1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Bọ dùng hóa chất gây nội chiến trong tổ kiến

    Sử dụng vũ khí hoá học để lũ kiến đánh lộn lẫn nhau, bọ cánh màng đàng hoàng đẻ trứng trong tổ kiến.
    Trên bãi cỏ ở vùng núi Alpes, một con bọ cánh màng vừa bay vừa nhòm ngó một con sâu **** đang ẩn mình trong một tổ kiến. "Cân đo" xong con mồi, bọ ta mò xuống tổ kiến và tiết ra một thứ chất kỳ lạ khiến lũ kiến ??ocáu tiết???. Nhưng thay vì tấn công kẻ lạ mặt, chúng lại choảng lẫn nhau...
    Lợi dụng lúc hỗn loạn này, bọ cánh màng nhanh chóng đẻ trứng lên người con sâu ****. Trứng bọ khi nở ra sẽ ăn thịt con sâu còn sống và phát triển thành nhộng. Khi trưởng thành, nó cũng sử dụng chiến thuật ??okhiêu khích??? tương tự như mẹ để trốn thoát khỏi tổ kiến.
    Nhà côn trùng học Jeremy Thomas và cộng sự (Anh) đã phân tích thành phần hóa học của thứ nước nhầy lợi hại mà bọ cánh màng tiết ra để nghi binh. Trong sáu chất mà họ tìm thấy, có đến 4 chất giống như những chất mà kiến sử dụng để báo động khi trong tổ có chuyện. Nhưng nếu "chuông" của kiến chỉ kéo dài trong vài giây, thì thứ chất tiết này làm khuấy động cả tháng sau khi con bọ đã đi khỏi.
    Các nhà nghiên cứu cho biết, một thành phần trong nước nhầy đã thu hút lũ kiến tới gần bọ cánh màng. Nhưng khi chạm vào con bọ, kiến hít phải một chất khác rất khó ngửi khiến chúng dạt ra xa, và nổi điên lên. Tránh xa "con vật kỳ lạ kia", kiến quay sang nện những con khác gần chúng nhất. Những con kiến bị kích động lại tiếp tục giải phóng các chất báo động, khiến cho cuộc nổi loạn trở nên kinh hoàng và bạo lực hơn. Trong các thí nghiệm, hỗn chiến trong tổ kiến thường kéo dài trong vài giờ tới vài ngày.
    Nhiều loài kiến là kẻ phá hoại đối với nông nghiệp và vật nuôi. Cho tới nay, người ta mới chỉ khống chế số lượng của chúng bằng các chất độc và các chất dính. Phát hiện trên sẽ mở ra một con đường kiểm soát thứ ba. Đó là gây "nội chiến" trong tổ khiến lũ kiến sinh sản kém hơn và trở nên dễ bị tổn thương trước những con thú ăn thịt và bệnh tật.
    (theo Nature)

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Atlas trực tuyến về đại dương

    Website cung cấp thông tin toàn diện và cập nhật về tình trạng các đại dương.
    Nhân Ngày Môi trường Thế giới (5/6), Liên Hiệp Quốc và các viện khoa học hàng đầu thế giới đã khai trương bản đồ về đại dương trên mạng tại địa chỉ www.oceanatlas.org.
    Atlas này gồm có 14 bản đồ và hơn 2.000 tài liệu với 900 chủ đề về môi trường, từ dự báo thay đổi thời tiết, khai thác cá bừa bãi, nạn cướp biển cho đến vấn đề về tảo độc, phá hủy môi sinh bờ biển...
    Jacques Diouf, Tổng giám đốc tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc, cho biết: ?oTrang web này sẽ góp phần quan trọng trong việc hướng thế giới có ý thức sử dụng lâu bền đại đương vì an ninh lương thực và phát triển nhân loại?.
    Klaus Toefer, Giám đốc điều hành của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc, khẳng định: ?oCác vấn đề liên quan đến đại dương chắc chắn sẽ được đề cập trong chương trình nghị sự quốc tế, tổ chức vào cuối thế kỷ này, nếu trái đất tiếp tục nóng lên, mực nước biển dâng cao hơn 3,3 feet so với hiện nay?.
    Việc mực nước biển tiếp tục dâng cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của hơn 70 triệu dân ở vùng bờ biển Trung Quốc, 60% dân Bangladesh và Hà Lan, 15% dân và 50% các ngành công nghiệp ở Nhật Bản, 10% dân số Ai Cập và một khu vực với diện tích 6.630 m2 ở Mỹ.
    Thanh Tú (theo Ananova)

    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Atlas trực tuyến về đại dương

    Website cung cấp thông tin toàn diện và cập nhật về tình trạng các đại dương.
    Nhân Ngày Môi trường Thế giới (5/6), Liên Hiệp Quốc và các viện khoa học hàng đầu thế giới đã khai trương bản đồ về đại dương trên mạng tại địa chỉ www.oceanatlas.org.
    Atlas này gồm có 14 bản đồ và hơn 2.000 tài liệu với 900 chủ đề về môi trường, từ dự báo thay đổi thời tiết, khai thác cá bừa bãi, nạn cướp biển cho đến vấn đề về tảo độc, phá hủy môi sinh bờ biển...
    Jacques Diouf, Tổng giám đốc tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc, cho biết: ??oTrang web này sẽ góp phần quan trọng trong việc hướng thế giới có ý thức sử dụng lâu bền đại đương vì an ninh lương thực và phát triển nhân loại???.
