1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Biến đổi gene muỗi để ngăn bệnh sốt rét lây lan

    Các nhà khoa học đã bước đầu thành công trong việc tước vũ khí của bệnh sốt rét bằng cách biến đổi gene của muỗi, khiến chúng mất khả năng truyền ký sinh trùng gây bệnh. Họ hy vọng một ngày nào đó, chúng có thể thay thế dần muỗi hoang dã, và xoá xổ bệnh sốt rét.
    Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi khoảng 2 triệu sinh mạng, trong đó chủ yếu là trẻ em châu Phi. Bệnh lây lan do muỗi Anopheles mang ký sinh trùng sốt rét truyền từ người này sang người khác. Khi muỗi hút máu một người mắc bệnh, ký sinh trùng theo máu đi vào ruột, rồi chuyển sang tuyến nước bọt của muỗi. Nước bọt của chúng sẽ được truyền tiếp sang người khác theo vết muỗi cắn.
    Trong khi ký sinh trùng biến đổi rất nhanh để kháng thuốc, thì quá trình cải tiến vacxin chống lại bệnh sốt rét diễn ra chậm hơn nhiều. Các chiến lược kiểm soát hiện nay chủ yếu là phun thuốc diệt muỗi, nhưng sau rất nhiều năm, tỷ lệ thành công vẫn chưa đáng là bao.
    Năm ngoái, Jacobs-Lorena tại ĐH Case Western Reserve ở bang Ohio (Mỹ) và cộng sự đã tìm thấy protein SM1, có khả năng ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét đi từ ruột vào tuyến nước bọt của muỗi (bằng cách bịt đường thông giữa hai cơ quan này). Nay, họ đã tiến xa thêm một bước, với việc đưa thành công gene mã hoá SM1 vào cơ thể muỗi. Thí nghiệm cho thấy, ở những con muỗi biến đổi gene đã hút phải máu chuột mắc bệnh sốt rét, tuyến nước bọt của chúng chỉ chứa 1/5 số lượng ký sinh trùng so với bình thường.
    ??oĐây là một tin tức tuyệt vời???, Andrea Crisanti, một nhà gene học tại Đại học Hoàng Gia London, Anh, nhận định. Nó là bằng chứng trực tiếp cho thấy, có thể điều chỉnh khả năng mang bệnh của muỗi.
    Khó khăn nảy sinh
    Tuy nhiên, Crisanti, nhà khoa học đầu tiên thực hiện việc cấy một gene lạ vào muỗi, đã cảnh báo một số mặt hạn chế trong kỹ thuật này. Trước hết, với tỷ lệ ký sinh trùng còn 1/5 so với bình thường, tuy ít, nhưng vẫn đủ để lây lan. Vì thế, cần phải tiếp tục nghiên cứu để giảm khả năng truyền bệnh xuống còn 0%.
    Mặt khác, cũng chưa có công trình nào kiểm chứng khả năng phát tán của muỗi biến đổi gene trong tự nhiên, vì thế, không ai chắc chắn chúng có thể bành trướng và thay thế dần những người bà con hoang dã. Hơn nữa, cơ chế hoạt động của SM1 còn rất mù mờ, nên rất có thể nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
    Cuối cùng, do có sự khác biệt giữa những ký sinh trùng gây bệnh sốt rét trên người và trên chuột, nên không chắc chắn SM1 sẽ có tác dụng như nhau với cả hai loài.
    (theo NewSci, nature)

