1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    HÀN QUỐC THÀNH LẬP VIỆN NGHIÊN CỨU CNSH NÔNG NGHIỆP!
    Chính phủ Hàn Quốc xác định công nghệ sinh học (CNSH) là một trong những ngành chủ yếu có thể giúp cải thiện khả năng cạnh tranh hiện đang yếu kém của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới.

    Ý thức được tầm quan trọng của "ngành công nghệ sinh học mới cho sự phát triển của tương lai", Hàn Quốc vừa thành lập Viện Nghiện Cứu Công Nghệ Sinh Học Nông Nghiêp Quốc Gia (the National Institute of Agricultural Biotechnology-NIAB).
    Suhk Chul Suh, nhà khoa học có tên tuổi của NIAB, cho biết trong buổi thảo luận FAO-APAARI về vai trò của CNSH đối với nông nghiệp trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương là chính phủ tin tưởng rằng Viện này có thể giúp "cải thiện tính cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc trên thị trường quốc tế". The Food and Agriculture Organization (FAO) và The Asia Pacific Association of Agricultural Research Institutions (APAARI) đồng tổ chức hội nghị trên trong ba ngày tại Bangkok, Thailand.
    Hàn Quốc đã có những bước đi dài đầu tiên trong chương trình CNSH thực vật. Các công ty cả quốc doanh lẫn tư nhân hiện đang tiến hành thử nghiệm ngoài đồng các giống cây trồng biến đổi gene. Công ty giống Hungnong (the Hungnong Seed Company) hiên đang thử nghiệm giống ớt cay kháng virus. Viện Nghiên Cứu Nhân Sâm và Thuốc Lá đang thử nghiệm ngoài đồng các giống thuốc lá kháng virus trong khi Cơ quan Phát triển Nông thôn (the Rural Development Administration) thì đang phát triển các nhiều giống cây trồng biến đổi gene, kể cả lúa.
    Theo tin từ Crop Biotech Update (27.03.02)
    (bai goc bang tieng Anh)


    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Máy dò ma túy và chất độc sinh học

    Xét nghiệm vi khuẩn than trong phòng thí nghiệm ở Mỹ.

    Vi khuẩn than, thuốc nổ, bạch phiến - tất cả đều không thể lọt qua "mắt" của chiếc máy này. Nhờ các bộ cảm biến cực nhạy sử dụng tia hồng ngoại, nó có thể nhận biết nhiều chất hóa học khác nhau giữa đám hàng hóa hỗn độn.
    Các nhà khoa học thuộc hãng Biosensor Applications của Thụy Điển đã trưng bày chiếc máy dò sinh học (Biodetector) này tại Hội chợ quốc tế về bảo mật ở Paris tuần trước. Biodetector có hai phần: Phần thứ nhất gồm ống kính video, "quét" tất cả các bưu kiện hàng hóa để phát hiện ra vật khả nghi. Phần thứ hai là một hệ thống sensor cực nhạy sử dụng tia hồng ngoại. Bộ phận này có nhiệm vụ phân tích vật khả nghi để tìm ra bạch phiến, chất nổ hoặc chất độc sinh - hóa học.
    Tại hội chợ, người ta đã để Biodetector "trình diễn" những màn tìm kiếm ma tuý ngoạn mục. Trước đó, ma túy được giấu kín vào các lô hàng bằng mọi thủ đoạn quen thuộc, ví dụ như giấu bạch phiến trong thùng gỗ, găm vào thịt lợn, lốp xe... Kết quả, không có lô hàng nào lọt qua được ống kính của Biodetector. Các nhà khoa học Thụy Điển cho biết, họ đang có kế hoạch cung cấp loại máy này cho các trạm kiểm soát ở sân bay và bến cảng.
    Minh Hy (theo dpa)

    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Máy dò ma túy và chất độc sinh học

    Xét nghiệm vi khuẩn than trong phòng thí nghiệm ở Mỹ.

