1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Gấu trúc nhân bản sẽ ra đời trong 1-2 năm tới

    Các nhà nghiên cứu của Học viện khoa học Trung Quốc chỉ còn cách một quãng ngắn nữa là tới đích nhân bản thành công gấu trúc. Họ đã đưa được phôi nhân bản vào tử cung của một con mèo, và nếu không có gì đột biến, chú gấu trúc con sẽ ra đời trong 1-2 năm tới.
    Trong bài phát biểu về ??onhân bản và đạo đức??? tại Bắc Kinh tuần trước, nhà nghiên cứu Chen Dayuan đã giải thích kỹ lưỡng về chương trình nhân bản này. Đầu tiên, người ta tạo ra phôi từ một tế bào xôma (không phải là tế bào sinh dục) của một con gấu trúc cái trưởng thành mới chết, sau đó kết hợp nó với một tế bào trứng thỏ và một tế bào trứng mèo. Phân tích cho thấy gene di truyền của phôi hoàn toàn là của gấu trúc.
    "Chúng tôi đã cấy thành công phôi gấu trúc vào tử cung của một con mèo", Chen nói. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng ông chưa rõ điều gì sẽ xảy ra trong quá trình phôi tăng trưởng. "Chúng tôi không có ý định thay thế quần thể gấu trúc tự nhiên bằng những con nhân bản, mà chỉ hy vọng công nghệ mới sẽ giúp cứu vớt loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng này", Chen cho biết thêm.
    Hiện có chưa đầy 1.000 con gấu trúc đang sống trong tự nhiên, hầu hết ở hai tỉnh miền núi phía tây Trung Quốc là Tứ Xuyên và Sơn Tây. Từ đầu những năm 1960, các nhà khoa học nước này đã nỗ lực tăng dân số của quần thể gấu trúc thông qua việc thụ tinh nhân tạo. Nhưng chỉ riêng kỹ thuật này thôi vẫn chưa đủ để ngăn chặn quá trình suy giảm số lượng của chúng.
    (theo Tân Hoa Xã)

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Thuốc mới chặn đứng bệnh tiểu đường sau 2 tuần

