1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoc_nam

    ngoc_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Đan Mạch lập nguyên tắc cho hợp tác CNSH
    12 nguyên tắc hợp tác công nghệ sinh học cây trồng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển được một nhóm thuộc viện Khoa học Nông nghiệp Đan Mạch lập ra. Các nguyên tắc này là một phần kết luận và gợi ý của một bài báo về "Đánh giá tiềm năng và hạn chế trong việc phát triển và sử dụng công nghệ sinh học cây trồng về gây giống và trồng trọt ở các quốc gia đang phát triển." Bài báo được uỷ thác bởi Cơ quan Hỗ trợ phát triển (DANIDA) với tư cách là một nhà tài trợ, nhằm củng cố cơ sở kiến thức về công nghệ sinh học cây trồng cho các quốc gia đang phát triển.
    Theo các nguyên tắc, sự ủng hộ của công nghệ sinh học nông nghiệp cần phải có các đặc điểm sau:
    Hướng vào nhu cầu. Cần tiến hành một cuộc điều tra nhằm xác định lĩnh vực ưu tiên đầu tư.
    Gắn liền với nước nhận. Nước này cần được hỗ trợ phát triển cơ cấu tổ chức thích hợp để cộng tác trong tương lai với tổ chức các quốc gia phát triển.
    Tuân thủ pháp chế quốc tế và quốc gia trước khi khởi xướng cộng tác.
    Hướng vào trọng tâm vấn đề. Các vấn đề nhất định ở các quốc gia nhất định nên được đề cập với đầy đủ các nguồn nhằm có những tác động cần thiết.
    Dành nguồn lực cho việc thương thuyết quyền sở hữu trí tuệ với các đối tác bên ngoài, có thể thông qua trung gian như ISNAR và ISAAA.
    Có mục tiêu cụ thể. Có thể là các dự án ứng dụng ngắn hạn hoặc dài hạn về hệ gen và hệ gen chức năng hướng vào các đặc điểm đặc trưng của cây trồng phù hợp với từng quốc gia đang phát triển.
    Dành nguồn lực cho phát triển công nghệ
    Bài báo về công nghệ sinh học thực vật hiện đại không những đề cập đến các khả năng công nghệ mà còn bàn về quyền sở hữu trí tuệ, các rủi ro liên quan đến thương mại, môi trường và sức khoẻ, và cả các vấn đề thuộc đạo đức.
    Toàn văn bài báo có tại: http://www.um.dk/upload/publikationer/Danida_Low_Res_Web.pdf

    Công chúng Châu Âu nghèo thông tin về CNSH nông nghiệp
    CNSH Nông nghiệp Châu Âu (ABE), một tổ chức tài trợ hợp thành bởi các công ty công nghệ sinh học nông nghiệp lớn ở Châu Âu, đã phát hành bài báo về thái độ của công chúng đối với công nghệ sinh học nông nghiệp. Bài báo này là đóng góp của ABE nhằm "thúc đẩy cuộc thảo luận công khai về vấn đề công nghệ sinh học sẽ được áp dụng trong nông nghiệp như thế nào để xã hội chấp nhận".
    Mặc dù có ý kiến cho rằng công chúng từ chối sử dụng công nghệ sinh học ngoài phòng thí nghiệm; các cuộc nghiên cứu độc lập cho thấy một cách nhất quán rằng hầu hết người dân rất nghèo nàn thông tin để có thể đưa ra một kết luận xác đáng. Sau đây là một vài kết luận quan trọng từ báo cáo:
    Hầu hết người dân không chống đối khoa học công nghệ. Có đầy đủ lý lẽ để chứng minh rằng họ sẽ chấp nhận công nghệ sinh học hiện đại nếu chúng được áp dụng một cách thích hợp.
    Phần đông công chúng muốn được thông tin nhiều hơn và chính xác hơn về cơ sở của các quyết định.
    Các cuộc điều tra khách hàng cho thấy rằng công chúng không cần thiết phải có suy nghĩ thoải mái hơn khi họ biết được nhiều hơn. Điều này phản ánh việc thiếu tin tưởng ở các tổ chức xã hội hiện đại, mà những kinh nghiệm gần đây về các vấn đề an toàn thực phẩm đúc kết nên.
    Tình hình này sẽ thay đổi khi công chúng trở nên quen thuộc hơn với công nghệ sinh học hiện đại và các ứng dụng của nó, và khi họ thấy rằng các hậu quả thảm khốc mà một số người đã đưa ra là không có thực. Việc thiết lập Cơ quan Lương thực Châu Âu và làm tăng tín nhiệm về khả năng của EU cũng như các chính quyền quốc gia nhằm đảm bảo nguồn cung cấp an toàn lương thực phải là một nhân tố tích cực quan trọng về lâu dài.
    Toàn bộ bài báo có tại: http://www.ABEurope.info
    Hiểu lầm trong công chúng gây bế tắc cho thảo luận GM
    Hầu hết các nhà giữ tiền đặc cược trong cuộc thảo luận về vấn đề chuyển gen đã hiểu lầm các phản ứng của công chúng đối với cơ thể chuyển gen (GMOs). Điều này thể hiện một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bế tắc hiện tại trong cuộc thảo luận chuyển gen.
    Phản ứng của công chúng đối với GMOs về việc ra quyết định hoặc là do thiếu kiến thức hoặc là do nỗi lo thuộc đạo đức một cách "phi khoa học." Điều được lưu ý ở đây là các đặc điểm nổi bật của công chúng và các chính sách xuất phát từ công chúng không bắt được đầy đủ bản chất mối quan tâm chung, và họ cũng không nhận ra các yếu tố xã hội, văn hoá và tổ chức tạo nên các mối quan tâm đó.
    Kết luận này được xuất phát từ báo cáo cuối cùng của dự án nghiên cứu PABE về "Nhận thức của công chúng về công nghệ sinh học nông nghiệp ở Châu Âu", được Uỷ ban EC tài trợ. Một nhóm nghiên cứu từ 5 quốc gia Châu Âu dẫn đầu bởi Brian Wynne thuộc trường Đại Học Lancaster Anh Quốc đã tiến hành một nghiên cứu chiều sâu về thái độ, nhận thức và đánh giá của công chúng về côgn nghệ sinh học nông nghiệp và thực phẩm.
    Theo báo cáo, những giải thích sai lầm này về nhận thức của công chúng có vai trò ảnh hưởng trong việc xây dựng các chiến lược giao thông và chính sách của người ra quyết định ở chính phủ, doanh nghiệp, cũng như ở các nhóm tiêu dùng và môi trường. Vì lý do đó, các chính sách tiếp tục mất khả năng đối phó một cách thoả đáng đến nhu cầu của công chúng và do đó không có khả năng giải quyết hay thúc đẩy cuộc thảo luận.
    Nhóm nghiên cứu còn nói rằng cần phải lập ra một ban chính sách tư tưởng văn hóa về nhận thức của công chúng đối với khoa học, công nghệ và rủi ro.
    Toàn văn báo cáo có tại: http://www.pabe.net và: http://www.inra.fr/Internet/Directions/SED/science-gouvernance
    <marquee>YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN GÁI TRONG BOX CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẤT LÀ BACHHOP</marquee> [/size=7]
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Chống sạt lở đường bằng "công nghệ sinh học"