    BachHop
  2. minimoon

    minimoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2001
    Bài viết:
    293
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô WH, bạn giỏi quá, có thể dịch bài post lên ma2 không thèm làm báo cáo quá trình thiết bị, thế mới là Duy ha !!
    Tí 9 ơi, vào đây vỗ tay đón chào và hoan hô bố Duy cái !!!
    To chị BH: em hoan hô chị là thừa, phải tìm cái gì hơn cả hoan hô để dành cho chị cơ !!
    ==@m^_^m@==
  3. minimoon

    minimoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2001
    Bài viết:
    293
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô WH, bạn giỏi quá, có thể dịch bài post lên ma2 không thèm làm báo cáo quá trình thiết bị, thế mới là Duy ha !!
    Tí 9 ơi, vào đây vỗ tay đón chào và hoan hô bố Duy cái !!!
    To chị BH: em hoan hô chị là thừa, phải tìm cái gì hơn cả hoan hô để dành cho chị cơ !!
    ==@m^_^m@==
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Hoóc môn nữ thúc đẩy các hoạt động sáng tạo
    Các nhà khoa học Mỹ mới xác định được ảnh hưởng của hoóc môn nữ (oestrogen) trong hoạt động của não bộ. Theo đó, nếu thiếu oestrogen, khả năng sáng tạo của con người sẽ bị hạn chế. Ngược lại, những người có nhiều hoóc môn nữ thường có những suy nghĩ mới lạ hơn người khác.
    Nhóm nghiên cứu của Donna Korol, Đại học Illinois ở Urbana-Champaign (Mỹ) đã làm một thí nghiệm điều chỉnh nồng độ hoóc môn oestrogen trên chuột. Họ đã chia những con chuột thí nghiệm làm 3 nhóm: Nhóm thứ nhất được tác động làm tăng nồng độ oestrogen, nhóm hai bị làm giảm và nhóm ba giữ nguyên bình thường.
    Sau đó, nhóm khoa học để những con chuột này vào một phòng kính rồi cho chúng tìm thức ăn đã được giấu ở một nơi nhất định. Kết quả là những con chuột nhóm 1 tìm ra thức ăn nhanh nhất, sau đó đến những con nhóm 3. Trong khi đó, những con ở nhóm 2 (thiếu hoóc môn oestrogen) tỏ ra rất chậm chạp.
    Thí nghiệm cho thấy, hoóc môn oestrogen có ảnh hưởng lớn đến hoạt động định hướng không gian của não bộ. Mà việc định hướng không gian liên quan mật thiết đến khả năng giải quyết tình huống mới, tức là hoạt động sáng tạo của con người.
    Phát hiện này của nhóm khoa học cũng phù hợp với nhiều quan sát trước đó, cho rằng, những người đàn ông mang nhiều nét "nữ tính" thường có khả năng sáng tạo cao, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật. Còn với phụ nữ, các hoạt động sáng tạo thường giảm sút nhiều sau thời kỳ mãn kinh.
    Minh Hy (theo dpa)

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Hoóc môn nữ thúc đẩy các hoạt động sáng tạo
    Các nhà khoa học Mỹ mới xác định được ảnh hưởng của hoóc môn nữ (oestrogen) trong hoạt động của não bộ. Theo đó, nếu thiếu oestrogen, khả năng sáng tạo của con người sẽ bị hạn chế. Ngược lại, những người có nhiều hoóc môn nữ thường có những suy nghĩ mới lạ hơn người khác.
    Nhóm nghiên cứu của Donna Korol, Đại học Illinois ở Urbana-Champaign (Mỹ) đã làm một thí nghiệm điều chỉnh nồng độ hoóc môn oestrogen trên chuột. Họ đã chia những con chuột thí nghiệm làm 3 nhóm: Nhóm thứ nhất được tác động làm tăng nồng độ oestrogen, nhóm hai bị làm giảm và nhóm ba giữ nguyên bình thường.
    Sau đó, nhóm khoa học để những con chuột này vào một phòng kính rồi cho chúng tìm thức ăn đã được giấu ở một nơi nhất định. Kết quả là những con chuột nhóm 1 tìm ra thức ăn nhanh nhất, sau đó đến những con nhóm 3. Trong khi đó, những con ở nhóm 2 (thiếu hoóc môn oestrogen) tỏ ra rất chậm chạp.
    Thí nghiệm cho thấy, hoóc môn oestrogen có ảnh hưởng lớn đến hoạt động định hướng không gian của não bộ. Mà việc định hướng không gian liên quan mật thiết đến khả năng giải quyết tình huống mới, tức là hoạt động sáng tạo của con người.
    Phát hiện này của nhóm khoa học cũng phù hợp với nhiều quan sát trước đó, cho rằng, những người đàn ông mang nhiều nét "nữ tính" thường có khả năng sáng tạo cao, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật. Còn với phụ nữ, các hoạt động sáng tạo thường giảm sút nhiều sau thời kỳ mãn kinh.
    Minh Hy (theo dpa)

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tranh cãi quanh phát hiện ?ođoạn ADN cổ nhất?

