1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Công ty sinh học BioFusion ở Deagu, Hàn Quốc, mới thông báo rằng họ đã đưa một phôi nhân bản vào tử cung của một phụ nữ được hai tháng nay. Luật Hàn Quốc chưa cấm nhân bản người, nhưng các quan chức của Bộ Y tế và Sức khỏe cộng đồng nước này đang điều tra về mức độ "vi phạm đạo đức" của vụ việc.
    more....http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/07/3B9BE7C7/
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP [/size=7]
  2. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện loài rết nhỏ nhất thế giới ở New York
    Chúng ta thường nghe nói về việc tìm thấy những loài động vật mới ở biển sâu hoặc rừng rậm. Thật khó tưởng tượng nó lại xuất hiện ở giữa một thành phố hiện đại. Thế nhưng, lần đầu tiên sau hơn 100 năm, người ta lại phát hiện một loài mới ở New York. Đó là chú rết nhỏ nhất thế giới.
    more....http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/07/3B9BE7FD/
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP [/size=7]
  3. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện loài rết nhỏ nhất thế giới ở New York
    Chúng ta thường nghe nói về việc tìm thấy những loài động vật mới ở biển sâu hoặc rừng rậm. Thật khó tưởng tượng nó lại xuất hiện ở giữa một thành phố hiện đại. Thế nhưng, lần đầu tiên sau hơn 100 năm, người ta lại phát hiện một loài mới ở New York. Đó là chú rết nhỏ nhất thế giới.
    more....http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/07/3B9BE7FD/
    YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP [/size=7]
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vì sao tôm hùm chuyển sang màu hồng khi bị nấu lên?

    Tôm hùm và tấm áo xanh của nó khi ở dưới biển.
    Các nhà khoa học Anh giờ đây đã biết chính xác câu trả lời cho bí ẩn đó. Thì ra, màu xanh đen tự nhiên trên vỏ giáp của tôm hùm mất đi là do sự thay đổi cấu trúc của một protein trọng yếu.
    Ai từng nhìn thấy tôm hùm hẳn còn nhớ lớp vỏ xanh đen tự nhiên của nó. Lớp vỏ này giúp tôm hùm ngụy trang, ẩn mình dưới những tảng đá ở đáy đại dương và tránh được các loài ăn thịt. Nhưng nếu chẳng may bị đưa lên bếp, vỏ tôm sẽ chuyển dần sang hồng. Đó là do sự thay đổi cấu trúc của một loại protein trên lớp vỏ, có tên gọi beta-crustacyanin. Một phần của phân tử này có thể thay hình đổi dạng, kéo theo sự biến dạng của một phân tử khác gắn kèm với nó là astaxanthin.
    Nhóm nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London và Đại học Manchester cho biết, bản thân astaxanthin có màu vàng cam. Khi gắn với beta-crustacyanin, khả năng hấp thụ ánh sáng của nó bị thay đổi, và astaxanthin chuyển sang màu xanh. Khi tôm được đun lên, dưới tác dụng của nhiệt độ, phần crustacyanin bị tách ra, và astaxanthin trở lại với màu vàng cam nguyên thủy của nó.
    Các nhà khoa học kết luận, chính chất dạng caroten astaxanthin chịu trách nhiệm về việc làm tôm hùm biến màu từ xanh sang hồng trong quá trình đun nấu. Phân tử này là một chất chống ôxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ màng tế bào và các mô khỏi bị tổn thương. Vì vậy, phát hiện trên có thể đưa tới những liệu pháp chữa trị mới cho nhiều căn bệnh ở người, trong đó có ung thư. Chẳng hạn, các bác sĩ sẽ sử dụng astaxanthin như là một chất vận chuyển các loại thuốc không hòa tan đi vào cơ thể. Nó cũng mở ra tiềm năng về một loại chất màu thực phẩm tự nhiên hơn.
    B.H. (theo BBC)


    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vì sao tôm hùm chuyển sang màu hồng khi bị nấu lên?