    Bắt đầu từ 29.11, Cty TNHH Thiên An (Hà Nội), Cty TNHH Thiên Sinh (TPHCM) sẽ nhận mặt bằng taluy đường HCM đoạn từ Xuân Mai- Hà Nội đến Ngọc Hồi - KonTum để tiến hành trồng cỏ vetiver-một giải pháp mới để chống xói mòn, gia cố taluy đường Hồ Chí Minh...
    Theo Cty sinh hoá nông nghiệp và thương mại Thiên Sinh - TPHCM (Cty TNHH Thiên Sinh)-đơn vị nghiên cứu và trồng thử nghiệm cỏ Vetiver: Cây cỏ Vetiver đã được nhiều nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực thuỷ lợi, nông nghiệp, môi trường sinh thái và đặc biệt là bảo vệ các công trình giao thông. Loại cỏ này thích nghi với mọi địa hình, nhiều loại đất khác nhau. Chúng chịu được sự biến thiên nhiệt độ trong biên độ từ -140C đến +500C, rễ cỏ khả năng đâm sâu 4-5m... chính vì vậy mà cỏ Vetiver có thể sinh trưởng tốt cả ở đất bazan, sỏi đá, đất cát, kể cả đất phong hoá, trên triền dốc đứng... Là một loại cỏ ngoại nhập, nhưng Vetiver đã được nhân giống vô tính tại Việt Nam-đây cũng là một trong những lý do quan trọng để Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn quyết định cho phép ứng dụng trên diện rộng cỏ Vetiver để bảo vệ đất dốc, chống xói mòn.
    Một yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định đưa cỏ Vetiver trồng rộng rãi chống xói mòn, gia cố taluy trên công trình đường HCM của Bộ GTVT là việc trồng thí điểm cỏ Vetiver thành công tại đèo Lò Xo đường HCM đoạn Quảng Nam-KonTum, QL 1A đoạn Hà Nội-Lạng Sơn, QL18A đoạn Biểu Nghi-Bãi Cháy, QL14, 14C khu vực Tây Nguyên- nơi có địa hình phức tạp và nhiều loại đất khác nhau. Trong báo cáo kết quả trồng thí điểm cỏ Vetiver gửi Bộ GTVT, Cục Giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông, Vụ Khoa học công nghệ GTVT, Ban Quản lý đường HCM, Cty TNHH Thiên Sinh... đã thống nhất tính ưu việt cả về kỹ thuật lẫn kinh tế của việc trồng cỏ Vetiver đối với việc chống xói mòn, bảo vệ công trình giao thông. Trên cơ sở đó, Ban đường HCM đã quyết định giao mặt bằng taluy đường HCM cho Cty TNHH Thiên An đoạn Xuân Mai-Cam Lộ; Cty TNHH Thiên An đoạn Đăk Rông-Thạnh Mỹ-Ngọc Hồi. Hiện các đơn vị đang triển khai nhận mặt bằng để triển khai dự án trồng cỏ Vetiver.
    Ông Trần Ngọc Âận, Giám đốc Cty TNHH Thiên Sinh TPHCM cho biết, ngoài những ưu việt về kỹ thuật trong công tác chống xói mòn, trồng cỏ Vetiver còn đem hiệu quả kinh tế cao. Trung bình chi phí trồng, chăm sóc đến khi cây cỏ tự sinh trưởng tốt 1m2 cỏ Vetiver chỉ tốn 30% kinh phí so với 1m2 đá hộc. Chỉ cần 5-6 tháng là cây cỏ đã mọc cao 1,5m, phát huy tác dụng của mình. Chúng tôi sẽ đào nhiều rãnh ngang, cách nhau 1,5-2m và trồng cỏ theo từng luống. Bên cạnh những chân taluy bằng bêtông, đá hộc, những luống cỏ Vetiver hoàn toàn có khả năng chống xói mòn mặt đất. Như vậy tại các khoảnh đất trống (1,5-2m giữa các luống cỏ Vetiver) cây cỏ tự nhiên có điều kiện sinh trưởng, phủ kín mặt đất trống và như đã chứng minh tại các vị trí trồng thí điểm, taluy sẽ không bị sạt lở, giữ an toàn cho con đường xuyên núi này. Thanh Hải
    Cỏ Vetiver đã chống được sạt lở tại vị trí trồng thí điểm trên đèo Lò Xo.
    Lao động số 327 Ngày 06.12.2002
    Lên mạng lúc 12:38:12 ngày 06.12.2002

  3. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Chống sạt lở đường bằng "công nghệ sinh học"

