1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Thiết bị lọc nước khử ni-tơ liên kết


    Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Nhị - Trưởng phòng Quang sinh học (Viện Công nghệ Sinh học): tình trạng ô nhiễm đất, không khí nước (trong đó có nước ngầm) ở nhiều địa bàn hiện đang diễn ra rất nghiêm trọng. Trong các thành phần ô nhiễm của nước ngầm có các hợp chất ni-tơ vô cơ rất độc hại như: NH4+, NO3-, NO2-. Tình trạng nhiễm bẩn ni-tơ liên kết trong nước ăn uống rất phổ biến trong các làng nghề chế biến nông sản kết hợp với chăn nuôi và các khu vực dân cư đông đúc. Nghiên cứu mẫu nước tại xã Minh Khai (Hoài Đức, Hà Tây), làng nghề chuyên chế biến tinh bột sắn cho thấy, hầu hết các giếng khoan đều chứa hơn l5mg NH4+ /lít nước, cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế (1,5mg/lít). Ngay cả nguồn cấp nước từ các nhà máy nước sạch của Hà Nội (Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai) cũng chứa hàm lượng các độc tố ni-tơ đến mức báo động (10-30mg/lít)...
    Để giải quyết tình trạng này, những năm gần đây, nhiều cơ quan nghiên cứu trong nước như: Viện Hoá học, Viện Khoa học Vật liệu, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội... đã tiến hành các nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp khử được ni-tơ liên kết trong nước. Tại Viện Công nghệ Sinh học, từ năm 1998 Phó giáo sư Trần Văn Nhị cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thiết bị lọc nước khử ni-tơ liên kết theo hướng sử dụng kỹ thuật lọc sinh học (sử dụng vi khuẩn).
    Đến năm 1999 thiết bị khử ni-tơ liên kết (NIREF) được nghiên cứu thành công và triển khai thực nghiệm. Sau thời gian kiểm nghiệm khá dài, kết quả thụ được rất khả quan, nước ở những nguồn ô nhiễm đạt tiêu chuẩn quy định, thành phần ni-tơ trong nước dưới 1,5mg/lít.
    NIREF có hình trụ, gồm bốn khoang: khoang nitrat hóa, khoang khử nitrat, hai khoang thu và xả cặn ra ngoài. Vỏ NIREF được chế tạo bằng thép inox không rỉ nên có độ bền rất cao. NIREF hoạt động bằng điện năng nhưng cũng không tốn nhiều do chỉ sử dụng dòng điện 30-150W. Hai van tiếp nhận và xả nước lọc ra ngoài được thiết kế ở phía trên cao để phòng khi mất điện, nước lọc không được sạch. Khi NIREF hoại động, tại khoang nitrat hóa, vi khuẩn được cố định trên bề mặt các hạt lọc, chúng tạo ra quá trình ôxy hóa NH4+ thành NO- và NO3-. ở khoang khử nitrat xảy ra quá trình chuyển hoá NO3- thành ni-tơ phân tử N2 bay vào không khí. Hai khoang thu và xả cặn chỉ sử dụng sau một vài năm, khi nước lọc quá chậm. Các chủng vi khuẩn nitrat hóa và phản nitrat hóa đã được phân lập trên môi trường chọn lọc và sản xuất ở dạng dịch sinh khối để bám cố định vào các hạt lọc.
    Hiện nay, Viện Công nghệ Sinh học có thể cung cấp các loại NIREF có thể chứa tối đa: 50 lít, 100 lít, 200 lít hoặc 300 lít nước với giá thành từ 700.000-2.500.000 đồng (khối lượng 50-l50kg). Tùy vào lượng ni-tơ liên kết có trong nước mà các loại NIREF này có thể xử lý với lưu lượng nước từ l5-l051ít/giờ. Phó giáo sư Trần Văn Nhị nói: "Đây là thiết bị lọc sinh học nên sử dụng có lợi cho sức khỏe, rất thích hợp ở quy mô gia đình". Được biết, Viện Công nghệ Sinh học sẵn sàng xét nghiệm miễn phí mẫu nước của mọi người gửi đến.
    Hiện nay, Viện đang tiếp tục nghiên cứu để sử dụng NIREF với lưu lượng xử lý nước cao hơn nữa, phục vụ cho mọi nhu cầu chứ không chỉ với cấp độ như hiện nay".
    Anh Đức
    (Báo Nông thôn ngày nay)

  2. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Cần Thơ áp dụng công nghệ sinh học trong cải thiện giống cây trồng.

    Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tỉnh Cần Thơ vùa tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học "áp dụng công nghệ sinh học trong cải thiện giống cây trồng ở tỉnh Cần Thơ" do các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL thực hiện. Đề tài đã tập trung nghiên cứu kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống bưởi Năm Roi (hiện có hơn 1.000 ha ở Cần Thơ, Vĩnh Long và đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa), tạo giống lúa phẩm chất gạo cao và thử nghiệm công nghệ chuyển nạp ghen trên một số giống lúa. Đề tài này sẽ góp phần phát triển vùng lúa chất lượng cao của tỉnh đến năm 2005 đạt 140.000 ha và cải tạo, nâng thành vườn dặc sản 10.000/35.000 ha vườn cây ăn trái của tỉnh. (Theo Báo Cần Thơ)


    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  3. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Cần Thơ áp dụng công nghệ sinh học trong cải thiện giống cây trồng.

    Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tỉnh Cần Thơ vùa tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học "áp dụng công nghệ sinh học trong cải thiện giống cây trồng ở tỉnh Cần Thơ" do các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL thực hiện. Đề tài đã tập trung nghiên cứu kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống bưởi Năm Roi (hiện có hơn 1.000 ha ở Cần Thơ, Vĩnh Long và đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa), tạo giống lúa phẩm chất gạo cao và thử nghiệm công nghệ chuyển nạp ghen trên một số giống lúa. Đề tài này sẽ góp phần phát triển vùng lúa chất lượng cao của tỉnh đến năm 2005 đạt 140.000 ha và cải tạo, nâng thành vườn dặc sản 10.000/35.000 ha vườn cây ăn trái của tỉnh. (Theo Báo Cần Thơ)


    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0

    Các ứng dụng mới cho công nghệ sinh học nông nghiệp
    Tương lai phát triển của ngành công nghệ sinh học là gì? Tổ chức công nghệ sinh học nông nghiệp Châu âu, gọi tắt là ABE - một tổ chức gồm các công ty tư nhân trong ngành có liên quan tới việc phổ biến thông tin về công nghệ sinh học cây trồng cho rằng có hai vấn đề chung trong rất nhiều những ứng dụng mới hay diễn biến mới đó là: các lợi ích thực tế có thể xác định được và tính khả thi được chứng minh. Trong một bài báo có tựa đề ?o Sự phát triển của công nghệ sinh học trong tương lai?, ABE đề cập rằng ?ocó rất nhiều các ứng dụng có lợi đang được phát triển không thể thực hiện được bằng cách nào khác ngoài biến đổi di truyền.?
    Điều tra của ABE liệt kê những diễn biến này thành các loại dưới đây:
    * Các đặc tính về chất lượng nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm: chuối với các thành phần bảo quản tốt hơn; những cải tiến đối với các loại cây cho dầu; ngô với giá trị làm thức ăn gia súc cao hơn; cà chua với hàm lượng flavonol cao; cà chua với hàm lượng lycopene cao; ngô với tỷ lệ vitamin E cao hơn; và đậu tương có hàm lượng protein cao hơn.
    * Các cây trồng có lợi cho môi trường của chúng ta: ngô với các lợi ích tăng chất phốt pho; cây trồng chịu được các áp lực về môi trường; và những điều chỉnh về sinh học thông qua cây trồng chịu được thạch tín.
    * Cây trồng có khả năng tăng sản lượng lương thực: gạo cho sản lượng cao; ngô trồng được trên đất nhiễm phèn (có nhiều tính axit); và khoai lang kháng virut.
    * Tạo ra dược phẩm: ngô có lợi cho những người mắc bệnh xơ nang; và các vắc xin từ rau quả.
    * Các cây trồng không dùng làm thực phẩm: các cây trồng lấy gỗ thấp để làm giấy; và các cây dùng làm năng lượng.
    ABE cho biết trong khi điều tra chỉ ?othực sự thảo luận sơ qua về những diễn biến trong công nghệ sinh học cây trồng thì trong nhiều trường hợp công nghệ sinh học sẽ được sử dụng vì đó là cách tốt nhất (hoặc có thể là cách duy nhất) để đạt được kết quả?.
    Để biết thêm chi tiết xin truy cập địa chỉ sau: http://abeurope.dynamicweb.dk/
    images/files/abe_issues_paper_6.pdf

