1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Hương vị ngọt ngào xua tan cảm giác đau đớn

    Các nhà khoa học Canada cho biết, mùi thơm dịu của hoa hồng hay quả hạnh có thể khiến những cơn đau trên giường bệnh của bạn biến mất. Nhưng đó chỉ là khi bạn thuộc phái yếu mà thôi.
    more:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/06/3B9BD644

    BachHop
  2. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    "Nhuộm màu" cho lúa mì
    Các chuyên gia tại thành phố Nam Dương, miền trung Trung Quốc đã thành công trong việc gieo trồng những giống lúa mì có màu sắc khác nhau mà vẫn thơm ngon như thường. Thay cho "trang phục" truyền thống là màu trắng, giờ đây chúng đã có thêm màu đen, tía, xanh lục, xanh lam và màu cà phê.
    Lúa mì có nhiều màu như vậy là do được bổ sung một lượng lớn những nguyên tố vi lượng như iot, canxi, sắt, kẽm và các nguyên tố dinh dưỡng khác.
    Để có được những giống lúa khác thường này, các nhà khoa học đã mất gần chục năm để nghiên cứu, áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như công nghệ hoá học, đột biến và lai giống. Theo các chuyên gia, với sự bổ sung các nguyên tố vi lượng tự nhiên, dễ hấp thụ và rất tốt cho sức khỏe con người, những loại lúa mì mới sẽ đáp ứng được các yêu cầu trong nước và cho xuất khẩu
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ ADMIN[/size=7]
  3. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    "Nhuộm màu" cho lúa mì
    Các chuyên gia tại thành phố Nam Dương, miền trung Trung Quốc đã thành công trong việc gieo trồng những giống lúa mì có màu sắc khác nhau mà vẫn thơm ngon như thường. Thay cho "trang phục" truyền thống là màu trắng, giờ đây chúng đã có thêm màu đen, tía, xanh lục, xanh lam và màu cà phê.
    Lúa mì có nhiều màu như vậy là do được bổ sung một lượng lớn những nguyên tố vi lượng như iot, canxi, sắt, kẽm và các nguyên tố dinh dưỡng khác.
    Để có được những giống lúa khác thường này, các nhà khoa học đã mất gần chục năm để nghiên cứu, áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như công nghệ hoá học, đột biến và lai giống. Theo các chuyên gia, với sự bổ sung các nguyên tố vi lượng tự nhiên, dễ hấp thụ và rất tốt cho sức khỏe con người, những loại lúa mì mới sẽ đáp ứng được các yêu cầu trong nước và cho xuất khẩu
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ ADMIN[/size=7]
  4. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Xác nhận sự tồn tại của một loài thú sau 70 năm
    Chiếc camera tự động đặt ở rìa phía đông của Công viên quốc gia Udzungwa, Tanzania, vừa ghi lại được hình ảnh đầu tiên của một loài thú ăn thịt châu Phi bí ẩn. Loài thú này vốn chỉ được biết đến qua một tấm da đốm duy nhất, do một nhà thám hiểm Anh tìm thấy năm 1932.
    Từ đó đến nay, các nhà khoa học không có thêm được bất kỳ dấu vết nào. Nay, sau 70 năm, lần đầu tiên người ta mới có được chân dung thực của nó. Con thú dài hàng mét này là thành viên trong một họ cầy mamút, còn được gọi là mèo rừng Lowe?Ts.
    ?oĐây là bức ảnh đầu tiên của mèo rừng châu Phi Lowe?Ts. Nó đã xác nhận sự tồn tại của loài động vật này sau 70 năm?, nhà nghiên cứu Daniela De Luca, thuộc Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên có trụ sở tại vườn thú Bronx, Mỹ, chủ nhân của sự kiện tái phát hiện này, cho biết. "Giờ đây chúng tôi hy vọng sẽ tìm được thêm các thành viên khác cùng loài và sau đó là tiến hành các bước để bảo tồn chúng?, Luca nói.
    Cầy mamút Lowe's được nhà thám hiểm đồng thời là nhà tự nhiên học người Anh Willoughby Lowe mô tả lần đầu tiên năm 1932. Người ta cho rằng nó là sinh vật ăn đêm và sống trên cây. Các nhà khoa học đang có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu trong khu vực này để tìm ra số lượng thực tế của chúng.
    B.H. (theo BBC)
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ ADMIN[/size=7]
  5. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Xác nhận sự tồn tại của một loài thú sau 70 năm
    Chiếc camera tự động đặt ở rìa phía đông của Công viên quốc gia Udzungwa, Tanzania, vừa ghi lại được hình ảnh đầu tiên của một loài thú ăn thịt châu Phi bí ẩn. Loài thú này vốn chỉ được biết đến qua một tấm da đốm duy nhất, do một nhà thám hiểm Anh tìm thấy năm 1932.
    Từ đó đến nay, các nhà khoa học không có thêm được bất kỳ dấu vết nào. Nay, sau 70 năm, lần đầu tiên người ta mới có được chân dung thực của nó. Con thú dài hàng mét này là thành viên trong một họ cầy mamút, còn được gọi là mèo rừng Lowe??Ts.
    ??oĐây là bức ảnh đầu tiên của mèo rừng châu Phi Lowe??Ts. Nó đã xác nhận sự tồn tại của loài động vật này sau 70 năm???, nhà nghiên cứu Daniela De Luca, thuộc Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên có trụ sở tại vườn thú Bronx, Mỹ, chủ nhân của sự kiện tái phát hiện này, cho biết. "Giờ đây chúng tôi hy vọng sẽ tìm được thêm các thành viên khác cùng loài và sau đó là tiến hành các bước để bảo tồn chúng???, Luca nói.
    Cầy mamút Lowe's được nhà thám hiểm đồng thời là nhà tự nhiên học người Anh Willoughby Lowe mô tả lần đầu tiên năm 1932. Người ta cho rằng nó là sinh vật ăn đêm và sống trên cây. Các nhà khoa học đang có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu trong khu vực này để tìm ra số lượng thực tế của chúng.
    B.H. (theo BBC)
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ ADMIN[/size=7]
  6. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Thuốc diệt muỗi mới chế tạo từ cà chua