    Vi khuẩn than, thuốc nổ, bạch phiến - tất cả đều không thể lọt qua "mắt" của chiếc máy này. Nhờ các bộ cảm biến cực nhạy sử dụng tia hồng ngoại, nó có thể nhận biết nhiều chất hóa học khác nhau giữa đám hàng hóa hỗn độn.
    Các nhà khoa học thuộc hãng Biosensor Applications của Thụy Điển đã trưng bày chiếc máy dò sinh học (Biodetector) này tại Hội chợ quốc tế về bảo mật ở Paris tuần trước. Biodetector có hai phần: Phần thứ nhất gồm ống kính video, "quét" tất cả các bưu kiện hàng hóa để phát hiện ra vật khả nghi. Phần thứ hai là một hệ thống sensor cực nhạy sử dụng tia hồng ngoại. Bộ phận này có nhiệm vụ phân tích vật khả nghi để tìm ra bạch phiến, chất nổ hoặc chất độc sinh - hóa học.
    Tại hội chợ, người ta đã để Biodetector "trình diễn" những màn tìm kiếm ma tuý ngoạn mục. Trước đó, ma túy được giấu kín vào các lô hàng bằng mọi thủ đoạn quen thuộc, ví dụ như giấu bạch phiến trong thùng gỗ, găm vào thịt lợn, lốp xe... Kết quả, không có lô hàng nào lọt qua được ống kính của Biodetector. Các nhà khoa học Thụy Điển cho biết, họ đang có kế hoạch cung cấp loại máy này cho các trạm kiểm soát ở sân bay và bến cảng.
    Minh Hy (theo dpa)

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Châu Á có thể vượt Mỹ, châu Âu trong nghiên cứu tế bào gốc
    Trong khi tại Mỹ, báo cáo về phôi nhân bản đầu tiên đã làm bùng lên cuộc tranh cãi dữ dội, thì ở châu Á, chủ đề nhạy cảm này dường như được tiếp nhận một cách hòa bình hơn. Vì thế, nhiều tổ chức y tế hy vọng luật pháp nơi đây sẽ cho phép các nhà nghiên cứu được nhân bản phôi người để lấy tế bào gốc.
    Cùng với hầu hết các chính phủ trong vùng, các tín đồ đạo Phật, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo ở châu Á cho biết, họ ghê tởm ý tưởng nhân bản người để tạo ra trẻ em. Nhưng một số quốc gia, đặc biệt là Singapore, lại rất cởi mở với liệu pháp nhân bản điều trị (nhân bản phôi, lấy tế bào gốc và sau đó hủy nó đi). Liệu pháp này tuy có gây tranh cãi ít nhiều ở châu Á, nhưng bị không nâng lên thành xung đột chính trị như ở Mỹ.
    Về phản ứng của Mỹ trước tin Công ty ACT đã nhân bản phôi người, tờ Straits Times của Singapore bình luận là ?oquá kích động và phi lý trí?. Tờ báo cho rằng việc sử dụng tế bào gốc từ phôi người là hoàn toàn tự nhiên, giống như khi người ta đeo răng giả vậy.
    Quan điểm mở này có thể là một lợi thế cho các nhà nghiên cứu châu Á so với đồng nghiệp của họ ở Mỹ. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là châu Á sẽ đi tiên phong chế ngự được công nghệ nhân bản. Lịch sử cho thấy, những bước ngoặt y sinh học chủ yếu bắt nguồn từ Mỹ và châu Âu.
    Dù sao, các quốc gia như Singapore vẫn hy vọng một môi trường "thông thoáng" sẽ thu hút được các nhà khoa học trên khắp thế giới đến sống và làm việc. Còn tại Nhật Bản, Hiệp hội Sản Phụ khoa cho biết họ ủng hộ việc nuôi phôi lấy tế bào gốc, tuy chính phủ nước này chưa có quyết định về việc cấm hay không. Trong khi đó, Ấn Độ trở thành quê hương của 10-64 dòng tế bào gốc phôi, được Chính phủ Mỹ chấp thuận sử dụng trong nghiên cứu của họ.
    Tuy nhiên, không phải mọi nước châu Á đều mở rộng vòng tay với công nghệ nhân bản. Tại Hong Kong, tất cả các kiểu nhân bản người đều bị coi là phạm pháp. Trong khi ở Phillippines, Tổng thống nước này tuyên bố bà phản đối mọi hình thức nhân bản và nghiên cứu tế bào gốc.
    Các quốc gia còn lại không có nguyên tắc rõ ràng. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà nghiên cứu có thể làm bất cứ điều gì họ muốn ở đây.
    B.H. (theo AP)

