1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Thứ sáu, 11/10/2002, 13:40 (GMT+7)
    Phát hiện gần trăm loài ếch mới ở Sri Lanca

    Các nhà khoa học Mỹ vừa làm một khảo sát về các loài ở Sri Lanca. Họ ghi nhận tại đây có trên 140 loài ếch, trong đó gần 100 loài chưa được biết tới. Điều này thật kỳ lạ, vì người ta không ngờ rằng một hòn đảo nhỏ, chỉ rộng 65.000 km vuông, lại có sự đa dạng về loài lớn như vậy.
    Nhóm nghiên cứu của Madhava Meegaskumbura, Đại học Boston (Mỹ), đã khảo sát khu rừng nguyên thủy 750 kilomét vuông của Sri Lanca. Họ đã phân tích gene của các nhóm ếch tại đây, bao gồm ếch sống trong hang, sống trên cây, sống trong bụi, sống ở đầm lầy. Kết quả cho thấy, có tới trên 140 loài ếch khác nhau. Riêng nhóm ếch bay (rhacophodae: có thể nhảy xa tới 4-5 mét) đã có tới 18 loại
    Rừng rậm Sri Lanca là môi trường đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển của ếch và các loài lưỡng cư khác, vì nó có nhiều đầm lầy nhỏ và dây leo um tùm. Tuy nhiên hiện nay, phần rừng còn lại của đất nước này chỉ bằng 5% so với hồi đầu thế kỷ 20. Các nhà khoa học đang yêu cầu chính phủ Sri Lanca phải có biện pháp khắc phục nạn phá rừng và lấn chiếm đất hoang ở đây.
    theo vnexpress
    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Các hồ nước có nguy cơ nhiễm thuỷ ngân
    Thuỷ ngân là kim loại nặng được sử dụng nhiều trong công nghiệp, nha khoa và nhiệt kế y học. Khi bị thải vào môi trường nước, nó sẽ biến thành một hợp chất độc hại mà con người, động vật dễ hấp thụ vào cơ thể. Trong nhiều thập kỷ gần đây, đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc hàng loạt tại các vùng dân cư ven biển, kể cả Nhật Bản, do họ ăn nhiều cá. Hàm lượng thuỷ ngân trong cá nước ngọt cũng rất cao ở một số nơi.
    Theo UNEP, phần lớn người, động vật và cá đều có một lượng cực nhỏ thuỷ ngân trong mô của cơ thể. Thuỷ ngân không chỉ được giải phóng tự nhiên từ đá, mà còn là sản phẩm phụ khi đốt than và thiêu huỷ chất thải. Nguy hiểm xảy ra khi mức thuỷ ngân tích tụ và tăng dần. Ngộ độc thuỷ ngân có thể gây tổn thương nghiêm trọng ở não và thận, ngay cả khi hấp thụ chỉ một lượng nhỏ.
    Tại hội nghị, các chuyên gia đã đề xuất một loạt giải pháp cho các chính phủ thành viên UNEP, như tăng cường trao đổi thông tin và thay thế thuỷ ngân lỏng bằng các sản phẩm khác, đàm phán để đi đến ký kết một hiệp ước toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý về hạn chế sử dụng thuỷ ngân. Giám đốc điều hành UNEP nhận xét: ''Đây là bước đi cần thiết đầu tiên nhằm giảm và hướng tới loại bỏ mọi nguy cơ về môi trường và sức khoẻ do thuỷ ngân gây ra. Đã đến lúc các chính phủ phải hành động''.
    Khuyến nghị của các chuyên gia sẽ được thảo luận tại một cuộc họp của Hội đồng điều hành UNEP diễn ra từ 3-7/2/2003 tại trụ sở chính của cơ quan này ở Nairobi. Sau cuộc họp tại Geneva, các nhà khoa học tỏ ra bi quan về triển vọng đạt được một hiệp ước toàn cầu, bởi một hiệp ước như vậy có thể đe doạ tới tương lai của các ngành công nghiệp ở cả nước giàu và nghèo.
    (Theo CBS, VASC Orient)

