1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Bản tin công nghệ sinh học!

    Lời nhắn gửi!
    Trước tiên cám ơn tất cả thành viên đã ủng hộ Box, cũng như ủng hộ topic này, mong các thành viên chỉ post những bản tin về sinh học, công nghệ sinh học, nói rõ nguồn hoặc tư liệu tham khảo; vui lòng không tranh luận; Nếu thành viên muốn tranh luận hãy mở topic riêng! và vui lòng không post trùng bản tin!
    rất mong sự cộng tác của tất cả các thành viên!
    chào thân ái!

    1-LÀM RƯỢU TỪ MÍA
    Các nhà nghiên cứu Pháp thuộc Viện quốc gia nghiên cứu nông học (INRA) tại Guadeloupe đã áp dụng công nghệ siêu lọc giúp ổn định nước mía ép nhằm giải quyết hai vấn đề chính: sự có mặt của vi khuẩn và nước ép bị đục do sự lắng đọng các phần tử.

    Các nghiên cứu này đã cho ra đời bằng sáng chế vào năm 1999 và sự thành lập công ty Jucann Tech - sẽ phát triển những sản phẩm mới làm từ nước mía ép. Công nghệ siêu lọc làm ổn định nước mía ép và cho phép chế biến nhiều sản phẩm mới như ruợu champagne, nước ngọt có gaz cạnh tranh với Coca-Cola, kem, nước uống tăng lực...

    Công nghệ này tôn trọng chất lượng của mía, giúp dễ chế biến và bảo quản lâu dài. Nước mía ép truyền thống, rất được ưa chuộng tại địa phương, chỉ được bảo quản trong vài tiếng đồng hồ. Với kỹ thuật Jucan Tech, nước mía có thể được bảo quản trong nhiều tháng với hương vị của nó vẫn được giữ nguyên.
    Nguồn tin : FPTnet (Theo AFP)