    Tiểu đảo của tuyến tụy là nơi sản xuất insulin.
    Lần đầu tiên các nhà khoa học Mỹ đã thử nghiệm thành công việc dùng thuốc ức chế miễn dịch ngắn hạn để ngăn cản sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 1. Cho tới nay, người ta vẫn chưa có cách gì để đạt được mục tiêu này. Liệu trình kéo dài 2 tuần giúp giảm liều insulin phải tiêm ở 75% bệnh nhân.
    Trong bệnh tiểu đường type 1, hệ miễn dịch không hiểu vì lý do gì lại tự tiêu diệt những tế bào beta có nhiệm vụ sản xuất insulin của tuyến tụy. Người bệnh cần tiêm insulin hằng ngày và nhu cầu này gia tăng cùng với thời gian. Thuốc được sử dụng là một kháng thể chống lại các tế bào miễn dịch tiêu diệt, giúp bảo vệ các tế bào beta và duy trì việc sản xuất insulin.
    Từ trước tới nay, những cố gắng sử dụng thuốc ức chế miễn dịch dài hạn để làm chậm lại sự phát triển của tiểu đường type 1 đều không thành công. Nguyên nhân là do bệnh nhân thường bị thêm các bệnh nặng khác như ung thư.
    Bác sĩ Kevan Herold, Trung tâm Y tế Tôn giáo Columbia (Mỹ), và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 12 người ở lứa tuổi 7-27, mới được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường type 1 trong vòng 6 tuần trước khi dùng thuốc. Họ được tiêm thuốc chống miễn dịch hằng ngày trong vòng 2 tuần. Một năm sau, ở 9 người trong số họ, lượng insulin được sản xuất vẫn không thay đổi, một số người còn sản xuất được nhiều insulin hơn. Điều này cho phép họ giảm liều insulin. Hơn nữa, nồng độ đường máu cũng cải thiện đáng kể. Thuốc tỏ ra an toàn, với hiệu quả phụ rất nhẹ và ngắn. Một số trong nhóm này đã được dùng thuốc cách đây 2 năm và việc sản xuất insulin của họ đến nay vẫn ổn định.
    Trong khi đó, ở 10 trong số 12 người ở nhóm đối chứng (không được dùng thuốc), quá trình sản xuất insulin tự nhiên giảm một cách khủng khiếp. Họ phải dùng insulin liều cao hơn so với những người ở nhóm được điều trị.
    Theo bác sĩ Herold, thuốc mới đem lại tác dụng tốt như vậy vì nó chỉ nhằm tới các tế bào bị bệnh, và không phải là tác nhân ức chế miễn dịch phổ rộng.
    Theo các nhà khoa học, về lâu dài, cách tốt nhất để đối phó với bệnh tiểu đường type 1 là phục hồi đầy đủ việc sản xuất insulin bằng cách ghép tế bào tuyến tụy hoặc ngăn ngừa bệnh khởi phát. Điều này có thể đạt được thông qua sử dụng chương trình sàng lọc và điều trị ức chế miễn dịch trước khi có biểu hiện lâm sàng đầu tiên. Điều đó rất quan trọng vì những bệnh nhân còn sản xuất được chút ít insulin sẽ dễ kiểm soát bệnh hơn những người hoàn toàn mất khả năng.
    Nhóm nghiên cứu dự đình tiến hành thử nghiệm mới trên hơn 80 người bị tiểu đường type 1 với 3 đợt tiêm mỗi đợt 2 tuần. Họ hy vọng sẽ làm tăng tỷ lệ người đáp ứng tốt với điều trị.
    Tiến sĩ Jeffrey Bluestone, Giám đốc Trung tâm Tiểu đường San Francisco Đại học California, nhận xét: "Điều quan trọng nhất trong nghiên cứu này là có thể can thiệp vào bệnh tiểu đường type 1 sau khi bệnh khởi phát và vẫn đạt được hiệu quả. Nó mở đường cho một loạt cách tiếp cận mới, không riêng gì thuốc". Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y học Anh Mới ra hôm nay.
    (theo WebMD, NewScientist)

    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Thuốc mới chặn đứng bệnh tiểu đường sau 2 tuần

