1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Thực vật cũng rất ??oồn ào???

    Thực vật cũng biết "nói", chỉ có điều bằng ngôn ngữ... ethylene.
    Không câm lặng như chúng ta tưởng, các loài cây cũng rất hay chuyện, chỉ có điều bằng một thứ ngôn ngữ riêng khó nhận thấy. Các nhà nghiên cứu Đức đã nghe được ??otiếng than thở??? của thực vật khi chúng bị stress (chẳng hạn bị cắt vào lá hoặc thân), bằng cách tiết ra khí ethylene lên bề mặt.
    Tiến sĩ Frank Kühnemann tại Đại học Bonn đã thu lượng khí ethylene này vào một chiếc bình. Sau đó, ông dùng chùm tia laser chiếu vào các phân tử khí ethylene khiến chúng chuyển động. Một microphone nối với chùm laser sẽ ghi lại sóng âm được tạo ra.
    Theo các nhà nghiên cứu, microphone có thể thu được những âm thanh mà tai người không nghe thấy. Khi sức ép lên thực vật tăng, sóng âm to hơn và ngược lại. Thử nghiệm được thực hiện trên nhiều loại thực vật khác nhau, nhưng ấn tượng nhất với các nhà nghiên cứu là phản ứng của các cây dưa chuột.
    Bề ngoài, những cây dưa chuột trông khoẻ mạnh và dường như chẳng phải chịu một áp lực nào. Ấy vậy mà sóng âm do chúng tạo ra lại ??orầm rĩ??? như thể chúng đang bị một tai họa nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu tiếp tục kiểm ngiệm thì thấy, té ra dưa chuột đã bị nấm mốc tấn công. ??oChúng tôi có thể phát hiện ra một loài cây bị nhiễm bệnh chỉ sau một ngày. Trong khi các bác nông dân phải đợi 9-10 ngày mới có thể phát hiện bằng mắt thường các vết nấm trên ruộng???, Ralph Gaebler, một thành viên của nhóm nghiên cứu khẳng định.
    Thành công của thí nghiệm mở ra một triển vọng sáng sủa cho ngành nông nghiệp. Chẳng hạn, bằng cách thăm bệnh sớm cho cây, chúng ta có thể phát hiện các loài bị sâu bệnh hay nấm tấn công, ngăn chặn bệnh lây lan. Chúng ta cũng biết được những loại rau nào nên dự trữ và chuyên chở cùng nhau, loại nào thì không. Chẳng hạn, táo tiết ra hàm lượng ethylene khá cao, khiến các loài cây xung quanh nhanh bị héo, vì thế, tốt nhất là các nhà sản xuất hoa quả không nên trộn lẫn hai thứ đó với nhau.
    B.H. (theo Cosmi)