    Dấu vết ADN trong các tinh thể muối.
    Dấu vết ADN của vi khuẩn niên đại 425 triệu năm, vừa được tìm thấy trong tinh thể muối đá, ?olà đoạn ADN cổ nhất từng được mô tả?, nhóm khoa học Anh khẳng định. Tuy nhiên, lý giải của họ chưa thuyết phục được các chuyên gia khác cũng nghiên cứu ADN cổ đại.
    Bill Grant, Đại học Leicester (Anh), và cộng sự đã nghiên cứu những tinh thể muối đá lấy từ các đáy biển cổ ở Hà Lan, Mỹ và Thái Lan. Để tránh lấy phải tinh thể ?oô nhiễm?, tức là bị lẫn các vi sinh vật hiện đại, nhóm khoa học đã khoan sâu vào những mẫu đá bằng các tia laser đặc biệt, nhằm có được mẫu đá cổ ?onguyên chất?. Khi phân tích trình tự ADN của vi khuẩn tìm thấy trong mẫu, nhóm khoa học kinh ngạc trước niên đại của chúng: từ 11 đến 425 triệu năm.
    ?oTrong số các vi sinh vật này, có halobacteria chuyên sống ở các hồ muối, cũng như các loài vi khuẩn khác có trình tự ADN không giống như của các vi khuẩn mà chúng ta đã biết?, Grant nói.
    Tranh cãi nảy sinh
    Ngay sau khi báo cáo này được công bố, Eske Willerslev tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã đưa ra nhận định phản đối: ?oCó rất nhiều lý do tại sao tôi không thỏa mãn với báo này. Một trong số đó là trong những điều kiện lý tưởng, về lý thuyết, thì ADN cũng chỉ có thể tồn tại tối đa 1 triệu năm?.
    Ông cũng cho rằng một số loài vi khuẩn mà nhóm của Grant phân định chỉ là do nhiễm từ các phòng thí nghiệm mà thôi. ?oNgay cả trong các hóa thạch được bảo quản tốt nhất tới 100.000 năm, chúng tôi cũng chỉ xác nhận được từ 100 đến 150 cặp bazơ-nitơ, do chúng bị phân hủy. Trong khi nhóm của Grant lại tìm được đến 1.500 cặp bazơ-nitơ, một con số lớn đến khó tin?, Willerslev nhận xét.
    Bảo vệ quan điểm của mình, Grant cho biết: ?oTất cả các nghiên cứu lý thuyết trước nay đều được thực hiện trên những dung dịch nhạt, nhưng môi trường mà chúng tôi tìm thấy các vi khuẩn lại khác: Nó cực mặn và có nồng độ kali carbonat cao. Vì thế, không thể có cái gọi là giới hạn lý thuyết này. Chính muối đã bảo quản ADN tốt hơn nhiều so với các môi trường khác?.
    Nghiên cứu của Grant và cộng sự được đăng tải trên Nature. Tuy nhiên, trước những phản ứng của giới chuyên gia, tạp chí khoa học này chưa đưa ra lời bình luận nào.
    (theo NewSci)

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tranh cãi quanh phát hiện ??ođoạn ADN cổ nhất???