  3. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Các hồ nước có nguy cơ nhiễm thuỷ ngân
    Thuỷ ngân là kim loại nặng được sử dụng nhiều trong công nghiệp, nha khoa và nhiệt kế y học. Khi bị thải vào môi trường nước, nó sẽ biến thành một hợp chất độc hại mà con người, động vật dễ hấp thụ vào cơ thể. Trong nhiều thập kỷ gần đây, đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc hàng loạt tại các vùng dân cư ven biển, kể cả Nhật Bản, do họ ăn nhiều cá. Hàm lượng thuỷ ngân trong cá nước ngọt cũng rất cao ở một số nơi.
    Theo UNEP, phần lớn người, động vật và cá đều có một lượng cực nhỏ thuỷ ngân trong mô của cơ thể. Thuỷ ngân không chỉ được giải phóng tự nhiên từ đá, mà còn là sản phẩm phụ khi đốt than và thiêu huỷ chất thải. Nguy hiểm xảy ra khi mức thuỷ ngân tích tụ và tăng dần. Ngộ độc thuỷ ngân có thể gây tổn thương nghiêm trọng ở não và thận, ngay cả khi hấp thụ chỉ một lượng nhỏ.
    Tại hội nghị, các chuyên gia đã đề xuất một loạt giải pháp cho các chính phủ thành viên UNEP, như tăng cường trao đổi thông tin và thay thế thuỷ ngân lỏng bằng các sản phẩm khác, đàm phán để đi đến ký kết một hiệp ước toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý về hạn chế sử dụng thuỷ ngân. Giám đốc điều hành UNEP nhận xét: ''Đây là bước đi cần thiết đầu tiên nhằm giảm và hướng tới loại bỏ mọi nguy cơ về môi trường và sức khoẻ do thuỷ ngân gây ra. Đã đến lúc các chính phủ phải hành động''.
    Khuyến nghị của các chuyên gia sẽ được thảo luận tại một cuộc họp của Hội đồng điều hành UNEP diễn ra từ 3-7/2/2003 tại trụ sở chính của cơ quan này ở Nairobi. Sau cuộc họp tại Geneva, các nhà khoa học tỏ ra bi quan về triển vọng đạt được một hiệp ước toàn cầu, bởi một hiệp ước như vậy có thể đe doạ tới tương lai của các ngành công nghiệp ở cả nước giàu và nghèo.
    (Theo CBS, VASC Orient)

  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Tái tạo thành công ?otế bào trường thọ?

    Ngày 15/9, Viện Khoa học Cỏng nghệ Nhật Bản cho biết, họ đang tiến hành nghiên cứu cách làm chậm tiến trình lão hóa của con người và giúp con người kéo dài tuổi thọ. Đây là một bí mật khoa học lớn nhất trên thế giới mà con người chưa thể khám phá được từ trước đến nay.
    Các nhà nghiên cứu đã tái tạo thành công ?otế bào trường thọ" trong mạch máu người bằng cách cấy các gien điều khiển tuổi thọ, trong đó có một gien được gọi là ?oTelemarase" vào máu có thể mở rộng sự phân đoạn tối đa từ mức trung bình là 65 lên tới 200 lần. Các nhà nghiên cứu dự đoán, loại ?otế bào trường thọ" này khi được cấy vào máu người có thể thay thế những tế bào đã lão hóa để hình thành các tế bào mới, hạn chế nguy cơ lão hóa của con người.
    Lê Hải Triều

    Theo Tạp chí Thế giới Phụ nữ
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Tái tạo thành công ??otế bào trường thọ???

    Ngày 15/9, Viện Khoa học Cỏng nghệ Nhật Bản cho biết, họ đang tiến hành nghiên cứu cách làm chậm tiến trình lão hóa của con người và giúp con người kéo dài tuổi thọ. Đây là một bí mật khoa học lớn nhất trên thế giới mà con người chưa thể khám phá được từ trước đến nay.
    Các nhà nghiên cứu đã tái tạo thành công ??otế bào trường thọ" trong mạch máu người bằng cách cấy các gien điều khiển tuổi thọ, trong đó có một gien được gọi là ??oTelemarase" vào máu có thể mở rộng sự phân đoạn tối đa từ mức trung bình là 65 lên tới 200 lần. Các nhà nghiên cứu dự đoán, loại ??otế bào trường thọ" này khi được cấy vào máu người có thể thay thế những tế bào đã lão hóa để hình thành các tế bào mới, hạn chế nguy cơ lão hóa của con người.
    Lê Hải Triều