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Ai là thủ phạm của ?ovụ án? ếch thừa chân?
    Ếch thừa chân.
    Sau khi lặn lội tìm hiểu 101 chiếc hồ và đầm lầy ở 5 bang miền tây nước Mỹ, các nhà khoa học khẳng định những con sán lá ký sinh trùng tí hon là nghi phạm quan trọng nhất gây ra hình dạng quái dị ở ếch - thừa chân.
    Vào thập kỷ 90, nhiều báo cáo ghi nhận ở Mỹ xuất hiện một lượng lớn ếch bị dị dạng. Người ta phỏng đoán nguyên nhân của hiện tượng này là do thuốc trừ sâu, tia cực tím và sán lá. Nay, nghiên cứu của Andrew Blaustein, giáo sư động vật học tại Đại học bang Oregon (Mỹ), và cộng sự đã khẳng định thêm mối liên quan trực tiếp giữa sự có mặt tràn lan của sán lá và số lượng ếch biến dạng.
    Theo Andrew, sán lá xuất hiện chủ yếu trong các ao hồ có chứa nhiều phân bón và phân gia súc. Những chất đạm này khiến tảo mọc nhiều hơn, trở thành thức ăn cho ốc sên. Và ốc sên lại là vật chủ ưa thích của sán lá.
    Sán lá trải qua 3 vật chủ khác nhau trong vòng đời của chúng. Khi trứng nở, ấu trùng chui vào những con ốc sên nước. Ấu trùng khi trưởng thành (sán lá) sẽ chuyển sang sống trên cơ thể nòng nọc. Ở đây, chúng tạo thành các bao nang, ?ođóng đô? ở phần cơ thể chưa biến thái của nòng nọc. Khi nòng nọc phát triển thành ếch, các bao nang này sẽ kích thích mọc ra các chân thừa khiến cho ếch trông dị dạng. Chim ăn thịt ếch, và thế là sán lá chuyển sang cơ thể vật chủ thứ ba. Tại đây, chúng đẻ trứng và trở lại mặt đất qua phân chim.
    Các nhà nghiên cứu nhận xét, sán lá tự làm tăng cơ hội sống sót của mình bằng cách tấn công nòng nọc và phá hủy chân của chúng, vì thế những con ếch dị dạng dễ bị lũ chim tóm gọn hơn. Nhờ vậy, sán có thêm cơ hội được chuyển sang vật chủ cuối cùng là chim.
    Theo Andrew, nguyên nhân sâu xa của sự việc này chính là do con người đã làm thay đổi hệ sinh thái, khiến các hồ trở nên quá giàu dinh dưỡng (phân bón hoặc phân gia súc).
    B.H. (theo USA Today)

    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Ai là thủ phạm của ??ovụ án??? ếch thừa chân?
    Ếch thừa chân.
    Sau khi lặn lội tìm hiểu 101 chiếc hồ và đầm lầy ở 5 bang miền tây nước Mỹ, các nhà khoa học khẳng định những con sán lá ký sinh trùng tí hon là nghi phạm quan trọng nhất gây ra hình dạng quái dị ở ếch - thừa chân.
    Vào thập kỷ 90, nhiều báo cáo ghi nhận ở Mỹ xuất hiện một lượng lớn ếch bị dị dạng. Người ta phỏng đoán nguyên nhân của hiện tượng này là do thuốc trừ sâu, tia cực tím và sán lá. Nay, nghiên cứu của Andrew Blaustein, giáo sư động vật học tại Đại học bang Oregon (Mỹ), và cộng sự đã khẳng định thêm mối liên quan trực tiếp giữa sự có mặt tràn lan của sán lá và số lượng ếch biến dạng.
    Theo Andrew, sán lá xuất hiện chủ yếu trong các ao hồ có chứa nhiều phân bón và phân gia súc. Những chất đạm này khiến tảo mọc nhiều hơn, trở thành thức ăn cho ốc sên. Và ốc sên lại là vật chủ ưa thích của sán lá.
    Sán lá trải qua 3 vật chủ khác nhau trong vòng đời của chúng. Khi trứng nở, ấu trùng chui vào những con ốc sên nước. Ấu trùng khi trưởng thành (sán lá) sẽ chuyển sang sống trên cơ thể nòng nọc. Ở đây, chúng tạo thành các bao nang, ??ođóng đô??? ở phần cơ thể chưa biến thái của nòng nọc. Khi nòng nọc phát triển thành ếch, các bao nang này sẽ kích thích mọc ra các chân thừa khiến cho ếch trông dị dạng. Chim ăn thịt ếch, và thế là sán lá chuyển sang cơ thể vật chủ thứ ba. Tại đây, chúng đẻ trứng và trở lại mặt đất qua phân chim.
    Các nhà nghiên cứu nhận xét, sán lá tự làm tăng cơ hội sống sót của mình bằng cách tấn công nòng nọc và phá hủy chân của chúng, vì thế những con ếch dị dạng dễ bị lũ chim tóm gọn hơn. Nhờ vậy, sán có thêm cơ hội được chuyển sang vật chủ cuối cùng là chim.
    Theo Andrew, nguyên nhân sâu xa của sự việc này chính là do con người đã làm thay đổi hệ sinh thái, khiến các hồ trở nên quá giàu dinh dưỡng (phân bón hoặc phân gia súc).
    B.H. (theo USA Today)