    Tôm hùm và tấm áo xanh của nó khi ở dưới biển.
    Các nhà khoa học Anh giờ đây đã biết chính xác câu trả lời cho bí ẩn đó. Thì ra, màu xanh đen tự nhiên trên vỏ giáp của tôm hùm mất đi là do sự thay đổi cấu trúc của một protein trọng yếu.
    Ai từng nhìn thấy tôm hùm hẳn còn nhớ lớp vỏ xanh đen tự nhiên của nó. Lớp vỏ này giúp tôm hùm ngụy trang, ẩn mình dưới những tảng đá ở đáy đại dương và tránh được các loài ăn thịt. Nhưng nếu chẳng may bị đưa lên bếp, vỏ tôm sẽ chuyển dần sang hồng. Đó là do sự thay đổi cấu trúc của một loại protein trên lớp vỏ, có tên gọi beta-crustacyanin. Một phần của phân tử này có thể thay hình đổi dạng, kéo theo sự biến dạng của một phân tử khác gắn kèm với nó là astaxanthin.
    Nhóm nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London và Đại học Manchester cho biết, bản thân astaxanthin có màu vàng cam. Khi gắn với beta-crustacyanin, khả năng hấp thụ ánh sáng của nó bị thay đổi, và astaxanthin chuyển sang màu xanh. Khi tôm được đun lên, dưới tác dụng của nhiệt độ, phần crustacyanin bị tách ra, và astaxanthin trở lại với màu vàng cam nguyên thủy của nó.
    Các nhà khoa học kết luận, chính chất dạng caroten astaxanthin chịu trách nhiệm về việc làm tôm hùm biến màu từ xanh sang hồng trong quá trình đun nấu. Phân tử này là một chất chống ôxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ màng tế bào và các mô khỏi bị tổn thương. Vì vậy, phát hiện trên có thể đưa tới những liệu pháp chữa trị mới cho nhiều căn bệnh ở người, trong đó có ung thư. Chẳng hạn, các bác sĩ sẽ sử dụng astaxanthin như là một chất vận chuyển các loại thuốc không hòa tan đi vào cơ thể. Nó cũng mở ra tiềm năng về một loại chất màu thực phẩm tự nhiên hơn.
    B.H. (theo BBC)


    BachHop
  6. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Bảo vệ cò quăm có mào bằng... cha mẹ nuôi
    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa thành công trong việc khiến cho một đôi cò quăm trắng tiếp nhận một chú cò quăm có mào mới sinh. Đây là ca ?onhận con nuôi? đầu tiên thuộc loại này trên thế giới.3 tháng trước đây, các nhà khoa học đã đặt một quả trứng cò quăm có mào vào tổ của cò quăm trắng, và chim non đã ra đời 30 ngày sau đó. Hiện nay, ở tuần tuổi thứ 8, chim con có sức khỏe rất tốt và các nhà khoa học hy vọng ?ocha mẹ? của nó sẽ truyền đạt cho đứa con khác loài những bí quyết để thích nghi với thiên nhiên.
    Cò quăm có mào rất đặc trưng với chiếc mào đỏ, bộ lông xám và cái mỏ hình móc câu. Là một trong những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, quần thể của chúng chỉ còn 7 con ở phía tây bắc tỉnh Sơn Tây vào năm 1981. Nhờ nỗ lực của các nhà khoa học Trung Quốc suốt hai thập kỷ qua, số cá thể của loài hiện đã tăng lên 400 con. Chỉ có điều, tất cả chúng đều đang sống tập trung trong một khu vực nhỏ tại tỉnh Sơn Tây. Lo ngại rằng loài này sẽ bị tuyệt diệt nếu một thảm họa chẳng may xảy ra, các nhà khoa học đã nghiên cứu việc bảo tồn loài chim quý tại nhiều địa điểm khác nhau.
    Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất lại là đưa những động vật được sinh sản nhân tạo này trở lại với tự nhiên. Bằng việc "mượn ổ" của chim bố mẹ khác loài, các nhà khoa học hy vọng những con chim non của loài cò quăm có mào sẽ sớm thích nghi với môi trường.
    ?oThành công của thí nghiệm này đã mở ra một hướng mới trong việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm?, Ding Changqing, một chuyên gia của Học viện Khoa học Trung Quốc, cho biết. Người ta hy vọng quần thể cò quăm có mào trong tự nhiên có thể sẽ khôi phục trong 5 năm tới, điều trước kia bị xem là không thể.
    B.H. (theo Tân Hoa Xã)