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Châu Á có thể vượt Mỹ, châu Âu trong nghiên cứu tế bào gốc
    Trong khi tại Mỹ, báo cáo về phôi nhân bản đầu tiên đã làm bùng lên cuộc tranh cãi dữ dội, thì ở châu Á, chủ đề nhạy cảm này dường như được tiếp nhận một cách hòa bình hơn. Vì thế, nhiều tổ chức y tế hy vọng luật pháp nơi đây sẽ cho phép các nhà nghiên cứu được nhân bản phôi người để lấy tế bào gốc.
    Cùng với hầu hết các chính phủ trong vùng, các tín đồ đạo Phật, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo ở châu Á cho biết, họ ghê tởm ý tưởng nhân bản người để tạo ra trẻ em. Nhưng một số quốc gia, đặc biệt là Singapore, lại rất cởi mở với liệu pháp nhân bản điều trị (nhân bản phôi, lấy tế bào gốc và sau đó hủy nó đi). Liệu pháp này tuy có gây tranh cãi ít nhiều ở châu Á, nhưng bị không nâng lên thành xung đột chính trị như ở Mỹ.
    Về phản ứng của Mỹ trước tin Công ty ACT đã nhân bản phôi người, tờ Straits Times của Singapore bình luận là ??oquá kích động và phi lý trí???. Tờ báo cho rằng việc sử dụng tế bào gốc từ phôi người là hoàn toàn tự nhiên, giống như khi người ta đeo răng giả vậy.
    Quan điểm mở này có thể là một lợi thế cho các nhà nghiên cứu châu Á so với đồng nghiệp của họ ở Mỹ. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là châu Á sẽ đi tiên phong chế ngự được công nghệ nhân bản. Lịch sử cho thấy, những bước ngoặt y sinh học chủ yếu bắt nguồn từ Mỹ và châu Âu.
    Dù sao, các quốc gia như Singapore vẫn hy vọng một môi trường "thông thoáng" sẽ thu hút được các nhà khoa học trên khắp thế giới đến sống và làm việc. Còn tại Nhật Bản, Hiệp hội Sản Phụ khoa cho biết họ ủng hộ việc nuôi phôi lấy tế bào gốc, tuy chính phủ nước này chưa có quyết định về việc cấm hay không. Trong khi đó, Ấn Độ trở thành quê hương của 10-64 dòng tế bào gốc phôi, được Chính phủ Mỹ chấp thuận sử dụng trong nghiên cứu của họ.
    Tuy nhiên, không phải mọi nước châu Á đều mở rộng vòng tay với công nghệ nhân bản. Tại Hong Kong, tất cả các kiểu nhân bản người đều bị coi là phạm pháp. Trong khi ở Phillippines, Tổng thống nước này tuyên bố bà phản đối mọi hình thức nhân bản và nghiên cứu tế bào gốc.
    Các quốc gia còn lại không có nguyên tắc rõ ràng. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà nghiên cứu có thể làm bất cứ điều gì họ muốn ở đây.
    B.H. (theo AP)

