1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Vắc-xin chống AIDS đang nằm trong tầm tay
    [​IMG] Bệnh AIDS chẳng bao lâu nữa sẽ không còn là mối đe dọa nhân loại. Đó là kết luận chung của các nhà khoa học tham dự Hội nghị Quốc tế về thuốc chủng ngừa (vắc-xin) bệnh AIDS năm 2001 tại Philadelphia (Mỹ) ngày 6-9 vừa qua.
    Nghiên cứu vắc-xin chống AIDS



    Đây là hội nghị vắc-xin chống AIDS đầu tiên trên thế giới. Được Chính phủ Mỹ, LHQ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Phòng chống AIDS Quốc gia Pháp bảo trợ, hội nghị đã quy tụ trên 1.000 nhà khoa học và các nhà hoạt động xã hội khắp thế giới đang nỗ lực chống AIDS. Mục đích của hội nghị là tổng kết, trao đổi và thúc đẩy mọi nỗ lực tìm ra một loại thuốc nếu không có khả năng diệt trừ thì ít nhất cũng chặn đứng đà phát triển của HIV.
    Giờ đây, các nhà khoa học đã hiểu rõ hơn về bản chất của vi-rút HIV cũng như về cơ chế hoạt động của hệ miễn nhiễm ở cơ thể con người. Chính điều này đã giúp họ tìm ra những loại thuốc có thể kích thích và giúp hệ miễn nhiễm nhận chân được vi-rút HIV và tiêu diệt chúng. Bác sĩ David Baltimore, một trong những nhà tổ chức hội nghị, bày tỏ niềm lạc quan mà khoa học chưa từng có ?ocách đây vài năm về trước? vì công cuộc nghiên cứu chống AIDS đã có những tiến bộ nhảy vọt. Ông cho biết nhiều loại vắc-xin mà khoa học thử nghiệm hiện nay đều chứng tỏ khả năng đem lại một tầm mức miễn nhiễm HIV đáng kể cho cơ thể con người. Ngoài ra, còn rất nhiều những loại vắc-xin khác đang chờ được thử nghiệm về độ an toàn và tính hiệu quả.


