 quầy bán hàng trang sức, mỹ phẩm, sản phẩm điện tử, du lịch và 40 quầy tranh ảnh sơn mài, sản phẩm mỹ thuật, tặng phẩm vải - da - thêu - đan, hàng mỹ nghệ sành sứ, thuỷ tinh, hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá, sản phẩm khoa học. Theo quy định, hàng hoá và các dịch vụ tại đây phải được bài trí thẩm mỹ, gọn đẹp, sạch sẽ, cân đong đúng chuẩn, tất cả đều phải được niêm yết và bán đúng giá.
    Ngoài một số quầy hàng được chỉ định dành cho các công ty và hợp tác xã thương nghiệp, phần lớn số kiốt còn lại sẽ dàn cho các hộ kinh doanh theo phương thức đấu thầu. Cũng theo phương án quy hoạch, 600 hộ mua bán nhỏ lẻ đang kinh doanh tạm trên các lòng lề đường Hai Bà Trưng, Nguyễn An Ninh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nguyễn Thái Học... sẽ được di dời, sắp xếp kinh doanh tại các chợ Tân An, An Lạc, Xuân Khánh, Trung tâm thương mại Cái Khế... nhằm trả lại sựu thông thoáng và mỹ quan cho toàn bộ khu vực. Cũng tại khu vực này, một khu chợ đêm bán thức ăn, trái cây, quà lưu niệm... hoạt động từ 5-6h chiều đến 4-5h sáng sẽ được hình thành, kết nối liên hoàn với hoạt động mua bán trong nhà ***g chợ, cạnh đó là khu vực khách sạn, nhà hàng, vũ trường, quán cà phê, công viên Bến Ninh Kiều tạo thành một quần thể thương mại - du lịch sôi động sầm uất.
    Nguồn tin: báo Thanh Niên

    tôi sẽ chọn người bình thường nhất
    chọn người nào thật lòng yêu tôi
  8. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Bà Trần Ngọc Sương tặng 300 suất học bổng cho nữ sinh​



    Bà Trần Ngọc Sương, Giám đốc Nông trường Sông Hậu vừa trao tặng 300 suất học bổng cho học sinh nữ bậc tiểu học và bậc trung học cơ sở ở Cần Thơ có hoàn cảnh khó khăn nhưng vượt khó học tập tốt. Tổng các suất học bổng trị giá 81.000.000 đồng, là toàn bộ số tiền thưởng kèm theo giải ?oPhụ nữ ấn tượng châu Á ?" Thái Bình Dương? mà bà được nhận năm nay.
    DUY TỊNH


    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  9. cowboyhat

    cowboyhat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Hỏi 1 cái : Gold là gì vậy ? Tự nhiên vô đây thấy có vài gold ???
  10. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Chú này hỏi lung tung quá. Sao không vào phòng khách mà hỏi ? Thấy chú cũng dễ thương, anh giải thích nè : mỗi ngày chú đăng nhập TTVNOnline thì chú được 5 gold, chú post 1 bài thì được 1 gold. Đặc biệt, chú có cái chương trình nào đó độc đáo muốn share cho mọi người sử dụng bằng cách tải lên phần download của TTVNOnline thì chú được thưởng hậu hĩ bằng 10 gold. Chưa biết gold dùng để làm gì bây giờ, nhưng sau này thì sẽ có tác dụng đấy.

    AI BIẾT ĐÂU NÈ !

Chia sẻ trang này