    Tiểu đảo của tuyến tụy là nơi sản xuất insulin.
    Lần đầu tiên các nhà khoa học Mỹ đã thử nghiệm thành công việc dùng thuốc ức chế miễn dịch ngắn hạn để ngăn cản sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 1. Cho tới nay, người ta vẫn chưa có cách gì để đạt được mục tiêu này. Liệu trình kéo dài 2 tuần giúp giảm liều insulin phải tiêm ở 75% bệnh nhân.
    Trong bệnh tiểu đường type 1, hệ miễn dịch không hiểu vì lý do gì lại tự tiêu diệt những tế bào beta có nhiệm vụ sản xuất insulin của tuyến tụy. Người bệnh cần tiêm insulin hằng ngày và nhu cầu này gia tăng cùng với thời gian. Thuốc được sử dụng là một kháng thể chống lại các tế bào miễn dịch tiêu diệt, giúp bảo vệ các tế bào beta và duy trì việc sản xuất insulin.
    Từ trước tới nay, những cố gắng sử dụng thuốc ức chế miễn dịch dài hạn để làm chậm lại sự phát triển của tiểu đường type 1 đều không thành công. Nguyên nhân là do bệnh nhân thường bị thêm các bệnh nặng khác như ung thư.
    Bác sĩ Kevan Herold, Trung tâm Y tế Tôn giáo Columbia (Mỹ), và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 12 người ở lứa tuổi 7-27, mới được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường type 1 trong vòng 6 tuần trước khi dùng thuốc. Họ được tiêm thuốc chống miễn dịch hằng ngày trong vòng 2 tuần. Một năm sau, ở 9 người trong số họ, lượng insulin được sản xuất vẫn không thay đổi, một số người còn sản xuất được nhiều insulin hơn. Điều này cho phép họ giảm liều insulin. Hơn nữa, nồng độ đường máu cũng cải thiện đáng kể. Thuốc tỏ ra an toàn, với hiệu quả phụ rất nhẹ và ngắn. Một số trong nhóm này đã được dùng thuốc cách đây 2 năm và việc sản xuất insulin của họ đến nay vẫn ổn định.
    Trong khi đó, ở 10 trong số 12 người ở nhóm đối chứng (không được dùng thuốc), quá trình sản xuất insulin tự nhiên giảm một cách khủng khiếp. Họ phải dùng insulin liều cao hơn so với những người ở nhóm được điều trị.
    Theo bác sĩ Herold, thuốc mới đem lại tác dụng tốt như vậy vì nó chỉ nhằm tới các tế bào bị bệnh, và không phải là tác nhân ức chế miễn dịch phổ rộng.
    Theo các nhà khoa học, về lâu dài, cách tốt nhất để đối phó với bệnh tiểu đường type 1 là phục hồi đầy đủ việc sản xuất insulin bằng cách ghép tế bào tuyến tụy hoặc ngăn ngừa bệnh khởi phát. Điều này có thể đạt được thông qua sử dụng chương trình sàng lọc và điều trị ức chế miễn dịch trước khi có biểu hiện lâm sàng đầu tiên. Điều đó rất quan trọng vì những bệnh nhân còn sản xuất được chút ít insulin sẽ dễ kiểm soát bệnh hơn những người hoàn toàn mất khả năng.
    Nhóm nghiên cứu dự đình tiến hành thử nghiệm mới trên hơn 80 người bị tiểu đường type 1 với 3 đợt tiêm mỗi đợt 2 tuần. Họ hy vọng sẽ làm tăng tỷ lệ người đáp ứng tốt với điều trị.
    Tiến sĩ Jeffrey Bluestone, Giám đốc Trung tâm Tiểu đường San Francisco Đại học California, nhận xét: "Điều quan trọng nhất trong nghiên cứu này là có thể can thiệp vào bệnh tiểu đường type 1 sau khi bệnh khởi phát và vẫn đạt được hiệu quả. Nó mở đường cho một loạt cách tiếp cận mới, không riêng gì thuốc". Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y học Anh Mới ra hôm nay.
    (theo WebMD, NewScientist)

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Thời tiết ấm lên làm hoa nở sớm hơn 15 ngày

    Kết luận này vừa được các nhà khoa học Anh đưa ra sau khi so sánh mùa nở hoa của 385 loài thực vật trong thập niên 90 với 4 thập niên trước đó. Nghiên cứu cho biết, trong mùa xuân, thực vật phát dục sớm hơn từ 4 ngày rưỡi đến 2 tuần, và xu hướng này vẫn tiếp tục khi nhiệt độ tăng lên.
    Tác giả Alastair Fitter cho biết, nhiệt độ trong tháng 1, 2 và 3 (thời kỳ ra hoa chính của thực vật) đã tăng lên 1,8 độ C tại khu vực nghiên cứu so với những năm 1960. Cũng theo nhận xét của ông, một số dự báo về hiện tượng trái đất ấm lên còn đưa ra con số 4-5 độ C, điều đó có nghĩa là những ảnh hưởng lên thực vật mới chỉ là hiện tượng mở màn của một bước chuyển lớn.
    Cùng ngày hôm qua, trên tạp chí Science còn xuất hiện hai nghiên cứu khác về tình trạng khí hậu nóng lên. Theo đó, hệ động vật trên thế giới đã bị thay đổi nhịp sinh học do phải thích ứng với những biến động của môi trường.
    Trong một nghiên cứu dựa trên những dữ liệu thu thập từ năm 1946, các nhà khoa học Anh và Pháp nhận thấy hệ sinh vật phù du ở bắc Đại Tây Dương đã bị ảnh hưởng nhiều do nhiệt độ nước biển thay đổi. Còn tại phân tích thứ ba của một nhóm hỗn hợp Đức, Mỹ, Pháp và Thụy Điển, các nhà khoa học nhận thấy chu trình phát triển của các khu rừng Bắc bán cầu bị kéo dài ra trong 20 năm gần đây.
    (Theo Tuổi Trẻ, AP

