1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Gen điều khiển thời gian trổ hoa ở thực vậtMột trong những giai đoạn quan trọng nhất của bất kỳ một cơ thể sinh vật nào là sự chuyển tiếp sang giai đoạn trổ hoa.
    Ở thực vật, có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sự trổ hoa: Độ dài ngày (photoperiod) và nhiệt độ (vernalization).
    Hai nghiên cứu về sự phản ứng của thực vật đối với các yếu tố này như thế nào đã được đăng trong tạp chí Cell và Nature Genetics năm 2001. Gendall và ctv (2001) đã xác định gene cần thiết cho bộ nhớ của tế bào đối với nhiệt độ. El- Assal va ctv (2001) đã xác định được một biến dị di truyền đối với việc phản ứng ngày dài.
    Với việc cloning và đặc tính hóa gene VERNALIZATION 2 (VRN2), Gendall và các ctv đã tiến tới gần hơn trong việc tìm ra cơ chế đằng sau trí nhớ của tế bào. Nhiệt độ thấp làm giảm sự thể hiện của gene FLOWERING LOCUS C (FLC), dẫn đến việc làm giảm hoạt tính các gene tạo hoa. Các tác giả thấy rằng, mặc dầu VRN2 không ảnh hưởng đến việc làm giảm mRNA của FLC ở nhiệt độ thấp nhưng nó cần thiết để hạn chế hoạt động của gene FLC sau khi cây trở lại nhiệt độ bình thường.
    El-Assal và các ctv đã tim thấy một vị trí trên QTL (Quantitative Trait Locus) chính có tác dụng đối với phản ứng ra hoa của Arabidopsis ở các vùng nhiệt độ khác nhau. Các QTL đã tìm thấy trước đây điều khiển phản ứng quang kỳ của Arabidopsis đều tương ứng với CRY2 gene. Gene này mã hoá cho tế bào tiếp nhận ánh sáng xanh (the blue-light photoreceptor) ở trên cryptochrome 2. Điều kỳ diệu la sự khác nhau này cho do sự thay thế của một amino acid trong CRY2.
    El-Assal va các đồng nghiệp đa chứng minh được rằng có thể dùng các biến dị tự nhiên để tìm ra các gene mới hoặc chức năng của gene.
    Theo Nature Review Genetics 3, 8 (2002)
  2. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Tao tram huong do bau bang cong nghe sinh hoc o Viet Nam
    Sau một thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, GS.TS Trần Kim Quy đã trồng được 3000 cây Dó Bầu tại một trang trại ở tỉnh Lâm Đồng (lượng cây Dó này được di thực từ vùng rừng Đại Lãnh- Khánh Hòa trong nhiều năm qua và phát triển rất tốt ở đây) trong đó có 700 cây trên 5 tuổi.GS.TS.Trần Kim Quy (ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) cho biết, đây là một phần trong chương trình hợp tác nghiên cứu để sản xuất trầm hương bằng công nghệ sinh học giữa Việt Nam và các giáo sư ở đại học Tokyo-Nhật Bản.
    Khi cây Dó đến tuổi trưởng thành (khoảng 7 năm tuổi) các nhà khoa học sẽ cấy vào thân cây Dó một loại men đã được phân lập nhân nuôi trước đó. Sau 6-12 tháng, men này sẽ khoét lở trong thân cây Dó để tích tụ chất santalon (trong nhựa cây) rồi dần dần tạo thành trầm với trọng lượng bình quân trên mỗi cây là 0.7kg.
    Trước đó, từ năm 1986 đến nay các nhà khoa học ở Mỹ, Nhật Bản đã nghiên cứu, sản xuất trầm bằng công nghệ sinh học với tỷ lệ thành công là 80%. Theo giáo sư Ghishi Honda- Đại học Tokyo Nhật Bản, cây Dó Bầu Việt Nam có khả năng cho trầm cao nhất thế giới vì tỷ lệ chất santalon (chất tạo nên trầm) đạt từ 12-13%, gấp 4 lần so với cây Dó khác ở Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
    Theo Nhất Hùng- Báo Khoa học phổ thông số 18 (937)
  3. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Tao tram huong do bau bang cong nghe sinh hoc o Viet Nam
    Sau một thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, GS.TS Trần Kim Quy đã trồng được 3000 cây Dó Bầu tại một trang trại ở tỉnh Lâm Đồng (lượng cây Dó này được di thực từ vùng rừng Đại Lãnh- Khánh Hòa trong nhiều năm qua và phát triển rất tốt ở đây) trong đó có 700 cây trên 5 tuổi.GS.TS.Trần Kim Quy (ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) cho biết, đây là một phần trong chương trình hợp tác nghiên cứu để sản xuất trầm hương bằng công nghệ sinh học giữa Việt Nam và các giáo sư ở đại học Tokyo-Nhật Bản.
    Khi cây Dó đến tuổi trưởng thành (khoảng 7 năm tuổi) các nhà khoa học sẽ cấy vào thân cây Dó một loại men đã được phân lập nhân nuôi trước đó. Sau 6-12 tháng, men này sẽ khoét lở trong thân cây Dó để tích tụ chất santalon (trong nhựa cây) rồi dần dần tạo thành trầm với trọng lượng bình quân trên mỗi cây là 0.7kg.
    Trước đó, từ năm 1986 đến nay các nhà khoa học ở Mỹ, Nhật Bản đã nghiên cứu, sản xuất trầm bằng công nghệ sinh học với tỷ lệ thành công là 80%. Theo giáo sư Ghishi Honda- Đại học Tokyo Nhật Bản, cây Dó Bầu Việt Nam có khả năng cho trầm cao nhất thế giới vì tỷ lệ chất santalon (chất tạo nên trầm) đạt từ 12-13%, gấp 4 lần so với cây Dó khác ở Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
    Theo Nhất Hùng- Báo Khoa học phổ thông số 18 (937)
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    to ngoc_nam
    hoàn toàn hoan nghênh bạn tham gia, có lẽ bản tin đã quá dài để bạn không thể đọc hết những tin đã đưa, hic do đó bạn đã post trùng quá nhiều tin.... hic
    dù sao cũng rất mừng vì bạn đã đóng góp, thế nhưng Bh sẽ tạm xoá những tin post trùng của bạn nhé, thông cảm, và chúng tôi chờ tin mới của bạn!!!
    thân ái,

