1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Chic iêu quí, welcome to Box CNSH,
    bạn hãy cùng chúng tôi sưu tầm nhé,
    trong topic này chỉ post những bài viết hoặc bản tin liên quan cnsh thôi, bài viết ko liên quan sẽ tam xoá trong 48h tới, mong bạn thông cảm,
    cám ơn chic đã động viên!
    thân ái,

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Kỹ thuật mới phát hiện vi khuẩn dưới cát

    Một loại vi khuẩn cát dưới kính hiển vi điện tử.
    Các nhà khoa học Mỹ bê nguyên những khối cát lớn ở bãi biển về phòng thí nghiệm, rồi phun nước mặn vào đó. Ở môi trường này, vi khuẩn đã sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Người ta phát hiện trong đó hai loại vi khuẩn mới.
    Đây có thể là hai loại vi khuẩn thuộc nhóm campylobacter jejuni, có dạng như các chuỗi xúc xích. Đến nay, người ta chưa bao giờ quan sát được chúng.
    Theo phỏng đoán của các nhà khoa học, thì có đến 99% các loại vi khuẩn đến nay còn chưa được phát hiện, bởi vì con người không thể giữ chúng ở môi trường nhân tạo để quan sát được. Nay, nhóm nghiên cứu của Slava Epstein, Đại học Boston (Mỹ), đã phát triển một kỹ thuật mới có thể khám phá các loài vi khuẩn ở dưới cát.
    Điểm đặc biệt của kỹ thuật này là cả vi khuẩn cùng môi trường quanh nó được bê nguyên vào phòng thí nghiệm. Để làm được điều đó, các nhà nghiên cứu đã bứng những khối cát trực tiếp từ bờ biển (dài 60, rộng 30 và sâu 15 centimét) đem vào buồng kính trong phòng thí nghiệm. ?oKhi chúng tôi bê nguyên cả môi trường tự nhiên vào phòng thí nghiệm, vi khuẩn không hề biết điều gì đã xảy ra. Tại môi trường mới này, do được bảo vệ trước các con sóng ngoài biển, vi khuẩn đã sinh sôi nảy nở nhanh chóng?, Slava Epstein nói.
    Minh Hy (theo dpa)

    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Kỹ thuật mới phát hiện vi khuẩn dưới cát

    Một loại vi khuẩn cát dưới kính hiển vi điện tử.
    Các nhà khoa học Mỹ bê nguyên những khối cát lớn ở bãi biển về phòng thí nghiệm, rồi phun nước mặn vào đó. Ở môi trường này, vi khuẩn đã sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Người ta phát hiện trong đó hai loại vi khuẩn mới.
    Đây có thể là hai loại vi khuẩn thuộc nhóm campylobacter jejuni, có dạng như các chuỗi xúc xích. Đến nay, người ta chưa bao giờ quan sát được chúng.
    Theo phỏng đoán của các nhà khoa học, thì có đến 99% các loại vi khuẩn đến nay còn chưa được phát hiện, bởi vì con người không thể giữ chúng ở môi trường nhân tạo để quan sát được. Nay, nhóm nghiên cứu của Slava Epstein, Đại học Boston (Mỹ), đã phát triển một kỹ thuật mới có thể khám phá các loài vi khuẩn ở dưới cát.
    Điểm đặc biệt của kỹ thuật này là cả vi khuẩn cùng môi trường quanh nó được bê nguyên vào phòng thí nghiệm. Để làm được điều đó, các nhà nghiên cứu đã bứng những khối cát trực tiếp từ bờ biển (dài 60, rộng 30 và sâu 15 centimét) đem vào buồng kính trong phòng thí nghiệm. ??oKhi chúng tôi bê nguyên cả môi trường tự nhiên vào phòng thí nghiệm, vi khuẩn không hề biết điều gì đã xảy ra. Tại môi trường mới này, do được bảo vệ trước các con sóng ngoài biển, vi khuẩn đã sinh sôi nảy nở nhanh chóng???, Slava Epstein nói.
    Minh Hy (theo dpa)