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Thời tiết ấm lên làm hoa nở sớm hơn 15 ngày

    Kết luận này vừa được các nhà khoa học Anh đưa ra sau khi so sánh mùa nở hoa của 385 loài thực vật trong thập niên 90 với 4 thập niên trước đó. Nghiên cứu cho biết, trong mùa xuân, thực vật phát dục sớm hơn từ 4 ngày rưỡi đến 2 tuần, và xu hướng này vẫn tiếp tục khi nhiệt độ tăng lên.
    Tác giả Alastair Fitter cho biết, nhiệt độ trong tháng 1, 2 và 3 (thời kỳ ra hoa chính của thực vật) đã tăng lên 1,8 độ C tại khu vực nghiên cứu so với những năm 1960. Cũng theo nhận xét của ông, một số dự báo về hiện tượng trái đất ấm lên còn đưa ra con số 4-5 độ C, điều đó có nghĩa là những ảnh hưởng lên thực vật mới chỉ là hiện tượng mở màn của một bước chuyển lớn.
    Cùng ngày hôm qua, trên tạp chí Science còn xuất hiện hai nghiên cứu khác về tình trạng khí hậu nóng lên. Theo đó, hệ động vật trên thế giới đã bị thay đổi nhịp sinh học do phải thích ứng với những biến động của môi trường.
    Trong một nghiên cứu dựa trên những dữ liệu thu thập từ năm 1946, các nhà khoa học Anh và Pháp nhận thấy hệ sinh vật phù du ở bắc Đại Tây Dương đã bị ảnh hưởng nhiều do nhiệt độ nước biển thay đổi. Còn tại phân tích thứ ba của một nhóm hỗn hợp Đức, Mỹ, Pháp và Thụy Điển, các nhà khoa học nhận thấy chu trình phát triển của các khu rừng Bắc bán cầu bị kéo dài ra trong 20 năm gần đây.
    (Theo Tuổi Trẻ, AP