    Klaus Toefer, Giám đốc điều hành của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc, khẳng định: ??oCác vấn đề liên quan đến đại dương chắc chắn sẽ được đề cập trong chương trình nghị sự quốc tế, tổ chức vào cuối thế kỷ này, nếu trái đất tiếp tục nóng lên, mực nước biển dâng cao hơn 3,3 feet so với hiện nay???.
    Việc mực nước biển tiếp tục dâng cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của hơn 70 triệu dân ở vùng bờ biển Trung Quốc, 60% dân Bangladesh và Hà Lan, 15% dân và 50% các ngành công nghiệp ở Nhật Bản, 10% dân số Ai Cập và một khu vực với diện tích 6.630 m2 ở Mỹ.
    Thanh Tú (theo Ananova)

    BachHop
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Cây tiêu... tiêu điều
    Mất mùa lại rớt giá, người trồng tiêu liêu xiêu
    Hạt tiêu là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hiện Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về sản xuất hạt tiêu (sau ấn Độ), nhưng lại đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu. Tuy vậy, chất lượng hạt tiêu xuất khẩu của VN chưa cao và chưa có thương hiệu, nên so với ấn Độ, Brazil... giá hạt tiêu VN chỉ bằng 72-85%.
    Ngay thị trường Mỹ, nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới tới 50.000 tấn/năm thì VN mới xếp ở vị trí thứ 4 (năm 2001) và thứ 5 trong 4 tháng đầu năm 2002. Năm 2001 nhiều vùng tiêu ở miền Đông Nam Bộ như: Lộc Ninh (Bình Phước); Phú Giáo (Bình Dương); Long Khánh, Long Thành, Thống Nhất (Đồng Nai)... tiêu bị bệnh rụng lóng, rụng trái làm nhiều gia đình điêu đứng. Khó khăn năm cũ còn đè nặng lên vai, thì vụ tiêu năm nay - từ tháng 11/2001 đến quá nửa tháng 5, nhiều vùng không có mưa. Hạn hán diễn ra gay gắt, thiếu nước trầm trọng.
    Hạn hán hoành hành
    Theo số liệu của Sở nông nghiệp Bình Phước, huyện Lộc Ninh có 3.000 ha tiêu thì gần 70% diện tích có năng suất thu hoạch không đáng kể. Tại đây, hộ trồng ít nhất 500-600 nọc tiêu, còn bình quân mỗi hộ trồng cả ngàn nọc tiêu, vì vậy giải quyết đủ nước tưới cho tiêu trong mùa khô là vô cùng nan giải. Cây tiêu đòi hỏi nhiều nước, cứ 2-3 ngày phải tưới nước 1 lần. Nhiều người hy vọng tìm nguồn nước trong lòng đất bằng cách khoan giếng. Nhưng giếng khoan sâu hàng chục mét vẫn không có nước, (mặc dù cứ 1 mét khoan chủ vườn phải trả trên dưới 150.000 đ). Có hộ đánh bài liều mua nước tưới nhưng chỉ được 1-2 lần rồi bỏ cuộc, vì không kham nổi. Một bồn nước khoảng 5.000 lít, chở đến tận vườn giá không dưới 300.000 đ, nhưng chỉ tưới được 100 nọc tiêu. Người trồng tiêu nhìn tiêu héo, lá vàng úa lòng xót xa, nhưng cũng chỉ biết "lạy trời mưa xuống"?
    Vùng tiêu huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), lâu nay được mệnh danh là "vương quốc tiêu" vì trên 70% cư dân sống nhờ tiêu, với diện tích 810 ha, hàng năm cung cấp cho thị trường từ 1.600-2.000 tấn hạt tiêu. Do nắng hạn kéo dài, các vườn tiêu chết hàng loạt, tính đến đầu tháng 5 có 510 ha bị giảm năng suất và 150 ha tiêu bị chết hoàn toàn. Riêng xã Cửa Dương có 350 ha tiêu, vụ này 80% diện tích bị thiệt hại, 20% tiêu bị chết. Dự kiến sản lượng tiêu của Phú Quốc năm 2002 giảm 20-25% so với năm ngoái.
    Khác với nhiều loại cây công nghiệp, như: cao su, cà phê, chè, bông... đầu tư trồng tiêu rất tốn kém và rất vất vả trong chăm sóc. Thông thường 1 ha tiêu trồng 2.000-2.500 nọc. Tính riêng tiền nọc đã tốn tới 250 triệu đ. Đó là chưa kể tới đất, công chăm sóc, làm cỏ, thuốc trừ sâu phân bón, phên che cùng các loại chi phí khác. Một nọc tiêu trồng 3-4 năm trở lên cho thu hoạch khoảng 3-4 kg, cá biệt có vườn đạt năng suất 8-10 kg. Do đầu tư lớn, hạn hán mất mùa hoặc tiêu hạ giá, người trồng tiêu bị thiệt hại ấp bội so với cây trồng khác.