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Cặp bê đầu tiên ra đời bằng công nghệ cắt phôi ở Việt Nam

    Cặp bê thuộc giống bò sữa cao sản và bò mẹ.
    Ngày 3/3, tại huyện Đông Anh (Hà Nội), một con bò vàng Việt Nam đã cho ra đời cặp bê song sinh thuộc giống bò sữa cao sản. Mỗi con bê nặng 41 kg và giống hệt nhau, vì được tách ra từ cùng một phôi. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam áp dụng thành công công nghệ cắt phôi.
    Mẹ của 2 bê con vốn là giống bò thịt, được nhà ông Lê Hữu Nhạc, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội nuôi từ 7 năm nay. Đây là lần sinh thứ 6 của bò mẹ, song 5 lứa trước mỗi lứa chỉ sinh được 1 con. Nhờ có công nghệ cắt phôi, lần sinh này nó đã cho ra đời 2 bê con.
    Để có được thành tựu này, các nhà khoa học Viện Chăn nuôi Việt Nam đã dùng ******** tố gây rụng trứng hàng loạt, rồi sử dụng tinh bò sữa cao sản để thụ tinh nhân tạo. 7 ngày sau khi phối tinh, phôi được lấy ra khỏi cơ thể bò mẹ cho phôi. Những phôi chất lượng tốt được cắt làm hai và cấy cho bò nhận phôi là giống bò vàng Việt Nam. Sau 270 ngày mang thai, bò mẹ nhận phôi sẽ sinh được hai bê con giống nhau về mặt di truyền.
    Thạc sĩ Lưu Công Khánh, Phó trưởng bộ môn cấy truyền phôi, Viện Chăn nuôi, cho biết: "Ngoài việc tạo ra giống mới, điều quan trọng nhất là thành tựu khoa học được áp dụng tại Việt Nam và được người nông dân chấp nhận. Đôi bê này khi sinh ra đã có thể bán được hơn chục triệu đồng".
    Trước đây, theo phương pháp truyền thống, một đời bò chỉ sinh được 2 đến 3 bê cái, thì nay theo phương pháp mới, bò mẹ sẽ sinh hàng chục con bò sữa giống hệt nhau và cho năng suất sữa cao.
    PGS-TS Nguyễn Đăng Vang, Viện trưởng Viện chăn nuôi, cho biết: "Công nghệ mới này được áp dụng tại Việt Nam 18 tháng nay. Thông thường các nước đi trước chúng ta từ 20 đến 30 năm, nhưng dùng phương pháp này sẽ rút ngắn thời gian xuống một nửa".
    Thành công trên là bước đơn giản nhất của công nghệ nhân phôi từ tế bào đơn. Như vậy, bằng các biện pháp công nghệ sinh học, các nhà khoa học Viện Chăn nuôi có thể nhân nhanh đàn bò sữa cao sản của Việt Nam, rút ngắn thời gian lai tạo giống.
    (Theo VTV)

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Cặp bê đầu tiên ra đời bằng công nghệ cắt phôi ở Việt Nam