    BachHop
  6. Chic

    Chic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/01/2002
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Tự ướp xác bằng tham thiền
    Sau 29 năm không hề được bảo quản, thi thể nhà sư Thái Lan Samatha Kittikhun vẫn khô ráo và còn nguyên nội tạng như tim, phổi, ruột gan. Ông đã tự ướp mình bằng một kỹ thuật không giống ai: tham thiền.
    Người Ai Cập cổ phải chuẩn bị rất kỹ xác chết trước khi ướp, còn người Peru thì bảo quản xác ướp tự nhiên bằng cách chôn vùi trong cát khô. Nhưng đây là lần đầu tiên người ta tìm thấy kỹ thuật ướp xác kỳ lạ này.
    Tên đầy đủ của nhà sư là Phra Khru Samatha Kittikhun, nguyên trụ trì chùa Khunaram. Ông sinh ra tại Koh Samui, tỉnh Surat Thani năm 1894, vào chùa tu năm 20 tuổi. Sáu tháng sau, ông trở lại đời, cưới vợ, có 6 đứa con. Sau khi gây dựng tài chính ổn định cho gia đình, Samatha Kittikhun quay trở lại cửa Phật tiếp tục tu từ năm 1944. Lúc đó, ông đã 50 tuổi. Ông học tham thiền với nhiều thầy nổi danh, tại những nơi vắng vẻ, xa xôi trong rừng. Ông có biệt tài ngồi thiền một lúc 15 ngày, không ăn, không uống. Ngày 6/5/1973, Samatha Kittikhun qua đời trong lúc tham thiền. Theo những người thân kể lại, dường như ông biết trước ngày ?ora đi? và có căn dặn phải xử lý như thế nào xác của ông. Ông nói: ?oNếu xác thầy thối rữa hãy đem chôn cho gấp. Còn nếu không hôi không rã thì cho vào quan tài bình thường để các thế hệ mai sau noi gương tìm đến Phật giáo và biết cách tự giải thoát khỏi mọi sự đau khổ?.
    29 năm sau, tháng 8 năm ngoái, xác thầy Samatha Kittikhun trở thành đối tượng nghiên cứu của Jerry Conlogue và Ron Beckett, hai giáo sư Đại học Quinnipiac ở Hamden, bang Connecticut (Mỹ). Hai chuyên gia hoàn toàn bất ngờ khi tiếp xúc với xác ướp này. Đó là một người chết khô ngồi trong tư thế nhập định, mang kính râm, đặt trong ***g kính. Beckett nhận xét: ?oXác hoàn toàn khô ráo và không có dấu hiệu gì cho thấy có dùng kỹ thuật bảo quản xác lâu dài. Điều kỳ lạ thứ hai là không hiểu tại sao trong thời tiết nóng và ẩm ướt như ở Koh Samui, xác ướp không bị ảnh hưởng gì cả?.
    Được phép của các chức sắc cao cấp trong chùa Khunaram, Conlogue và Beckett tiếp cận xác ướp thầy Samatha Kittikhun dưới mọi khía cạnh. Thoạt đầu, họ định chụp X-quang qua ***g kính. Nhưng các nhà sư, với lòng mong mỏi tìm hiểu những bí ẩn chung quanh xác ướp của thầy, đã cho phép hai chuyên gia Mỹ gỡ tấm kính, tiếp xúc trực tiếp với xác ướp. Đây là lần đầu tiên trong 29 năm qua, người ta phơi trần xác ướp thầy trong không khí.
    Hai nhà khoa học cẩn thận không lấy đi bất cứ mô nào hay lay động xác ướp. Qua phim chụp X-quang, họ kinh ngạc khi thấy các cơ quan nội tạng bao gồm tim, phổi, ruột, gan đều còn nguyên vẹn. Ruột là bộ phận dễ bị vi khuẩn tấn công hủy hoại nhất không hiểu sao vẫn không bị suy suyễn gì. ?oThông thường sau khi chết, các cơ quan nội tạng teo đi, nhưng trong trường hợp này lại không có hiện tượng đó?, Conlogue nói.
    Do không thể mổ xác hay lấy các mẫu mô, Conlogue và Beckett chỉ có thể đưa ra giả thiết rằng xác ướp còn nguyên vẹn là do đã hoàn toàn mất nước. Hiện tượng này diễn ra trong quá trình thầy Samatha Kittikhun tham thiền. Hơn nữa, như người ta kể, thầy không ăn uống gì suốt 15 ngày. Có thể nước trong cơ thể đã bị bốc hơi hoàn toàn. Tuy nhiên, quá trình này diễn biến như thế nào cũng còn là một bí ẩn.
    Trở về Mỹ, hai nhà nghiên cứu đem bí ẩn nói trên bàn luận với các đồng nghiệp. Một nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết sư Samatha Kittikhun có thể đã uống nước muối để thúc đẩy nhanh quá trình mất nước trong cơ thể ông, đồng thời giết chết các vi khuẩn.
    (Theo Người Lao Động
  7. Chic