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tạo được phôi người nhân bản đầu tiên
    Một trong các phôi người nhân bản do Công ty ACT tạo ra.
    Hôm qua (25/11), một công ty của Mỹ thông báo đã nhân bản thành công phôi người đầu tiên, nhưng không nhằm mục đích có được một con người thực sự, mà chỉ để mở đường vào kho tàng dự trữ tế bào gốc vô tận - loại tế bào đa năng dùng cho các nghiên cứu y học.
    Trong báo cáo của mình, Công ty công nghệ sinh học Advanced Cell Technology (ACT), trụ sở tại Massachusetts, cho biết, họ hy vọng thí nghiệm này sẽ cách mạng hóa phương pháp điều trị một loạt các căn bệnh, từ Parkinson, tiểu đường, đau tim, ung thư, tới các thương tổn thần kinh khác.
    Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ nhân bản truyền thống với vật liệu là một trứng và một tế bào da người. ADN của trứng bị loại bỏ, thay vào đó là vật liệu di truyền (gene, ADN) từ nhân của tế bào da. Trứng này sau đó phân chia tương tự như trứng được thụ tinh. Tuy nhiên, khi phát triển đến giai đoạn chùm tế bào hình cầu (gồm 6 tế bào), quá trình trưởng thành của phôi đã bị ngưng lại, không cho phôi tiếp tục hình thành một thai nhi.
    Công nghệ tương tự từng được sử dụng để nhân bản cừu, gia súc và khỉ. Tuy nhiên, ACT không cho biết liệu họ có thành công trong việc tách các tế bào gốc ra khỏi phôi người nhân bản này hay không.
    Phôi người ở giai đoạn chùm tế bào.
    Cũng trong bản báo cáo, ACT còn công bố một thành tựu bước ngoặt thứ hai. Theo đó, họ đã kích thích một tế bào trứng người tự trở thành một phôi sớm, mà không qua bất cứ quá trình thụ tinh nào, cũng không cần bất cứ vật liệu di truyền nào từ bên ngoài (như tinh trùng hay ADN của tế bào da?). Quá trình này được gọi là sinh sản đơn tính, vốn chỉ có ở côn trùng và các loài vi sinh vật, nhưng không xuất hiện trên những động vật bậc cao.
    Phản đối tức thì
    Rất nhanh sau khi báo cáo được công bố, thư chỉ trích từ các nơi tới tấp gửi về. Người ta sợ rằng hoạt động này sẽ dẫn thẳng tới việc tạo ra một người nhân bản. ?oTất cả mọi người đều lo ngại về vấn đề đạo đức. Thành công của ACT sẽ làm bùng nổ một cuộc tranh cãi lớn, và tôi không tin là cuối cùng nhân bản người sẽ được chấp nhận tại Mỹ?, Thượng nghị sỹ bang Alabama, Richard Shelby, nhận định.
    Tuy nhiên, Michael West, Chủ tịch công ty, vẫn một mực: ?oChúng tôi đang tạo ra một tế bào sống, chứ không phải là một con người sống?, và khẳng định rằng công ty của ông không có ý muốn nhân bản người hay tạo ra phôi nhân bản để phục vụ mục đích sinh sản.
    Mùa hè vừa qua, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu cấm nhân bản người và đề nghị mức phạt tù 10 năm, cộng thêm 1 triệu USD cho những ai cố tình vi phạm. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn nằm im trong ngăn kéo Thượng viện, và vì thế nó chưa trở thành luật. Cho đến bây giờ, các yêu cầu của Chính quyền liên bang mới chỉ dừng lại ở mức cấm sử dụng tiền ngân sách nhà nước cho các thí nghiệm nhân bản người. Nhưng ACT là một công ty tư nhân, và vì thế họ vẫn có thể thực hiện những thí nghiệm loại này bình an vô sự.
    B.H. (theo Reuters, CNN)