    Cặp bê thuộc giống bò sữa cao sản và bò mẹ.
    Ngày 3/3, tại huyện Đông Anh (Hà Nội), một con bò vàng Việt Nam đã cho ra đời cặp bê song sinh thuộc giống bò sữa cao sản. Mỗi con bê nặng 41 kg và giống hệt nhau, vì được tách ra từ cùng một phôi. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam áp dụng thành công công nghệ cắt phôi.
    Mẹ của 2 bê con vốn là giống bò thịt, được nhà ông Lê Hữu Nhạc, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội nuôi từ 7 năm nay. Đây là lần sinh thứ 6 của bò mẹ, song 5 lứa trước mỗi lứa chỉ sinh được 1 con. Nhờ có công nghệ cắt phôi, lần sinh này nó đã cho ra đời 2 bê con.
    Để có được thành tựu này, các nhà khoa học Viện Chăn nuôi Việt Nam đã dùng ******** tố gây rụng trứng hàng loạt, rồi sử dụng tinh bò sữa cao sản để thụ tinh nhân tạo. 7 ngày sau khi phối tinh, phôi được lấy ra khỏi cơ thể bò mẹ cho phôi. Những phôi chất lượng tốt được cắt làm hai và cấy cho bò nhận phôi là giống bò vàng Việt Nam. Sau 270 ngày mang thai, bò mẹ nhận phôi sẽ sinh được hai bê con giống nhau về mặt di truyền.
    Thạc sĩ Lưu Công Khánh, Phó trưởng bộ môn cấy truyền phôi, Viện Chăn nuôi, cho biết: "Ngoài việc tạo ra giống mới, điều quan trọng nhất là thành tựu khoa học được áp dụng tại Việt Nam và được người nông dân chấp nhận. Đôi bê này khi sinh ra đã có thể bán được hơn chục triệu đồng".
    Trước đây, theo phương pháp truyền thống, một đời bò chỉ sinh được 2 đến 3 bê cái, thì nay theo phương pháp mới, bò mẹ sẽ sinh hàng chục con bò sữa giống hệt nhau và cho năng suất sữa cao.
    PGS-TS Nguyễn Đăng Vang, Viện trưởng Viện chăn nuôi, cho biết: "Công nghệ mới này được áp dụng tại Việt Nam 18 tháng nay. Thông thường các nước đi trước chúng ta từ 20 đến 30 năm, nhưng dùng phương pháp này sẽ rút ngắn thời gian xuống một nửa".
    Thành công trên là bước đơn giản nhất của công nghệ nhân phôi từ tế bào đơn. Như vậy, bằng các biện pháp công nghệ sinh học, các nhà khoa học Viện Chăn nuôi có thể nhân nhanh đàn bò sữa cao sản của Việt Nam, rút ngắn thời gian lai tạo giống.
    (Theo VTV)

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Sử dụng ADN để tìm kiếm con cháu người Inca cổ đại


    Hàng ngàn xác ướp của người Inca được phát
    hiện tại một nghĩa trang cổ ở Lima-Peru
    Các nhà khoa học Anh đang dùng những ADN lấy được từ những xác ướp người Inca cổ đại để tìm kiếm những hậu duệ hiện đang còn sống đã thừa hưởng các đặc tính di truyền của dân tộc này.
    Các mẫu ADN này đã được lấy từ hàng ngàn xác ướp mới được phát hiện tại một nghĩa địa cổ gần Thủ đô Lima của Peru, và trong tình trạng được bảo quản rất tốt.
    Hiện hàng trăm mẫu ADN khác cũng đã được lấy từ những người dân Peru đang sinh sống tại đất nước này để so sánh xem có mẫu ADN nào có các đặc tính tương tự hay không.
    Các bác sĩ ban đầu sẽ tập trung vào các loại ADN phổ biến của tế bào được truyền cho thế hệ sau theo đường từ mẹ sang con. Sau đó, các chuyên gia này sẽ tập trung vào các ADN hạt nhân có khả năng cung cấp các đặc điểm riêng biệt về hệ gene của từng cá nhân.
    Tiến sĩ Johan Reinhard, một nhà thám hiểm của Tổ chức Địa lý quốc gia Anh, người chủ nhiệm nghiên cứu này, cho biết nghĩa địa cổ của người Inca đã cung cấp một ''bộ sưu tập chưa từng có về đủ các thành phần xã hội và độ tuổi của người Inca''.
    Nghiên cứu này có thể mất tới vài năm để hoàn thành, bởi vì các công nghệ cao cấp sẽ luôn cung cấp nhiều thông tin hơn từ một mẫu phân tích.
    ( Theo The Daily Telegraph)