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    to ngoc_nam
    hoàn toàn hoan nghênh bạn tham gia, có lẽ bản tin đã quá dài để bạn không thể đọc hết những tin đã đưa, hic do đó bạn đã post trùng quá nhiều tin.... hic
    dù sao cũng rất mừng vì bạn đã đóng góp, thế nhưng Bh sẽ tạm xoá những tin post trùng của bạn nhé, thông cảm, và chúng tôi chờ tin mới của bạn!!!
    thân ái,

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Celera rút lui trong cuộc chạy đua giải mã gene người

    Celera sẽ tập trung phát triển các loại thuốc trị bệnh loãng xương, viêm khớp, ung thư...
    Gần một năm rưỡi sau khi trở thành đồng tác giả danh tiếng của bộ mã gene người, công ty tư nhân Celera Genomics, bang Maryland (Mỹ) tuyên bố sẽ chuyển hướng kinh doanh sang phát triển các loại thuốc. Thay đổi này sẽ dẫn tới sự mất việc của 16% nhân viên công ty.
    ?oGiải mã toàn bộ gene người không còn là mục tiêu của chúng tôi trong thời gian tới?, Rob Bennett, phát ngôn viên của Celera cho biết.
    Công ty Celera do tiến sĩ Craig Venter thành lập năm 1998, với tham vọng giải được bí ẩn của bộ mã gene người sớm hơn một dự án tương tự do chính phủ Anh và Mỹ tài trợ. Venter chắc mẩm sẽ có được một khoản tiền kha khá nhờ việc bán số liệu của mình cho các công ty dược phẩm để phát triển các loại thuốc mới. Tuy nhiên, Dự án gene của chính phủ cũng không chịu nhường bước, và tháng 2/2001, trên hai bờ Đại Tây Dương, cả hai nhóm đã cùng lúc công bố kết quả. Nhưng khác với Celera, Dự án gene người của chính phủ đưa miễn phí thông tin lên Internet, và chính điều này làm phá sản kế hoạch thương mại hoá của Venter. Đầu năm nay, Venter đã rời bỏ Celera sau khi để lại tiếng đồn về sự bất đồng trong hàng ngũ của ông.
    Mặc dù Celera không hoàn thành mục tiêu của mình, nhưng Bennett khẳng định công ty đã thành công với việc thu hút được 250 khách hàng. Sắp tới, công ty sẽ tập trung phát triển các loại thuốc chuyên trị một số bệnh, trong đó có loãng xương, viêm khớp và một loại bệnh ung thư. Bennett khẳng định sự thay đổi này không có nghĩa là một bước thụt lùi, mà làm một nỗ lực được hoạch định để hướng tới việc phát triển các loại thuốc hữu ích.
    (theo Cosmi)