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tạo được phôi người nhân bản đầu tiên
    Một trong các phôi người nhân bản do Công ty ACT tạo ra.
    Hôm qua (25/11), một công ty của Mỹ thông báo đã nhân bản thành công phôi người đầu tiên, nhưng không nhằm mục đích có được một con người thực sự, mà chỉ để mở đường vào kho tàng dự trữ tế bào gốc vô tận - loại tế bào đa năng dùng cho các nghiên cứu y học.
    Trong báo cáo của mình, Công ty công nghệ sinh học Advanced Cell Technology (ACT), trụ sở tại Massachusetts, cho biết, họ hy vọng thí nghiệm này sẽ cách mạng hóa phương pháp điều trị một loạt các căn bệnh, từ Parkinson, tiểu đường, đau tim, ung thư, tới các thương tổn thần kinh khác.
    Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ nhân bản truyền thống với vật liệu là một trứng và một tế bào da người. ADN của trứng bị loại bỏ, thay vào đó là vật liệu di truyền (gene, ADN) từ nhân của tế bào da. Trứng này sau đó phân chia tương tự như trứng được thụ tinh. Tuy nhiên, khi phát triển đến giai đoạn chùm tế bào hình cầu (gồm 6 tế bào), quá trình trưởng thành của phôi đã bị ngưng lại, không cho phôi tiếp tục hình thành một thai nhi.
    Công nghệ tương tự từng được sử dụng để nhân bản cừu, gia súc và khỉ. Tuy nhiên, ACT không cho biết liệu họ có thành công trong việc tách các tế bào gốc ra khỏi phôi người nhân bản này hay không.
    Phôi người ở giai đoạn chùm tế bào.
    Cũng trong bản báo cáo, ACT còn công bố một thành tựu bước ngoặt thứ hai. Theo đó, họ đã kích thích một tế bào trứng người tự trở thành một phôi sớm, mà không qua bất cứ quá trình thụ tinh nào, cũng không cần bất cứ vật liệu di truyền nào từ bên ngoài (như tinh trùng hay ADN của tế bào da???). Quá trình này được gọi là sinh sản đơn tính, vốn chỉ có ở côn trùng và các loài vi sinh vật, nhưng không xuất hiện trên những động vật bậc cao.
    Phản đối tức thì
    Rất nhanh sau khi báo cáo được công bố, thư chỉ trích từ các nơi tới tấp gửi về. Người ta sợ rằng hoạt động này sẽ dẫn thẳng tới việc tạo ra một người nhân bản. ??oTất cả mọi người đều lo ngại về vấn đề đạo đức. Thành công của ACT sẽ làm bùng nổ một cuộc tranh cãi lớn, và tôi không tin là cuối cùng nhân bản người sẽ được chấp nhận tại Mỹ???, Thượng nghị sỹ bang Alabama, Richard Shelby, nhận định.
    Tuy nhiên, Michael West, Chủ tịch công ty, vẫn một mực: ??oChúng tôi đang tạo ra một tế bào sống, chứ không phải là một con người sống???, và khẳng định rằng công ty của ông không có ý muốn nhân bản người hay tạo ra phôi nhân bản để phục vụ mục đích sinh sản.
    Mùa hè vừa qua, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu cấm nhân bản người và đề nghị mức phạt tù 10 năm, cộng thêm 1 triệu USD cho những ai cố tình vi phạm. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn nằm im trong ngăn kéo Thượng viện, và vì thế nó chưa trở thành luật. Cho đến bây giờ, các yêu cầu của Chính quyền liên bang mới chỉ dừng lại ở mức cấm sử dụng tiền ngân sách nhà nước cho các thí nghiệm nhân bản người. Nhưng ACT là một công ty tư nhân, và vì thế họ vẫn có thể thực hiện những thí nghiệm loại này bình an vô sự.
    B.H. (theo Reuters, CNN)

    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ: Khỏe Mẹ, khỏe Con!
    Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế đối với trẻ sơ sinh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ít khi mắc các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, v.v, ngay cả sau khi chúng lớn lên. Ngoài ra, những đứa trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ còn có sức đề kháng tốt hơn với các bệnh khác.
    Những người được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ lúc sơ sinh khi lớn lên ít khi mắc các chứng bệnh như tiểu đường, u xơ đường tiêu hoá, bệnh Crohn, bệnh viêm loét ruột kết. Nhiều báo cáo còn cho biết, nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, bệnh loãng xương, bệnh béo phì cũng giảm. Những nghiên cứu khác thì cho biết những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn. Họ phát hiện ra rằng, những đứa trẻ này có kết quả học tập tốt hơn, trả lời những câu hỏi kiểm tra trí thông minh tốt hơn, giả thuyết này hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
    Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ có lợi cho trẻ mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với người mẹ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ bú đã kích thích sự giải phóng hooc-môn oxytoxin. Hooc-môn này làm hẹp dạ con và giảm mất máu sau khi sinh. Những phụ nữ đã từng cho con bú thì nguy cơ bị ung thư vú, ung thư buồng trứng thấp hơn so với những người phụ nữ khác.
    Một vấn đề khá ngạc nhiên là xương của những phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú thường rất yếu, tuy nhiên người ta thấy rằng những người phụ nữ này rất ít khi bị các vấn đề về xương. Dường như ở những phụ nữ này xương của họ được phục hồi rất nhanh và khoẻ hơn ngay sau khi dừng việc cho con bú. Trong một nghiên cứu gần đây đã cho thấy các vấn đề về xương hông (hip) ở giai đoạn hậu mãn kinh ít xảy ra với những người phụ nữ đã từng cho con bú. Cho con bú tiêu tốn mỗi ngày hàng trăm calo của người mẹ, vì vậy việc cho trẻ bú còn giúp làm hạn chế sự tăng cân của người me sau khi sinh, và nhanh chóng quay trở về trọng lượng trước khi mang thai.
    Nuôi trẻ bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích như vậy, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ là khá thấp. Ở Mỹ, tỷ lệ này là 60% trong những tuần đầu tiên, và chỉ còn ở mức 20% sau 6 tháng. Hiệp hội các Bác sỹ Nhi khoa Mỹ khuyên rằng, trừ một vài trường hợp ngoại lệ, cần cho trẻ bú ít nhất cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi, nếu tiếp tục cho trẻ bú sau 12 tháng tuổi thì càng tốt.
    Theo Preventive Medicine 34, 311-312 (2002), Academic Press.