    BachHop


    Được sửa chữa bởi - BachHop vào 08/05/2002 00:18
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    2-THUỐC NHUỘM TÓC VÀ BỆNH UNG THƯ BÀNG QUANG
    Phụ nữ sử dụng thuốc nhuộm tóc bền (permanent hair dye) dễ bị mắc ung thư bàng quang hơn những phụ nữ khác, do bản chất di truyền của họ. Kết quả được công bố tại Hội nghị hàng năm của Hiệp hội nghiên cứu ung thư của Mỹ lần thứ 93.
    Các nhà nghiên cứu tại trường Y khoa Keck, thuộc Đại học Nam California (USC) và các cộng tác viên khác cho biết một số đối tượng trong quá trình nghiên cứu có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao hơn các người khác là do cơ thể của họ không có khả năng loại bỏ nhanh các chất gây ung thư như các arylamine- một trong những thành phần của thuốc nhuộm tóc. Khả năng loại bỏ các chất độc trên là do người đó mang trong mình nhóm ?onhanh? hoặc ?ochậm? của một số gene nhất định.
    Tiến sỹ, bác sỹ Manuela Gago-Dominguez trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: ?ocác số liệu này cung cấp thêm bằng chứng cho mối quan hệ việc sử dụng thuốc nhuộm tóc bền với nguy cơ ung thư bàng quang? và ?ochất arylamine trong thuốc nhuộm tóc đóng vai trò như những chất gây ung thư bàng quang cho những người sử dụng?. Đầu năm 2001, các nhà nghiên cứu tại Khoa y tế dự phòng thuộc USC báo cáo rằng những người phụ nữ sử dụng thuốc nhuộm tóc bền này ít nhất một lần/ tháng trong vòng một năm hoặc lâu hơn có nguy cơ ung thư bàng quang cao gấp hai lần những người không sử dụng. Người sử dụng hàng tháng hoặc thường xuyên hơn trong vòng 15 năm hay lâu hơn chịu mức rủi ro cao gấp ba lần cho dù bỏ thuốc lá, nhân tố gây ung thư bàng quang đã biết.
    Nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao cũng được nhận thấy ở những người tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc như thợ cắt tóc và làm đầu. Trong khi đó mức rủi ro này không thấy ở những người sử dụng thuốc nhuộm tóc tạm thời hay nửa bền (semi-permanent).
    Gago-Dominguez giải thích rằng trong quá trình sử dụng thuốc nhuộm tóc, một lượng nhỏ arylamine đã bị hấp thu qua da. Một người khác cho rằng các tác nhân khác có trong thuốc nhuộm bền có thể làm gia tăng sự hấp thụ arylamine qua da hơn trong các loại thuốc nhuộm tóc tạm thời hoặc nửa bền vững.
    Điều quan trọng là những enzyme bảo vệ trong cơ thể có thể vô hiệu hóa arylamines. Cơ thể bài tiết các chất độc qua nước tiểu thông qua bàng quang. Hiệu quả hoạt động của các enzyme này phụ thuộc vào những gene quy định thành phần các enzyme đó. Các gene này gồm các loại ?onhanh? và ?ochậm?.
    Nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát trên 159 phụ nữ mắc ung thư bàng quang ở Los Angeles và so sánh với 164 phụ nữ khoẻ mạnh qua việc phân tích di truyền thông qua các mẫu máu và nước tiểu của họ. Họ phát hiện rằng những phụ nữ mang loại gene ?ochậm?o (kiểu hình ?oNAT2 slow?o), sử dụng chỉ thuốc nhuộm tóc bền có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp ba lần.
    Những phụ nữ mang loại gene ?ochậm?o khác (kiểu hình ?oCYP1A2 slow?o), sử dụng chỉ thuốc nhuộm tóc bền có nguy cơ mắc bệnh cao 2,5 lần. Cuối cùng, những người phụ nữ không hút thuốc, mang loại gen chậm thứ 3 (kiểu gen ?oNAT1 slow?), việc sử dụng chỉ thuốc nhuộm tóc bền có nguy cơ mắc bệnh cao 6,8 lần.
    Những nghiên cứu tiếp theo sẽ là cần thiết để làm rõ mối liên hệ giữa thuốc nhuộm tóc và ung thư bàng quang, các nhà nghiên cứu cho biết.
    Ung thư bàng quang hiện tại chiếm 6% số ca ung thư mới phát hiện ở đàn ông và chiếm 2% phụ nữ. Hiệp hội ung thư Mỹ ước tính có 56,500 người Mỹ sẽ được chuẩn đoán bị ung thư và 12,600 người trong số đó sẽ chết trong năm 2002. Dự án nghiên cứu trên được tài trợ bởi Viện ung thư Quốc gia (National Cancer Institute) và Viện Quốc gia về Khoa học Sức khoẻ Môi trường (the National Institute of Environmental Health Sciences - NIEHS).
    Author: Quoc Chinh
    Theo ScienceDaily Magazine, April 10, 2002
    (Original article)