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tiến gần hơn tới việc nuôi cấy phổi
    Nguồn phổi được hiến tặng để cấy ghép ít hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.
    Các nhà khoa học tại Đại học Hoàng Gia London lần đầu tiên đã biến đổi được tế bào gốc của chuột thành một loại tế bào phổi biệt hoá. Thành công này mở ra hy vọng một ngày nào đó, chúng ta có thể tái sinh các mô phổi chết hoặc bị hư hại.
    Trong nghiên cứu, nhóm khoa học đã sử dụng các tế bào gốc lấy từ phôi chuột, có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Họ thả chúng vào một dung dịch được gọi là yếu tố tăng trưởng. Dung dịch này sau đó đã hướng các tế bào gốc phân chia thành loại tế bào lót trong phế nang, nơi diễn ra quá trình trao đổi ôxy và CO2 với máu.
    Từ thành công bước đầu, nhóm khoa học đã có kế hoạch thiết kế những ?ogiàn giáo? sinh học, tạo chỗ cho các tế bào gốc bám trụ và tăng trưởng, sau đó sẽ sử dụng mô do chúng tạo ra để cấy ghép.
    Hiện tại, cách duy nhất cứu sống những người mắc bệnh phổi ở giai đoạn nặng là cấy ghép từ người khác, có thể giúp bệnh nhân sống thêm từ 10 đến 20 năm. Tuy nhiên, một khó khăn lớn là nguồn nội tạng hiến rất ít ỏi, trong khi nguy cơ bị đào thải sau cấy ghép lại rất cao. ?oNghiên cứu này sẽ biến ước mơ sửa chữa phổi bị tổn thương thành hiện thực. Khác với khi cấy ghép nội tạng của người hiến tặng, các tế bào phổi sẽ phát triển an toàn trong cơ thể người bệnh mà không lo bị đào thải?, Tiến sĩ Anne Bishop, bệnh viện Chelsea và Westminster (Anh), cho biết.
    Mặc dù nghiên cứu của Đại học Hoàng gia Anh mới chỉ ở bước sơ khởi, còn phải chờ cả thập kỷ nữa phương pháp nuôi cấy này mới hoàn thiện, nhưng các nhà khoa học vẫn tin rằng họ sẽ thành công
    (theo BBC)

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tiến gần hơn tới việc nuôi cấy phổi
    Nguồn phổi được hiến tặng để cấy ghép ít hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.
    Các nhà khoa học tại Đại học Hoàng Gia London lần đầu tiên đã biến đổi được tế bào gốc của chuột thành một loại tế bào phổi biệt hoá. Thành công này mở ra hy vọng một ngày nào đó, chúng ta có thể tái sinh các mô phổi chết hoặc bị hư hại.
    Trong nghiên cứu, nhóm khoa học đã sử dụng các tế bào gốc lấy từ phôi chuột, có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Họ thả chúng vào một dung dịch được gọi là yếu tố tăng trưởng. Dung dịch này sau đó đã hướng các tế bào gốc phân chia thành loại tế bào lót trong phế nang, nơi diễn ra quá trình trao đổi ôxy và CO2 với máu.
    Từ thành công bước đầu, nhóm khoa học đã có kế hoạch thiết kế những ??ogiàn giáo??? sinh học, tạo chỗ cho các tế bào gốc bám trụ và tăng trưởng, sau đó sẽ sử dụng mô do chúng tạo ra để cấy ghép.
    Hiện tại, cách duy nhất cứu sống những người mắc bệnh phổi ở giai đoạn nặng là cấy ghép từ người khác, có thể giúp bệnh nhân sống thêm từ 10 đến 20 năm. Tuy nhiên, một khó khăn lớn là nguồn nội tạng hiến rất ít ỏi, trong khi nguy cơ bị đào thải sau cấy ghép lại rất cao. ??oNghiên cứu này sẽ biến ước mơ sửa chữa phổi bị tổn thương thành hiện thực. Khác với khi cấy ghép nội tạng của người hiến tặng, các tế bào phổi sẽ phát triển an toàn trong cơ thể người bệnh mà không lo bị đào thải???, Tiến sĩ Anne Bishop, bệnh viện Chelsea và Westminster (Anh), cho biết.
    Mặc dù nghiên cứu của Đại học Hoàng gia Anh mới chỉ ở bước sơ khởi, còn phải chờ cả thập kỷ nữa phương pháp nuôi cấy này mới hoàn thiện, nhưng các nhà khoa học vẫn tin rằng họ sẽ thành công
    (theo BBC)