    Liêu xiêu vì... giá
    Cũng giống như cà phê, đầu ra của cây tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới. Đầu những năm 1990 giá tiêu 30.000 đ/kg. Năm 2000 tăng lên 60.000 đ/kg. Năm đó, cả nước xuất khẩu được 35.000 tấn hạt tiêu, lần đầu tiên đạt kim ngạch 120,6 triệu USD. Năm 2001 tiêu được mùa nhưng mất giá. Giá liên tục giảm, đến tháng 12/2001 giá tiêu xuống phổ biến chỉ còn 17.000- 18.000 đ/kg. Nhiều vùng có thời điểm tiêu rớt xuống dưới giá thành: 13.000- 13.500 đ/kg. Vì vậy, năm 2001, xuất khẩu hạt tiêu đạt mức kỷ lục về số lượng 53.000 tấn, nhưng lại thấp nhất về giá. Nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 89,3 triệu USD. So với năm 2000 sản lượng tăng 29%, nhưng giá trị giảm 131 triệu USD.
    Năm 2002, vào dịp cuối tháng 4, đầu tháng 5,.. đang mùa thu hoạch rộ, giá tiêu ở Bình Dương dưới 15.000đ/kg; ở thị trấn Dương Đông (Phú Quốc) giá tiêu sọ chỉ có 20.000 đ/kg, tiêu ngang chủ vựa mua 14.000- 15.000 đ/kg. So với năm 2000, giá tiêu giảm xuống còn 1/2 và ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Giá tiêu xuống tận đáy, trong khi đó, giá công thuê lao động vẫn ở mức 20.000đ/ngày bao luôn cả ăn uống. Nhiều chủ vườn không kham nổi giá thuê lao động đành ngậm đắng, nuốt cay nhìn tiêu rụng đỏ đầy gốc không thèm hái dù còn nặng nợ ngân hàng.
    Tính ra, vì nắng hạn và tiêu rớt giá nông dân trồng tiêu ở Phú Quốc lỗ trên 40 tỷ đồng, trên 300 gia đình phải xin gia hạn nợ ngân hàng. Anh Hai Sơn, Bí thư Huyện uỷ Lộc Ninh (Bình Phước) cho biết: "Mấy năm qua, huyện trên đà tăng trưởng, nhờ vào các loại cây công nghiệp, như: cao su, cà phê, tiêu, điều... Trong đó chủ yếu là cây tiêu, cây chủ lực giúp dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Năm 2000, thu nhập bình quân đầu người của Lộc Ninh đã đạt 4,8 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 1996. Huyện có trên 3.000 ha tiêu, sản lượng đạt trên 5.000 tấn, nhưng với giá từ 60.000đ/kg tụt xuống còn 15.000- 18.000đ/kg, Lộc Ninh mất khoảng vài trăm tỷ đồng...".
    Trong nước đã vậy, nhìn ra thị trường thế giới cũng không mấy sáng sủa. Vừa qua Văn phòng đại diện ED&F Man (tập đoàn chuyên kinh doanh hạt tiêu của Anh) tại VN đưa ra thông báo: theo tính toán, tổng lượng tồn kho thế giới đầu năm nay khoảng 150.000 tấn tiêu, đến giữa năm có khả năng vượt quá con số 200.000 tấn. Dự đoán, mức tiêu thụ của thị trường thế giới thừa khoảng 25%, cung đã vượt cầu. Và, tất nhiên tiêu thụ hạt tiêu của các doanh nghiệp VN sẽ gặp khó khăn. Dự báo trước tình thế, đầu mùa vụ 2001, Bộ NN-PTNT đã báo không phát triển ồ ạt cây tiêu khi giá thành sản xuất lên trên 15.000 đ/kg. Tuy vậy, do chạy theo lợi nhuận, không nắm bắt thông tin thị trường, nông dân vẫn liên tục tăng diện tích trồng tiêu.
    Theo dự báo của Hiệp hội cây tiêu VN, năm 2002 có khoảng trên 70% diện tích bị hạn hán, thiếu nước tưới nghiêm trọng, sản lượng tiêu trong cả nước giảm khoảng 20%, chỉ còn 50.000-55.000 tấn trên tổng diện tích cây tiêu đang cho thu hoạch là 24.000 ha. Dự báo mới nhất của Tổ chức hạt tiêu quốc tế cũng đưa ra con số tương đương so với dự báo hồi tháng 11/2001 của tổ chức này: sản lượng hạt tiêu VN năm nay sẽ đạt khoảng 60.000 tấn.
    Theo số liệu của Tổng cục hải quan, từ đầu năm đến trung tuần tháng 4/2002, cả nước đã xuất khẩu được 18.556 tấn hạt tiêu, giảm trên 36% so cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu cũng giảm đáng kể, từ 1.310 USD/tấn hồi đầu năm, xuống còn 1.124-1.235 USD/tấn hiện nay. Khoảng 1 tháng nay, giá hạt tiêu trên thị trường nội địa có nhích lên từ 15.500-18.000đ/kg lên 22.000-24.000đ/kg (tuỳ loại, tuỳ địa bàn) do sản lượng hạt tiêu xuất khẩu trên phạm vi toàn thế giới giảm. Hiện đang xuất hiện một thuận lợi mới: các thị trường nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu trên thế giới, như Singapore, Hồng Công, Hàn Quốc, Hà Lan, Trung Quốc... đã bắt đầu chính sách nới lỏng qui chế nhập khẩu gia vị cay. Tuy nhiên, cũng theo những khuyến cáo mới nhất của Tổ chức hạt tiêu thế giới, giao thương quốc tế về hạt tiêu năm 2002 chỉ tăng có mức độ, bởi tổng sản lượng hạt tiêu toàn thế giới tuy có giảm nhưng mức độ không quá lớn, trong khi nhu cầu vẫn có phần trầm lắng... Khả năng giá hạt tiêu tiếp tục tăng rất khó xẩy ra.