    Cẩm Tú
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Quyền sở hữu quốc gia về tài nguyên sinh học
    ĐBSCL chiếm hơn 90% lượng gạo và 51% thuỷ sản xuất khẩu (XK) của cả nước, trong đó cá ba sa, cá tra, tôm sú, gạo thơm... đang có nhiều ưu thế. Song, VN vẫn chưa có chương trình nghiên cứu nào ở cấp độ phân tử để chứng minh quyền sở hữu quốc gia (SHQG) về tài nguyên sinh học (SH) khi hội nhập AFTA.
    Gene tạo mùi thơm của gạo Thái Lan bị "đánh cắp" là bài học nhãn tiền. Hiện có ít nhất là 7 tổ chức nước ngoài nghiên cứu về cá basa, cá tra và tôm sú. Điều gì sẽ xảy ra nếu một Cty xuyên quốc gia liên kết với một Cty ở nước láng giềng đăng ký quyền sở hữu quốc gia và khai thác nguồn lợi này trong khi chúng ta chưa chuẩn bị đủ chứng cứ khoa học (KH)?
    Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề, Kiên Giang là tỉnh đầu tiên đầu tư 250 triệu đồng cho Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học (NC&PTCNSH), Trường Đại học (ĐH) Cần Thơ thực hiện đề tài nghiên cứu về tính đa dạng SH và chẩn đoán bệnh đốm trắng, bệnh đỏ thân đầu vàng cho tôm nhằm có đủ chứng cứ KH đăng ký "tác quyền sinh vật", đồng thời ngăn chặn 95% nguyên nhân gây tôm chết hàng loạt ở các nước Châu Á và vùng ven biển ĐBSCL. Công trình triển khai từ giữa năm 2002, do GS-TS Trần Phước Đường làm chủ đề tài, dự kiến vào tháng 5 này sẽ tổ chức chuyển giao công nghệ. PGS-TS Nguyễn Văn Bá - Phó Giám đốc viện - còn cho biết thêm: "Chúng tôi vừa được NAFIQACEN đề nghị xác định gene con cá cơm ở vùng biển Phú Quốc, phục vụ đăng ký thương hiệu cho loại nước mắm nổi tiếng của VN".
    Tiếp nối Kiên Giang, Đồng Tháp vừa triển khai đề tài ứng dụng CNSH trong nhận diện và phân loại giống xoài nhằm quản lý tốt nguồn gene, tạo chứng cứ KH khi đăng ký thương hiệu và chống hàng giả trong hoạt động SXKD cây giống. Nhu cầu đang lớn dần... TS Hà Thanh Toàn - Giám đốc Viện NC&PTCNSH - nhấn mạnh: "Một trong những chức năng của viện là quản lý chất lượng ở mức độ phân tử các loại giống cây trồng, vật nuôi, sản phẩm sau thu hoạch, thực phẩm chế biến... nhằm phát hiện tác nhân gây bệnh, dư lượng hoá chất trong sản phẩm, phục vụ đăng ký thương hiệu hàng hoá và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện được điều đó, cần phải có một trung tâm kiểm nghiệm SH".
    Ý tưởng này được Trường ĐH Cần Thơ ủng hộ tận tình: Giao hẳn cho viện một khu nhà 2 tầng và chính thức đề nghị Bộ GDĐT phê duyệt dự án đầu tư hơn 68,2 tỉ đồng để nâng cấp, xây mới 5 phòng thí nghiệm hiện đại, ngang tầm các nước trong khu vực về: Vi sinh vật, công nghệ tế bào, sinh hoá - sinh học phân tử, công nghệ sinh học thực phẩm và tin sinh học. Trước mắt, phòng thí nghiệm vi sinh vật đã được đầu tư 3,58 tỉ đồng.
    Trên màn hình máy tính ở phòng thí nghiệm SH phân tử, "phổ diện điện di" của xoài cát Hoà Lộc hiện ra không khác gì mã vạch hàng hoá trong siêu thị. Chủ nhân của cây xoài được công nhận là cây giống quốc gia này muốn chứng minh những cây khác trong vườn cũng có chung nguồn gene. Chỉ sau vài giờ, hàng loạt "mã vạch" giống hệt nhau xuất hiện. Từ nay, ông đã có chứng cứ KH để khẳng định "cả vườn đều đạt chuẩn quốc gia". Ở VN, còn biết bao cây trồng, vật nuôi đang cần "mã vạch"! Lê Vũ Tuấn
  3. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Quyền sở hữu quốc gia về tài nguyên sinh học
    ĐBSCL chiếm hơn 90% lượng gạo và 51% thuỷ sản xuất khẩu (XK) của cả nước, trong đó cá ba sa, cá tra, tôm sú, gạo thơm... đang có nhiều ưu thế. Song, VN vẫn chưa có chương trình nghiên cứu nào ở cấp độ phân tử để chứng minh quyền sở hữu quốc gia (SHQG) về tài nguyên sinh học (SH) khi hội nhập AFTA.
    Gene tạo mùi thơm của gạo Thái Lan bị "đánh cắp" là bài học nhãn tiền. Hiện có ít nhất là 7 tổ chức nước ngoài nghiên cứu về cá basa, cá tra và tôm sú. Điều gì sẽ xảy ra nếu một Cty xuyên quốc gia liên kết với một Cty ở nước láng giềng đăng ký quyền sở hữu quốc gia và khai thác nguồn lợi này trong khi chúng ta chưa chuẩn bị đủ chứng cứ khoa học (KH)?
    Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề, Kiên Giang là tỉnh đầu tiên đầu tư 250 triệu đồng cho Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học (NC&PTCNSH), Trường Đại học (ĐH) Cần Thơ thực hiện đề tài nghiên cứu về tính đa dạng SH và chẩn đoán bệnh đốm trắng, bệnh đỏ thân đầu vàng cho tôm nhằm có đủ chứng cứ KH đăng ký "tác quyền sinh vật", đồng thời ngăn chặn 95% nguyên nhân gây tôm chết hàng loạt ở các nước Châu Á và vùng ven biển ĐBSCL. Công trình triển khai từ giữa năm 2002, do GS-TS Trần Phước Đường làm chủ đề tài, dự kiến vào tháng 5 này sẽ tổ chức chuyển giao công nghệ. PGS-TS Nguyễn Văn Bá - Phó Giám đốc viện - còn cho biết thêm: "Chúng tôi vừa được NAFIQACEN đề nghị xác định gene con cá cơm ở vùng biển Phú Quốc, phục vụ đăng ký thương hiệu cho loại nước mắm nổi tiếng của VN".
    Tiếp nối Kiên Giang, Đồng Tháp vừa triển khai đề tài ứng dụng CNSH trong nhận diện và phân loại giống xoài nhằm quản lý tốt nguồn gene, tạo chứng cứ KH khi đăng ký thương hiệu và chống hàng giả trong hoạt động SXKD cây giống. Nhu cầu đang lớn dần... TS Hà Thanh Toàn - Giám đốc Viện NC&PTCNSH - nhấn mạnh: "Một trong những chức năng của viện là quản lý chất lượng ở mức độ phân tử các loại giống cây trồng, vật nuôi, sản phẩm sau thu hoạch, thực phẩm chế biến... nhằm phát hiện tác nhân gây bệnh, dư lượng hoá chất trong sản phẩm, phục vụ đăng ký thương hiệu hàng hoá và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện được điều đó, cần phải có một trung tâm kiểm nghiệm SH".
    Ý tưởng này được Trường ĐH Cần Thơ ủng hộ tận tình: Giao hẳn cho viện một khu nhà 2 tầng và chính thức đề nghị Bộ GDĐT phê duyệt dự án đầu tư hơn 68,2 tỉ đồng để nâng cấp, xây mới 5 phòng thí nghiệm hiện đại, ngang tầm các nước trong khu vực về: Vi sinh vật, công nghệ tế bào, sinh hoá - sinh học phân tử, công nghệ sinh học thực phẩm và tin sinh học. Trước mắt, phòng thí nghiệm vi sinh vật đã được đầu tư 3,58 tỉ đồng.
    Trên màn hình máy tính ở phòng thí nghiệm SH phân tử, "phổ diện điện di" của xoài cát Hoà Lộc hiện ra không khác gì mã vạch hàng hoá trong siêu thị. Chủ nhân của cây xoài được công nhận là cây giống quốc gia này muốn chứng minh những cây khác trong vườn cũng có chung nguồn gene. Chỉ sau vài giờ, hàng loạt "mã vạch" giống hệt nhau xuất hiện. Từ nay, ông đã có chứng cứ KH để khẳng định "cả vườn đều đạt chuẩn quốc gia". Ở VN, còn biết bao cây trồng, vật nuôi đang cần "mã vạch"! Lê Vũ Tuấn
  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Chế phẩm xử lý chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản
    Đây là kết quả bước đầu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (KC 09.07) do Viện Công nghệ sinh học triển khai trong vòng 36 tháng, kể từ tháng 10.2001. PGS-TS LạiThúy Hiền - chủ nhiệm đề tài cho biết, qua thực tế nghiên cứu mẫu bùn đáy và mẫu nước biển ven bờ vịnh Nha Trang (Khánh Hoà), vịnh Quy Nhơn và đầm Thị Nại (Bình Định) đã xác định được số lượng và sự phân bố của một số nhóm vi sinh vật hữu ích hoặc gây hại, gây bệnh. Từ các vi khuẩn hữu ích phân lập được (Nitrosomonas, Nitrococcus, Bacillus), các nhà khoa học đã tạo ra 3 chế phẩm dạng nước để xử lý ô nhiễm hữu cơ quy mô thí nghiệm nuôi cá rô phi tại Nha Trang. Kết quả chứng tỏ rằng các chế phẩm có thể làm sạch môi trường. Hiện nay nhóm nghiên cứu đã đưa các vi khuẩn hữu ích vào chế phẩm dạng hạt và đang thử nghiệm nuôi tôm ở quy mô thí nghiệm. Thành công của đề tài sẽ đem đến cho nông dân một số chế phẩm nội địa có chất lượng để xử lý chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản. B.C
    LĐ số 127 Ngày 07.05.2003
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Chế phẩm xử lý chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản
    Đây là kết quả bước đầu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (KC 09.07) do Viện Công nghệ sinh học triển khai trong vòng 36 tháng, kể từ tháng 10.2001. PGS-TS LạiThúy Hiền - chủ nhiệm đề tài cho biết, qua thực tế nghiên cứu mẫu bùn đáy và mẫu nước biển ven bờ vịnh Nha Trang (Khánh Hoà), vịnh Quy Nhơn và đầm Thị Nại (Bình Định) đã xác định được số lượng và sự phân bố của một số nhóm vi sinh vật hữu ích hoặc gây hại, gây bệnh. Từ các vi khuẩn hữu ích phân lập được (Nitrosomonas, Nitrococcus, Bacillus), các nhà khoa học đã tạo ra 3 chế phẩm dạng nước để xử lý ô nhiễm hữu cơ quy mô thí nghiệm nuôi cá rô phi tại Nha Trang. Kết quả chứng tỏ rằng các chế phẩm có thể làm sạch môi trường. Hiện nay nhóm nghiên cứu đã đưa các vi khuẩn hữu ích vào chế phẩm dạng hạt và đang thử nghiệm nuôi tôm ở quy mô thí nghiệm. Thành công của đề tài sẽ đem đến cho nông dân một số chế phẩm nội địa có chất lượng để xử lý chất thải trong nuôi trồng thuỷ sản. B.C
    LĐ số 127 Ngày 07.05.2003
  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0