    Muỗi anopheles.
    Để chống lại các loài côn trùng nguy hiểm như muỗi sốt rét anopheles, các nhà khoa học Mỹ đã chiết lọc một chất hóa học từ thân cây cà chua, hiệu quả hơn các loại thuốc diệt muỗi hiện nay.
    Thông thường, người ta thường dùng chất hóa học diethyloluamid (DEET) để diệt muỗi. Chất này đã được các bác sĩ quân đội Mỹ phát triển năm 1946 để chống các loài côn trùng nguy hiểm, trong đó có ruồi vàng và muỗi gây sốt rét anopheles.
    Tuy nhiên DEET thường gây ra những tác dụng phụ, như dị ứng, khiến mắt bị tấy đỏ. Một vài trường hợp dùng không đúng quy cách, người sử dụng có thể bị mất tiếng hoặc ảnh hưởng đến thần kinh. Bởi thế, việc sử dụng DEET, nhất là với người già và trẻ em, là một vấn đề lớn.
    Khắc phục nhược điểm này, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Carolina (Mỹ) đã chắt lọc được chất hóa học IBI-246 từ cà chua (chất này khiến cà chua có mùi ngái, giúp nó xua đuổi côn trùng, sâu bọ). Những thử nghiệm ban đầu cho thấy, IBI-246 có tác dụng chống muỗi tốt hơn và ít nguy hiểm hơn DEET.
    IBI-246 không chỉ có tác dụng xua đuổi muỗi, mà cả rệp, bọ và gián đều phải bỏ chạy cả. Theo các nhà khoa học, khoảng tháng 8 năm nay, loại thuốc mới này sẽ được bán ở thị trường.
    theo (dpa)_vnexpress
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ ADMIN[/size=7]
  7. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Thuốc diệt muỗi mới chế tạo từ cà chua

    Muỗi anopheles.
    Để chống lại các loài côn trùng nguy hiểm như muỗi sốt rét anopheles, các nhà khoa học Mỹ đã chiết lọc một chất hóa học từ thân cây cà chua, hiệu quả hơn các loại thuốc diệt muỗi hiện nay.
    Thông thường, người ta thường dùng chất hóa học diethyloluamid (DEET) để diệt muỗi. Chất này đã được các bác sĩ quân đội Mỹ phát triển năm 1946 để chống các loài côn trùng nguy hiểm, trong đó có ruồi vàng và muỗi gây sốt rét anopheles.
    Tuy nhiên DEET thường gây ra những tác dụng phụ, như dị ứng, khiến mắt bị tấy đỏ. Một vài trường hợp dùng không đúng quy cách, người sử dụng có thể bị mất tiếng hoặc ảnh hưởng đến thần kinh. Bởi thế, việc sử dụng DEET, nhất là với người già và trẻ em, là một vấn đề lớn.
    Khắc phục nhược điểm này, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Carolina (Mỹ) đã chắt lọc được chất hóa học IBI-246 từ cà chua (chất này khiến cà chua có mùi ngái, giúp nó xua đuổi côn trùng, sâu bọ). Những thử nghiệm ban đầu cho thấy, IBI-246 có tác dụng chống muỗi tốt hơn và ít nguy hiểm hơn DEET.
    IBI-246 không chỉ có tác dụng xua đuổi muỗi, mà cả rệp, bọ và gián đều phải bỏ chạy cả. Theo các nhà khoa học, khoảng tháng 8 năm nay, loại thuốc mới này sẽ được bán ở thị trường.
    theo (dpa)_vnexpress
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ ADMIN[/size=7]
  8. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Vi khuẩn có thể "tán gẫu" qua không khí