    Bắt đầu từ 29.11, Cty TNHH Thiên An (Hà Nội), Cty TNHH Thiên Sinh (TPHCM) sẽ nhận mặt bằng taluy đường HCM đoạn từ Xuân Mai- Hà Nội đến Ngọc Hồi - KonTum để tiến hành trồng cỏ vetiver-một giải pháp mới để chống xói mòn, gia cố taluy đường Hồ Chí Minh...
    Theo Cty sinh hoá nông nghiệp và thương mại Thiên Sinh - TPHCM (Cty TNHH Thiên Sinh)-đơn vị nghiên cứu và trồng thử nghiệm cỏ Vetiver: Cây cỏ Vetiver đã được nhiều nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực thuỷ lợi, nông nghiệp, môi trường sinh thái và đặc biệt là bảo vệ các công trình giao thông. Loại cỏ này thích nghi với mọi địa hình, nhiều loại đất khác nhau. Chúng chịu được sự biến thiên nhiệt độ trong biên độ từ -140C đến +500C, rễ cỏ khả năng đâm sâu 4-5m... chính vì vậy mà cỏ Vetiver có thể sinh trưởng tốt cả ở đất bazan, sỏi đá, đất cát, kể cả đất phong hoá, trên triền dốc đứng... Là một loại cỏ ngoại nhập, nhưng Vetiver đã được nhân giống vô tính tại Việt Nam-đây cũng là một trong những lý do quan trọng để Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn quyết định cho phép ứng dụng trên diện rộng cỏ Vetiver để bảo vệ đất dốc, chống xói mòn.
    Một yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định đưa cỏ Vetiver trồng rộng rãi chống xói mòn, gia cố taluy trên công trình đường HCM của Bộ GTVT là việc trồng thí điểm cỏ Vetiver thành công tại đèo Lò Xo đường HCM đoạn Quảng Nam-KonTum, QL 1A đoạn Hà Nội-Lạng Sơn, QL18A đoạn Biểu Nghi-Bãi Cháy, QL14, 14C khu vực Tây Nguyên- nơi có địa hình phức tạp và nhiều loại đất khác nhau. Trong báo cáo kết quả trồng thí điểm cỏ Vetiver gửi Bộ GTVT, Cục Giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông, Vụ Khoa học công nghệ GTVT, Ban Quản lý đường HCM, Cty TNHH Thiên Sinh... đã thống nhất tính ưu việt cả về kỹ thuật lẫn kinh tế của việc trồng cỏ Vetiver đối với việc chống xói mòn, bảo vệ công trình giao thông. Trên cơ sở đó, Ban đường HCM đã quyết định giao mặt bằng taluy đường HCM cho Cty TNHH Thiên An đoạn Xuân Mai-Cam Lộ; Cty TNHH Thiên An đoạn Đăk Rông-Thạnh Mỹ-Ngọc Hồi. Hiện các đơn vị đang triển khai nhận mặt bằng để triển khai dự án trồng cỏ Vetiver.
    Ông Trần Ngọc Âận, Giám đốc Cty TNHH Thiên Sinh TPHCM cho biết, ngoài những ưu việt về kỹ thuật trong công tác chống xói mòn, trồng cỏ Vetiver còn đem hiệu quả kinh tế cao. Trung bình chi phí trồng, chăm sóc đến khi cây cỏ tự sinh trưởng tốt 1m2 cỏ Vetiver chỉ tốn 30% kinh phí so với 1m2 đá hộc. Chỉ cần 5-6 tháng là cây cỏ đã mọc cao 1,5m, phát huy tác dụng của mình. Chúng tôi sẽ đào nhiều rãnh ngang, cách nhau 1,5-2m và trồng cỏ theo từng luống. Bên cạnh những chân taluy bằng bêtông, đá hộc, những luống cỏ Vetiver hoàn toàn có khả năng chống xói mòn mặt đất. Như vậy tại các khoảnh đất trống (1,5-2m giữa các luống cỏ Vetiver) cây cỏ tự nhiên có điều kiện sinh trưởng, phủ kín mặt đất trống và như đã chứng minh tại các vị trí trồng thí điểm, taluy sẽ không bị sạt lở, giữ an toàn cho con đường xuyên núi này. Thanh Hải
    Cỏ Vetiver đã chống được sạt lở tại vị trí trồng thí điểm trên đèo Lò Xo.
    Lao động số 327 Ngày 06.12.2002
    Lên mạng lúc 12:38:12 ngày 06.12.2002