    Virus chết người Ebola - công cụ mới của liệu pháp gene​
    Xơ hoá nang phổi được xem là một bệnh hết sức nguy hiểm vì nó chỉ cho phép người bệnh kéo dài tuổi thọ dưới 31 tuổi. Cho dù các nhà khoa học thế giới đã khẳng định liệu pháp gene là vũ khí hữu hiệu để "phục sinh" lại sự sống của phổi, song cho tới nay họ chưa tìm ra được một loại virus - cửu vạn - để tải gene khoẻ mạnh tới các tế bào nang của phổi.
    Các virus đã thử nghiệm không đủ sức tiếp cận với tế bào nang, bởi cơ quan bảo vệ của phổi luôn luôn dựng rào chắn để ngăn chúng đi sâu vào phía trong phổi.
    Vừa qua, GS Paul McCray thuộc Trường ĐH Iowa, Mỹ, đã quyết định sử dụng loại virus chết người Ebola để tải gene khoẻ mạnh vào thay thế cho các gene đã bị tổn thương khiến cho phổi bị xơ hoá. Ebola là một loại virus có khả năng gây lây nhiễm rất lớn, rất mạnh so với các loại khác vì chúng có sức đề kháng tốt và tốc độ thâm nhập sâu vào các cơ quan trong cơ thể rất cao.
    Tại phòng thí nghiệm ở Iowa, GS McCray đã tạo ra một loại virus mới. Lõi của nó bao gồm các DNA khoẻ mạnh có chức năng chữa trị cho các gene của tế bào nang phổi bị bệnh, vỏ ngoài của nó - áo protein - chính là các virus Ebola được "lập trình" sao cho có khả năng thâm nhập sâu vào trong phổi song lại không gây nhiễm cho cơ quan này và vô hại cho cơ thể. Sau khi được virus Ebola mang tới bề mặt các tế bào nang, DNA rời khỏi vỏ bọc và thực hiện nhiệm vụ của chúng. Ngọc Hà (Theo Virology, 5.2003) LĐ số 134 Ngày 14.05.2003
  7. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0