    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]
  7. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Bảo vệ cò quăm có mào bằng... cha mẹ nuôi
    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa thành công trong việc khiến cho một đôi cò quăm trắng tiếp nhận một chú cò quăm có mào mới sinh. Đây là ca ??onhận con nuôi??? đầu tiên thuộc loại này trên thế giới.3 tháng trước đây, các nhà khoa học đã đặt một quả trứng cò quăm có mào vào tổ của cò quăm trắng, và chim non đã ra đời 30 ngày sau đó. Hiện nay, ở tuần tuổi thứ 8, chim con có sức khỏe rất tốt và các nhà khoa học hy vọng ??ocha mẹ??? của nó sẽ truyền đạt cho đứa con khác loài những bí quyết để thích nghi với thiên nhiên.
    Cò quăm có mào rất đặc trưng với chiếc mào đỏ, bộ lông xám và cái mỏ hình móc câu. Là một trong những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, quần thể của chúng chỉ còn 7 con ở phía tây bắc tỉnh Sơn Tây vào năm 1981. Nhờ nỗ lực của các nhà khoa học Trung Quốc suốt hai thập kỷ qua, số cá thể của loài hiện đã tăng lên 400 con. Chỉ có điều, tất cả chúng đều đang sống tập trung trong một khu vực nhỏ tại tỉnh Sơn Tây. Lo ngại rằng loài này sẽ bị tuyệt diệt nếu một thảm họa chẳng may xảy ra, các nhà khoa học đã nghiên cứu việc bảo tồn loài chim quý tại nhiều địa điểm khác nhau.
    Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất lại là đưa những động vật được sinh sản nhân tạo này trở lại với tự nhiên. Bằng việc "mượn ổ" của chim bố mẹ khác loài, các nhà khoa học hy vọng những con chim non của loài cò quăm có mào sẽ sớm thích nghi với môi trường.
    ??oThành công của thí nghiệm này đã mở ra một hướng mới trong việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm???, Ding Changqing, một chuyên gia của Học viện Khoa học Trung Quốc, cho biết. Người ta hy vọng quần thể cò quăm có mào trong tự nhiên có thể sẽ khôi phục trong 5 năm tới, điều trước kia bị xem là không thể.
    B.H. (theo Tân Hoa Xã)

    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Ruồi có thể phục vụ loài người như thế nào?
    Khi nghĩ về ruồi, chúng ta thường cho rằng chúng chỉ là những con vật có hại. Nhưng không hẳn vậy. Thực tế, có một số giống ruồi là phụ tá đắc lực cho con người trong các lĩnh vực: nghiên cứu gene, điều trị bệnh, chỉ báo môi trường và tội phạm học.
    Hiệu chỉnh thuốc viagra
    Ruồi giấm drosophila.
    Những đột biến của ruồi giấm như cánh phân đôi, mắt nằm trên chân... rất dễ đạt được, nên từ 80 năm nay, ruồi giấm là vật thí nghiệm được các nhà di truyền học ưa chuộng. Điều đáng chú ý nhất là ADN của ruồi giấm tuy có 4 nhiễm sắc thể, mang 13.600 gene, nhưng đa số lại gần giống như ở người. Loài côn trùng này sinh sản nhanh. Chỉ trong chu kỳ sống khoảng 15 ngày, ruồi giấm đã cho ra đời vài chục con ruồi con. Chính vì thế, mọi thử nghiệm y học trên ruồi giấm đều nhanh chóng cho kết quả. Gần đây nhất, người ta đã nhờ ruồi giấm để hiệu chỉnh thuốc viagra. Nếu như để theo dõi tác dụng của loại thuốc này ở người, các nhà khoa học cần nhiều tuần, nhưng ở ruồi giấm, người ta có thể rút ra kết quả tương tự trong vài giờ. Hiện nay ruồi giấm được dùng trong nhiều nghiên cứu về sinh học, y học, nhất là trong việc chữa các bệnh thần kinh thực vật, tìm hiểu cơ cấu truyền sinh hóa...
    Làm sạch vết thương

    Ruồi lucilia sericata.
    Khi thuốc kháng sinh lên ngôi thì các liệu pháp khác có vẻ yếu thế. Tuy nhiên, ấu trùng ruồi lucilia sericata vẫn thường được sử dụng để làm sạch vết thương rất hiệu quả. Đầu tiên người ta chọn những ấu trùng khỏe mạnh, đưa chúng vào môi trường triệt khuẩn, sau đó đem đặt lên vết thương của bệnh nhân. Ấu trùng sẽ ăn các mô bị chết, làm sạch vết thương, đồng thời vẫn giữ nguyên các mô lành. Chúng được thay thế sau 4 hay 5 ngày, trước khi đến giai đoạn trưởng thành. Đây là cách trị liệu rẻ tiền, không gây tác dụng phụ như dùng khác sinh.
    Chỉ báo về môi trường
    Họ dolicopodidae gồm những giống ruồi mà chu kỳ sống cần 3 môi trường khác nhau để đẻ trứng, săn mồi và nuôi con non. Chúng gắn bó với những khu vực sinh thái có các yếu tố đặc thù như nước, gió, than bùn... Họ nhà ruồi này phản ứng rất nhanh trước mỗi biến động của môi trường. Nếu không khí, đất, nước bị ô nhiễm, chúng sẽ chốn chạy. Quan sát sự di chuyển của những đàn ruồi, người ta có thể đánh giá môi trường tự nhiên ở đâu đó là lành mạnh hay ô nhiễm.
    Phụ tá đắc lực của các nhà chống tội phạm
    Trong điều tra tội phạm, một điều rất quan trọng là xác định nạn nhân chết khi nào. Trong trường hợp này, ruồi có thể là những kẻ trợ giúp đắc lực. Bình thường, trong vòng 48 giờ sau khi người chết, xác sẽ bốc mùi. Ruồi bâu trên xác và đẻ trứng ở đó. Phân tích trứng và tuổi của những ấu trùng non, cảnh sát có thể suy ra ngày, giờ chết của nạn nhân.
    Khoa học và Đời sống (theo Ca m'interesse)