    Dấu vết ADN trong các tinh thể muối.
    Dấu vết ADN của vi khuẩn niên đại 425 triệu năm, vừa được tìm thấy trong tinh thể muối đá, ??olà đoạn ADN cổ nhất từng được mô tả???, nhóm khoa học Anh khẳng định. Tuy nhiên, lý giải của họ chưa thuyết phục được các chuyên gia khác cũng nghiên cứu ADN cổ đại.
    Bill Grant, Đại học Leicester (Anh), và cộng sự đã nghiên cứu những tinh thể muối đá lấy từ các đáy biển cổ ở Hà Lan, Mỹ và Thái Lan. Để tránh lấy phải tinh thể ??oô nhiễm???, tức là bị lẫn các vi sinh vật hiện đại, nhóm khoa học đã khoan sâu vào những mẫu đá bằng các tia laser đặc biệt, nhằm có được mẫu đá cổ ??onguyên chất???. Khi phân tích trình tự ADN của vi khuẩn tìm thấy trong mẫu, nhóm khoa học kinh ngạc trước niên đại của chúng: từ 11 đến 425 triệu năm.
    ??oTrong số các vi sinh vật này, có halobacteria chuyên sống ở các hồ muối, cũng như các loài vi khuẩn khác có trình tự ADN không giống như của các vi khuẩn mà chúng ta đã biết???, Grant nói.
    Tranh cãi nảy sinh
    Ngay sau khi báo cáo này được công bố, Eske Willerslev tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã đưa ra nhận định phản đối: ??oCó rất nhiều lý do tại sao tôi không thỏa mãn với báo này. Một trong số đó là trong những điều kiện lý tưởng, về lý thuyết, thì ADN cũng chỉ có thể tồn tại tối đa 1 triệu năm???.
    Ông cũng cho rằng một số loài vi khuẩn mà nhóm của Grant phân định chỉ là do nhiễm từ các phòng thí nghiệm mà thôi. ??oNgay cả trong các hóa thạch được bảo quản tốt nhất tới 100.000 năm, chúng tôi cũng chỉ xác nhận được từ 100 đến 150 cặp bazơ-nitơ, do chúng bị phân hủy. Trong khi nhóm của Grant lại tìm được đến 1.500 cặp bazơ-nitơ, một con số lớn đến khó tin???, Willerslev nhận xét.
    Bảo vệ quan điểm của mình, Grant cho biết: ??oTất cả các nghiên cứu lý thuyết trước nay đều được thực hiện trên những dung dịch nhạt, nhưng môi trường mà chúng tôi tìm thấy các vi khuẩn lại khác: Nó cực mặn và có nồng độ kali carbonat cao. Vì thế, không thể có cái gọi là giới hạn lý thuyết này. Chính muối đã bảo quản ADN tốt hơn nhiều so với các môi trường khác???.
    Nghiên cứu của Grant và cộng sự được đăng tải trên Nature. Tuy nhiên, trước những phản ứng của giới chuyên gia, tạp chí khoa học này chưa đưa ra lời bình luận nào.
    (theo NewSci)

    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Đã từng có đàn ông chuyển giới trong xã hội Anh cổ đại?
    Các nhà khảo cổ học mới xác nhận bộ xương một người đàn ông trẻ trong trang phục nữ giới thế kỷ IV ở Anh. Có lẽ anh ta đã tự thiến để tỏ lòng tôn kính với thánh nữ Cybele - nữ thần Đất Mẹ trong quan niệm tôn giáo của một bộ phận dân chúng thời đó.
    Bộ xương được khai quật năm 1981 ở Catterick, miền bắc nước Anh. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đã cần hơn 20 năm để xác nhận đó là một người đàn ông.
    Kết quả khai quật cho thấy, người đàn ông này sống ở thời hậu La Mã, thế kỷ 4 sau Công nguyên. Anh ta đeo một chuỗi hạt cổ, vòng tay và một vòng chân bằng bạc của phụ nữ.
    Tiến sĩ Pete Wilson, một nhà địa chất học thuộc Giáo hội Anh, cho hay, "đây là người đàn ông duy nhất trong trang phục diêm dúa như vậy mà chúng tôi tìm được ở các nghĩa địa thời La Mã ở Anh?.
    Theo Wilson, người đàn ông này có thể là một tín đồ của nữ thánh Cybele. Những mục sư của tôn giáo này thường tự thiến bằng một bộ kẹp tự chế để chuyển giới tính, nhằm tỏ lòng thuần phục với thánh nữ. Sau khi thiến, họ thường trang phục lộng lẫy, đội mũ và quấn tóc như nữ giới.
    Minh Hy (theo Reuters)