    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ: Khỏe Mẹ, khỏe Con!
    Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế đối với trẻ sơ sinh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ít khi mắc các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, v.v, ngay cả sau khi chúng lớn lên. Ngoài ra, những đứa trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ còn có sức đề kháng tốt hơn với các bệnh khác.
    Những người được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ lúc sơ sinh khi lớn lên ít khi mắc các chứng bệnh như tiểu đường, u xơ đường tiêu hoá, bệnh Crohn, bệnh viêm loét ruột kết. Nhiều báo cáo còn cho biết, nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, bệnh loãng xương, bệnh béo phì cũng giảm. Những nghiên cứu khác thì cho biết những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn. Họ phát hiện ra rằng, những đứa trẻ này có kết quả học tập tốt hơn, trả lời những câu hỏi kiểm tra trí thông minh tốt hơn, giả thuyết này hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
    Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ có lợi cho trẻ mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với người mẹ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ bú đã kích thích sự giải phóng hooc-môn oxytoxin. Hooc-môn này làm hẹp dạ con và giảm mất máu sau khi sinh. Những phụ nữ đã từng cho con bú thì nguy cơ bị ung thư vú, ung thư buồng trứng thấp hơn so với những người phụ nữ khác.
    Một vấn đề khá ngạc nhiên là xương của những phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú thường rất yếu, tuy nhiên người ta thấy rằng những người phụ nữ này rất ít khi bị các vấn đề về xương. Dường như ở những phụ nữ này xương của họ được phục hồi rất nhanh và khoẻ hơn ngay sau khi dừng việc cho con bú. Trong một nghiên cứu gần đây đã cho thấy các vấn đề về xương hông (hip) ở giai đoạn hậu mãn kinh ít xảy ra với những người phụ nữ đã từng cho con bú. Cho con bú tiêu tốn mỗi ngày hàng trăm calo của người mẹ, vì vậy việc cho trẻ bú còn giúp làm hạn chế sự tăng cân của người me sau khi sinh, và nhanh chóng quay trở về trọng lượng trước khi mang thai.
    Nuôi trẻ bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích như vậy, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ là khá thấp. Ở Mỹ, tỷ lệ này là 60% trong những tuần đầu tiên, và chỉ còn ở mức 20% sau 6 tháng. Hiệp hội các Bác sỹ Nhi khoa Mỹ khuyên rằng, trừ một vài trường hợp ngoại lệ, cần cho trẻ bú ít nhất cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi, nếu tiếp tục cho trẻ bú sau 12 tháng tuổi thì càng tốt.
    Theo Preventive Medicine 34, 311-312 (2002), Academic Press.