    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    2-THUỐC NHUỘM TÓC VÀ BỆNH UNG THƯ BÀNG QUANG
    Phụ nữ sử dụng thuốc nhuộm tóc bền (permanent hair dye) dễ bị mắc ung thư bàng quang hơn những phụ nữ khác, do bản chất di truyền của họ. Kết quả được công bố tại Hội nghị hàng năm của Hiệp hội nghiên cứu ung thư của Mỹ lần thứ 93.
    Các nhà nghiên cứu tại trường Y khoa Keck, thuộc Đại học Nam California (USC) và các cộng tác viên khác cho biết một số đối tượng trong quá trình nghiên cứu có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao hơn các người khác là do cơ thể của họ không có khả năng loại bỏ nhanh các chất gây ung thư như các arylamine- một trong những thành phần của thuốc nhuộm tóc. Khả năng loại bỏ các chất độc trên là do người đó mang trong mình nhóm ??onhanh??? hoặc ??ochậm??? của một số gene nhất định.
    Tiến sỹ, bác sỹ Manuela Gago-Dominguez trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: ??ocác số liệu này cung cấp thêm bằng chứng cho mối quan hệ việc sử dụng thuốc nhuộm tóc bền với nguy cơ ung thư bàng quang??? và ??ochất arylamine trong thuốc nhuộm tóc đóng vai trò như những chất gây ung thư bàng quang cho những người sử dụng???. Đầu năm 2001, các nhà nghiên cứu tại Khoa y tế dự phòng thuộc USC báo cáo rằng những người phụ nữ sử dụng thuốc nhuộm tóc bền này ít nhất một lần/ tháng trong vòng một năm hoặc lâu hơn có nguy cơ ung thư bàng quang cao gấp hai lần những người không sử dụng. Người sử dụng hàng tháng hoặc thường xuyên hơn trong vòng 15 năm hay lâu hơn chịu mức rủi ro cao gấp ba lần cho dù bỏ thuốc lá, nhân tố gây ung thư bàng quang đã biết.
    Nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao cũng được nhận thấy ở những người tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc như thợ cắt tóc và làm đầu. Trong khi đó mức rủi ro này không thấy ở những người sử dụng thuốc nhuộm tóc tạm thời hay nửa bền (semi-permanent).
    Gago-Dominguez giải thích rằng trong quá trình sử dụng thuốc nhuộm tóc, một lượng nhỏ arylamine đã bị hấp thu qua da. Một người khác cho rằng các tác nhân khác có trong thuốc nhuộm bền có thể làm gia tăng sự hấp thụ arylamine qua da hơn trong các loại thuốc nhuộm tóc tạm thời hoặc nửa bền vững.
    Điều quan trọng là những enzyme bảo vệ trong cơ thể có thể vô hiệu hóa arylamines. Cơ thể bài tiết các chất độc qua nước tiểu thông qua bàng quang. Hiệu quả hoạt động của các enzyme này phụ thuộc vào những gene quy định thành phần các enzyme đó. Các gene này gồm các loại ??onhanh??? và ??ochậm???.
    Nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát trên 159 phụ nữ mắc ung thư bàng quang ở Los Angeles và so sánh với 164 phụ nữ khoẻ mạnh qua việc phân tích di truyền thông qua các mẫu máu và nước tiểu của họ. Họ phát hiện rằng những phụ nữ mang loại gene ??ochậm??o (kiểu hình ??oNAT2 slow??o), sử dụng chỉ thuốc nhuộm tóc bền có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp ba lần.
    Những phụ nữ mang loại gene ??ochậm??o khác (kiểu hình ??oCYP1A2 slow??o), sử dụng chỉ thuốc nhuộm tóc bền có nguy cơ mắc bệnh cao 2,5 lần. Cuối cùng, những người phụ nữ không hút thuốc, mang loại gen chậm thứ 3 (kiểu gen ??oNAT1 slow???), việc sử dụng chỉ thuốc nhuộm tóc bền có nguy cơ mắc bệnh cao 6,8 lần.
    Những nghiên cứu tiếp theo sẽ là cần thiết để làm rõ mối liên hệ giữa thuốc nhuộm tóc và ung thư bàng quang, các nhà nghiên cứu cho biết.
    Ung thư bàng quang hiện tại chiếm 6% số ca ung thư mới phát hiện ở đàn ông và chiếm 2% phụ nữ. Hiệp hội ung thư Mỹ ước tính có 56,500 người Mỹ sẽ được chuẩn đoán bị ung thư và 12,600 người trong số đó sẽ chết trong năm 2002. Dự án nghiên cứu trên được tài trợ bởi Viện ung thư Quốc gia (National Cancer Institute) và Viện Quốc gia về Khoa học Sức khoẻ Môi trường (the National Institute of Environmental Health Sciences - NIEHS).
    Author: Quoc Chinh
    Theo ScienceDaily Magazine, April 10, 2002
    (Original article)


