1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Phân bón nhả chậm được hấp thụ 100%
    Đó là phân urê-zeolite do hai nhà khoa học ở TP HCM nghiên cứu và sản xuất thành công. Nếu như các loại urê thường khi bón trực tiếp thì cây chỉ hấp thụ khoảng 60%, còn lại bị rửa trôi hoặc bốc hơi, thì loại phân mới có tỷ lệ được hấp thụ là 100%!
    Phân urê-zeolite là sản phẩm của hai nhà khoa học Trần Khắc Chung và Mai Hữu Khiêm (Khoa Công nghệ Hóa học và Dầu khí, ĐH Bách khoa TPHCM). Với sự can thiệp của zeolite, phân sẽ từ từ nhả urê theo nhu cầu của cây trồng. Thử nghiệm qua 2 vụ lúa tại trại thực nghiệm lúa Long Phú (Sóc Trăng) cho thấy, ngoài ưu điểm tuyệt đối trên, loại phân mới có thời gian tác dụng kéo dài đến 50 ngày và giúp tiết kiệm được 30% lượng phân do không bị rửa trôi. Một ưu thế khác, khi giảm lượng bón đi 30% so với các loại urê thông thường thì năng suất tương đương và phẩm chất gạo có chiều hướng cao hơn so với các ô ruộng đối chứng. Ngoài ra, thời gian hấp thụ của phân kéo dài đã giảm số lần bón từ 3 xuống 2, giảm chi phí đầu tư cho nông dân.
    Không chỉ thành công với loại urê - zeolite trên ruộng lúa, phân urê - vi lượng zeolite của nhóm nghiên cứu cũng đã khẳng định được ưu thế trên các loại cây màu như dưa hấu, đậu phộng. Tại Củ Chi (TPHCM), 2 đợt thí nghiệm sử dụng phân urê - vi lượng zeolite cho năng suất hạt khô và quả khô tăng 9% so với các ruộng khác. Còn trên dưa hấu tại Ô Môn (Cần Thơ), nếu bón phân urê - vi lượng zeolite thì năng suất, trọng lượng và độ đường cao hơn những ruộng dưa bón urê thông thường.
    Đến nay, hai nhà khoa học đã hoàn thiện quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất viên zeolite NaX, nguyên liệu chính để sản xuất phân urê nhả chậm và tiến tới sản xuất thương mại các loại phân bón nhả chậm.
    (Theo Sài Gòn Giải Phóng)
  2. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Thiên nhiên phú cho đàn ông khả năng giữ vợ tuyệt vời
    Trong những ngày rụng trứng, phụ nữ thường xuyên có mong muốn ngoại tình. Tuy nhiên, người chồng lại rất tinh ý trong chuyện này và dành sự chăm sóc đặc biệt cho vợ. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, khả năng đặc biệt đó giúp đàn ông duy trì được nòi giống của mình.
    Kết luận trên được nhóm nghiên cứu của Steven Gangestad, Đại học New Mexico (Mỹ), công bố trên tạp chí Proceeding của Hội khoa học Anh mới đây.
    Gangestad đã nghiên cứu tâm sinh lý của 50 phụ nữ trẻ bằng cách đặt ra những câu hỏi về cuộc sống vợ chồng của họ. Những phụ nữ này kể rằng, vào những ngày rụng trứng, họ có nhu cầu về sinh lý cao hơn hẳn, và thường tưởng tượng cảnh mình ngoại tình với những người đàn ông khỏe mạnh. Theo ông Gangestad, đây là một chiều hướng tự nhiên được truyền từ thời con người còn ăn lông ở lỗ, giúp giống cái chọn lựa được những gene mạnh cho con. Tuy nhiên, người chồng lại tỏ ra rất tinh ý. Trong những ngày này, họ dành nhiều thời gian cho vợ, hỏi han, chăm sóc nhiều hơn, thậm chí mua tặng vợ những món quà bất ngờ.
    Theo ông Gangestad, quá trình tiến hóa đã giúp đàn ông có khả năng kỳ lạ để duy trì nòi giống của mình, ngăn không cho vợ ngoại tình trong những ngày rụng trứng. Người chồng có thể nhanh chóng nhận biết các biểu hiện khác lạ của vợ, như sắc thái, mùi hương, cách ứng xử... và ngay lập tức có sự quan tâm cần thiết. "Đa số các ông chồng làm việc đó một cách vô thức, chứ thực ra họ cũng không biết phụ nữ nghĩ gì trong những ngày này", Gangestad nói.
    Minh Hy (theo dpa)
  3. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Thiên nhiên phú cho đàn ông khả năng giữ vợ tuyệt vời
    Trong những ngày rụng trứng, phụ nữ thường xuyên có mong muốn ngoại tình. Tuy nhiên, người chồng lại rất tinh ý trong chuyện này và dành sự chăm sóc đặc biệt cho vợ. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, khả năng đặc biệt đó giúp đàn ông duy trì được nòi giống của mình.
    Kết luận trên được nhóm nghiên cứu của Steven Gangestad, Đại học New Mexico (Mỹ), công bố trên tạp chí Proceeding của Hội khoa học Anh mới đây.
