1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Virus chết người Ebola - công cụ mới của liệu pháp gene​
    Xơ hoá nang phổi được xem là một bệnh hết sức nguy hiểm vì nó chỉ cho phép người bệnh kéo dài tuổi thọ dưới 31 tuổi. Cho dù các nhà khoa học thế giới đã khẳng định liệu pháp gene là vũ khí hữu hiệu để "phục sinh" lại sự sống của phổi, song cho tới nay họ chưa tìm ra được một loại virus - cửu vạn - để tải gene khoẻ mạnh tới các tế bào nang của phổi.
    Các virus đã thử nghiệm không đủ sức tiếp cận với tế bào nang, bởi cơ quan bảo vệ của phổi luôn luôn dựng rào chắn để ngăn chúng đi sâu vào phía trong phổi.
    Vừa qua, GS Paul McCray thuộc Trường ĐH Iowa, Mỹ, đã quyết định sử dụng loại virus chết người Ebola để tải gene khoẻ mạnh vào thay thế cho các gene đã bị tổn thương khiến cho phổi bị xơ hoá. Ebola là một loại virus có khả năng gây lây nhiễm rất lớn, rất mạnh so với các loại khác vì chúng có sức đề kháng tốt và tốc độ thâm nhập sâu vào các cơ quan trong cơ thể rất cao.
    Tại phòng thí nghiệm ở Iowa, GS McCray đã tạo ra một loại virus mới. Lõi của nó bao gồm các DNA khoẻ mạnh có chức năng chữa trị cho các gene của tế bào nang phổi bị bệnh, vỏ ngoài của nó - áo protein - chính là các virus Ebola được "lập trình" sao cho có khả năng thâm nhập sâu vào trong phổi song lại không gây nhiễm cho cơ quan này và vô hại cho cơ thể. Sau khi được virus Ebola mang tới bề mặt các tế bào nang, DNA rời khỏi vỏ bọc và thực hiện nhiệm vụ của chúng.
    Ngọc Hà
    (Theo Virology, 5.2003)
  2. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư trên 206 triệu đồng cho đề tài "ứng dụng tiến bộ ... ​
    Đầu tư trên 206 triệu đồng cho đề tài "ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học trồng thử nghiệm một số loại hoa mới vùng vên TP.Cần Thơ"
    Hội đồng Khoa học vừa chấp thuận cho triển khai đề tài "ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học trồng thử nghiệm một số loại hoa mới vùng vên TP.Cần Thơ" do Thạc sĩ Đặng Phương Trâm, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ làm Chủ nhiệm. Thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 6-2003 đến tháng 6-2005 với 4 thí nghiệm: nhân giống vô tính các giống hoa chất lượng cao, tạo cây con giống trong vườn sau cấy mô; tiếp tục trồng thử nghiệm trên ruộng sau đó sẽ phát triển đại trà. Các giống hoa được chọn trong phạm vi dự án gồm: Cúc đại đoá, cúc chùm và các loại hoa mới du nhập như: vạn thọ Pháp, phát tài Đài Loan, cây nắp bình, dạ yến thảo, tử la lan... sẽ triển khai thí điểm trên ruộng của hai hộ dân ở ven thành phố Cán Thơ với diện tích 2.000m2. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án này hơn 206 triệu đồng từ ngân sách sự nghiệp khoa học, nhằm phát triển làng nghề trống hoa truyền thống ở vùng ven TP Cần Thơ theo hướng làm kinh tế hộ kết hợp với dịch vụ du lịch.
    (Theo Báo CT).


    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  3. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư trên 206 triệu đồng cho đề tài "ứng dụng tiến bộ ... ​
    Đầu tư trên 206 triệu đồng cho đề tài "ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học trồng thử nghiệm một số loại hoa mới vùng vên TP.Cần Thơ"
    Hội đồng Khoa học vừa chấp thuận cho triển khai đề tài "ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học trồng thử nghiệm một số loại hoa mới vùng vên TP.Cần Thơ" do Thạc sĩ Đặng Phương Trâm, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ làm Chủ nhiệm. Thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 6-2003 đến tháng 6-2005 với 4 thí nghiệm: nhân giống vô tính các giống hoa chất lượng cao, tạo cây con giống trong vườn sau cấy mô; tiếp tục trồng thử nghiệm trên ruộng sau đó sẽ phát triển đại trà. Các giống hoa được chọn trong phạm vi dự án gồm: Cúc đại đoá, cúc chùm và các loại hoa mới du nhập như: vạn thọ Pháp, phát tài Đài Loan, cây nắp bình, dạ yến thảo, tử la lan... sẽ triển khai thí điểm trên ruộng của hai hộ dân ở ven thành phố Cán Thơ với diện tích 2.000m2. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án này hơn 206 triệu đồng từ ngân sách sự nghiệp khoa học, nhằm phát triển làng nghề trống hoa truyền thống ở vùng ven TP Cần Thơ theo hướng làm kinh tế hộ kết hợp với dịch vụ du lịch.
    (Theo Báo CT).