    Chic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/01/2002
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Tự ướp xác bằng tham thiền
    Sau 29 năm không hề được bảo quản, thi thể nhà sư Thái Lan Samatha Kittikhun vẫn khô ráo và còn nguyên nội tạng như tim, phổi, ruột gan. Ông đã tự ướp mình bằng một kỹ thuật không giống ai: tham thiền.
    Người Ai Cập cổ phải chuẩn bị rất kỹ xác chết trước khi ướp, còn người Peru thì bảo quản xác ướp tự nhiên bằng cách chôn vùi trong cát khô. Nhưng đây là lần đầu tiên người ta tìm thấy kỹ thuật ướp xác kỳ lạ này.
    Tên đầy đủ của nhà sư là Phra Khru Samatha Kittikhun, nguyên trụ trì chùa Khunaram. Ông sinh ra tại Koh Samui, tỉnh Surat Thani năm 1894, vào chùa tu năm 20 tuổi. Sáu tháng sau, ông trở lại đời, cưới vợ, có 6 đứa con. Sau khi gây dựng tài chính ổn định cho gia đình, Samatha Kittikhun quay trở lại cửa Phật tiếp tục tu từ năm 1944. Lúc đó, ông đã 50 tuổi. Ông học tham thiền với nhiều thầy nổi danh, tại những nơi vắng vẻ, xa xôi trong rừng. Ông có biệt tài ngồi thiền một lúc 15 ngày, không ăn, không uống. Ngày 6/5/1973, Samatha Kittikhun qua đời trong lúc tham thiền. Theo những người thân kể lại, dường như ông biết trước ngày ??ora đi??? và có căn dặn phải xử lý như thế nào xác của ông. Ông nói: ??oNếu xác thầy thối rữa hãy đem chôn cho gấp. Còn nếu không hôi không rã thì cho vào quan tài bình thường để các thế hệ mai sau noi gương tìm đến Phật giáo và biết cách tự giải thoát khỏi mọi sự đau khổ???.
    29 năm sau, tháng 8 năm ngoái, xác thầy Samatha Kittikhun trở thành đối tượng nghiên cứu của Jerry Conlogue và Ron Beckett, hai giáo sư Đại học Quinnipiac ở Hamden, bang Connecticut (Mỹ). Hai chuyên gia hoàn toàn bất ngờ khi tiếp xúc với xác ướp này. Đó là một người chết khô ngồi trong tư thế nhập định, mang kính râm, đặt trong ***g kính. Beckett nhận xét: ??oXác hoàn toàn khô ráo và không có dấu hiệu gì cho thấy có dùng kỹ thuật bảo quản xác lâu dài. Điều kỳ lạ thứ hai là không hiểu tại sao trong thời tiết nóng và ẩm ướt như ở Koh Samui, xác ướp không bị ảnh hưởng gì cả???.
    Được phép của các chức sắc cao cấp trong chùa Khunaram, Conlogue và Beckett tiếp cận xác ướp thầy Samatha Kittikhun dưới mọi khía cạnh. Thoạt đầu, họ định chụp X-quang qua ***g kính. Nhưng các nhà sư, với lòng mong mỏi tìm hiểu những bí ẩn chung quanh xác ướp của thầy, đã cho phép hai chuyên gia Mỹ gỡ tấm kính, tiếp xúc trực tiếp với xác ướp. Đây là lần đầu tiên trong 29 năm qua, người ta phơi trần xác ướp thầy trong không khí.
    Hai nhà khoa học cẩn thận không lấy đi bất cứ mô nào hay lay động xác ướp. Qua phim chụp X-quang, họ kinh ngạc khi thấy các cơ quan nội tạng bao gồm tim, phổi, ruột, gan đều còn nguyên vẹn. Ruột là bộ phận dễ bị vi khuẩn tấn công hủy hoại nhất không hiểu sao vẫn không bị suy suyễn gì. ??oThông thường sau khi chết, các cơ quan nội tạng teo đi, nhưng trong trường hợp này lại không có hiện tượng đó???, Conlogue nói.
    Do không thể mổ xác hay lấy các mẫu mô, Conlogue và Beckett chỉ có thể đưa ra giả thiết rằng xác ướp còn nguyên vẹn là do đã hoàn toàn mất nước. Hiện tượng này diễn ra trong quá trình thầy Samatha Kittikhun tham thiền. Hơn nữa, như người ta kể, thầy không ăn uống gì suốt 15 ngày. Có thể nước trong cơ thể đã bị bốc hơi hoàn toàn. Tuy nhiên, quá trình này diễn biến như thế nào cũng còn là một bí ẩn.
    Trở về Mỹ, hai nhà nghiên cứu đem bí ẩn nói trên bàn luận với các đồng nghiệp. Một nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết sư Samatha Kittikhun có thể đã uống nước muối để thúc đẩy nhanh quá trình mất nước trong cơ thể ông, đồng thời giết chết các vi khuẩn.
    (Theo Người Lao Động
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Khoai tây chuyển gene - tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