    Gangestad đã nghiên cứu tâm sinh lý của 50 phụ nữ trẻ bằng cách đặt ra những câu hỏi về cuộc sống vợ chồng của họ. Những phụ nữ này kể rằng, vào những ngày rụng trứng, họ có nhu cầu về sinh lý cao hơn hẳn, và thường tưởng tượng cảnh mình ngoại tình với những người đàn ông khỏe mạnh. Theo ông Gangestad, đây là một chiều hướng tự nhiên được truyền từ thời con người còn ăn lông ở lỗ, giúp giống cái chọn lựa được những gene mạnh cho con. Tuy nhiên, người chồng lại tỏ ra rất tinh ý. Trong những ngày này, họ dành nhiều thời gian cho vợ, hỏi han, chăm sóc nhiều hơn, thậm chí mua tặng vợ những món quà bất ngờ.
    Theo ông Gangestad, quá trình tiến hóa đã giúp đàn ông có khả năng kỳ lạ để duy trì nòi giống của mình, ngăn không cho vợ ngoại tình trong những ngày rụng trứng. Người chồng có thể nhanh chóng nhận biết các biểu hiện khác lạ của vợ, như sắc thái, mùi hương, cách ứng xử... và ngay lập tức có sự quan tâm cần thiết. "Đa số các ông chồng làm việc đó một cách vô thức, chứ thực ra họ cũng không biết phụ nữ nghĩ gì trong những ngày này", Gangestad nói.
    Minh Hy (theo dpa)
  4. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Tìm ra bí mật của màu tóc
    Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra loại tế bào gốc có liên quan đến quá trình tạo màu tóc. Nếu thiếu các tế bào này, tóc người sẽ bị úa, xơ hoặc có màu không đồng đều.
    Lâu nay các nhà nghiên cứu đã phỏng đoán rằng có một loại tế bào gốc, đóng vai trò sinh sản ra các tế bào tạo màu cho tóc. Tuy nhiên, người ta còn thiếu bằng chứng rõ ràng về loại tế bào gốc này.
    Nay, nhóm nghiên cứu của Emi Nishimura, Đại học Kyoto (Nhật Bản), đã giải được bí mật của màu tóc. Trong một thí nghiệm với chuột chuyển gene, Nishimura đã tìm thấy một số tế bào ở dưới hốc chân lông, thoả mãn đầy đủ tính năng của tế bào gốc. Quan sát cho thấy, những tế bào này tham gia tích cực vào sự hình thành và phát triển của màu tóc. Chúng tạo ra chất melaozyten và melanin, là những chất cơ bản giúp tóc có màu.
    Trong một thí nghiệm với chuột chuyển gene, các nhà khoa học đã tạo ra những con chuột không có các tế bào gốc tạo màu. Kết quả là tất cả chuột sinh ra đều có lông màu đục nhờ như màu da của chúng.
    Bên cạnh các tế bào gốc tạo màu còn có các tế bào khác đóng vai trò hỗ trợ. Chúng giúp quá trình tạo màu diễn ra nhanh hơn. Trong trường hợp một sợi tóc nào đó bị úa, những tế bào hỗ trợ này lập tức dồn đến, và chỉ trong vài ngày, sợi tóc sẽ lấy lại màu.
    Minh Hy (theo dpa)
  5. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Tìm ra bí mật của màu tóc
    Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra loại tế bào gốc có liên quan đến quá trình tạo màu tóc. Nếu thiếu các tế bào này, tóc người sẽ bị úa, xơ hoặc có màu không đồng đều.
    Lâu nay các nhà nghiên cứu đã phỏng đoán rằng có một loại tế bào gốc, đóng vai trò sinh sản ra các tế bào tạo màu cho tóc. Tuy nhiên, người ta còn thiếu bằng chứng rõ ràng về loại tế bào gốc này.
    Nay, nhóm nghiên cứu của Emi Nishimura, Đại học Kyoto (Nhật Bản), đã giải được bí mật của màu tóc. Trong một thí nghiệm với chuột chuyển gene, Nishimura đã tìm thấy một số tế bào ở dưới hốc chân lông, thoả mãn đầy đủ tính năng của tế bào gốc. Quan sát cho thấy, những tế bào này tham gia tích cực vào sự hình thành và phát triển của màu tóc. Chúng tạo ra chất melaozyten và melanin, là những chất cơ bản giúp tóc có màu.
    Trong một thí nghiệm với chuột chuyển gene, các nhà khoa học đã tạo ra những con chuột không có các tế bào gốc tạo màu. Kết quả là tất cả chuột sinh ra đều có lông màu đục nhờ như màu da của chúng.
    Bên cạnh các tế bào gốc tạo màu còn có các tế bào khác đóng vai trò hỗ trợ. Chúng giúp quá trình tạo màu diễn ra nhanh hơn. Trong trường hợp một sợi tóc nào đó bị úa, những tế bào hỗ trợ này lập tức dồn đến, và chỉ trong vài ngày, sợi tóc sẽ lấy lại màu.
    Minh Hy (theo dpa)
  6. sangtr2000