    Virus chết người Ebola - công cụ mới của liệu pháp gene​
    Xơ hoá nang phổi được xem là một bệnh hết sức nguy hiểm vì nó chỉ cho phép người bệnh kéo dài tuổi thọ dưới 31 tuổi. Cho dù các nhà khoa học thế giới đã khẳng định liệu pháp gene là vũ khí hữu hiệu để "phục sinh" lại sự sống của phổi, song cho tới nay họ chưa tìm ra được một loại virus - cửu vạn - để tải gene khoẻ mạnh tới các tế bào nang của phổi.
    Các virus đã thử nghiệm không đủ sức tiếp cận với tế bào nang, bởi cơ quan bảo vệ của phổi luôn luôn dựng rào chắn để ngăn chúng đi sâu vào phía trong phổi.
    Vừa qua, GS Paul McCray thuộc Trường ĐH Iowa, Mỹ, đã quyết định sử dụng loại virus chết người Ebola để tải gene khoẻ mạnh vào thay thế cho các gene đã bị tổn thương khiến cho phổi bị xơ hoá. Ebola là một loại virus có khả năng gây lây nhiễm rất lớn, rất mạnh so với các loại khác vì chúng có sức đề kháng tốt và tốc độ thâm nhập sâu vào các cơ quan trong cơ thể rất cao.
    Tại phòng thí nghiệm ở Iowa, GS McCray đã tạo ra một loại virus mới. Lõi của nó bao gồm các DNA khoẻ mạnh có chức năng chữa trị cho các gene của tế bào nang phổi bị bệnh, vỏ ngoài của nó - áo protein - chính là các virus Ebola được "lập trình" sao cho có khả năng thâm nhập sâu vào trong phổi song lại không gây nhiễm cho cơ quan này và vô hại cho cơ thể. Sau khi được virus Ebola mang tới bề mặt các tế bào nang, DNA rời khỏi vỏ bọc và thực hiện nhiệm vụ của chúng. Ngọc Hà (Theo Virology, 5.2003) LĐ số 134 Ngày 14.05.2003
  8. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Triển khai đề án nghiên cứu chọn tạo giống cây màu. ​