    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    3-BẢN QUYỀN GIẢI MÃ BỘ GENE NGƯỜI TRONG VÒNG 30 PHÚT
    Tháng trước một nhóm các nhà khoa học của Đại học Houston (Mỹ) đã nạp đơn xin bản quyền cho phát minh của họ về giải mã bộ gien người trong vòng 24 giờ, thì nay một sinh viên của trường Đại học Harvard (Mỹ) đã nhận được bản quyền cho việc giải mã bộ gien con người trong vòng 30 phút.
    Eugene Chan người Mỹ gốc Trung Quốc 28 tuổi đã nhận được bản quyền số 6355420 của Mỹ cho "Một phương pháp giải mã hoàn toàn mới bằng cách bắt chước hình thức tự nhân đôi của DNA". Thực ra Chan đã nghĩ đến phương pháp này từ lúc anh mới 23 tuổi khi đang là một sinh viên ngành y của Đại học Harvard. Theo phương pháp này, trước hết sợi chuỗi xoắn DNA được đặt trên một chip và làm cho nó duỗi thẳng giống như khi nó đang tự nhân đôi. Sau đó chip này được cho chạy qua một bộ phận nhận biết bằng quang học (optical detector)- với kỹ thuật giống như dùng để quan sát các ngôi sao xa- để nhận biết sự duỗi thẳng của sợi DNA, hoạt động giống như một cảm biến quang học trong DVD player. Như vậy khi sợi DNA hoàn thành bản nhân đôi của mình (khoảng 30 phút) thì trật tự của các bazơ cũng được ghi nhận bằng computer.
    Hệ gien của con người (Human genome) rất giống nhau (99.9%), chỉ có một phần rất nhỏ (0.1%) khác nhau nhưng đã tạo sự đa dạng về con người từ màu da, mắt đến khả năng mắc bệnh của từng người. Bởi vậy muốn hiểu được hệ gien của con người cần phải quan sát hàng triệu hệ gien của các cá nhân khác nhau.
    Chan cùng với anh trai mình là Ian Chan đã thành lập một công ty gọi là US Genomics. Bước đầu Chan đã gây quỹ được 25 triệu dollars và một đội ngũ cố vấn hùng hậu gồm các nhà khoa học hàng đầu của Đại học Harvard như giáo sư Louis Kunkel, Alexander Rich. Công ty đã lắp đặt một số trang thiết bị và đã chạy thử. Bước đầu các thiết bị này có thể đọc 200.000 bazơ trong vòng vài phút. Chan hy vọng rằng cuối năm nay công ty có thể hoàn thành giải mã hệ gien người (3 tỷ bazơ)trong vòng 30 phút.
    Theo báo New York Times ngày18 tháng 3 năm 2002.


    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    3-BẢN QUYỀN GIẢI MÃ BỘ GENE NGƯỜI TRONG VÒNG 30 PHÚT
    Tháng trước một nhóm các nhà khoa học của Đại học Houston (Mỹ) đã nạp đơn xin bản quyền cho phát minh của họ về giải mã bộ gien người trong vòng 24 giờ, thì nay một sinh viên của trường Đại học Harvard (Mỹ) đã nhận được bản quyền cho việc giải mã bộ gien con người trong vòng 30 phút.
    Eugene Chan người Mỹ gốc Trung Quốc 28 tuổi đã nhận được bản quyền số 6355420 của Mỹ cho "Một phương pháp giải mã hoàn toàn mới bằng cách bắt chước hình thức tự nhân đôi của DNA". Thực ra Chan đã nghĩ đến phương pháp này từ lúc anh mới 23 tuổi khi đang là một sinh viên ngành y của Đại học Harvard. Theo phương pháp này, trước hết sợi chuỗi xoắn DNA được đặt trên một chip và làm cho nó duỗi thẳng giống như khi nó đang tự nhân đôi. Sau đó chip này được cho chạy qua một bộ phận nhận biết bằng quang học (optical detector)- với kỹ thuật giống như dùng để quan sát các ngôi sao xa- để nhận biết sự duỗi thẳng của sợi DNA, hoạt động giống như một cảm biến quang học trong DVD player. Như vậy khi sợi DNA hoàn thành bản nhân đôi của mình (khoảng 30 phút) thì trật tự của các bazơ cũng được ghi nhận bằng computer.
    Hệ gien của con người (Human genome) rất giống nhau (99.9%), chỉ có một phần rất nhỏ (0.1%) khác nhau nhưng đã tạo sự đa dạng về con người từ màu da, mắt đến khả năng mắc bệnh của từng người. Bởi vậy muốn hiểu được hệ gien của con người cần phải quan sát hàng triệu hệ gien của các cá nhân khác nhau.
    Chan cùng với anh trai mình là Ian Chan đã thành lập một công ty gọi là US Genomics. Bước đầu Chan đã gây quỹ được 25 triệu dollars và một đội ngũ cố vấn hùng hậu gồm các nhà khoa học hàng đầu của Đại học Harvard như giáo sư Louis Kunkel, Alexander Rich. Công ty đã lắp đặt một số trang thiết bị và đã chạy thử. Bước đầu các thiết bị này có thể đọc 200.000 bazơ trong vòng vài phút. Chan hy vọng rằng cuối năm nay công ty có thể hoàn thành giải mã hệ gien người (3 tỷ bazơ)trong vòng 30 phút.
    Theo báo New York Times ngày18 tháng 3 năm 2002.