    sangtr2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    chao bach hop!
    minh dang gap kho khan ve mot van de trong sinh hoc,ban co the giup minh duoc o?minh van chua ro ve co che nhuom bac(AgNO3)dung de dinh luong adn trong dien di gel polyacylamid.?ban co biet gi ve no thi co the giai thich giup minh duoc o?cam on ban truoc!ban co the mail cho minh theo dia chi:sangtr2000@yaho
    sang
  7. sangtr2000

    sangtr2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    chao bach hop!
    minh dang gap kho khan ve mot van de trong sinh hoc,ban co the giup minh duoc o?minh van chua ro ve co che nhuom bac(AgNO3)dung de dinh luong adn trong dien di gel polyacylamid.?ban co biet gi ve no thi co the giai thich giup minh duoc o?cam on ban truoc!ban co the mail cho minh theo dia chi:sangtr2000@yaho
    sang
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Phân tích ADN thực vật để tìm ra thủ phạm
    Với sự giúp đỡ của kỹ thuật phân tích gene, cây cỏ cũng có thể "lên tiếng". Lần đầu tiên trong một phiên tòa ở Nauy, người ta đã so sánh ADN của một chiếc gai dính trong tất bị cáo với ADN của 42 cây tại hiện trường để minh oan cho người này.
    Việc tòa án sử dụng ADN lấy từ tóc, máu hoặc tinh trùng tại hiện trường để đối chiếu với ADN của nghi can là việc phổ biến. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên người ta sử dụng ADN thực vật vào công tác điều tra tội phạm. Ông Leif Sundheim, Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia Nauy, cho hay kỹ thuật phân tích ADN thực vật hoàn toàn đáng tin cậy, y hệt như ADN của người vậy.
    Tại một phiên tòa gần đây ở Lillestroem, bắc Oslo, bị cáo bị truy tố về việc giết chết 3 người tại một cánh rừng. Nhưng khi phân tích ADN của 42 cây tại khu vực xảy ra vụ án, và so sánh với những chiếc gai cắm vào quần áo bị cáo cùng ngày đó, người ta không thấy có sự trùng lặp nào cả.
    Sundheim nói: "ADN thực vật là bằng chứng tốt, vì mảnh vụn, gai hoặc lá của chúng dễ dính vào người. Tuy nhiên, cái khó của phân tích ADN thực vật chính là 'có quá nhiều nhân chứng', nghĩa là tại nơi xảy ra vụ án có thể có nhiều cây đan xen nhau, và để lấy hết được các mẫu ADN là việc khá kỳ công".
    Minh Hy (theo dpa)