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tạo chuột phát quang bằng kỹ thuật ghép gene rẻ tiền
    Thay vì tiêm trực tiếp ADN của sứa vào phôi chuột làm chúng có thể phát sáng, các nhà khoa học Mỹ đã dùng một virus bất hoạt để trung chuyển ADN này. Kết quả là phần lớn chuột ra đời đều trở nên xanh dưới ánh sáng huỳnh quang. Thành công này có thể được áp dụng trên nhiều loài động vật khác.
    Lâu nay, các nhà khoa học rất quan tâm đến việc sử dụng những gene gây phát quang của sứa trong các thí nghiệm loại này, vì nhờ chúng, họ sẽ dễ dàng biết được liệu việc ghép gene có thành công hay không, từ đó, áp dụng kỹ thuật tương tự trên nhiều loại động vật và nhiều loại gene khác.
    Trong vài năm nay, nhiều con chuột có đặc tính phát sáng đã được tạo ra trên khắp thế giới. Tuy nhiên, để có chúng, các nhà nghiên cứu đã phải rất mất công và tỷ mẩn trong việc tiêm thẳng ADN lạ vào trứng đang phát triển.
    Trong thí nghiệm mới đây, David Baltimore - nhà sinh học từng đoạt giải Nobel - và cộng sự tại Viện công nghệ California đã thực hiện một phương pháp mới, hiệu quả hơn. Họ sử dụng lentivirus để đưa một gene của sứa vào các phôi chuột mới ở giai đoạn đơn bào. Lentivirus là họ hàng xa của virus HIV (loại virus gây bệnh AIDS) nhưng đã bị bất hoạt để không thể gây bệnh.
    Thí nghiệm cho thấy, đến 80% chuột sinh ra từ các phôi trên đều có chứa một protein đặc biệt của sứa, phân tán khắp cơ thể, khiến chúng phát ánh xanh khi bị chiếu bằng ánh sáng huỳnh quang. Baltimor cho biết: ?oPhương pháp chuyển gene nhờ virus này nhanh hơn, tốt, rẻ hơn và có thể thực hiện trên nhiều loài động vật, không chỉ là chuột".
    Vào tháng 1/2001, các nhà nghiên cứu ở bang Oregon cũng đã dùng virus để biến đổi gene cho con khỉ Andi, khiến nó phát ánh sáng xanh.
    B.H. (theo Reuters)

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tạo chuột phát quang bằng kỹ thuật ghép gene rẻ tiền
    Thay vì tiêm trực tiếp ADN của sứa vào phôi chuột làm chúng có thể phát sáng, các nhà khoa học Mỹ đã dùng một virus bất hoạt để trung chuyển ADN này. Kết quả là phần lớn chuột ra đời đều trở nên xanh dưới ánh sáng huỳnh quang. Thành công này có thể được áp dụng trên nhiều loài động vật khác.
    Lâu nay, các nhà khoa học rất quan tâm đến việc sử dụng những gene gây phát quang của sứa trong các thí nghiệm loại này, vì nhờ chúng, họ sẽ dễ dàng biết được liệu việc ghép gene có thành công hay không, từ đó, áp dụng kỹ thuật tương tự trên nhiều loại động vật và nhiều loại gene khác.
    Trong vài năm nay, nhiều con chuột có đặc tính phát sáng đã được tạo ra trên khắp thế giới. Tuy nhiên, để có chúng, các nhà nghiên cứu đã phải rất mất công và tỷ mẩn trong việc tiêm thẳng ADN lạ vào trứng đang phát triển.
    Trong thí nghiệm mới đây, David Baltimore - nhà sinh học từng đoạt giải Nobel - và cộng sự tại Viện công nghệ California đã thực hiện một phương pháp mới, hiệu quả hơn. Họ sử dụng lentivirus để đưa một gene của sứa vào các phôi chuột mới ở giai đoạn đơn bào. Lentivirus là họ hàng xa của virus HIV (loại virus gây bệnh AIDS) nhưng đã bị bất hoạt để không thể gây bệnh.
    Thí nghiệm cho thấy, đến 80% chuột sinh ra từ các phôi trên đều có chứa một protein đặc biệt của sứa, phân tán khắp cơ thể, khiến chúng phát ánh xanh khi bị chiếu bằng ánh sáng huỳnh quang. Baltimor cho biết: ??oPhương pháp chuyển gene nhờ virus này nhanh hơn, tốt, rẻ hơn và có thể thực hiện trên nhiều loài động vật, không chỉ là chuột".
    Vào tháng 1/2001, các nhà nghiên cứu ở bang Oregon cũng đã dùng virus để biến đổi gene cho con khỉ Andi, khiến nó phát ánh sáng xanh.
    B.H. (theo Reuters)