    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Ruồi có thể phục vụ loài người như thế nào?
    Khi nghĩ về ruồi, chúng ta thường cho rằng chúng chỉ là những con vật có hại. Nhưng không hẳn vậy. Thực tế, có một số giống ruồi là phụ tá đắc lực cho con người trong các lĩnh vực: nghiên cứu gene, điều trị bệnh, chỉ báo môi trường và tội phạm học.
    Hiệu chỉnh thuốc viagra
    Ruồi giấm drosophila.
    Những đột biến của ruồi giấm như cánh phân đôi, mắt nằm trên chân... rất dễ đạt được, nên từ 80 năm nay, ruồi giấm là vật thí nghiệm được các nhà di truyền học ưa chuộng. Điều đáng chú ý nhất là ADN của ruồi giấm tuy có 4 nhiễm sắc thể, mang 13.600 gene, nhưng đa số lại gần giống như ở người. Loài côn trùng này sinh sản nhanh. Chỉ trong chu kỳ sống khoảng 15 ngày, ruồi giấm đã cho ra đời vài chục con ruồi con. Chính vì thế, mọi thử nghiệm y học trên ruồi giấm đều nhanh chóng cho kết quả. Gần đây nhất, người ta đã nhờ ruồi giấm để hiệu chỉnh thuốc viagra. Nếu như để theo dõi tác dụng của loại thuốc này ở người, các nhà khoa học cần nhiều tuần, nhưng ở ruồi giấm, người ta có thể rút ra kết quả tương tự trong vài giờ. Hiện nay ruồi giấm được dùng trong nhiều nghiên cứu về sinh học, y học, nhất là trong việc chữa các bệnh thần kinh thực vật, tìm hiểu cơ cấu truyền sinh hóa...
    Làm sạch vết thương

    Ruồi lucilia sericata.
    Khi thuốc kháng sinh lên ngôi thì các liệu pháp khác có vẻ yếu thế. Tuy nhiên, ấu trùng ruồi lucilia sericata vẫn thường được sử dụng để làm sạch vết thương rất hiệu quả. Đầu tiên người ta chọn những ấu trùng khỏe mạnh, đưa chúng vào môi trường triệt khuẩn, sau đó đem đặt lên vết thương của bệnh nhân. Ấu trùng sẽ ăn các mô bị chết, làm sạch vết thương, đồng thời vẫn giữ nguyên các mô lành. Chúng được thay thế sau 4 hay 5 ngày, trước khi đến giai đoạn trưởng thành. Đây là cách trị liệu rẻ tiền, không gây tác dụng phụ như dùng khác sinh.
    Chỉ báo về môi trường
    Họ dolicopodidae gồm những giống ruồi mà chu kỳ sống cần 3 môi trường khác nhau để đẻ trứng, săn mồi và nuôi con non. Chúng gắn bó với những khu vực sinh thái có các yếu tố đặc thù như nước, gió, than bùn... Họ nhà ruồi này phản ứng rất nhanh trước mỗi biến động của môi trường. Nếu không khí, đất, nước bị ô nhiễm, chúng sẽ chốn chạy. Quan sát sự di chuyển của những đàn ruồi, người ta có thể đánh giá môi trường tự nhiên ở đâu đó là lành mạnh hay ô nhiễm.
    Phụ tá đắc lực của các nhà chống tội phạm
    Trong điều tra tội phạm, một điều rất quan trọng là xác định nạn nhân chết khi nào. Trong trường hợp này, ruồi có thể là những kẻ trợ giúp đắc lực. Bình thường, trong vòng 48 giờ sau khi người chết, xác sẽ bốc mùi. Ruồi bâu trên xác và đẻ trứng ở đó. Phân tích trứng và tuổi của những ấu trùng non, cảnh sát có thể suy ra ngày, giờ chết của nạn nhân.
    Khoa học và Đời sống (theo Ca m'interesse)

    BachHop
  10. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Biến ánh sáng mặt trời thành dao mổ ung thư
    Các nhà khoa học Israel đang thử nghiệm một thiết bị có thể tiêu diệt các khối u ác tính. Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên lý tập trung ánh sáng mặt trời thành những chùm sáng có cường độ mạnh như laser, với giá rẻ hơn nhiều so với các thiết bị laser y tế truyền thống.....morehttp://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/09/3B9C0BED/
    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]

Chia sẻ trang này