    Theo Tạp chí Thế giới Phụ nữ
  6. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Loại bỏ gene gây chảy nước mắt ở hành
    Các nhà khoa học Nhật Bản vừa cho biết, họ có thể tạo ra một loại hành chuyển gene mới, thơm ngon không kém hành truyền thống, nhưng sẽ không khiến bạn phải ứa nước mắt vì cay mỗi khi thái
    more http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/10/3B9C160A/
    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]
  7. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Loại bỏ gene gây chảy nước mắt ở hành
    Các nhà khoa học Nhật Bản vừa cho biết, họ có thể tạo ra một loại hành chuyển gene mới, thơm ngon không kém hành truyền thống, nhưng sẽ không khiến bạn phải ứa nước mắt vì cay mỗi khi thái
    more http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/10/3B9C160A/
    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]
  8. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Quan sát được sự giao phối của bạch tuộc Australia
    Ở loài bạch tuộc tremoctopus có sự khác biệt kỷ lục về độ lớn giữa con đực và con cái: Trong khi con cái nặng tới 10 kg, thì con đực chỉ nặng khoảng 0,25 gam (nhỏ hơn 40.000 lần!). Chính vì thế, sự giao phối của chúng rất khó khăn, và thường kết thúc bằng cái chết của con đực.
    Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao bạch tuộc tremoctopus đực lại nhỏ xíu như vậy, vì nó chẳng có lợi thế gì cả. Tuy nhiên gần đây, Tiến sĩ Mark Norman, Viện bảo tàng Victoria ở Melbourne (Australia), cho rằng, một trong những lợi thế của con đực là chúng trưởng thành nhanh hơn rất nhiều so với con cái. Mặt khác, vì chúng có tuổi thọ thấp hơn con cái nhiều lần, nên khi con cái sống hết một đời, thì con đực đã qua được mấy thế hệ. Nên xét cho cùng, số lượng con đực vẫn cao hơn rất nhiều so với con cái.
    thêm......http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/10/3B9C16B7/
    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]
  9. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Quan sát được sự giao phối của bạch tuộc Australia
    Ở loài bạch tuộc tremoctopus có sự khác biệt kỷ lục về độ lớn giữa con đực và con cái: Trong khi con cái nặng tới 10 kg, thì con đực chỉ nặng khoảng 0,25 gam (nhỏ hơn 40.000 lần!). Chính vì thế, sự giao phối của chúng rất khó khăn, và thường kết thúc bằng cái chết của con đực.
    Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao bạch tuộc tremoctopus đực lại nhỏ xíu như vậy, vì nó chẳng có lợi thế gì cả. Tuy nhiên gần đây, Tiến sĩ Mark Norman, Viện bảo tàng Victoria ở Melbourne (Australia), cho rằng, một trong những lợi thế của con đực là chúng trưởng thành nhanh hơn rất nhiều so với con cái. Mặt khác, vì chúng có tuổi thọ thấp hơn con cái nhiều lần, nên khi con cái sống hết một đời, thì con đực đã qua được mấy thế hệ. Nên xét cho cùng, số lượng con đực vẫn cao hơn rất nhiều so với con cái.
    thêm......http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/10/3B9C16B7/
    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]
  10. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Đan Mạch lập nguyên tắc cho hợp tác CNSH
    12 nguyên tắc hợp tác công nghệ sinh học cây trồng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển được một nhóm thuộc viện Khoa học Nông nghiệp Đan Mạch lập ra. Các nguyên tắc này là một phần kết luận và gợi ý của một bài báo về "Đánh giá tiềm năng và hạn chế trong việc phát triển và sử dụng công nghệ sinh học cây trồng về gây giống và trồng trọt ở các quốc gia đang phát triển." Bài báo được uỷ thác bởi Cơ quan Hỗ trợ phát triển (DANIDA) với tư cách là một nhà tài trợ, nhằm củng cố cơ sở kiến thức về công nghệ sinh học cây trồng cho các quốc gia đang phát triển.
    Theo các nguyên tắc, sự ủng hộ của công nghệ sinh học nông nghiệp cần phải có các đặc điểm sau:
    Hướng vào nhu cầu. Cần tiến hành một cuộc điều tra nhằm xác định lĩnh vực ưu tiên đầu tư.
    Gắn liền với nước nhận. Nước này cần được hỗ trợ phát triển cơ cấu tổ chức thích hợp để cộng tác trong tương lai với tổ chức các quốc gia phát triển.
    Tuân thủ pháp chế quốc tế và quốc gia trước khi khởi xướng cộng tác.
    Hướng vào trọng tâm vấn đề. Các vấn đề nhất định ở các quốc gia nhất định nên được đề cập với đầy đủ các nguồn nhằm có những tác động cần thiết.
    Dành nguồn lực cho việc thương thuyết quyền sở hữu trí tuệ với các đối tác bên ngoài, có thể thông qua trung gian như ISNAR và ISAAA.
    Có mục tiêu cụ thể. Có thể là các dự án ứng dụng ngắn hạn hoặc dài hạn về hệ gen và hệ gen chức năng hướng vào các đặc điểm đặc trưng của cây trồng phù hợp với từng quốc gia đang phát triển.
    Dành nguồn lực cho phát triển công nghệ
    Bài báo về công nghệ sinh học thực vật hiện đại không những đề cập đến các khả năng công nghệ mà còn bàn về quyền sở hữu trí tuệ, các rủi ro liên quan đến thương mại, môi trường và sức khoẻ, và cả các vấn đề thuộc đạo đức.
    Toàn văn bài báo có tại: http://www.um.dk/upload/publikationer/Danida_Low_Res_Web.pdf