  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Trong chương trình thám hiểm không gian của Cơ Quan Quản Trị Không Gian Hoa Kỳ - tức NASA - chưa bao giờ có ai đem rượu bia theo các chuyến bay lên quỹ đạo. Nhưng nay một nghiên cứu sinh ở Đại học Colorado bên Mỹ đã tìm ra một lý do chính đáng để đưa Nàng Men lên chốn vô trọng lực. Lý do đó là gì, cô Kirsten Sterrett giải thích:
    Sterrett: Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi đi làm cho hãng bia Coors một thời gian trước khi tiếp tục cao học. Tôi vốn thích thú về quá trình dùng men để làm bia và ước ao có dịp thử nghiệm nó trong tình trạng vi trọng lực. Hồi còn học cử nhân, tôi đã từng nghiên cứu về sự phát triển của cây cỏ trong môi trường vi trọng lực, cho nên tôi nghĩ việc tìm hiểu về hiện tượngï lên men trong môi trường đó là chuyện tự nhiên.
    Bảo Vũ: Hãng Coors có hổ trợ gì không cho dự án này?
    S: Họ cung cấp cho tôi nhiều máy móc và một chất nền cho men bia. Còn men bia thì tôi phải dùng loại được bán cho công chúng vì Coors muốn giữ bí mật thương mãi của họ.
    Bảo Vũ: Rồi men bia đó được đưa lên quỹ đạo bằng phi thuyền con thoi như thế nào?
    S: Trước tiên, men bia phải được chứa trong những ống nghiệm đặc biệt để có thể được trộn trong tình trạng vi trọng lực. Các ống nghiệm đặc biệt này phải được thử nghiệm để bảo đảm an toàn cho phi thuyền con thoi, rồi tất cả đều phải được cất trong một dụng cụ xử lý sinh học do công ty BioServe Space Teachnologies cung cấp.
    Bảo Vu: Men bia đó được bay trên quỹ đạo trong bao lâu ạ?
    S: Tôi đã hai lần được theo phi thuyền con thoi lên quỹ đạo - lần đầu đi 7 ngày và lần thứ nhì đi 5 ngày. Tôi cho cơ hội để thực hiện cuộc thử nghiệm với men bia đó là một diễõm phúc.
    Bảo Vũ: Các phi hành gia có năng nổ tình nguyện làm vật thử nghiệm cho cô để xem bia vi trọng lực có đáng đồng tiền bát gạo không ạ?
    S: Họ đâu có dám. Nhưng họ đã quây video sự hình thành của bia không gian này. Anh có biết: trong tình trạng vi trọng lực, sự lên men có sinh bọt hẳn hoi - y hệt như trên Trái Đất.
    Bảo Vũ: Giả dụ như các phi hành gia đã có thể uống bia đó, liệu họ có thể bị say trong tình trạng vô trọng lực hay không?
    S: Ta nên biết là trong môi trường vi trọng lực, khoảng một lít máu trong cơ thể con người dồn về phía chân. Cho nên ta có thể xem phi hành gia là hơi bị chếnh choáng dù chưa bị Nàng Men áp đảo - tức là họ có thể say bí tỉ mà không cần phải uống rượu bia nhiều. Dù sao đi nữa, chẳng mấy ai thèm uống lượng bia mà tôi đã ?~nấu?T trên quỹ đạo - vì nó chỉ có 8 mililit mà thôi - tức là chưa đủ thấm chót lưỡi.
    Bảo Vũ: Khi đem lượng bia đó về lại Trái Đất, cô đã thử nghiệm những gì?
    S: Tôi làm một loạt các thử nghiệm cơ bản như đo tỷ trọng, thẩm định chất lượng sinh học của men bia còn lại - tức là xem bao nhiêu còn sống. Rồi tôi xem trong bia không gian có những chất đạm nào khác với bia Trái Đất hay không. Điều làm cho tôi ngạc nhiên là khi quá trình lên men kết thúc, tổng số tế bào men trong bia không gian thấp hơn so với bia Trái Đất. Tôi cứ nghĩ rằng trong tình trạng vi trọng lực và với nhiều chất nền, men bia sẽ sinh sản nhiều hơn.
    Bảo Vũ: Như vậy trong trường kỳ, tác động của phát kiến đó là gì?
    S: BioServe, công ty bảo trợ cho dự án của tôi đã thử nghiệm với quá trình lên men của các vi khuẩn như E. coli (icôlai) để chế tạo một số dược phẩm và họ thấy rằng trong tình trạng vi trọng lực, quá trình lên men đã gia tăng lượng dược chất. Cho nenâ họ sẽ tiếp tục cuộc nghiên cứu này vì họ cho đó là một kỹ thuật có thể sinh lợi rất nhiều về sau. Tuy nhiên, nếu ta khám phá được nguyên nhân cơ học làm gia tăng hiệu năng của quá trình lên men trong môi trường vi trọng lực, ta có thể xây dựng một môi trường có tác động tương tự trên Trái Đất vì phi thuyền con thoi là một phương tiện vô cùng tốn kém.
    Bảo Vũ: Sau khi hoàn tất cuộc thử nghiệm về bia không gian, cô đã làm gì với mẫu bia đó?
    S: Sau khi đã thẩm định không sót một tính chất nào, tôi nghĩ nếu vứt mẫu bia quý hóa này đi thì thật là phí phạm của Trời và có tội với nhân loại, cho nên tôi đành phải ngửa cổ mà nốc một hơi (both laughing). Thực tình mà nói, mùi vị nó chẳng ra gì . Mẫu bia không gian cuối cùng chỉ là 1 phần tư mililit - tức là khoảng 10 giọt. Lúc đó tôi quá lo lắng không biết nó có độc tính gì hay không nên miệng lưỡi đã chát hẳn đi - không nếm được cái gì cả. Dù sao thì tôi vẫn hãnh diện với danh hiệu là người đầu tiên được nếm bia không gian (giggling).
    Bảo Vu: Xin cám ơn cô
    Đó là nghiên cứu sinh Kirsten Sterrett thuộc Đại học Colorado xả thân vì đại nghĩa bia hơi.
    EBDBDBD - "That's all, folks" ​
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Trong chương trình thám hiểm không gian của Cơ Quan Quản Trị Không Gian Hoa Kỳ - tức NASA - chưa bao giờ có ai đem rượu bia theo các chuyến bay lên quỹ đạo. Nhưng nay một nghiên cứu sinh ở Đại học Colorado bên Mỹ đã tìm ra một lý do chính đáng để đưa Nàng Men lên chốn vô trọng lực. Lý do đó là gì, cô Kirsten Sterrett giải thích:
    Sterrett: Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi đi làm cho hãng bia Coors một thời gian trước khi tiếp tục cao học. Tôi vốn thích thú về quá trình dùng men để làm bia và ước ao có dịp thử nghiệm nó trong tình trạng vi trọng lực. Hồi còn học cử nhân, tôi đã từng nghiên cứu về sự phát triển của cây cỏ trong môi trường vi trọng lực, cho nên tôi nghĩ việc tìm hiểu về hiện tượngï lên men trong môi trường đó là chuyện tự nhiên.
    Bảo Vũ: Hãng Coors có hổ trợ gì không cho dự án này?
    S: Họ cung cấp cho tôi nhiều máy móc và một chất nền cho men bia. Còn men bia thì tôi phải dùng loại được bán cho công chúng vì Coors muốn giữ bí mật thương mãi của họ.
    Bảo Vũ: Rồi men bia đó được đưa lên quỹ đạo bằng phi thuyền con thoi như thế nào?
    S: Trước tiên, men bia phải được chứa trong những ống nghiệm đặc biệt để có thể được trộn trong tình trạng vi trọng lực. Các ống nghiệm đặc biệt này phải được thử nghiệm để bảo đảm an toàn cho phi thuyền con thoi, rồi tất cả đều phải được cất trong một dụng cụ xử lý sinh học do công ty BioServe Space Teachnologies cung cấp.
    Bảo Vu: Men bia đó được bay trên quỹ đạo trong bao lâu ạ?
    S: Tôi đã hai lần được theo phi thuyền con thoi lên quỹ đạo - lần đầu đi 7 ngày và lần thứ nhì đi 5 ngày. Tôi cho cơ hội để thực hiện cuộc thử nghiệm với men bia đó là một diễõm phúc.
    Bảo Vũ: Các phi hành gia có năng nổ tình nguyện làm vật thử nghiệm cho cô để xem bia vi trọng lực có đáng đồng tiền bát gạo không ạ?
    S: Họ đâu có dám. Nhưng họ đã quây video sự hình thành của bia không gian này. Anh có biết: trong tình trạng vi trọng lực, sự lên men có sinh bọt hẳn hoi - y hệt như trên Trái Đất.
    Bảo Vũ: Giả dụ như các phi hành gia đã có thể uống bia đó, liệu họ có thể bị say trong tình trạng vô trọng lực hay không?
    S: Ta nên biết là trong môi trường vi trọng lực, khoảng một lít máu trong cơ thể con người dồn về phía chân. Cho nên ta có thể xem phi hành gia là hơi bị chếnh choáng dù chưa bị Nàng Men áp đảo - tức là họ có thể say bí tỉ mà không cần phải uống rượu bia nhiều. Dù sao đi nữa, chẳng mấy ai thèm uống lượng bia mà tôi đã ?~nấu?T trên quỹ đạo - vì nó chỉ có 8 mililit mà thôi - tức là chưa đủ thấm chót lưỡi.
    Bảo Vũ: Khi đem lượng bia đó về lại Trái Đất, cô đã thử nghiệm những gì?
    S: Tôi làm một loạt các thử nghiệm cơ bản như đo tỷ trọng, thẩm định chất lượng sinh học của men bia còn lại - tức là xem bao nhiêu còn sống. Rồi tôi xem trong bia không gian có những chất đạm nào khác với bia Trái Đất hay không. Điều làm cho tôi ngạc nhiên là khi quá trình lên men kết thúc, tổng số tế bào men trong bia không gian thấp hơn so với bia Trái Đất. Tôi cứ nghĩ rằng trong tình trạng vi trọng lực và với nhiều chất nền, men bia sẽ sinh sản nhiều hơn.
    Bảo Vũ: Như vậy trong trường kỳ, tác động của phát kiến đó là gì?
    S: BioServe, công ty bảo trợ cho dự án của tôi đã thử nghiệm với quá trình lên men của các vi khuẩn như E. coli (icôlai) để chế tạo một số dược phẩm và họ thấy rằng trong tình trạng vi trọng lực, quá trình lên men đã gia tăng lượng dược chất. Cho nenâ họ sẽ tiếp tục cuộc nghiên cứu này vì họ cho đó là một kỹ thuật có thể sinh lợi rất nhiều về sau. Tuy nhiên, nếu ta khám phá được nguyên nhân cơ học làm gia tăng hiệu năng của quá trình lên men trong môi trường vi trọng lực, ta có thể xây dựng một môi trường có tác động tương tự trên Trái Đất vì phi thuyền con thoi là một phương tiện vô cùng tốn kém.
    Bảo Vũ: Sau khi hoàn tất cuộc thử nghiệm về bia không gian, cô đã làm gì với mẫu bia đó?
    S: Sau khi đã thẩm định không sót một tính chất nào, tôi nghĩ nếu vứt mẫu bia quý hóa này đi thì thật là phí phạm của Trời và có tội với nhân loại, cho nên tôi đành phải ngửa cổ mà nốc một hơi (both laughing). Thực tình mà nói, mùi vị nó chẳng ra gì . Mẫu bia không gian cuối cùng chỉ là 1 phần tư mililit - tức là khoảng 10 giọt. Lúc đó tôi quá lo lắng không biết nó có độc tính gì hay không nên miệng lưỡi đã chát hẳn đi - không nếm được cái gì cả. Dù sao thì tôi vẫn hãnh diện với danh hiệu là người đầu tiên được nếm bia không gian (giggling).
    Bảo Vu: Xin cám ơn cô
    Đó là nghiên cứu sinh Kirsten Sterrett thuộc Đại học Colorado xả thân vì đại nghĩa bia hơi.
    EBDBDBD - "That's all, folks" ​
  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Nhân giống thành công cây măng cụt cấy mô