  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0

    Các ứng dụng mới cho công nghệ sinh học nông nghiệp
    Tương lai phát triển của ngành công nghệ sinh học là gì? Tổ chức công nghệ sinh học nông nghiệp Châu âu, gọi tắt là ABE - một tổ chức gồm các công ty tư nhân trong ngành có liên quan tới việc phổ biến thông tin về công nghệ sinh học cây trồng cho rằng có hai vấn đề chung trong rất nhiều những ứng dụng mới hay diễn biến mới đó là: các lợi ích thực tế có thể xác định được và tính khả thi được chứng minh. Trong một bài báo có tựa đề ?o Sự phát triển của công nghệ sinh học trong tương lai?, ABE đề cập rằng ?ocó rất nhiều các ứng dụng có lợi đang được phát triển không thể thực hiện được bằng cách nào khác ngoài biến đổi di truyền.?
    Điều tra của ABE liệt kê những diễn biến này thành các loại dưới đây:
    * Các đặc tính về chất lượng nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm: chuối với các thành phần bảo quản tốt hơn; những cải tiến đối với các loại cây cho dầu; ngô với giá trị làm thức ăn gia súc cao hơn; cà chua với hàm lượng flavonol cao; cà chua với hàm lượng lycopene cao; ngô với tỷ lệ vitamin E cao hơn; và đậu tương có hàm lượng protein cao hơn.
    * Các cây trồng có lợi cho môi trường của chúng ta: ngô với các lợi ích tăng chất phốt pho; cây trồng chịu được các áp lực về môi trường; và những điều chỉnh về sinh học thông qua cây trồng chịu được thạch tín.
    * Cây trồng có khả năng tăng sản lượng lương thực: gạo cho sản lượng cao; ngô trồng được trên đất nhiễm phèn (có nhiều tính axit); và khoai lang kháng virut.
    * Tạo ra dược phẩm: ngô có lợi cho những người mắc bệnh xơ nang; và các vắc xin từ rau quả.
    * Các cây trồng không dùng làm thực phẩm: các cây trồng lấy gỗ thấp để làm giấy; và các cây dùng làm năng lượng.
    ABE cho biết trong khi điều tra chỉ ?othực sự thảo luận sơ qua về những diễn biến trong công nghệ sinh học cây trồng thì trong nhiều trường hợp công nghệ sinh học sẽ được sử dụng vì đó là cách tốt nhất (hoặc có thể là cách duy nhất) để đạt được kết quả?.
    Để biết thêm chi tiết xin truy cập địa chỉ sau: http://abeurope.dynamicweb.dk/
    images/files/abe_issues_paper_6.pdf