    Các nhà khoa học châu Âu vừa cho biết, vi khuẩn có thể gửi thông điệp cho nhau qua không khí, mà chẳng cần đụng chạm trực tiếp. Trước nay, người ta chỉ biết đến một khả năng liên lạc khác của chúng, là giải phóng vật chất vào môi trường dinh dưỡng lỏng xung quanh.
    Giáo sư Alan Parsons và tiến sĩ Richard Heal của công ty QinetiQ, tổ chức công nghệ và khoa học lớn nhất châu Âu, đã ngăn một đĩa thí nghiệm thành hai phần, chỉ được thông với nhau qua một khoảng hở rộng 5 milimét giữa bức tường ngăn và nắp đĩa.
    Trong ngăn thứ nhất, người ta bỏ vào đó vi khuẩn E. coli và chất kháng sinh. Khi ngăn còn lại bị bỏ trống, chất kháng sinh đã giết chết vi khuẩn ở ngăn đầu tiên. Trường hợp ngăn trống được thả đầy các tập đoàn E. coli, thì nhóm vi khuẩn ở ngăn đầu tiên không những "khỏe re", mà còn phát triển rất thịnh vượng. Nhưng khi khoảng hở giữa hai ngăn bị bịt lại, thì sự sống trong ngăn thứ nhất cũng chấm dứt luôn. Chất kháng sinh đã phát huy sức mạnh của nó.
    Parsons và Heal kết luận rằng, vi khuẩn trong ngăn đầu tiên đã đáp ứng với những tín hiệu trong không khí, có thể là một dạng chất bay hơi, thoát ra từ ngăn kế bên.
    Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ tính kháng sinh của vi khuẩn, giúp họ ngăn ngừa được sự sinh sôi của các tập đoàn vi khuẩn gây nhiễm trùng trong các ca phẫu thuật.
    B.H. (theo Cosmi)
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ ADMIN[/size=7]
  9. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Vi khuẩn có thể "tán gẫu" qua không khí


    Các nhà khoa học châu Âu vừa cho biết, vi khuẩn có thể gửi thông điệp cho nhau qua không khí, mà chẳng cần đụng chạm trực tiếp. Trước nay, người ta chỉ biết đến một khả năng liên lạc khác của chúng, là giải phóng vật chất vào môi trường dinh dưỡng lỏng xung quanh.
    Giáo sư Alan Parsons và tiến sĩ Richard Heal của công ty QinetiQ, tổ chức công nghệ và khoa học lớn nhất châu Âu, đã ngăn một đĩa thí nghiệm thành hai phần, chỉ được thông với nhau qua một khoảng hở rộng 5 milimét giữa bức tường ngăn và nắp đĩa.
    Trong ngăn thứ nhất, người ta bỏ vào đó vi khuẩn E. coli và chất kháng sinh. Khi ngăn còn lại bị bỏ trống, chất kháng sinh đã giết chết vi khuẩn ở ngăn đầu tiên. Trường hợp ngăn trống được thả đầy các tập đoàn E. coli, thì nhóm vi khuẩn ở ngăn đầu tiên không những "khỏe re", mà còn phát triển rất thịnh vượng. Nhưng khi khoảng hở giữa hai ngăn bị bịt lại, thì sự sống trong ngăn thứ nhất cũng chấm dứt luôn. Chất kháng sinh đã phát huy sức mạnh của nó.
    Parsons và Heal kết luận rằng, vi khuẩn trong ngăn đầu tiên đã đáp ứng với những tín hiệu trong không khí, có thể là một dạng chất bay hơi, thoát ra từ ngăn kế bên.
    Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ tính kháng sinh của vi khuẩn, giúp họ ngăn ngừa được sự sinh sôi của các tập đoàn vi khuẩn gây nhiễm trùng trong các ca phẫu thuật.
    B.H. (theo Cosmi)
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ ADMIN[/size=7]
  10. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Ếch trâu đe dọa nước Đức

    Ếch trâu.
    Chúng nặng tới 2kg một con và xuất hiện lần đầu tiên ở vùng Hanover, Đức, với số lượng lớn đến mức có thể được coi là một nạn dịch. Các nhà khoa học cho rằng, một người nuôi thú cảnh nào đó đã chán trò này và thả một vài con ra sông, vô tình mở đường cho chúng phát triển.
    Gặp môi trường đặc biệt thuận lợi, không hề có một kẻ thù tự nhiên nào cộng với điều kiện có sông ngòi, đầm lầy, ếch trâu đã sinh sản với tốc độ chóng mặt. Dân cư nhiều nơi trong vùng không dám đi ra khỏi nhà, mặc dù các nhà chức trách cam đoan rằng ếch trâu vô hại đối với con người.
    Tại một số vùng, những người đi xe mô tô than phiền rằng ?otấm thảm ếch? trải trên đường đã khiến xe của họ bị trượt ngã và không thể đi được. Tờ báo địa phương Rhein Zeitung thì cho biết thêm, người ta không thể nhìn thấy nước vì ở đó chen chúc toàn ếch là ếch. Loài ếch trâu này có nguồn gốc từ châu Mỹ. Chúng là món ăn của các loài chim, cá, các loài gặm nhấm và một số loài thú nhỏ.
    (Theo Người Lao Động)
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ ADMIN[/size=7]

Chia sẻ trang này