    Nhóm nghiên cứu của Viện sinh học nhiệt đới thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia đã nhân giống thành công cây măng cụt Lái Thiêu (Bình Dương) bằng cách cấy mô tế bào của lá và hạt.
    Măng cụt là cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở Thái-lan. Malaysia, Philippines, Indonesia và Việt Nam, xây được xem như là ?onữ hoàng? của cây ăn trái vùng nhiệt đới, bởi dáng trái đẹp, ăn ngon và bổ dưỡng. Lâu nay, măng cụt được các nhà vườn trồng không chỉ vì bán được giá cao mà còn vì hương vị độc đáo, so với các loại trái cây vùng Đông Nam Á. Nhưng trong canh tác các nhà vườn luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu giống măng cụt.
    Từ trước đến nay, các nhà vườn nhân giống măng cụt bằng hạt hoặc ghép cành. Tuy nhiên hạt trong mỗi trái măng cụt lại rất ít, khoảng 1-2 hạt (với trái nặng trên 100g), kích thước của hạt và tuổi cây mẹ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của cây con sau này. Nhân giống bằng hạt không phải là phương pháp tối ưu khi muốn có nhiều cây giống tốt, có chất lượng cao và có tuổi đời lâu dài. Cây măng cụt sinh trưởng chậm, cây con gieo từ hạt phải mất hai năm chăm sóc thì chiều cao thân mới đạt 15cm và sau 10-12 năm mới có trái.
    Nếu giâm cành thì cây khó ra rễ, khi ghép cành chồi ghép thường bị chết do quá trình lên men nơi lớp nhựa tiết ra trên vết cắt. Ghép cành thì cây cho trái khi đạt 5-6 tuổi. Các kết quả nghiên cứu ở Malaysia cho thấy cây ghép có tỷ lệ cây chết sau khi trồng cao hơn cây trồng hạt. Trọng lượng trái và số trái của cây ghép thấp hơn trồng hạt.
    Vì vậy, từ nhiều năm 1996 nhóm nghiên cứu của Viện sinh học nhiệt đới (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) đã chọn hướng nghiên cứu mới để nhân giống cây măng cụt là cấy mô tế bào của lá và hạt. Và đến cuối năm 2002 đã hoàn chỉnh quy trình.
    Tiến sĩ Trần Văn Minh, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: Lúc đầu nhóm đã chọn hạn và chồi măng cụt của vùng Lái thiêu (Bình Dương) trong cấy mô. Quy trình nhân giống được thực hiện chặt chẽ và đòi hỏi sự khéo léo tinh tế. Hạt hay lá (đã qua khử khuẩn) nuôi cấy in-vitro (nuôi cấy trong điều kiện phòng thí nghiệm) để tạo thành phôi. Tiếp đến là quá trình nhân phôi để tạo cấy.
    Theo Tiến sĩ Minh, cây măng cụt cấy mô vẫn phải đưa vào bầu đất và chăm bón trong vườn ươm một vài năm mới đạt kích thước đem trồng. Phương pháp nhân giống này đã cho phép tạo ra một số lượng lớn cây giống măng cụt giúp nhà vườn hoàn toàn có thể chủ động về giống. Nhóm nghiên cứu cũng hướng tới mục tiêu xa hơn, đó là phục tráng giống măng cụt Việt Nam đang thoái hóa có những biểu hiện như trái nhỏ, chảy nhựa (hiện tượng cơm dính mầu vàng?)
    Trò chuyện với chúng tôi, nhóm nghiên cứu cũng cho biết đợt giống cây măng cụt cấy mô đưa ra trồng đầu tiên khảo nghiệm ở Cái Mơn (Bến Tre) ?" Lái Thiêu đến nay đã được 4 tuổi và đang phát triển tốt. Hy vọng khoảng hơn ba nămm nữa cây sẽ đơm bông kết trái, khi đó mới có đầy đủ cơ sở khoa học đánh giá chất lượng của giống măng cụt cấy mô. Còn bây giờ nhóm có thể cung cấp một số lượng cây giống hạn chế cho những ai có nhu cầu trồng thử nghiệm.
    NHẬT VIÊN
    (Tạp chí Khoa học và đời sống)