    Khánh Châu


  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Cây tiêu... tiêu điều
    Mất mùa lại rớt giá, người trồng tiêu liêu xiêu
    Hạt tiêu là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hiện Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về sản xuất hạt tiêu (sau ấn Độ), nhưng lại đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu. Tuy vậy, chất lượng hạt tiêu xuất khẩu của VN chưa cao và chưa có thương hiệu, nên so với ấn Độ, Brazil... giá hạt tiêu VN chỉ bằng 72-85%.
    Ngay thị trường Mỹ, nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới tới 50.000 tấn/năm thì VN mới xếp ở vị trí thứ 4 (năm 2001) và thứ 5 trong 4 tháng đầu năm 2002. Năm 2001 nhiều vùng tiêu ở miền Đông Nam Bộ như: Lộc Ninh (Bình Phước); Phú Giáo (Bình Dương); Long Khánh, Long Thành, Thống Nhất (Đồng Nai)... tiêu bị bệnh rụng lóng, rụng trái làm nhiều gia đình điêu đứng. Khó khăn năm cũ còn đè nặng lên vai, thì vụ tiêu năm nay - từ tháng 11/2001 đến quá nửa tháng 5, nhiều vùng không có mưa. Hạn hán diễn ra gay gắt, thiếu nước trầm trọng.
    Hạn hán hoành hành
    Theo số liệu của Sở nông nghiệp Bình Phước, huyện Lộc Ninh có 3.000 ha tiêu thì gần 70% diện tích có năng suất thu hoạch không đáng kể. Tại đây, hộ trồng ít nhất 500-600 nọc tiêu, còn bình quân mỗi hộ trồng cả ngàn nọc tiêu, vì vậy giải quyết đủ nước tưới cho tiêu trong mùa khô là vô cùng nan giải. Cây tiêu đòi hỏi nhiều nước, cứ 2-3 ngày phải tưới nước 1 lần. Nhiều người hy vọng tìm nguồn nước trong lòng đất bằng cách khoan giếng. Nhưng giếng khoan sâu hàng chục mét vẫn không có nước, (mặc dù cứ 1 mét khoan chủ vườn phải trả trên dưới 150.000 đ). Có hộ đánh bài liều mua nước tưới nhưng chỉ được 1-2 lần rồi bỏ cuộc, vì không kham nổi. Một bồn nước khoảng 5.000 lít, chở đến tận vườn giá không dưới 300.000 đ, nhưng chỉ tưới được 100 nọc tiêu. Người trồng tiêu nhìn tiêu héo, lá vàng úa lòng xót xa, nhưng cũng chỉ biết "lạy trời mưa xuống"?
    Vùng tiêu huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), lâu nay được mệnh danh là "vương quốc tiêu" vì trên 70% cư dân sống nhờ tiêu, với diện tích 810 ha, hàng năm cung cấp cho thị trường từ 1.600-2.000 tấn hạt tiêu. Do nắng hạn kéo dài, các vườn tiêu chết hàng loạt, tính đến đầu tháng 5 có 510 ha bị giảm năng suất và 150 ha tiêu bị chết hoàn toàn. Riêng xã Cửa Dương có 350 ha tiêu, vụ này 80% diện tích bị thiệt hại, 20% tiêu bị chết. Dự kiến sản lượng tiêu của Phú Quốc năm 2002 giảm 20-25% so với năm ngoái.
    Khác với nhiều loại cây công nghiệp, như: cao su, cà phê, chè, bông... đầu tư trồng tiêu rất tốn kém và rất vất vả trong chăm sóc. Thông thường 1 ha tiêu trồng 2.000-2.500 nọc. Tính riêng tiền nọc đã tốn tới 250 triệu đ. Đó là chưa kể tới đất, công chăm sóc, làm cỏ, thuốc trừ sâu phân bón, phên che cùng các loại chi phí khác. Một nọc tiêu trồng 3-4 năm trở lên cho thu hoạch khoảng 3-4 kg, cá biệt có vườn đạt năng suất 8-10 kg. Do đầu tư lớn, hạn hán mất mùa hoặc tiêu hạ giá, người trồng tiêu bị thiệt hại ấp bội so với cây trồng khác.
    Liêu xiêu vì... giá
    Cũng giống như cà phê, đầu ra của cây tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới. Đầu những năm 1990 giá tiêu 30.000 đ/kg. Năm 2000 tăng lên 60.000 đ/kg. Năm đó, cả nước xuất khẩu được 35.000 tấn hạt tiêu, lần đầu tiên đạt kim ngạch 120,6 triệu USD. Năm 2001 tiêu được mùa nhưng mất giá. Giá liên tục giảm, đến tháng 12/2001 giá tiêu xuống phổ biến chỉ còn 17.000- 18.000 đ/kg. Nhiều vùng có thời điểm tiêu rớt xuống dưới giá thành: 13.000- 13.500 đ/kg. Vì vậy, năm 2001, xuất khẩu hạt tiêu đạt mức kỷ lục về số lượng 53.000 tấn, nhưng lại thấp nhất về giá. Nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 89,3 triệu USD. So với năm 2000 sản lượng tăng 29%, nhưng giá trị giảm 131 triệu USD.