    Đôi khi, các nhà khoa học đã không lường hết những hiệu ứng phụ của quá trình chuyển gene thực vật. Ví dụ mới nhất là những cây khoai tây biến đổi gene để đối phó với sâu hút nhựa lại trở thành "đặc sản" cho các loài côn trùng gây hại khác.
    Lâu nay, các loại cây như ngô và bông đã được biến đổi gene để chống chịu với sâu ăn lá, bằng cách bổ sung một gene tạo ra chất độc Bt. Nhưng Bt không xua đuổi được côn trùng hút nhựa (chẳng hạn rệp vừng), vì thế, các chuyên gia xoay sang tìm kiếm những "vũ khí" tự nhiên khác, chẳng hạn protein lectin được tìm thấy trong nhiều loài côn trùng và thực vật.
    Nay, nhóm nghiên cứu của Nick Birch tại Viện nghiên cứu sản lượng Scotlend đã phát hiện thấy những cây khoai tây được ghép gene lectin thì có hàm lượng chất đắng glycoalkaloids (chất khiến nó trở nên khó nuốt với nhiều loài thú và côn trùng) giảm đi 44%. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, việc mất đi một phần glycoalkaloids sẽ khiến thực vật dễ bị tổn thương hơn trước hàng loạt các loài sâu hại khác, như bọ nhảy lá hay rệp vừng.
    Angelika Hilbeck, một nhà sinh thái học tại Viện công nghệ liên bang Thụy sĩ ở Zurich nhận xét: ?oKết quả này thật đáng ngạc nhiên. Nó chỉ ra rằng, chúng ta cần hiểu biết thật rõ về những hiệu ứng phụ không mong muốn lên các sản phẩm chuyển gene trước khi đưa ra áp dụng đại trà?
    B.H. (theo NewSci)

    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Khoai tây chuyển gene - tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

    Đôi khi, các nhà khoa học đã không lường hết những hiệu ứng phụ của quá trình chuyển gene thực vật. Ví dụ mới nhất là những cây khoai tây biến đổi gene để đối phó với sâu hút nhựa lại trở thành "đặc sản" cho các loài côn trùng gây hại khác.
    Lâu nay, các loại cây như ngô và bông đã được biến đổi gene để chống chịu với sâu ăn lá, bằng cách bổ sung một gene tạo ra chất độc Bt. Nhưng Bt không xua đuổi được côn trùng hút nhựa (chẳng hạn rệp vừng), vì thế, các chuyên gia xoay sang tìm kiếm những "vũ khí" tự nhiên khác, chẳng hạn protein lectin được tìm thấy trong nhiều loài côn trùng và thực vật.
    Nay, nhóm nghiên cứu của Nick Birch tại Viện nghiên cứu sản lượng Scotlend đã phát hiện thấy những cây khoai tây được ghép gene lectin thì có hàm lượng chất đắng glycoalkaloids (chất khiến nó trở nên khó nuốt với nhiều loài thú và côn trùng) giảm đi 44%. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, việc mất đi một phần glycoalkaloids sẽ khiến thực vật dễ bị tổn thương hơn trước hàng loạt các loài sâu hại khác, như bọ nhảy lá hay rệp vừng.
    Angelika Hilbeck, một nhà sinh thái học tại Viện công nghệ liên bang Thụy sĩ ở Zurich nhận xét: ??oKết quả này thật đáng ngạc nhiên. Nó chỉ ra rằng, chúng ta cần hiểu biết thật rõ về những hiệu ứng phụ không mong muốn lên các sản phẩm chuyển gene trước khi đưa ra áp dụng đại trà???
    B.H. (theo NewSci)