  7. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Nhân giống thành công cây măng cụt cấy mô


    Nhóm nghiên cứu của Viện sinh học nhiệt đới thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia đã nhân giống thành công cây măng cụt Lái Thiêu (Bình Dương) bằng cách cấy mô tế bào của lá và hạt.
    Măng cụt là cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở Thái-lan. Malaysia, Philippines, Indonesia và Việt Nam, xây được xem như là ?onữ hoàng? của cây ăn trái vùng nhiệt đới, bởi dáng trái đẹp, ăn ngon và bổ dưỡng. Lâu nay, măng cụt được các nhà vườn trồng không chỉ vì bán được giá cao mà còn vì hương vị độc đáo, so với các loại trái cây vùng Đông Nam Á. Nhưng trong canh tác các nhà vườn luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu giống măng cụt.
    Từ trước đến nay, các nhà vườn nhân giống măng cụt bằng hạt hoặc ghép cành. Tuy nhiên hạt trong mỗi trái măng cụt lại rất ít, khoảng 1-2 hạt (với trái nặng trên 100g), kích thước của hạt và tuổi cây mẹ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của cây con sau này. Nhân giống bằng hạt không phải là phương pháp tối ưu khi muốn có nhiều cây giống tốt, có chất lượng cao và có tuổi đời lâu dài. Cây măng cụt sinh trưởng chậm, cây con gieo từ hạt phải mất hai năm chăm sóc thì chiều cao thân mới đạt 15cm và sau 10-12 năm mới có trái.
    Nếu giâm cành thì cây khó ra rễ, khi ghép cành chồi ghép thường bị chết do quá trình lên men nơi lớp nhựa tiết ra trên vết cắt. Ghép cành thì cây cho trái khi đạt 5-6 tuổi. Các kết quả nghiên cứu ở Malaysia cho thấy cây ghép có tỷ lệ cây chết sau khi trồng cao hơn cây trồng hạt. Trọng lượng trái và số trái của cây ghép thấp hơn trồng hạt.
    Vì vậy, từ nhiều năm 1996 nhóm nghiên cứu của Viện sinh học nhiệt đới (Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) đã chọn hướng nghiên cứu mới để nhân giống cây măng cụt là cấy mô tế bào của lá và hạt. Và đến cuối năm 2002 đã hoàn chỉnh quy trình.
    Tiến sĩ Trần Văn Minh, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: Lúc đầu nhóm đã chọn hạn và chồi măng cụt của vùng Lái thiêu (Bình Dương) trong cấy mô. Quy trình nhân giống được thực hiện chặt chẽ và đòi hỏi sự khéo léo tinh tế. Hạt hay lá (đã qua khử khuẩn) nuôi cấy in-vitro (nuôi cấy trong điều kiện phòng thí nghiệm) để tạo thành phôi. Tiếp đến là quá trình nhân phôi để tạo cấy.
    Theo Tiến sĩ Minh, cây măng cụt cấy mô vẫn phải đưa vào bầu đất và chăm bón trong vườn ươm một vài năm mới đạt kích thước đem trồng. Phương pháp nhân giống này đã cho phép tạo ra một số lượng lớn cây giống măng cụt giúp nhà vườn hoàn toàn có thể chủ động về giống. Nhóm nghiên cứu cũng hướng tới mục tiêu xa hơn, đó là phục tráng giống măng cụt Việt Nam đang thoái hóa có những biểu hiện như trái nhỏ, chảy nhựa (hiện tượng cơm dính mầu vàng?)
    Trò chuyện với chúng tôi, nhóm nghiên cứu cũng cho biết đợt giống cây măng cụt cấy mô đưa ra trồng đầu tiên khảo nghiệm ở Cái Mơn (Bến Tre) ?" Lái Thiêu đến nay đã được 4 tuổi và đang phát triển tốt. Hy vọng khoảng hơn ba nămm nữa cây sẽ đơm bông kết trái, khi đó mới có đầy đủ cơ sở khoa học đánh giá chất lượng của giống măng cụt cấy mô. Còn bây giờ nhóm có thể cung cấp một số lượng cây giống hạn chế cho những ai có nhu cầu trồng thử nghiệm.
    NHẬT VIÊN
    (Tạp chí Khoa học và đời sống)