    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Đã từng có đàn ông chuyển giới trong xã hội Anh cổ đại?
    Các nhà khảo cổ học mới xác nhận bộ xương một người đàn ông trẻ trong trang phục nữ giới thế kỷ IV ở Anh. Có lẽ anh ta đã tự thiến để tỏ lòng tôn kính với thánh nữ Cybele - nữ thần Đất Mẹ trong quan niệm tôn giáo của một bộ phận dân chúng thời đó.
    Bộ xương được khai quật năm 1981 ở Catterick, miền bắc nước Anh. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đã cần hơn 20 năm để xác nhận đó là một người đàn ông.
    Kết quả khai quật cho thấy, người đàn ông này sống ở thời hậu La Mã, thế kỷ 4 sau Công nguyên. Anh ta đeo một chuỗi hạt cổ, vòng tay và một vòng chân bằng bạc của phụ nữ.
    Tiến sĩ Pete Wilson, một nhà địa chất học thuộc Giáo hội Anh, cho hay, "đây là người đàn ông duy nhất trong trang phục diêm dúa như vậy mà chúng tôi tìm được ở các nghĩa địa thời La Mã ở Anh???.
    Theo Wilson, người đàn ông này có thể là một tín đồ của nữ thánh Cybele. Những mục sư của tôn giáo này thường tự thiến bằng một bộ kẹp tự chế để chuyển giới tính, nhằm tỏ lòng thuần phục với thánh nữ. Sau khi thiến, họ thường trang phục lộng lẫy, đội mũ và quấn tóc như nữ giới.
    Minh Hy (theo Reuters)


    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Gấu trúc nhân bản sẽ ra đời trong 1-2 năm tới

    Các nhà nghiên cứu của Học viện khoa học Trung Quốc chỉ còn cách một quãng ngắn nữa là tới đích nhân bản thành công gấu trúc. Họ đã đưa được phôi nhân bản vào tử cung của một con mèo, và nếu không có gì đột biến, chú gấu trúc con sẽ ra đời trong 1-2 năm tới.
    Trong bài phát biểu về ?onhân bản và đạo đức? tại Bắc Kinh tuần trước, nhà nghiên cứu Chen Dayuan đã giải thích kỹ lưỡng về chương trình nhân bản này. Đầu tiên, người ta tạo ra phôi từ một tế bào xôma (không phải là tế bào sinh dục) của một con gấu trúc cái trưởng thành mới chết, sau đó kết hợp nó với một tế bào trứng thỏ và một tế bào trứng mèo. Phân tích cho thấy gene di truyền của phôi hoàn toàn là của gấu trúc.
    "Chúng tôi đã cấy thành công phôi gấu trúc vào tử cung của một con mèo", Chen nói. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng ông chưa rõ điều gì sẽ xảy ra trong quá trình phôi tăng trưởng. "Chúng tôi không có ý định thay thế quần thể gấu trúc tự nhiên bằng những con nhân bản, mà chỉ hy vọng công nghệ mới sẽ giúp cứu vớt loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng này", Chen cho biết thêm.
    Hiện có chưa đầy 1.000 con gấu trúc đang sống trong tự nhiên, hầu hết ở hai tỉnh miền núi phía tây Trung Quốc là Tứ Xuyên và Sơn Tây. Từ đầu những năm 1960, các nhà khoa học nước này đã nỗ lực tăng dân số của quần thể gấu trúc thông qua việc thụ tinh nhân tạo. Nhưng chỉ riêng kỹ thuật này thôi vẫn chưa đủ để ngăn chặn quá trình suy giảm số lượng của chúng.
    (theo Tân Hoa Xã)

    BachHop

Chia sẻ trang này