    Năm 2002, vào dịp cuối tháng 4, đầu tháng 5,.. đang mùa thu hoạch rộ, giá tiêu ở Bình Dương dưới 15.000đ/kg; ở thị trấn Dương Đông (Phú Quốc) giá tiêu sọ chỉ có 20.000 đ/kg, tiêu ngang chủ vựa mua 14.000- 15.000 đ/kg. So với năm 2000, giá tiêu giảm xuống còn 1/2 và ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Giá tiêu xuống tận đáy, trong khi đó, giá công thuê lao động vẫn ở mức 20.000đ/ngày bao luôn cả ăn uống. Nhiều chủ vườn không kham nổi giá thuê lao động đành ngậm đắng, nuốt cay nhìn tiêu rụng đỏ đầy gốc không thèm hái dù còn nặng nợ ngân hàng.
    Tính ra, vì nắng hạn và tiêu rớt giá nông dân trồng tiêu ở Phú Quốc lỗ trên 40 tỷ đồng, trên 300 gia đình phải xin gia hạn nợ ngân hàng. Anh Hai Sơn, Bí thư Huyện uỷ Lộc Ninh (Bình Phước) cho biết: "Mấy năm qua, huyện trên đà tăng trưởng, nhờ vào các loại cây công nghiệp, như: cao su, cà phê, tiêu, điều... Trong đó chủ yếu là cây tiêu, cây chủ lực giúp dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Năm 2000, thu nhập bình quân đầu người của Lộc Ninh đã đạt 4,8 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 1996. Huyện có trên 3.000 ha tiêu, sản lượng đạt trên 5.000 tấn, nhưng với giá từ 60.000đ/kg tụt xuống còn 15.000- 18.000đ/kg, Lộc Ninh mất khoảng vài trăm tỷ đồng...".
    Trong nước đã vậy, nhìn ra thị trường thế giới cũng không mấy sáng sủa. Vừa qua Văn phòng đại diện ED&F Man (tập đoàn chuyên kinh doanh hạt tiêu của Anh) tại VN đưa ra thông báo: theo tính toán, tổng lượng tồn kho thế giới đầu năm nay khoảng 150.000 tấn tiêu, đến giữa năm có khả năng vượt quá con số 200.000 tấn. Dự đoán, mức tiêu thụ của thị trường thế giới thừa khoảng 25%, cung đã vượt cầu. Và, tất nhiên tiêu thụ hạt tiêu của các doanh nghiệp VN sẽ gặp khó khăn. Dự báo trước tình thế, đầu mùa vụ 2001, Bộ NN-PTNT đã báo không phát triển ồ ạt cây tiêu khi giá thành sản xuất lên trên 15.000 đ/kg. Tuy vậy, do chạy theo lợi nhuận, không nắm bắt thông tin thị trường, nông dân vẫn liên tục tăng diện tích trồng tiêu.
    Theo dự báo của Hiệp hội cây tiêu VN, năm 2002 có khoảng trên 70% diện tích bị hạn hán, thiếu nước tưới nghiêm trọng, sản lượng tiêu trong cả nước giảm khoảng 20%, chỉ còn 50.000-55.000 tấn trên tổng diện tích cây tiêu đang cho thu hoạch là 24.000 ha. Dự báo mới nhất của Tổ chức hạt tiêu quốc tế cũng đưa ra con số tương đương so với dự báo hồi tháng 11/2001 của tổ chức này: sản lượng hạt tiêu VN năm nay sẽ đạt khoảng 60.000 tấn.
    Theo số liệu của Tổng cục hải quan, từ đầu năm đến trung tuần tháng 4/2002, cả nước đã xuất khẩu được 18.556 tấn hạt tiêu, giảm trên 36% so cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu cũng giảm đáng kể, từ 1.310 USD/tấn hồi đầu năm, xuống còn 1.124-1.235 USD/tấn hiện nay. Khoảng 1 tháng nay, giá hạt tiêu trên thị trường nội địa có nhích lên từ 15.500-18.000đ/kg lên 22.000-24.000đ/kg (tuỳ loại, tuỳ địa bàn) do sản lượng hạt tiêu xuất khẩu trên phạm vi toàn thế giới giảm. Hiện đang xuất hiện một thuận lợi mới: các thị trường nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu trên thế giới, như Singapore, Hồng Công, Hàn Quốc, Hà Lan, Trung Quốc... đã bắt đầu chính sách nới lỏng qui chế nhập khẩu gia vị cay. Tuy nhiên, cũng theo những khuyến cáo mới nhất của Tổ chức hạt tiêu thế giới, giao thương quốc tế về hạt tiêu năm 2002 chỉ tăng có mức độ, bởi tổng sản lượng hạt tiêu toàn thế giới tuy có giảm nhưng mức độ không quá lớn, trong khi nhu cầu vẫn có phần trầm lắng... Khả năng giá hạt tiêu tiếp tục tăng rất khó xẩy ra.