    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Phân tích ADN thực vật để tìm ra thủ phạm
    Với sự giúp đỡ của kỹ thuật phân tích gene, cây cỏ cũng có thể "lên tiếng". Lần đầu tiên trong một phiên tòa ở Nauy, người ta đã so sánh ADN của một chiếc gai dính trong tất bị cáo với ADN của 42 cây tại hiện trường để minh oan cho người này.
    Việc tòa án sử dụng ADN lấy từ tóc, máu hoặc tinh trùng tại hiện trường để đối chiếu với ADN của nghi can là việc phổ biến. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên người ta sử dụng ADN thực vật vào công tác điều tra tội phạm. Ông Leif Sundheim, Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia Nauy, cho hay kỹ thuật phân tích ADN thực vật hoàn toàn đáng tin cậy, y hệt như ADN của người vậy.
    Tại một phiên tòa gần đây ở Lillestroem, bắc Oslo, bị cáo bị truy tố về việc giết chết 3 người tại một cánh rừng. Nhưng khi phân tích ADN của 42 cây tại khu vực xảy ra vụ án, và so sánh với những chiếc gai cắm vào quần áo bị cáo cùng ngày đó, người ta không thấy có sự trùng lặp nào cả.
    Sundheim nói: "ADN thực vật là bằng chứng tốt, vì mảnh vụn, gai hoặc lá của chúng dễ dính vào người. Tuy nhiên, cái khó của phân tích ADN thực vật chính là 'có quá nhiều nhân chứng', nghĩa là tại nơi xảy ra vụ án có thể có nhiều cây đan xen nhau, và để lấy hết được các mẫu ADN là việc khá kỳ công".
    Minh Hy (theo dpa)

    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Biến tế bào gốc của chuột thành tế bào phổi


    Các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London vừa thành công trong nghiên cứu biến tế bào gốc của chuột thành một loại tế bào phổi chuột xác định. Bước đột phá theo hướng này mở ra triển vọng tái tạo các mô phổi bị tổn thương ở người.
    Họ đã sử dụng các tế bào gốc từ phôi thai chuột trong nghiên cứu trên. Các tế bào này là ''những tế bào chủ'' của cơ thể và có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau. Để đảm bảo tế bào gốc biến thành các tế bào phổi cần cho việc điều trị, họ đã đặt các tế bào gốc vào một dung dịch phân tử được gọi là nhân tố tăng trưởng. Dung dịch sẽ chỉ thị các tế bào gốc trở thành loại tế bào mong muốn.
    Hiện các nhà nghiên cứu dự định phát triển ''những giàn giáo'' sinh học mà các tế bào có thể phát triển trên đó, và dùng chúng để cấy ghép. Trong lúc này, cách chắc chắn duy nhất điều trị bệnh phổi giai đoạn cuối cùng là ghép phổi từ một người khác. Phương cách này giúp người được cấy ghép phổi sống thêm từ 10 tới 20 năm. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là tình trạng thiếu các bộ phận cấy ghép - phụ thuộc hoàn toàn vào người hiến - và nguy cơ đào thải cao sau cấy ghép.
    Mặc dù nghiên cứu này chắc chắn chưa thể ứng dụng trên người trong vòng 10 năm tới, song các nhà khoa học tin tưởng việc biến tế bào gốc thành tế bào phổi có thể giải quyết được cả 2 vấn đề trên. Tiến sĩ Anne Bishop, thuộc Bệnh viện Chelsea and Westminster nói: ''Nghiên cứu này có thể khôi phục những vùng phổi bị tổn thương do bệnh bằng cách cấy ghép các tế bào phổi chức năng. Không giống việc cấy ghép nội tạng từ người cho, các tế bào có thể phát triển theo cách thức mà cơ thể không đào thải chúng''.
    Cũng theo bà Anne Bishop, phương pháp này cũng có thể được áp dụng cho bệnh nhân xơ hoá u nang. Một ngày nào đó, khám phá này có thể mang lại nhiều lợi ích cho những bệnh nhân mắc bệnh liên quan tới phổi, chẳng hạn như chứng khó thở ở trẻ sơ sinh. Cụ thể là, bác sĩ có thể lấy một số tế bào từ da trẻ sơ sinh và sử dụng dung dịch phân tử để biến chúng thành các tế bào phổi. Những tế bào này sẽ được lưu giữ cho tới khi chính những em bé này cần tới.
    Giáo sư Julia Polak, Giám đốc Trung tâm nói: ''Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này được tiến hành và đem lại cho chúng ta khả năng xây dựng mô phổi''.
    (Minh Sơn - Theo BBC)


    BachHop

Chia sẻ trang này