  8. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Bảo quản thủy sản bằng trà xanh

    Để khắc phục tình trạng bảo quản thủy sản bằng các chất hóa học có hại cho sức khỏe, các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng chế phẩm sinh học Cathechin bán sẵn, hoặc tự chiết xuất từ lá trà xanh.
    Hiện tượng sử dụng các chất hóa học không lành tính như phân đạm vô cơ, đất đèn, hàn the? để bảo quản thủy sản, làm tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng xảy ra ở nhiều hơn, gây nhức nhối cho ngành quản lý chức năng, bị dư luận xã hội lên án.
    Để khắc phục tình trạng nêu trên, các nhà khoa học chuyên ngành đã khuyến cáo người khai thác, nuôi trồng, kinh doanh và chế biến thủy sản sử dụng chế phẩm sinh học có tên Cathechin để bảo quản thủy sản và các sản phẩm thủy sản.
    Chế phẩm sinh học Cathechin là sản phẩm được chiết xuất từ lá trà (chè xanh) dưới dạng lỏng và được đóng gói bằng cách chứa trong chai Pet hay can nhựa (hàng nhập khẩu).
    Khi sử dụng, hòa chế phẩm Cathechin vào nước sạch rồi nhúng thủy sản tươi vào, và vớt ra xếp từng lớp để bảo quản (theo hướng dẫn ghi ngoài bao bì).
    Hiện nay ở Bình Thuận và một số địa phương khác, các nhà khai thác, nuôi trồng, kinh doanh và chế biến thủy sản cũng đã sử dụng phương pháp thủ công để chiết xuất chất Cathechin từ lá trà bằng cách giã hoặc xay nhuyễn lá trà, trộn với nước sạch theo tỷ lệ 1kg lá trà/1 lít nước, sau đó cho vào 1 lít cồn thực phẩm 90 độ và ngâm trong một ngày đêm. Tiếp đến, dùng vải thưa lọc bỏ xác lá trà, được một hỗn hợp tinh lọc và đem pha với nước sạch theo tỷ lệ 1 lít hỗn hợp/10 lít nước.
    Chế phẩm này không những có tác dụng bảo quản thủy sản tươi mà còn bảo quản được cả chả cá, cá viên, cá hấp muối (kamaboko), thịt cá xay, mực, tôm, cua, sò? và cả các loại thực phẩm khác như xúc xích, bột đậu sệt ướp đông (chikuwa).
    Lá trà ở nước ta có nhiều và không đắt. Cách chiết xuất đơn giản bằng phương pháp thủ công như nêu trên đã được nhiều bà con ngư dân một số địa phương áp dụng có kết quả tốt: Cá tươi để được 2 - 3 ngày, các loại khác như chả cá, xúc xích? được lâu hơn (4 - 5 ngày). Hy vọng rồi đây các nhà khai thác, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thủy sản khắp nơi sẽ áp dụng cách bảo quản sản phẩm bằng chế phẩm sinh học Cathechin (nhập khẩu hoặc tự chế) thay thế và chấm dứt hẳn việc dùng các chất hóa học khác nằm trong danh mục bị cấm trong sản xuất thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng.
    TRẦN TRỌNG THƯƠNG
    (Tạp chí Khoa học và Đời sống)

  9. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Bảo quản thủy sản bằng trà xanh