    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Sử dụng ADN để tìm kiếm con cháu người Inca cổ đại


    Hàng ngàn xác ướp của người Inca được phát
    hiện tại một nghĩa trang cổ ở Lima-Peru
    Các nhà khoa học Anh đang dùng những ADN lấy được từ những xác ướp người Inca cổ đại để tìm kiếm những hậu duệ hiện đang còn sống đã thừa hưởng các đặc tính di truyền của dân tộc này.
    Các mẫu ADN này đã được lấy từ hàng ngàn xác ướp mới được phát hiện tại một nghĩa địa cổ gần Thủ đô Lima của Peru, và trong tình trạng được bảo quản rất tốt.
    Hiện hàng trăm mẫu ADN khác cũng đã được lấy từ những người dân Peru đang sinh sống tại đất nước này để so sánh xem có mẫu ADN nào có các đặc tính tương tự hay không.
    Các bác sĩ ban đầu sẽ tập trung vào các loại ADN phổ biến của tế bào được truyền cho thế hệ sau theo đường từ mẹ sang con. Sau đó, các chuyên gia này sẽ tập trung vào các ADN hạt nhân có khả năng cung cấp các đặc điểm riêng biệt về hệ gene của từng cá nhân.
    Tiến sĩ Johan Reinhard, một nhà thám hiểm của Tổ chức Địa lý quốc gia Anh, người chủ nhiệm nghiên cứu này, cho biết nghĩa địa cổ của người Inca đã cung cấp một ''bộ sưu tập chưa từng có về đủ các thành phần xã hội và độ tuổi của người Inca''.
    Nghiên cứu này có thể mất tới vài năm để hoàn thành, bởi vì các công nghệ cao cấp sẽ luôn cung cấp nhiều thông tin hơn từ một mẫu phân tích.
    ( Theo The Daily Telegraph)