  6. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU TRÊN BÃ MÍA
    NGUYỄN HỮU ĐỐNG, ĐINH XUÂN LINH, NGÔ XUÂN NGHIỄN, LÊ HỒNG VINH, NGUYỄN THỊ SƠN, THÂN ĐỨC NHÃ, NGUYỄN THỊ BÍCH THUỲ VÀ CÁC CỘNG SỰ
    TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT, VIỆN DI TRUYỀN NÔNG NGHIỆP
    Trong những năm gần đây, việc nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu ở các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung phát triển mạnh mẽ. Tổng sản lượng các loại nấm ăn trong năm 2000 ước tính đạt khoảng 100.000 tấn; (Riêng các tỉnh phía Bắc đạt khoảng 10.000 tấn). Nghề trồng nấm đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn hộ nông dân.
    Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm từ trước đến nay là: rơm rạ, mùn cưa, cây gỗ, bông phế thải.... Hiện nay ngành công nghiệp sản xuất mía đường đang phát triển mạnh mẽ, mỗi năm đạt khoảng 1 triệu tấn đường tương ứng có khoảng 2,5 triệu tấn bã mía. Lượng bã này được sử dụng một phần nhỏ làm nhiên liệu, các sản phẩm sợi (giấy, chất lợp).... Lượng lớn bã còn lại được thải ra tự nhiên, điều này rất lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Sau khi phân tích các thành phần cơ bản trong bã mía, xen-lu-lo (cellulose) chiếm tỉ lệ rất cao, nó có thể nuôi trồng được: nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm hương và nấm linh chi. Điều quan trọng là nguyên liệu này lại tập trung ở khoảng 40 nhà máy mía đường lớn trong cả nước giúp cho việc sản xuất nấm theo mô hình trang trại, thuận lợi cho việc thu gom sản phẩm để chế biến xuất khẩu. Thấy được tầm quan trọng mang tính chiến lược này, Trung tâm CNSH Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp đã đi sâu vào nghiên cứu để hoàn thiện quy trình nuôi trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu trên bã mía. Địa điểm làm thí nghiệm tại Trung tâm CNSH Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp. Điểm triển khai trên diện rộng đã được tiến hành tại Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Thanh Hoá).
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi trồng các loại nấm trên nguyên liệu là bã mía.
    Xác định cụ thể về năng suất của từng loại nấm trên nguyên liệu bã mía.
    Hạch toán về mặt kinh tế khi nuôi trồng mỗi loại nấm bằng nguyên liệu bã mía.
    Tư vấn môi trường-cung cấp thiết bị môi trường
    Chất lượng Mỹ-Giá Việt Nam
  7. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU TRÊN BÃ MÍA
    NGUYỄN HỮU ĐỐNG, ĐINH XUÂN LINH, NGÔ XUÂN NGHIỄN, LÊ HỒNG VINH, NGUYỄN THỊ SƠN, THÂN ĐỨC NHÃ, NGUYỄN THỊ BÍCH THUỲ VÀ CÁC CỘNG SỰ
    TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT, VIỆN DI TRUYỀN NÔNG NGHIỆP
    Trong những năm gần đây, việc nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu ở các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung phát triển mạnh mẽ. Tổng sản lượng các loại nấm ăn trong năm 2000 ước tính đạt khoảng 100.000 tấn; (Riêng các tỉnh phía Bắc đạt khoảng 10.000 tấn). Nghề trồng nấm đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn hộ nông dân.
    Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm từ trước đến nay là: rơm rạ, mùn cưa, cây gỗ, bông phế thải.... Hiện nay ngành công nghiệp sản xuất mía đường đang phát triển mạnh mẽ, mỗi năm đạt khoảng 1 triệu tấn đường tương ứng có khoảng 2,5 triệu tấn bã mía. Lượng bã này được sử dụng một phần nhỏ làm nhiên liệu, các sản phẩm sợi (giấy, chất lợp).... Lượng lớn bã còn lại được thải ra tự nhiên, điều này rất lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Sau khi phân tích các thành phần cơ bản trong bã mía, xen-lu-lo (cellulose) chiếm tỉ lệ rất cao, nó có thể nuôi trồng được: nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm hương và nấm linh chi. Điều quan trọng là nguyên liệu này lại tập trung ở khoảng 40 nhà máy mía đường lớn trong cả nước giúp cho việc sản xuất nấm theo mô hình trang trại, thuận lợi cho việc thu gom sản phẩm để chế biến xuất khẩu. Thấy được tầm quan trọng mang tính chiến lược này, Trung tâm CNSH Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp đã đi sâu vào nghiên cứu để hoàn thiện quy trình nuôi trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu trên bã mía. Địa điểm làm thí nghiệm tại Trung tâm CNSH Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp. Điểm triển khai trên diện rộng đã được tiến hành tại Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Thanh Hoá).
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi trồng các loại nấm trên nguyên liệu là bã mía.
    Xác định cụ thể về năng suất của từng loại nấm trên nguyên liệu bã mía.
    Hạch toán về mặt kinh tế khi nuôi trồng mỗi loại nấm bằng nguyên liệu bã mía.
    Tư vấn môi trường-cung cấp thiết bị môi trường
    Chất lượng Mỹ-Giá Việt Nam
  8. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Diệt muỗi bằng công nghệ sinh học
    [​IMG]
    Các nhà khoa học tại Florida (Mỹ) đã sản xuất được một loại thức ăn đặc biệt dành cho muỗi. Loại thức ăn này sẽ khiến muỗi cái trưởng thành không thể phát triển được và sẽ chết trong vòng 2 ngày.
    Về bản chất, loại thức ăn cho muỗi này có thành phần quan trọng là TMOF, loại hormone gây phá huỷ protein. Trong cơ thể một muỗi cái trưởng thành, hormon này sẽ thông báo đến các tế bào muỗi là đã sản xuất đủ axit để sản xuất trứng. Đây là thông báo đánh lừa và sẽ khiến các hoạt động của muỗi cái bị lạc hướng rồi chết đi. Loại thuốc này sẽ được các nhà khoa học thuộc đại học Floria và các công ty công nghệ sinh học tiến hành thí nghiệm trên hiện trường.
    Muỗi là một trong những loài vật có khả năng truyền bệnh sang người, ví dụ truyền virus bệnh sốt rét và các loại virus khác. Tại nhiều nước, người ta đã sử dụng DDT, một loại hoá chất độc hại, để kiềm chế sự phát triển của muỗi.
    Theo tiến sỹ Borovsky, trưởng nhóm nghiên cứu đại học Floria, phương pháp diệt muỗi mới này vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa có thể diệt được nhiều loại muỗi khác nhau.
  9. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Diệt muỗi bằng công nghệ sinh học
    [​IMG]
    Các nhà khoa học tại Florida (Mỹ) đã sản xuất được một loại thức ăn đặc biệt dành cho muỗi. Loại thức ăn này sẽ khiến muỗi cái trưởng thành không thể phát triển được và sẽ chết trong vòng 2 ngày.
    Về bản chất, loại thức ăn cho muỗi này có thành phần quan trọng là TMOF, loại hormone gây phá huỷ protein. Trong cơ thể một muỗi cái trưởng thành, hormon này sẽ thông báo đến các tế bào muỗi là đã sản xuất đủ axit để sản xuất trứng. Đây là thông báo đánh lừa và sẽ khiến các hoạt động của muỗi cái bị lạc hướng rồi chết đi. Loại thuốc này sẽ được các nhà khoa học thuộc đại học Floria và các công ty công nghệ sinh học tiến hành thí nghiệm trên hiện trường.
    Muỗi là một trong những loài vật có khả năng truyền bệnh sang người, ví dụ truyền virus bệnh sốt rét và các loại virus khác. Tại nhiều nước, người ta đã sử dụng DDT, một loại hoá chất độc hại, để kiềm chế sự phát triển của muỗi.
    Theo tiến sỹ Borovsky, trưởng nhóm nghiên cứu đại học Floria, phương pháp diệt muỗi mới này vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa có thể diệt được nhiều loại muỗi khác nhau.
  10. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Vắc-xin chống AIDS đang nằm trong tầm tay
    [​IMG] Bệnh AIDS chẳng bao lâu nữa sẽ không còn là mối đe dọa nhân loại. Đó là kết luận chung của các nhà khoa học tham dự Hội nghị Quốc tế về thuốc chủng ngừa (vắc-xin) bệnh AIDS năm 2001 tại Philadelphia (Mỹ) ngày 6-9 vừa qua.
    Nghiên cứu vắc-xin chống AIDS