    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    'Hậu trường' sinh sản đơn tính - đột phá thứ hai của Mỹ
    Phôi người tạo ra theo nhân bản đơn tính có bộ gene hoàn toàn của mẹ.
    1. Trứng trưởng thành. 2. Trứng được xử lý hoá chất, bắt đầu phân chia. 3. Túi phôi giai đoạn 100 tế bào. Kết quả: A. Tế bào gốc phôi được dùng cho y học. B. Theo lý thuyết, phôi được cấy vào cơ thể để trở thành đứa trẻ bình thường.
    Trên nhiều phương diện, thông báo ấn tượng nhất của Công ty Advanced Cell Technology (ACT), Mỹ không phải là sự kiện tạo ra phôi người nhân bản đầu tiên, mà là đồng thời với kết quả này, họ còn làm cho một trứng người tự phân chia giống như cách của phôi vậy.
    Phương pháp này rất giống với kiểu sinh sản trinh tinh (còn gọi là xử nữ): Nghĩa là bản thể mẹ hình thành tế bào sinh dục, nhưng tế bào này phát triển luôn thành cá thể mới mà không cần có sự hợp nhất của hai cơ thể khác giới. Về mặt kỹ thuật, người ta cũng gọi đó là sinh sản đơn tính.
    Trong trường hợp này, tế bào trứng người tự phát triển thành một phôi mà không cần đưa vào bất cứ vật liệu di truyền (ADN, gene) nào từ tinh trùng. Phôi này sẽ là bản sao của người mẹ. Đây cũng là một nguồn tế bào gốc hữu ích, có thể phát triển thành các mô và nội quan thay thế, dùng để chữa trị các bệnh nan y do suy thoái gene.
    Đối với một số nhà khoa học, thành công này đã đi quá giới hạn của những tranh cãi thông thường về vấn đề đạo đức trong việc nhân bản, nhưng với những người khác, nó chỉ là một bằng chứng mới cho thấy khoa học đã tiến rất xa.
    Không có cha
    Các nhà khoa học đã quan sát thấy hiện tượng sinh sản đơn tính ở nhiều loài động vật bậc thấp, chẳng hạn rệp vừng. Trong nhiều loài động vật có đời sống xã hội, như ong mật và kiến, sinh sản đơn tính tạo ra con đực, còn trứng được thụ tinh tạo ra con cái, gồm con thợ và con chúa.
    Không có loài động vật bậc cao nào sinh sản theo cách này. Tuy nhiên, sinh sản đơn tính đã được thực hiện nhân tạo trên ếch và rắn, mặc dù các sản phẩm hay phát triển bất bình thường. Cho đến nay, kỹ thuật này chưa hề được thực hiện trên người.
    Thông thường, khi một tinh trùng kết hợp với một trứng và bộ gene của chúng ***g với nhau, phôi mới sẽ hình thành và phát triển. Để tránh việc phôi có hai bộ gene sau thụ thai, tạo hóa đã khiến cho trứng và tinh trùng khi trưởng thành chỉ luôn có một nửa bộ gene (sau sự giảm phân - giảm một nửa nhiễm sắc thể - của tế bào sinh dục). Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành, trứng giảm phân tương đối muộn hơn.
    Nếu bằng cách nào đó, người ta buộc một tế bào trứng hoạt động trước khi giảm phân, nó vẫn sẽ có một bộ gene đầy đủ, và có thể phát triển thành một phôi nhân bản với đầy đủ chức năng.
    Chữa bệnh tim
    Các nhà khoa học của công ty ACT cho rằng có thể sử dụng kỹ thuật này chữa trị cho những phụ nữ mắc bệnh tim, bằng cách thu thập chính trứng của họ, kích hoạt trong phòng thí nghiệm và tạo ra các tế bào gốc. Các tế bào này sẽ được nuôi thành tế bào cơ tim, rồi cấy ghép trở lại vào vùng tim bị thương tổn của người phụ nữ.
    Ưu điểm của kỹ thuật trên là các tế bào gốc lấy từ phôi đơn tính ít có nguy cơ bị đào thải sau khi cấy ghép (vì trứng vẫn mang ADN của chính bệnh nhân). Mặt khác, các tế bào này có thể được chấp nhận dễ dàng hơn, ít gây tranh cãi về vấn đề đạo đức như với các tế bào gốc lấy từ quá trình nhân bản thông thường (trứng nhận được ADN từ một người khác).
    Kỹ thuật tương tự nhằm tạo ra tế bào gốc chữa trị cho đàn ông sẽ phức tạp hơn nhiều, vì nó liên quan đến một số thao tác về gene. Chẳng hạn, người ta sẽ phải chuyển hai nhân tinh trùng của người đàn ông vào một trứng đã bỏ nhân. Trứng này từ đó mới phát triển thành phôi, cung cấp tế bào gốc để chữa bệnh cho họ.
    B.H. (theo BBC)

    BachHop

Chia sẻ trang này