    BachHop
  8. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Ếch châu Phi phản ứng cực nhạy với âm thanh của lửa
    Chúng không thể ngửi, nhìn hoặc cảm thấy những ngọn lửa từ phía xa, nhưng lại nghe thấy rất tốt. Khả năng này giúp giống ếch đốm hoa ở phía tây Bờ biển Ngà sống sót qua các đợt cháy vào mùa khô", Tiến sĩ Ulmar Grafe, Đại học Wuerzburg (Đức), thông báo
    Nhóm nghiên cứu của Grafe đã làm nhiều thí nghiệm với giống ếch có da màu vàng đốm hoa, thường sống trong các bụi rậm lớn ở sa mạc phía tây Bờ biển Ngà, châu Phi. Các nhà khoa học đặt vài chiếc loa trên những cành cây cao khoảng 1-2 mét, rồi cho phát ra những âm thanh khác nhau. Quan sát cho thấy, khi loa phát ra tiếng động bình thường, ếch không có phản ứng gì, nhưng chỉ cần xen vào âm thanh phừng phừng như tiếng lửa, lập tức ếch chạy chốn.
    "Mùa khô ở đây thường xuyên xảy ra các vụ cháy. Để có thể nhận biết nguy hiểm từ xa, ếch đốm hoa đã phát triển kỹ năng nghe được tiếng lửa ở khoảng cách xa tới vài trăm mét. Đây là khả năng độc nhất vô nhị trong các loài bò sát mà chúng tôi từng quan sát", ông Ulmar Grafe nói.
    Minh Hy (theo dpa)
    Được sửa chữa bởi - LG vào 16/05/2002 09:41
  9. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Ếch châu Phi phản ứng cực nhạy với âm thanh của lửa
    Chúng không thể ngửi, nhìn hoặc cảm thấy những ngọn lửa từ phía xa, nhưng lại nghe thấy rất tốt. Khả năng này giúp giống ếch đốm hoa ở phía tây Bờ biển Ngà sống sót qua các đợt cháy vào mùa khô", Tiến sĩ Ulmar Grafe, Đại học Wuerzburg (Đức), thông báo
    Nhóm nghiên cứu của Grafe đã làm nhiều thí nghiệm với giống ếch có da màu vàng đốm hoa, thường sống trong các bụi rậm lớn ở sa mạc phía tây Bờ biển Ngà, châu Phi. Các nhà khoa học đặt vài chiếc loa trên những cành cây cao khoảng 1-2 mét, rồi cho phát ra những âm thanh khác nhau. Quan sát cho thấy, khi loa phát ra tiếng động bình thường, ếch không có phản ứng gì, nhưng chỉ cần xen vào âm thanh phừng phừng như tiếng lửa, lập tức ếch chạy chốn.
    "Mùa khô ở đây thường xuyên xảy ra các vụ cháy. Để có thể nhận biết nguy hiểm từ xa, ếch đốm hoa đã phát triển kỹ năng nghe được tiếng lửa ở khoảng cách xa tới vài trăm mét. Đây là khả năng độc nhất vô nhị trong các loài bò sát mà chúng tôi từng quan sát", ông Ulmar Grafe nói.
    Minh Hy (theo dpa)
    Được sửa chữa bởi - LG vào 16/05/2002 09:41
  10. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Phân bón nhả chậm được hấp thụ 100%
    Đó là phân urê-zeolite do hai nhà khoa học ở TP HCM nghiên cứu và sản xuất thành công. Nếu như các loại urê thường khi bón trực tiếp thì cây chỉ hấp thụ khoảng 60%, còn lại bị rửa trôi hoặc bốc hơi, thì loại phân mới có tỷ lệ được hấp thụ là 100%!
    Phân urê-zeolite là sản phẩm của hai nhà khoa học Trần Khắc Chung và Mai Hữu Khiêm (Khoa Công nghệ Hóa học và Dầu khí, ĐH Bách khoa TPHCM). Với sự can thiệp của zeolite, phân sẽ từ từ nhả urê theo nhu cầu của cây trồng. Thử nghiệm qua 2 vụ lúa tại trại thực nghiệm lúa Long Phú (Sóc Trăng) cho thấy, ngoài ưu điểm tuyệt đối trên, loại phân mới có thời gian tác dụng kéo dài đến 50 ngày và giúp tiết kiệm được 30% lượng phân do không bị rửa trôi. Một ưu thế khác, khi giảm lượng bón đi 30% so với các loại urê thông thường thì năng suất tương đương và phẩm chất gạo có chiều hướng cao hơn so với các ô ruộng đối chứng. Ngoài ra, thời gian hấp thụ của phân kéo dài đã giảm số lần bón từ 3 xuống 2, giảm chi phí đầu tư cho nông dân.
    Không chỉ thành công với loại urê - zeolite trên ruộng lúa, phân urê - vi lượng zeolite của nhóm nghiên cứu cũng đã khẳng định được ưu thế trên các loại cây màu như dưa hấu, đậu phộng. Tại Củ Chi (TPHCM), 2 đợt thí nghiệm sử dụng phân urê - vi lượng zeolite cho năng suất hạt khô và quả khô tăng 9% so với các ruộng khác. Còn trên dưa hấu tại Ô Môn (Cần Thơ), nếu bón phân urê - vi lượng zeolite thì năng suất, trọng lượng và độ đường cao hơn những ruộng dưa bón urê thông thường.
    Đến nay, hai nhà khoa học đã hoàn thiện quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất viên zeolite NaX, nguyên liệu chính để sản xuất phân urê nhả chậm và tiến tới sản xuất thương mại các loại phân bón nhả chậm.
    (Theo Sài Gòn Giải Phóng)

Chia sẻ trang này