    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    4-BẢN NHÁP BỘ GEN LÚA ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
    Nhóm các nhà khoa học Mỹ và Trung quốc vừa công bố bản "nháp" bộ gien của hai nhóm lúa trồng chính japonica và indica. Đây là bộ gien của cây ngũ cốc đầu tiên và của loài thực vật thứ hai, sau Arabidopsis được giải mã, tuy phần được công bố chỉ mới chiếm khoảng 92-93% toàn bộ bộ gien lúa.
    Về kích thước của bộ gien, nhóm lúa indica lớn hơn nhóm lúa japonica (466 megabases so với 420 megabases). Số lượng gien của nhóm lúa indica (46000-55000) cũng nhiều hơn số lượng gien của nhóm lúa japonica (32000-50000). Hơn 99% các gien của hai nhóm lúa này là giống nhau. Tuy nhiên lượng gien lặp lại (duplicate gene) của indica nhiều hơn japonica.
    Hầu hết các gien ở lúa (98%) đều đồng nhất với các gien tìm thấy ở ngô, lúa mì và lúa mạch, nhưng chỉ khoảng 49.4% gien ở lúa indica đồng nhất với gien tìm thấy ở Arabidopsis. Thứ tự gien ở lúa cũng rất giống thứ tự gien của các loại ngũ cốc, tuy nhiên thứ tự này ít trùng với Arabidopsis.
    Giải mã bộ gien lúa sẽ giúp cho các nhà khoa học nông nghiệp cải tiến các giống lúa nhanh hơn và có hiệu quả hơn.
    Theo Science vol 296, 5 tháng 4 năm 2002.


    BachHop

    Được sửa chữa bởi - BachHop vào 19/04/2002 16:32
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    4-BẢN NHÁP BỘ GEN LÚA ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
    Nhóm các nhà khoa học Mỹ và Trung quốc vừa công bố bản "nháp" bộ gien của hai nhóm lúa trồng chính japonica và indica. Đây là bộ gien của cây ngũ cốc đầu tiên và của loài thực vật thứ hai, sau Arabidopsis được giải mã, tuy phần được công bố chỉ mới chiếm khoảng 92-93% toàn bộ bộ gien lúa.
    Về kích thước của bộ gien, nhóm lúa indica lớn hơn nhóm lúa japonica (466 megabases so với 420 megabases). Số lượng gien của nhóm lúa indica (46000-55000) cũng nhiều hơn số lượng gien của nhóm lúa japonica (32000-50000). Hơn 99% các gien của hai nhóm lúa này là giống nhau. Tuy nhiên lượng gien lặp lại (duplicate gene) của indica nhiều hơn japonica.
    Hầu hết các gien ở lúa (98%) đều đồng nhất với các gien tìm thấy ở ngô, lúa mì và lúa mạch, nhưng chỉ khoảng 49.4% gien ở lúa indica đồng nhất với gien tìm thấy ở Arabidopsis. Thứ tự gien ở lúa cũng rất giống thứ tự gien của các loại ngũ cốc, tuy nhiên thứ tự này ít trùng với Arabidopsis.
    Giải mã bộ gien lúa sẽ giúp cho các nhà khoa học nông nghiệp cải tiến các giống lúa nhanh hơn và có hiệu quả hơn.
    Theo Science vol 296, 5 tháng 4 năm 2002.