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Celera rút lui trong cuộc chạy đua giải mã gene người

    Celera sẽ tập trung phát triển các loại thuốc trị bệnh loãng xương, viêm khớp, ung thư...
    Gần một năm rưỡi sau khi trở thành đồng tác giả danh tiếng của bộ mã gene người, công ty tư nhân Celera Genomics, bang Maryland (Mỹ) tuyên bố sẽ chuyển hướng kinh doanh sang phát triển các loại thuốc. Thay đổi này sẽ dẫn tới sự mất việc của 16% nhân viên công ty.
    ??oGiải mã toàn bộ gene người không còn là mục tiêu của chúng tôi trong thời gian tới???, Rob Bennett, phát ngôn viên của Celera cho biết.
    Công ty Celera do tiến sĩ Craig Venter thành lập năm 1998, với tham vọng giải được bí ẩn của bộ mã gene người sớm hơn một dự án tương tự do chính phủ Anh và Mỹ tài trợ. Venter chắc mẩm sẽ có được một khoản tiền kha khá nhờ việc bán số liệu của mình cho các công ty dược phẩm để phát triển các loại thuốc mới. Tuy nhiên, Dự án gene của chính phủ cũng không chịu nhường bước, và tháng 2/2001, trên hai bờ Đại Tây Dương, cả hai nhóm đã cùng lúc công bố kết quả. Nhưng khác với Celera, Dự án gene người của chính phủ đưa miễn phí thông tin lên Internet, và chính điều này làm phá sản kế hoạch thương mại hoá của Venter. Đầu năm nay, Venter đã rời bỏ Celera sau khi để lại tiếng đồn về sự bất đồng trong hàng ngũ của ông.
    Mặc dù Celera không hoàn thành mục tiêu của mình, nhưng Bennett khẳng định công ty đã thành công với việc thu hút được 250 khách hàng. Sắp tới, công ty sẽ tập trung phát triển các loại thuốc chuyên trị một số bệnh, trong đó có loãng xương, viêm khớp và một loại bệnh ung thư. Bennett khẳng định sự thay đổi này không có nghĩa là một bước thụt lùi, mà làm một nỗ lực được hoạch định để hướng tới việc phát triển các loại thuốc hữu ích.
    (theo Cosmi)

    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Lần đầu tiên tạo được nội tạng nguyên vẹn từ tế bào gốc
    Tuyến ức (màu da cam) là nơi duy nhất sản sinh các tế bào lympho T.
    Các nhà khoa học Australia đã sử dụng tế bào gốc để tạo nên tuyến ức - bộ phận đóng vai trò sống còn của hệ miễn dịch - ở chuột. Đây là lần đầu tiên một bộ phận hoàn chỉnh được tạo dựng từ một nhóm tế bào. Nếu thành công, kỹ thuật này có thể được áp dụng để phục hồi hệ miễn dịch của các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hoặc bị ung thư.
    Jason Gill và Richard Boyd, Trường Y Monash ở Melbourn, phát hiện ra rằng, các tế bào gốc biểu mô có khả năng tạo thành một tuyến ức hoàn chỉnh. Khi được tiêm vào chuột, những tế bào này sẽ thu hút các tế bào gốc tạo hồng cầu tới tụ tập, và biến chúng thành tế bào lympho T có khả năng chống nhiễm trùng.
    Thí nghiệm đã thành công ở một số con chuột. Tuyến ức, có kích thước bằng ngón tay, đã "mọc" lên sau khi người ta tiêm các tế bào gốc biểu mô vào dưới da của chuột. Sau khi tuyến ức hình thành, nó có thể được ghép vào nơi cần.
    Các nhà khoa học tin tưởng rằng, điều tương tự cũng sẽ xảy ra ở người, vì hệ miễn dịch của chuột và người hết sức giống nhau. Cho tới nay, việc ghép tuyến ức mới chỉ đạt được những kết quả rất khiêm tốn vì cơ quan này thường bị đào thải sau ghép.
    Tuyến ức (thuộc hệ lympho) là một cơ quan nhỏ nằm ở phía trên ***g ngực.Nó đóng vai tròn then chốt trong sự tái tạo các tế bào của hệ miễn dịch. Cùng với tủy xương, tuyến ức được coi là động cơ chính của hệ miễn dịch và là chìa khóa của sức khỏe. Thiếu nó, cơ thể sẽ không có sức đề kháng với bất cứ vi trùng nào.
    Tuy nhiên, khả năng tái sinh tế bào T của tuyến ức giảm đột ngột dưới tác động của tuổi tác, virus, hóa trị hay bất thường về gene. Khi tới 20 tuổi, tuyến ức chỉ còn hoạt động với công suất 1% so với ban đầu.
    Ở các bệnh nhân nhiễm AIDS, virus HIV tiêu hủy một số lượng lớn tế bào T. Bệnh nhân mất sức đề kháng và các bệnh nhiễm trùng có thể trở nên nguy hiểm chết người đối với họ. Hóa trị và xạ trị cũng tiêu diệt một số lượng lớn tế bào chống nhiễm trùng này.
    Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Miễn dịch Tự nhiên ra ngày 18/6.
    Thu Thủy (theo Reuters