    Công chúng Châu Âu nghèo thông tin về CNSH nông nghiệp
    CNSH Nông nghiệp Châu Âu (ABE), một tổ chức tài trợ hợp thành bởi các công ty công nghệ sinh học nông nghiệp lớn ở Châu Âu, đã phát hành bài báo về thái độ của công chúng đối với công nghệ sinh học nông nghiệp. Bài báo này là đóng góp của ABE nhằm "thúc đẩy cuộc thảo luận công khai về vấn đề công nghệ sinh học sẽ được áp dụng trong nông nghiệp như thế nào để xã hội chấp nhận".
    Mặc dù có ý kiến cho rằng công chúng từ chối sử dụng công nghệ sinh học ngoài phòng thí nghiệm; các cuộc nghiên cứu độc lập cho thấy một cách nhất quán rằng hầu hết người dân rất nghèo nàn thông tin để có thể đưa ra một kết luận xác đáng. Sau đây là một vài kết luận quan trọng từ báo cáo:
    Hầu hết người dân không chống đối khoa học công nghệ. Có đầy đủ lý lẽ để chứng minh rằng họ sẽ chấp nhận công nghệ sinh học hiện đại nếu chúng được áp dụng một cách thích hợp.
    Phần đông công chúng muốn được thông tin nhiều hơn và chính xác hơn về cơ sở của các quyết định.
    Các cuộc điều tra khách hàng cho thấy rằng công chúng không cần thiết phải có suy nghĩ thoải mái hơn khi họ biết được nhiều hơn. Điều này phản ánh việc thiếu tin tưởng ở các tổ chức xã hội hiện đại, mà những kinh nghiệm gần đây về các vấn đề an toàn thực phẩm đúc kết nên.
    Tình hình này sẽ thay đổi khi công chúng trở nên quen thuộc hơn với công nghệ sinh học hiện đại và các ứng dụng của nó, và khi họ thấy rằng các hậu quả thảm khốc mà một số người đã đưa ra là không có thực. Việc thiết lập Cơ quan Lương thực Châu Âu và làm tăng tín nhiệm về khả năng của EU cũng như các chính quyền quốc gia nhằm đảm bảo nguồn cung cấp an toàn lương thực phải là một nhân tố tích cực quan trọng về lâu dài.
    Toàn bộ bài báo có tại: http://www.ABEurope.info
    Hiểu lầm trong công chúng gây bế tắc cho thảo luận GM
    Hầu hết các nhà giữ tiền đặc cược trong cuộc thảo luận về vấn đề chuyển gen đã hiểu lầm các phản ứng của công chúng đối với cơ thể chuyển gen (GMOs). Điều này thể hiện một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bế tắc hiện tại trong cuộc thảo luận chuyển gen.
    Phản ứng của công chúng đối với GMOs về việc ra quyết định hoặc là do thiếu kiến thức hoặc là do nỗi lo thuộc đạo đức một cách "phi khoa học." Điều được lưu ý ở đây là các đặc điểm nổi bật của công chúng và các chính sách xuất phát từ công chúng không bắt được đầy đủ bản chất mối quan tâm chung, và họ cũng không nhận ra các yếu tố xã hội, văn hoá và tổ chức tạo nên các mối quan tâm đó.
    Kết luận này được xuất phát từ báo cáo cuối cùng của dự án nghiên cứu PABE về "Nhận thức của công chúng về công nghệ sinh học nông nghiệp ở Châu Âu", được Uỷ ban EC tài trợ. Một nhóm nghiên cứu từ 5 quốc gia Châu Âu dẫn đầu bởi Brian Wynne thuộc trường Đại Học Lancaster Anh Quốc đã tiến hành một nghiên cứu chiều sâu về thái độ, nhận thức và đánh giá của công chúng về côgn nghệ sinh học nông nghiệp và thực phẩm.
    Theo báo cáo, những giải thích sai lầm này về nhận thức của công chúng có vai trò ảnh hưởng trong việc xây dựng các chiến lược giao thông và chính sách của người ra quyết định ở chính phủ, doanh nghiệp, cũng như ở các nhóm tiêu dùng và môi trường. Vì lý do đó, các chính sách tiếp tục mất khả năng đối phó một cách thoả đáng đến nhu cầu của công chúng và do đó không có khả năng giải quyết hay thúc đẩy cuộc thảo luận.
    Nhóm nghiên cứu còn nói rằng cần phải lập ra một ban chính sách tư tưởng văn hóa về nhận thức của công chúng đối với khoa học, công nghệ và rủi ro.
    Toàn văn báo cáo có tại: http://www.pabe.net và: http://www.inra.fr/Internet/Directions/SED/science-gouvernance
    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]

Chia sẻ trang này