    Để khắc phục tình trạng bảo quản thủy sản bằng các chất hóa học có hại cho sức khỏe, các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng chế phẩm sinh học Cathechin bán sẵn, hoặc tự chiết xuất từ lá trà xanh.
    Hiện tượng sử dụng các chất hóa học không lành tính như phân đạm vô cơ, đất đèn, hàn the? để bảo quản thủy sản, làm tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng xảy ra ở nhiều hơn, gây nhức nhối cho ngành quản lý chức năng, bị dư luận xã hội lên án.
    Để khắc phục tình trạng nêu trên, các nhà khoa học chuyên ngành đã khuyến cáo người khai thác, nuôi trồng, kinh doanh và chế biến thủy sản sử dụng chế phẩm sinh học có tên Cathechin để bảo quản thủy sản và các sản phẩm thủy sản.
    Chế phẩm sinh học Cathechin là sản phẩm được chiết xuất từ lá trà (chè xanh) dưới dạng lỏng và được đóng gói bằng cách chứa trong chai Pet hay can nhựa (hàng nhập khẩu).
    Khi sử dụng, hòa chế phẩm Cathechin vào nước sạch rồi nhúng thủy sản tươi vào, và vớt ra xếp từng lớp để bảo quản (theo hướng dẫn ghi ngoài bao bì).
    Hiện nay ở Bình Thuận và một số địa phương khác, các nhà khai thác, nuôi trồng, kinh doanh và chế biến thủy sản cũng đã sử dụng phương pháp thủ công để chiết xuất chất Cathechin từ lá trà bằng cách giã hoặc xay nhuyễn lá trà, trộn với nước sạch theo tỷ lệ 1kg lá trà/1 lít nước, sau đó cho vào 1 lít cồn thực phẩm 90 độ và ngâm trong một ngày đêm. Tiếp đến, dùng vải thưa lọc bỏ xác lá trà, được một hỗn hợp tinh lọc và đem pha với nước sạch theo tỷ lệ 1 lít hỗn hợp/10 lít nước.
    Chế phẩm này không những có tác dụng bảo quản thủy sản tươi mà còn bảo quản được cả chả cá, cá viên, cá hấp muối (kamaboko), thịt cá xay, mực, tôm, cua, sò? và cả các loại thực phẩm khác như xúc xích, bột đậu sệt ướp đông (chikuwa).
    Lá trà ở nước ta có nhiều và không đắt. Cách chiết xuất đơn giản bằng phương pháp thủ công như nêu trên đã được nhiều bà con ngư dân một số địa phương áp dụng có kết quả tốt: Cá tươi để được 2 - 3 ngày, các loại khác như chả cá, xúc xích? được lâu hơn (4 - 5 ngày). Hy vọng rồi đây các nhà khai thác, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thủy sản khắp nơi sẽ áp dụng cách bảo quản sản phẩm bằng chế phẩm sinh học Cathechin (nhập khẩu hoặc tự chế) thay thế và chấm dứt hẳn việc dùng các chất hóa học khác nằm trong danh mục bị cấm trong sản xuất thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng.
    TRẦN TRỌNG THƯƠNG
    (Tạp chí Khoa học và Đời sống)

  10. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Thiết bị lọc nước khử ni-tơ liên kết


    Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Nhị - Trưởng phòng Quang sinh học (Viện Công nghệ Sinh học): tình trạng ô nhiễm đất, không khí nước (trong đó có nước ngầm) ở nhiều địa bàn hiện đang diễn ra rất nghiêm trọng. Trong các thành phần ô nhiễm của nước ngầm có các hợp chất ni-tơ vô cơ rất độc hại như: NH4+, NO3-, NO2-. Tình trạng nhiễm bẩn ni-tơ liên kết trong nước ăn uống rất phổ biến trong các làng nghề chế biến nông sản kết hợp với chăn nuôi và các khu vực dân cư đông đúc. Nghiên cứu mẫu nước tại xã Minh Khai (Hoài Đức, Hà Tây), làng nghề chuyên chế biến tinh bột sắn cho thấy, hầu hết các giếng khoan đều chứa hơn l5mg NH4+ /lít nước, cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế (1,5mg/lít). Ngay cả nguồn cấp nước từ các nhà máy nước sạch của Hà Nội (Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai) cũng chứa hàm lượng các độc tố ni-tơ đến mức báo động (10-30mg/lít)...
    Để giải quyết tình trạng này, những năm gần đây, nhiều cơ quan nghiên cứu trong nước như: Viện Hoá học, Viện Khoa học Vật liệu, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội... đã tiến hành các nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp khử được ni-tơ liên kết trong nước. Tại Viện Công nghệ Sinh học, từ năm 1998 Phó giáo sư Trần Văn Nhị cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thiết bị lọc nước khử ni-tơ liên kết theo hướng sử dụng kỹ thuật lọc sinh học (sử dụng vi khuẩn).
    Đến năm 1999 thiết bị khử ni-tơ liên kết (NIREF) được nghiên cứu thành công và triển khai thực nghiệm. Sau thời gian kiểm nghiệm khá dài, kết quả thụ được rất khả quan, nước ở những nguồn ô nhiễm đạt tiêu chuẩn quy định, thành phần ni-tơ trong nước dưới 1,5mg/lít.
    NIREF có hình trụ, gồm bốn khoang: khoang nitrat hóa, khoang khử nitrat, hai khoang thu và xả cặn ra ngoài. Vỏ NIREF được chế tạo bằng thép inox không rỉ nên có độ bền rất cao. NIREF hoạt động bằng điện năng nhưng cũng không tốn nhiều do chỉ sử dụng dòng điện 30-150W. Hai van tiếp nhận và xả nước lọc ra ngoài được thiết kế ở phía trên cao để phòng khi mất điện, nước lọc không được sạch. Khi NIREF hoại động, tại khoang nitrat hóa, vi khuẩn được cố định trên bề mặt các hạt lọc, chúng tạo ra quá trình ôxy hóa NH4+ thành NO- và NO3-. ở khoang khử nitrat xảy ra quá trình chuyển hoá NO3- thành ni-tơ phân tử N2 bay vào không khí. Hai khoang thu và xả cặn chỉ sử dụng sau một vài năm, khi nước lọc quá chậm. Các chủng vi khuẩn nitrat hóa và phản nitrat hóa đã được phân lập trên môi trường chọn lọc và sản xuất ở dạng dịch sinh khối để bám cố định vào các hạt lọc.
    Hiện nay, Viện Công nghệ Sinh học có thể cung cấp các loại NIREF có thể chứa tối đa: 50 lít, 100 lít, 200 lít hoặc 300 lít nước với giá thành từ 700.000-2.500.000 đồng (khối lượng 50-l50kg). Tùy vào lượng ni-tơ liên kết có trong nước mà các loại NIREF này có thể xử lý với lưu lượng nước từ l5-l051ít/giờ. Phó giáo sư Trần Văn Nhị nói: "Đây là thiết bị lọc sinh học nên sử dụng có lợi cho sức khỏe, rất thích hợp ở quy mô gia đình". Được biết, Viện Công nghệ Sinh học sẵn sàng xét nghiệm miễn phí mẫu nước của mọi người gửi đến.
    Hiện nay, Viện đang tiếp tục nghiên cứu để sử dụng NIREF với lưu lượng xử lý nước cao hơn nữa, phục vụ cho mọi nhu cầu chứ không chỉ với cấp độ như hiện nay".
    Anh Đức
    (Báo Nông thôn ngày nay)

Chia sẻ trang này