    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Lần đầu tiên tạo được nội tạng nguyên vẹn từ tế bào gốc
    Tuyến ức (màu da cam) là nơi duy nhất sản sinh các tế bào lympho T.
    Các nhà khoa học Australia đã sử dụng tế bào gốc để tạo nên tuyến ức - bộ phận đóng vai trò sống còn của hệ miễn dịch - ở chuột. Đây là lần đầu tiên một bộ phận hoàn chỉnh được tạo dựng từ một nhóm tế bào. Nếu thành công, kỹ thuật này có thể được áp dụng để phục hồi hệ miễn dịch của các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hoặc bị ung thư.
    Jason Gill và Richard Boyd, Trường Y Monash ở Melbourn, phát hiện ra rằng, các tế bào gốc biểu mô có khả năng tạo thành một tuyến ức hoàn chỉnh. Khi được tiêm vào chuột, những tế bào này sẽ thu hút các tế bào gốc tạo hồng cầu tới tụ tập, và biến chúng thành tế bào lympho T có khả năng chống nhiễm trùng.
    Thí nghiệm đã thành công ở một số con chuột. Tuyến ức, có kích thước bằng ngón tay, đã "mọc" lên sau khi người ta tiêm các tế bào gốc biểu mô vào dưới da của chuột. Sau khi tuyến ức hình thành, nó có thể được ghép vào nơi cần.
    Các nhà khoa học tin tưởng rằng, điều tương tự cũng sẽ xảy ra ở người, vì hệ miễn dịch của chuột và người hết sức giống nhau. Cho tới nay, việc ghép tuyến ức mới chỉ đạt được những kết quả rất khiêm tốn vì cơ quan này thường bị đào thải sau ghép.
    Tuyến ức (thuộc hệ lympho) là một cơ quan nhỏ nằm ở phía trên ***g ngực.Nó đóng vai tròn then chốt trong sự tái tạo các tế bào của hệ miễn dịch. Cùng với tủy xương, tuyến ức được coi là động cơ chính của hệ miễn dịch và là chìa khóa của sức khỏe. Thiếu nó, cơ thể sẽ không có sức đề kháng với bất cứ vi trùng nào.
    Tuy nhiên, khả năng tái sinh tế bào T của tuyến ức giảm đột ngột dưới tác động của tuổi tác, virus, hóa trị hay bất thường về gene. Khi tới 20 tuổi, tuyến ức chỉ còn hoạt động với công suất 1% so với ban đầu.
    Ở các bệnh nhân nhiễm AIDS, virus HIV tiêu hủy một số lượng lớn tế bào T. Bệnh nhân mất sức đề kháng và các bệnh nhiễm trùng có thể trở nên nguy hiểm chết người đối với họ. Hóa trị và xạ trị cũng tiêu diệt một số lượng lớn tế bào chống nhiễm trùng này.
    Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Miễn dịch Tự nhiên ra ngày 18/6.
    Thu Thủy (theo Reuters

    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Hương vị ngọt ngào xua tan cảm giác đau đớn

    Các nhà khoa học Canada cho biết, mùi thơm dịu của hoa hồng hay quả hạnh có thể khiến những cơn đau trên giường bệnh của bạn biến mất. Nhưng đó chỉ là khi bạn thuộc phái yếu mà thôi.
    more:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/06/3B9BD644

    BachHop

Chia sẻ trang này