    Đề án "nghiên cứu chọn tạo giống cho các cây trồng cạn (bắp, đậu xanh, đậu nành) có năng suất cao, kháng sâu bệnh" vừa được Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cần Thơ phối hợp với Viện nghiên cứu lúa Đồng bằng Sông Cửu Long triển khai thực hiện vào ngày 21/5/2002. Mục tiêu của đề tài này là cung cấp các loại giống có năng suất cao. Các loại giống phải có hàm lượng Pro -tê -in cao và kháng được sâu bệnh. Trong 3 năm, Viện nghiên cứu lúa đồng bằng Sông Cửu Long sẽ tiến hành điều tra, sưu tập nguồn gien trên 3 loại cây bắp, đậu xanh, đậu nành hiện có trên địa bàn. Các chuyên gia sẽ phân tích, lựa chọn và phân nhóm di truyền của từng dòng; nghiên cứu và lai tạo các giống đạt được các yêu cầu đặt ra. Ứng dụng khảo nghiệm trên 5 địa bàn Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp và thành phố Cần Thơ.
    (Trích tin Báo Cần thơ)


    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  9. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Triển khai đề án nghiên cứu chọn tạo giống cây màu. ​

    Đề án "nghiên cứu chọn tạo giống cho các cây trồng cạn (bắp, đậu xanh, đậu nành) có năng suất cao, kháng sâu bệnh" vừa được Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cần Thơ phối hợp với Viện nghiên cứu lúa Đồng bằng Sông Cửu Long triển khai thực hiện vào ngày 21/5/2002. Mục tiêu của đề tài này là cung cấp các loại giống có năng suất cao. Các loại giống phải có hàm lượng Pro -tê -in cao và kháng được sâu bệnh. Trong 3 năm, Viện nghiên cứu lúa đồng bằng Sông Cửu Long sẽ tiến hành điều tra, sưu tập nguồn gien trên 3 loại cây bắp, đậu xanh, đậu nành hiện có trên địa bàn. Các chuyên gia sẽ phân tích, lựa chọn và phân nhóm di truyền của từng dòng; nghiên cứu và lai tạo các giống đạt được các yêu cầu đặt ra. Ứng dụng khảo nghiệm trên 5 địa bàn Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp và thành phố Cần Thơ.
    (Trích tin Báo Cần thơ)


    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  10. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Virus chết người Ebola - công cụ mới của liệu pháp gene​
    Xơ hoá nang phổi được xem là một bệnh hết sức nguy hiểm vì nó chỉ cho phép người bệnh kéo dài tuổi thọ dưới 31 tuổi. Cho dù các nhà khoa học thế giới đã khẳng định liệu pháp gene là vũ khí hữu hiệu để "phục sinh" lại sự sống của phổi, song cho tới nay họ chưa tìm ra được một loại virus - cửu vạn - để tải gene khoẻ mạnh tới các tế bào nang của phổi.
    Các virus đã thử nghiệm không đủ sức tiếp cận với tế bào nang, bởi cơ quan bảo vệ của phổi luôn luôn dựng rào chắn để ngăn chúng đi sâu vào phía trong phổi.
    Vừa qua, GS Paul McCray thuộc Trường ĐH Iowa, Mỹ, đã quyết định sử dụng loại virus chết người Ebola để tải gene khoẻ mạnh vào thay thế cho các gene đã bị tổn thương khiến cho phổi bị xơ hoá. Ebola là một loại virus có khả năng gây lây nhiễm rất lớn, rất mạnh so với các loại khác vì chúng có sức đề kháng tốt và tốc độ thâm nhập sâu vào các cơ quan trong cơ thể rất cao.
    Tại phòng thí nghiệm ở Iowa, GS McCray đã tạo ra một loại virus mới. Lõi của nó bao gồm các DNA khoẻ mạnh có chức năng chữa trị cho các gene của tế bào nang phổi bị bệnh, vỏ ngoài của nó - áo protein - chính là các virus Ebola được "lập trình" sao cho có khả năng thâm nhập sâu vào trong phổi song lại không gây nhiễm cho cơ quan này và vô hại cho cơ thể. Sau khi được virus Ebola mang tới bề mặt các tế bào nang, DNA rời khỏi vỏ bọc và thực hiện nhiệm vụ của chúng.
    Ngọc Hà
    (Theo Virology, 5.2003)

Chia sẻ trang này