    Khánh Châu


  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Làm mật trên vùng đất cà phê
    Nghề nuôi ong Đắc Lắc trước vận hội phát triển
    Khi giá mật lên tới hơn 15.000 đồng một ki lô gam, thì nhiều gia đình ở Đắc Lắc, từ nhà giàu đến nhà nghèo, bắt đầu đổ xô vào nghề nuôi ong. Có nhà tỷ phú sẵn sàng bỏ ra một lúc hàng trăm triệu đồng để mua thùng, mua giống, thuê ?ochuyên gia?... nuôi luôn l.000 đàn ong, những mong có thể thu lại chừng ấy tiền lãi chỉ sau có một năm. ?oNếu thời tiết phù hợp và giá mật vẫn giữ ổn định, đầu tư nuôi ong một, sẽ lãi một là chắc chắn?, một chủ nuôi tại phường Tân Lợi, Tp.Buôn Ma Thuột khẳng định...
    Với gần 400 gia đình nuôi ong, hiện nay Đắc Lắc có khoảng 70.000 đàn ong mật, đứng thứ hai toàn quốc (chỉ sau Đồng Nai - có khoảng l00.000 đàn), và chiếm xấp xỉ 30% sản lượng mật ong sản xuất tại Việt Nam. ?oNăm 2001, toàn tỉnh thu được tới hơn 3.000 tấn mật, đem lại doanh thu tương đối lớn cho nghề nông. Điều này đặc biệt có ý nghĩa giữa lúc nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá cà phê xuống thấp?, ông Lê Tấn Lực, Giám đốc Công ty cổ phần ong mật Đắc Lắc kiêm Tổng thư ký Hội nuôi ong của tỉnh cho biết.
    Thành lập tháng 11/2000 trên cơ sở doanh nghiệp quốc doanh, Công ty cổ phần đã có phát triển vượt bậc: chỉ sau hơn 2 năm đã đưa số lượng đàn ong từ 27.000 đàn (của các vệ tinh: l0.000 đàn) lên tới 60.000 đàn (40.000 đàn của vệ tinh). Doanh thu của Công ty cũng tăng vọt: năm 2001 sản xuất được 1.100 tấn mật (giá bán trung bình 8.000 đ/kg, năm 2002 thu trên 2.000 tấn (giá trên 15.000 đ/kg). Hơn l00 vệ tinh được Công ty đầu tư hỗ trợ cả về kỹ thuật và vốn (ít nhất là 5 triệu đồng, nhiều nhất lên tới 40 triệu đồng - tương đương với số vốn đầu tư ban đầu khoảng 200 đàn ong), từ đó tạo tác động không nhỏ đối với phong trào nuôi ong của Đắc Lắc.
    Hiện nay, Công ty cổ phần ong mật Đắc Lắc đang tập trung đầu tư để tăng quy mô và ?ochất lượng? của 52 trại nuôi (số lượng đàn ong, trình độ kỹ thuật nghiên cứu quy trình khai thác sản phẩm hợp lý...) làm nơi trình diễn để các vệ tinh cũng như các hộ nuôi ong trong tỉnh có thể tham quan học hỏi, áp dụng, để nghề nuôi ong thực sự mang lại hiệu quả cao hơn...
    Ông Nguyễn Đình Bằng, chủ nuôi l00 đàn ong tại phường Tân Lợi, thị xã Buôn Ma Thuột cho biết, chỉ cần đầu tư vài chục triệu đồng là người nuôi ong đã có thu nhập tương đối khá so với mức chung ở khu vực nông thôn. Từ đầu năm đến nay, với l00 đàn ong của mình, ông đã thu được 4 tấn mật, bán 15.000 đ/kg được 60 triệu, lãi khoảng 40 triệu đồng. Một người nuôi ong lành nghề có thể ?oquản lý? từ 150 - 200 đàn mà không phải vất vả gì và hoàn toàn có thể làm thêm được những công việc khác vào lúc rỗi rãi.
    Theo ông Lực, để phát triển nghề nuôi ong mật, Đắc Lắc có thuận lợi rất lớn từ nguồn cung cấp nguyên liệu: hơn 80% diện tích cà phê, 60% diện tích cao su, khoảng 20% diện tích trồng nhãn của cả nước... vì vậy, số lượng đàn ong mật của tỉnh hoàn toàn có thể được mở rộng quy mô tới hai, ba lần so với hiện có mà vẫn không ảnh hưởng đến sản lượng mật thu được: ?oMức l00.000 đàn như dự kiến vào cuối năm nay vẫn còn quá nhỏ bé với tiềm năng về nguồn nguyên liệu...?.
    ?oTuy nhiên?, ông Lực nói, ?okhông cứ vì có tiềm năng mà có thể phát triển bừa bãi, không theo quy hoạch về số lượng đàn và phân bố các đàn ong như hiện nay được?. Vào mùa hoa cà phê, tại đây không chỉ có 70.000 đàn ong của người dân Đắc Lắc, mà còn thêm nửa chừng đó đàn ong của các tỉnh khác, khiến cho nhiều vườn cà phê lâm vào tình trạng quá tải về mật độ ong. Mức trung bình khoảng l0 đàn/ha được coi là hợp lý, nhưng có lúc mật độ lên tới hơn hai chục đàn/ha - năng suất khai thác mật vì đó giảm tới hơn nửa...