    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tìm vàng dựa vào dấu vết vi khuẩn

    Các vùng sông hoà tan nhiều ion vàng là môi trường sống tốt cho vi khuẩn bacillus cereus.
    Nếu xác định được trong đất có một lượng lớn vi khuẩn bacillus cereus, thì người ta có thể kết luận rằng ở dưới đó có quặng vàng. Các nhà khoa học mới thông báo như vậy tại cuộc họp của Hội vi sinh học Mỹ ở Salt Lake City.
    Vàng ở dạng dung dịch ion là chất độc hại đối với vi khuẩn và các dạng sống cao cấp khác. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, một số loài vi khuẩn đã có khả năng thích nghi với chất độc này. Thậm chí đối với loài bacillus cereus, môi trường hòa tan ion vàng còn giúp chúng sinh sôi nảy nở mạnh hơn.
    Trong một thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Hongmei Wang, Đại học Quốc gia Ohio (Mỹ) thấy rằng, vi khuẩn bacillus cereus đã phát triển nhanh gấp 1,5 lần khi được bỏ vào môi trường có ion vàng. Thực tế cũng cho thấy, tại các lớp đất gần mỏ vàng và những dòng sông chứa nhiều ion vàng, người ta tìm thấy nhiều vi khuẩn bacillus cereus hơn hẳn.
    Hiện nhóm khoa học muốn áp dụng kỹ thuật săn lùng vi khuẩn bacillus cereus để tìm các mỏ vàng còn ẩn sâu dưới lòng đất thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. ?oTìm kiếm vi khuẩn là phương pháp rẻ tiền và tiết kiệm thời gian hơn hẳn phương pháp phân tích thành phần hóa học của các lớp đất?, Wang nói.
    Minh Hy (theo dpa)

    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tìm vàng dựa vào dấu vết vi khuẩn

    Các vùng sông hoà tan nhiều ion vàng là môi trường sống tốt cho vi khuẩn bacillus cereus.
    Nếu xác định được trong đất có một lượng lớn vi khuẩn bacillus cereus, thì người ta có thể kết luận rằng ở dưới đó có quặng vàng. Các nhà khoa học mới thông báo như vậy tại cuộc họp của Hội vi sinh học Mỹ ở Salt Lake City.
    Vàng ở dạng dung dịch ion là chất độc hại đối với vi khuẩn và các dạng sống cao cấp khác. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, một số loài vi khuẩn đã có khả năng thích nghi với chất độc này. Thậm chí đối với loài bacillus cereus, môi trường hòa tan ion vàng còn giúp chúng sinh sôi nảy nở mạnh hơn.
    Trong một thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Hongmei Wang, Đại học Quốc gia Ohio (Mỹ) thấy rằng, vi khuẩn bacillus cereus đã phát triển nhanh gấp 1,5 lần khi được bỏ vào môi trường có ion vàng. Thực tế cũng cho thấy, tại các lớp đất gần mỏ vàng và những dòng sông chứa nhiều ion vàng, người ta tìm thấy nhiều vi khuẩn bacillus cereus hơn hẳn.
    Hiện nhóm khoa học muốn áp dụng kỹ thuật săn lùng vi khuẩn bacillus cereus để tìm các mỏ vàng còn ẩn sâu dưới lòng đất thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. ??oTìm kiếm vi khuẩn là phương pháp rẻ tiền và tiết kiệm thời gian hơn hẳn phương pháp phân tích thành phần hóa học của các lớp đất???, Wang nói.
    Minh Hy (theo dpa)