    BachHop

    Được sửa chữa bởi - BachHop vào 19/04/2002 16:32
  8. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    5-Phương pháp chuyển gene mới ở động vật
    Công ty Tosk tại San Francisco thành công trong việc chuyển gene ở tế bào động vật có vú bằng cách sử dụng đoạn DNA "nhảy" P (P transposon) từ ruồi dấm Drosophila.
    Cho đến nay việc chuyển gen ở động vật là công việc khó nhọc và tốn kém và chỉ được dùng trong việc nghiên cứu hay tạo ra các giống mới có giá trị cao trong sản xuất dược liệu. Cách làm thường là tiêm trực tiếp DNA trần (naked DNA) vào trong trứng hoặc bắt đầu từ tế bào thường và sau đó nhân vô tính vài tế bào có thêm đoạn DNA đã được gắn vào. Hiệu quả của cả hai cách này nói chung là rất thấp.
    [​IMG]
    Phương pháp của công ty Tosk chỉ đơn thuần là tiêm DNA vào máu của động vật. Một vài tuần sau đó các DNA này sẽ gắn vào phần lớn các tế bào ở các mô khác nhau với tỉ lệ rất cao. Vì bộ gene của cả tế bào sinh dục (tế bào trứng và tinh trùng) cũng bị thay đổi nên việc tạo giống được tiến hành theo cách thông thường. Theo Fogarty-người sáng lập và điều hành công ty, gần 40% chuột được thí nghiệm ở thế hệ tiếp theo mang đoạn DNA được chuyển.
    Bí mật của Tosk nằm ở việc sử dụng đoạn transposon. Transposon là các đoạn DNA "ký sinh" thường gặp ở hầu hết sinh vật. Thông thường transposon không có chức năng nào khác và chỉ chứa một gene mã hóa enzyme transposase bao bọc ở hai đầu bằng một đoạn DNA đặc trưng (unique marker sequence). Khả năng "nhảy" từ vị trí này sang vị trí khác trong hoặc giữa các bộ gene chính là nhờ khả năng "cắt" và "dán" của transposase.
    Việc ứng dụng các đoạn transposon trong chuyển gene cũng được biết từ lâu, nhưng chưa ai thành công ở động vật. Thành công của Tosk là nhờ hệ thống chuyển gen gồm hai loại DNA: đoạn thứ nhất là gene cần chuyển được bao bọc hai đầu bằng đoạn unique marker và đoạn thứ hai là gene của transposase- cả unique marker sequence và gene cho transposase từ P-element của ruồi dấm. Cả hai đoạn DNA này được bao bọc bằng các viên mỡ. Khi tiêm vào máu lớp mỡ giúp các đoạn DNA xâm nhập vào trong tế bào. Enzyme transposase được tổng hợp và gắn gene cần chuyển một cách ngẩu nhiên vào bộ gene của động vật ở các tế bào khác nhau, nhưng bản thân gene của transposase thì không được chuyển và bị phân hủy sau một thời gian. Bằng cách này Tosk đã đạt hiệu suất đến 80% tế bào chuột và người được chuyển gene trong môi trường môi cấy.
    Chi tiết của thí nghiệm hiện chưa được công bố và cần nhiều tháng kiểm chứng nhưng kết quả đã tạo không ít phấn chấn lẫn nghi ngờ trong giới khoa học. Nếu như kết quả là đúng thì đó là "cuộc cách mạng" theo như lời của Tom Rosenquist tại Đại học Stony Brook, New York.
    Theo New Scientist (27.03.02)
    Author: Thach Tran