  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Làm mật trên vùng đất cà phê
    Nghề nuôi ong Đắc Lắc trước vận hội phát triển
    Khi giá mật lên tới hơn 15.000 đồng một ki lô gam, thì nhiều gia đình ở Đắc Lắc, từ nhà giàu đến nhà nghèo, bắt đầu đổ xô vào nghề nuôi ong. Có nhà tỷ phú sẵn sàng bỏ ra một lúc hàng trăm triệu đồng để mua thùng, mua giống, thuê ??ochuyên gia???... nuôi luôn l.000 đàn ong, những mong có thể thu lại chừng ấy tiền lãi chỉ sau có một năm. ??oNếu thời tiết phù hợp và giá mật vẫn giữ ổn định, đầu tư nuôi ong một, sẽ lãi một là chắc chắn???, một chủ nuôi tại phường Tân Lợi, Tp.Buôn Ma Thuột khẳng định...
    Với gần 400 gia đình nuôi ong, hiện nay Đắc Lắc có khoảng 70.000 đàn ong mật, đứng thứ hai toàn quốc (chỉ sau Đồng Nai - có khoảng l00.000 đàn), và chiếm xấp xỉ 30% sản lượng mật ong sản xuất tại Việt Nam. ??oNăm 2001, toàn tỉnh thu được tới hơn 3.000 tấn mật, đem lại doanh thu tương đối lớn cho nghề nông. Điều này đặc biệt có ý nghĩa giữa lúc nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá cà phê xuống thấp???, ông Lê Tấn Lực, Giám đốc Công ty cổ phần ong mật Đắc Lắc kiêm Tổng thư ký Hội nuôi ong của tỉnh cho biết.
    Thành lập tháng 11/2000 trên cơ sở doanh nghiệp quốc doanh, Công ty cổ phần đã có phát triển vượt bậc: chỉ sau hơn 2 năm đã đưa số lượng đàn ong từ 27.000 đàn (của các vệ tinh: l0.000 đàn) lên tới 60.000 đàn (40.000 đàn của vệ tinh). Doanh thu của Công ty cũng tăng vọt: năm 2001 sản xuất được 1.100 tấn mật (giá bán trung bình 8.000 đ/kg, năm 2002 thu trên 2.000 tấn (giá trên 15.000 đ/kg). Hơn l00 vệ tinh được Công ty đầu tư hỗ trợ cả về kỹ thuật và vốn (ít nhất là 5 triệu đồng, nhiều nhất lên tới 40 triệu đồng - tương đương với số vốn đầu tư ban đầu khoảng 200 đàn ong), từ đó tạo tác động không nhỏ đối với phong trào nuôi ong của Đắc Lắc.
    Hiện nay, Công ty cổ phần ong mật Đắc Lắc đang tập trung đầu tư để tăng quy mô và ??ochất lượng??? của 52 trại nuôi (số lượng đàn ong, trình độ kỹ thuật nghiên cứu quy trình khai thác sản phẩm hợp lý...) làm nơi trình diễn để các vệ tinh cũng như các hộ nuôi ong trong tỉnh có thể tham quan học hỏi, áp dụng, để nghề nuôi ong thực sự mang lại hiệu quả cao hơn...
    Ông Nguyễn Đình Bằng, chủ nuôi l00 đàn ong tại phường Tân Lợi, thị xã Buôn Ma Thuột cho biết, chỉ cần đầu tư vài chục triệu đồng là người nuôi ong đã có thu nhập tương đối khá so với mức chung ở khu vực nông thôn. Từ đầu năm đến nay, với l00 đàn ong của mình, ông đã thu được 4 tấn mật, bán 15.000 đ/kg được 60 triệu, lãi khoảng 40 triệu đồng. Một người nuôi ong lành nghề có thể ??oquản lý??? từ 150 - 200 đàn mà không phải vất vả gì và hoàn toàn có thể làm thêm được những công việc khác vào lúc rỗi rãi.
    Theo ông Lực, để phát triển nghề nuôi ong mật, Đắc Lắc có thuận lợi rất lớn từ nguồn cung cấp nguyên liệu: hơn 80% diện tích cà phê, 60% diện tích cao su, khoảng 20% diện tích trồng nhãn của cả nước... vì vậy, số lượng đàn ong mật của tỉnh hoàn toàn có thể được mở rộng quy mô tới hai, ba lần so với hiện có mà vẫn không ảnh hưởng đến sản lượng mật thu được: ??oMức l00.000 đàn như dự kiến vào cuối năm nay vẫn còn quá nhỏ bé với tiềm năng về nguồn nguyên liệu...???.
    ??oTuy nhiên???, ông Lực nói, ??okhông cứ vì có tiềm năng mà có thể phát triển bừa bãi, không theo quy hoạch về số lượng đàn và phân bố các đàn ong như hiện nay được???. Vào mùa hoa cà phê, tại đây không chỉ có 70.000 đàn ong của người dân Đắc Lắc, mà còn thêm nửa chừng đó đàn ong của các tỉnh khác, khiến cho nhiều vườn cà phê lâm vào tình trạng quá tải về mật độ ong. Mức trung bình khoảng l0 đàn/ha được coi là hợp lý, nhưng có lúc mật độ lên tới hơn hai chục đàn/ha - năng suất khai thác mật vì đó giảm tới hơn nửa...


  8. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Dùng cây chuyển gen để làm xạch đất bị nhiễm bội chất TNT
    Việc sản xuất, sử dụng và phân hủy các chất nổ trong mấy trăm năm qua đã làm ô nhiễm môi trường rất nặng. Ngoài chuyện có thể gây nổ, sự tích tụ các sản phẩm này trong môi trường gây ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái. TNT (2,4,6-Trinitrotuluence) là một trong những chất nổ rất độc và bền.