    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Biến đổi gene muỗi để ngăn bệnh sốt rét lây lan

    Các nhà khoa học đã bước đầu thành công trong việc tước vũ khí của bệnh sốt rét bằng cách biến đổi gene của muỗi, khiến chúng mất khả năng truyền ký sinh trùng gây bệnh. Họ hy vọng một ngày nào đó, chúng có thể thay thế dần muỗi hoang dã, và xoá xổ bệnh sốt rét.
    Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi khoảng 2 triệu sinh mạng, trong đó chủ yếu là trẻ em châu Phi. Bệnh lây lan do muỗi Anopheles mang ký sinh trùng sốt rét truyền từ người này sang người khác. Khi muỗi hút máu một người mắc bệnh, ký sinh trùng theo máu đi vào ruột, rồi chuyển sang tuyến nước bọt của muỗi. Nước bọt của chúng sẽ được truyền tiếp sang người khác theo vết muỗi cắn.
    Trong khi ký sinh trùng biến đổi rất nhanh để kháng thuốc, thì quá trình cải tiến vacxin chống lại bệnh sốt rét diễn ra chậm hơn nhiều. Các chiến lược kiểm soát hiện nay chủ yếu là phun thuốc diệt muỗi, nhưng sau rất nhiều năm, tỷ lệ thành công vẫn chưa đáng là bao.
    Năm ngoái, Jacobs-Lorena tại ĐH Case Western Reserve ở bang Ohio (Mỹ) và cộng sự đã tìm thấy protein SM1, có khả năng ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét đi từ ruột vào tuyến nước bọt của muỗi (bằng cách bịt đường thông giữa hai cơ quan này). Nay, họ đã tiến xa thêm một bước, với việc đưa thành công gene mã hoá SM1 vào cơ thể muỗi. Thí nghiệm cho thấy, ở những con muỗi biến đổi gene đã hút phải máu chuột mắc bệnh sốt rét, tuyến nước bọt của chúng chỉ chứa 1/5 số lượng ký sinh trùng so với bình thường.
    ?oĐây là một tin tức tuyệt vời?, Andrea Crisanti, một nhà gene học tại Đại học Hoàng Gia London, Anh, nhận định. Nó là bằng chứng trực tiếp cho thấy, có thể điều chỉnh khả năng mang bệnh của muỗi.
    Khó khăn nảy sinh
    Tuy nhiên, Crisanti, nhà khoa học đầu tiên thực hiện việc cấy một gene lạ vào muỗi, đã cảnh báo một số mặt hạn chế trong kỹ thuật này. Trước hết, với tỷ lệ ký sinh trùng còn 1/5 so với bình thường, tuy ít, nhưng vẫn đủ để lây lan. Vì thế, cần phải tiếp tục nghiên cứu để giảm khả năng truyền bệnh xuống còn 0%.
    Mặt khác, cũng chưa có công trình nào kiểm chứng khả năng phát tán của muỗi biến đổi gene trong tự nhiên, vì thế, không ai chắc chắn chúng có thể bành trướng và thay thế dần những người bà con hoang dã. Hơn nữa, cơ chế hoạt động của SM1 còn rất mù mờ, nên rất có thể nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
    Cuối cùng, do có sự khác biệt giữa những ký sinh trùng gây bệnh sốt rét trên người và trên chuột, nên không chắc chắn SM1 sẽ có tác dụng như nhau với cả hai loài.
    (theo NewSci, nature)

    BachHop

Chia sẻ trang này