    BachHop
  10. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Tiểu bang California -- Cơ Quan Y Tế và Xã Hội Bộ Y Tế
    và Lệnh Kiểm Soát Chem Chép (Hồng Tiên)
    California - Biện pháp kiểm soát có thời hạn đang được thiết lập trên tất cả các loại chem chép thâu lượm được tại bờ biển của tiểu bang California từ những người thâu hoạch tài tử. Vùng được kiểm soát kéo dài từ biên giới tiểu bang Oregon ngược về hướng nam cho đến biên giới của quốc gia Mễ Tây Cơ, bao gồm tất cả các vịnh, bờ biển và hải cảng.
    Đây là biện pháp kiểm soát nhằm bảo vệ và duy trì sức khỏe cho công chúng dựa vào sự bó buộc ở Chương 100170 trong bộ luật tiểu bang California về vấn đề Y Tế và Sự An Toàn. Sở dĩ có biện pháp kiểm soát kéo dài trong khoảng một thời gian, vì nơi những con chem chép có thể tự nhiên tiết ra những độc tố gây hại cho người.
    ĐỪNG ĂN NHỮNG CON CHEM CHÉP ĐƯỢC THÂU HOẠCH MỘT CÁCH BẤT HỢP PHÁP LÚC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT ĐANG CÒN HIỆU LỰC
    Luật của tiểu bang cấm bán hay gạ bán cho người tiêu thụ bất cứ loại sò hến nào (loại có hai vỏ để khép mở) (two-shelled), ngoại trừ những loại sò hến được thâu hoạch với tính cách thương mãi đã được kiểm soát bởi Giới Chức của Tiểu Bang hay được bán ra bởi các vựa. Sò hến được bán ra bởi những nhà thâu hoạch có giấy phép hay bởi các vựa chứa vốn là những nơi thường bị cưỡng bách để thử nghiệm và không bị trói buộc đối với lệnh kiểm soát này.
    Chem chép có thể được bán để dùng làm mồi câu nếu được chưng bày và bán trong hộp có dán nhãn hiệu với hàng chữ có chiều cao bằng một nửa inch và được in đậm nét như hàng chữ bên dưới đây:
    MUSSELS FOR BAIT ONLY (Chem chép dành làm mồi câu)
    UNFIT FOR HUMAN FOOD (Không thích hợp cho con người)
    Những người bắt nghêu hay con điệp để ăn được cảnh giác là phải tách rời và vứt bỏ những phần thuộc về bộ tiêu hóa hay ruột và bất cứ những phần nào có màu đen. Khi dùng những con nghêu hay con điệp để nấu ăn, chỉ được dùng phần thịt màu trắng mà thôi. Thêm vào đó, không nên bắt sò hến để dùng làm thực phẩm tại bất cứ những nơi có cống rãnh hay vùng để thải đồ ô uế hoặc bị ô nhiễm vì chất hóa học.
    Tất cả nhân viên của cơ quan y tế và những người đại diện hợp pháp của cơ quan này đều được chỉ thị thi hành lệnh kiểm soát này và việc thi hành sẽ có hiệu lực từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 31 tháng 10 năm 2002. Nhân viên của cơ quan y tế tại các quận hạt gần biển và vịnh được chỉ thị để dán những bản yết thị đối với lệnh kiểm soát, hay đưa ra những bảng thông cáo phù hợp tại những nơi dễ nhìn thấy để thông báo cho công chúng về lệnh kiểm soát này.
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​

Chia sẻ trang này