    Đây là hội nghị vắc-xin chống AIDS đầu tiên trên thế giới. Được Chính phủ Mỹ, LHQ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Phòng chống AIDS Quốc gia Pháp bảo trợ, hội nghị đã quy tụ trên 1.000 nhà khoa học và các nhà hoạt động xã hội khắp thế giới đang nỗ lực chống AIDS. Mục đích của hội nghị là tổng kết, trao đổi và thúc đẩy mọi nỗ lực tìm ra một loại thuốc nếu không có khả năng diệt trừ thì ít nhất cũng chặn đứng đà phát triển của HIV.
    Giờ đây, các nhà khoa học đã hiểu rõ hơn về bản chất của vi-rút HIV cũng như về cơ chế hoạt động của hệ miễn nhiễm ở cơ thể con người. Chính điều này đã giúp họ tìm ra những loại thuốc có thể kích thích và giúp hệ miễn nhiễm nhận chân được vi-rút HIV và tiêu diệt chúng. Bác sĩ David Baltimore, một trong những nhà tổ chức hội nghị, bày tỏ niềm lạc quan mà khoa học chưa từng có ?ocách đây vài năm về trước? vì công cuộc nghiên cứu chống AIDS đã có những tiến bộ nhảy vọt. Ông cho biết nhiều loại vắc-xin mà khoa học thử nghiệm hiện nay đều chứng tỏ khả năng đem lại một tầm mức miễn nhiễm HIV đáng kể cho cơ thể con người. Ngoài ra, còn rất nhiều những loại vắc-xin khác đang chờ được thử nghiệm về độ an toàn và tính hiệu quả.


    Cẩm Tú

Chia sẻ trang này