    Được sửa chữa bởi - lg vào 17/04/2002 10:03
    Được sửa chữa bởi - BachHop vào 19/04/2002 16:34
  9. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    5-Phương pháp chuyển gene mới ở động vật
    Công ty Tosk tại San Francisco thành công trong việc chuyển gene ở tế bào động vật có vú bằng cách sử dụng đoạn DNA "nhảy" P (P transposon) từ ruồi dấm Drosophila.
    Cho đến nay việc chuyển gen ở động vật là công việc khó nhọc và tốn kém và chỉ được dùng trong việc nghiên cứu hay tạo ra các giống mới có giá trị cao trong sản xuất dược liệu. Cách làm thường là tiêm trực tiếp DNA trần (naked DNA) vào trong trứng hoặc bắt đầu từ tế bào thường và sau đó nhân vô tính vài tế bào có thêm đoạn DNA đã được gắn vào. Hiệu quả của cả hai cách này nói chung là rất thấp.
    [​IMG]
    Phương pháp của công ty Tosk chỉ đơn thuần là tiêm DNA vào máu của động vật. Một vài tuần sau đó các DNA này sẽ gắn vào phần lớn các tế bào ở các mô khác nhau với tỉ lệ rất cao. Vì bộ gene của cả tế bào sinh dục (tế bào trứng và tinh trùng) cũng bị thay đổi nên việc tạo giống được tiến hành theo cách thông thường. Theo Fogarty-người sáng lập và điều hành công ty, gần 40% chuột được thí nghiệm ở thế hệ tiếp theo mang đoạn DNA được chuyển.
    Bí mật của Tosk nằm ở việc sử dụng đoạn transposon. Transposon là các đoạn DNA "ký sinh" thường gặp ở hầu hết sinh vật. Thông thường transposon không có chức năng nào khác và chỉ chứa một gene mã hóa enzyme transposase bao bọc ở hai đầu bằng một đoạn DNA đặc trưng (unique marker sequence). Khả năng "nhảy" từ vị trí này sang vị trí khác trong hoặc giữa các bộ gene chính là nhờ khả năng "cắt" và "dán" của transposase.
    Việc ứng dụng các đoạn transposon trong chuyển gene cũng được biết từ lâu, nhưng chưa ai thành công ở động vật. Thành công của Tosk là nhờ hệ thống chuyển gen gồm hai loại DNA: đoạn thứ nhất là gene cần chuyển được bao bọc hai đầu bằng đoạn unique marker và đoạn thứ hai là gene của transposase- cả unique marker sequence và gene cho transposase từ P-element của ruồi dấm. Cả hai đoạn DNA này được bao bọc bằng các viên mỡ. Khi tiêm vào máu lớp mỡ giúp các đoạn DNA xâm nhập vào trong tế bào. Enzyme transposase được tổng hợp và gắn gene cần chuyển một cách ngẩu nhiên vào bộ gene của động vật ở các tế bào khác nhau, nhưng bản thân gene của transposase thì không được chuyển và bị phân hủy sau một thời gian. Bằng cách này Tosk đã đạt hiệu suất đến 80% tế bào chuột và người được chuyển gene trong môi trường môi cấy.
    Chi tiết của thí nghiệm hiện chưa được công bố và cần nhiều tháng kiểm chứng nhưng kết quả đã tạo không ít phấn chấn lẫn nghi ngờ trong giới khoa học. Nếu như kết quả là đúng thì đó là "cuộc cách mạng" theo như lời của Tom Rosenquist tại Đại học Stony Brook, New York.
    Theo New Scientist (27.03.02)
    Author: Thach Tran

    Được sửa chữa bởi - lg vào 17/04/2002 10:03
    Được sửa chữa bởi - BachHop vào 19/04/2002 16:34
  10. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    6-Phát hiện loại enzyme mới
    Các nhà khoa học ở Scotland đã khám phá enzyme fluorinase đầu tiên trên thế giới. Enzyme này là một chất xúc tác sinh học cho phản ứng liên kết carbon với flo.
    Phản ứng này sẽ góp phần tạo ra các hợp chất đa dạng chứa Flo ngày càng trở nên quan trọng trong lĩnh vực thương mại như nhựa không dính Teflon, thuốc chống suy nhược Prozac và chất dùng trong hóa trị liệu chữa bệnh ung thư 5-fluorouracil.
    Khám phá này được giáo sư David O?THagan và các cộng sự của ông ở trường đại học Tổng hợp St Andrews công bố trên tạp chí Nature và đang trong giai đọan đăng ký bằng sáng chế. Giáo sư O?THagan cho rằng việc nhận biết enzyme fluorinase mở ra khả năng điều chế các hợp chất flo có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh học, sử dụng chất xúc tác sinh học thay cho phương pháp hóa học.
    Tuy nhiên, theo giáo sư thì thử thách hiện nay là tìm cách tạo ra thật nhiều chất xúc tác này để cung cấp cho các nhà nghiên cứu trên thế giới.
    Theo tin từ University of St Andrew (21.03.2002)
    Author: Trang Nguyen
    Được sửa chữa bởi - BachHop vào 19/04/2002 16:36

Chia sẻ trang này