    Phương pháp làm sạch TNT trong đất hiện đang được áp dụng là đốt. Cách này thường tạo ra lớp tro không sử dụng được và gây ô nhiễm không khí do không cháy hết. Hiện tại các nhà khoa học tại Anh (University of Cambridge) đã bước đầu thành công trong việc dùng cây thuốc lá chuyển gien nitroreductase (NR) từ vi khuẩn Enterobacter cloacae để phân hủy chất TNT. Kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy cây thuốc lá chuyển gien NR có khả năng mọc tốt và làm giảm hàm lượng TNT trong môi trường nuôi (25mM TNT) trong vòng 6 giờ, và làm sạch hoàn toàn trong 72 giờ. TNT không tích lũy trong cây và hầu hết sản phẩm phân hủy của TNT nằm ở rễ cây.
    Kết quả này rất đáng khích lệ và cho thấy rằng việc dùng cây chuyển gien NR có khả năng phân hủy TNT là hữu hiệu và nhất là nếu như gien này được chuyển vào các cây có rễ mọc nhanh và sâu như cây dương. Hiện tại thí nghiệm đang được tiếp tục tiến hành ở ngoài phòng thí nghiệm.
    Theo Nature Biotechnology (12/2001
  9. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Dùng cây chuyển gen để làm xạch đất bị nhiễm bội chất TNT
    Việc sản xuất, sử dụng và phân hủy các chất nổ trong mấy trăm năm qua đã làm ô nhiễm môi trường rất nặng. Ngoài chuyện có thể gây nổ, sự tích tụ các sản phẩm này trong môi trường gây ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái. TNT (2,4,6-Trinitrotuluence) là một trong những chất nổ rất độc và bền.
    Phương pháp làm sạch TNT trong đất hiện đang được áp dụng là đốt. Cách này thường tạo ra lớp tro không sử dụng được và gây ô nhiễm không khí do không cháy hết. Hiện tại các nhà khoa học tại Anh (University of Cambridge) đã bước đầu thành công trong việc dùng cây thuốc lá chuyển gien nitroreductase (NR) từ vi khuẩn Enterobacter cloacae để phân hủy chất TNT. Kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy cây thuốc lá chuyển gien NR có khả năng mọc tốt và làm giảm hàm lượng TNT trong môi trường nuôi (25mM TNT) trong vòng 6 giờ, và làm sạch hoàn toàn trong 72 giờ. TNT không tích lũy trong cây và hầu hết sản phẩm phân hủy của TNT nằm ở rễ cây.
    Kết quả này rất đáng khích lệ và cho thấy rằng việc dùng cây chuyển gien NR có khả năng phân hủy TNT là hữu hiệu và nhất là nếu như gien này được chuyển vào các cây có rễ mọc nhanh và sâu như cây dương. Hiện tại thí nghiệm đang được tiếp tục tiến hành ở ngoài phòng thí nghiệm.
    Theo Nature Biotechnology (12/2001
  10. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Gen điều khiển thời gian trổ hoa ở thực vậtMột trong những giai đoạn quan trọng nhất của bất kỳ một cơ thể sinh vật nào là sự chuyển tiếp sang giai đoạn trổ hoa.
    Ở thực vật, có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sự trổ hoa: Độ dài ngày (photoperiod) và nhiệt độ (vernalization).
    Hai nghiên cứu về sự phản ứng của thực vật đối với các yếu tố này như thế nào đã được đăng trong tạp chí Cell và Nature Genetics năm 2001. Gendall và ctv (2001) đã xác định gene cần thiết cho bộ nhớ của tế bào đối với nhiệt độ. El- Assal va ctv (2001) đã xác định được một biến dị di truyền đối với việc phản ứng ngày dài.
    Với việc cloning và đặc tính hóa gene VERNALIZATION 2 (VRN2), Gendall và các ctv đã tiến tới gần hơn trong việc tìm ra cơ chế đằng sau trí nhớ của tế bào. Nhiệt độ thấp làm giảm sự thể hiện của gene FLOWERING LOCUS C (FLC), dẫn đến việc làm giảm hoạt tính các gene tạo hoa. Các tác giả thấy rằng, mặc dầu VRN2 không ảnh hưởng đến việc làm giảm mRNA của FLC ở nhiệt độ thấp nhưng nó cần thiết để hạn chế hoạt động của gene FLC sau khi cây trở lại nhiệt độ bình thường.
    El-Assal và các ctv đã tim thấy một vị trí trên QTL (Quantitative Trait Locus) chính có tác dụng đối với phản ứng ra hoa của Arabidopsis ở các vùng nhiệt độ khác nhau. Các QTL đã tìm thấy trước đây điều khiển phản ứng quang kỳ của Arabidopsis đều tương ứng với CRY2 gene. Gene này mã hoá cho tế bào tiếp nhận ánh sáng xanh (the blue-light photoreceptor) ở trên cryptochrome 2. Điều kỳ diệu la sự khác nhau này cho do sự thay thế của một amino acid trong CRY2.
    El-Assal va các đồng nghiệp đa chứng minh được rằng có thể dùng các biến dị tự nhiên để tìm ra các gene mới hoặc chức năng của gene.
    Theo Nature Review Genetics 3, 8 (2002)

Chia sẻ trang này