    AI BIẾT ĐÂU NÈ !
  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Chiết xuất chất màu đỏ tự nhiên từ vỏ quả thanh long​
    Nghiên cứu chiết xuất chất màu đỏ tự nhiên từ vỏ quả thanh long đã mở ra những kết quả bước đầu góp phần vào việc sản xuất các chất màu tự nhiên trong kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm, phát triển an toàn sử dụng phẩm màu thực phẩm và phát huy việc tận dụng phế phụ liệu thực phẩm phục vụ đời sống.
    Các kết quả nghiên cứu của các cán bộ Nguyễn Kim Vũ, Nguyễn Hồng Nga, Trần Tuấn Quỳnh, Nguyễn Thanh Thuỷ và cộng sự Viện Công nghệ sau thu hoạch cho thấy: 1. Vỏ quả thanh long chiếm tỉ lệ 17,6 (+- 0,5) % trọng lượng quả. 2. Dung môi thích hợp nhất để chiết xuất chất màu đỏ từ vỏ quả thanh long là etanol 40o trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 30oC. 3. Màu đỏ tươi của dung dịch chất màu từ vỏ quả thanh long bền trong môi trường trung tính, bị biến đổi trong môi trường kiềm và axit.
    Vỏ tươi của quả thanh long được lấy từ quả nguyên có trên thị trường Hà Nội. Vỏ quả tươi được rửa bằng nước sạch cho hết phần thịt quả còn dính trong vỏ, sau đó để ráo và được chuẩn bị làm nguyên liệu chiết. Sử dụng phương pháp sấy phun có thể thu nhận sản phẩm màu dưới dạng bột là thích hợp hơn cả.! P.B.T
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Chiết xuất chất màu đỏ tự nhiên từ vỏ quả thanh long​
    Nghiên cứu chiết xuất chất màu đỏ tự nhiên từ vỏ quả thanh long đã mở ra những kết quả bước đầu góp phần vào việc sản xuất các chất màu tự nhiên trong kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm, phát triển an toàn sử dụng phẩm màu thực phẩm và phát huy việc tận dụng phế phụ liệu thực phẩm phục vụ đời sống.
    Các kết quả nghiên cứu của các cán bộ Nguyễn Kim Vũ, Nguyễn Hồng Nga, Trần Tuấn Quỳnh, Nguyễn Thanh Thuỷ và cộng sự Viện Công nghệ sau thu hoạch cho thấy: 1. Vỏ quả thanh long chiếm tỉ lệ 17,6 (+- 0,5) % trọng lượng quả. 2. Dung môi thích hợp nhất để chiết xuất chất màu đỏ từ vỏ quả thanh long là etanol 40o trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 30oC. 3. Màu đỏ tươi của dung dịch chất màu từ vỏ quả thanh long bền trong môi trường trung tính, bị biến đổi trong môi trường kiềm và axit.
    Vỏ tươi của quả thanh long được lấy từ quả nguyên có trên thị trường Hà Nội. Vỏ quả tươi được rửa bằng nước sạch cho hết phần thịt quả còn dính trong vỏ, sau đó để ráo và được chuẩn bị làm nguyên liệu chiết. Sử dụng phương pháp sấy phun có thể thu nhận sản phẩm màu dưới dạng bột là thích hợp hơn cả.! P.B.T
  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Ấn Độ: Một cường quốc công nghệ sinh học mới nổi ​

    Cho đến những năm 1990 của thế kỷ trước, công nghệ sinh học của Ấn Độ vẫn còn kém phát triển. Bằng việc xây dựng công nghệ thông tin (IT) theo năng lực, Ấn Độ đã đưa ngành công nghệ sinh học lên tầm cao mới. Giống công nghệ thông tin, công nghệ sinh học cũng là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức với tiềm năng phát triển to lớn khắp đất nước.
    Công nghệ sinh học đã nổi lên như một ngành mới của Ấn Độ trong thế kỷ 21. Ấn Độ có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực này vì nước này có những quy định rõ ràng trong việc giải quyết các thách thức như các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, các chính sách nghiên cứu và phát triển và luật hợp đồng. Như tiến sĩ Ka-ren nói, Ấn Độ đang đạt được những thành tựu đầy ấn tượng trong những lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận.
    Cơ sở vững chắc về công nghệ sinh học của Ấn Độ hình thành khi Trung tâm quốc gia về khoa học sinh học ở Băng-ga-lo (NCBS) và khoa học phục vụ đời sống ở Mum-bai, cùng với tám tổ chức khác trên thế giới đang hoạt động trong 1ĩnh vực nghiên cứu các tế bào thân, đã hợp thức hóa các quỹ nghiên cứu liên bang. Bộ Công nghệ sinh học của Ấn Độ (DBT) có nhiều hoạt động trong một thập kỷ qua để chuẩn bị nền tảng thúc đẩy ngành công nghệ sinh học ở Ấn Độ.
    Băng-ga-lo và Hy-đê-ra-bát đều đang cạnh tranh lẫn nhau để trở thành thủ đô công nghệ sinh học ở Ấn Độ. Trong khi Băng-ga-lo có lợi thế về công nghiệp phần mềm và sự hỗ trợ từ các tổ chức nghiên cứu hàng đầu, Hy-đê-ra-bát lại có một khu công nghệ sinh học độc quyên sản xuất các chất đạm chữa bệnh cho người thông qua công nghệ DNA. Tương tự, tổ chức Shantha Biotech ở Hy-đê-ra-át đã đi tiên phong trong sản xuất vắc xin sắp đặt gen ở Ấn Độ.
    Bang An-đra đã thành lập một doanh nghiệp công nghệ sinh học trị giá 900 triệu rupi. Chính quyền của bang trong tầm nhìn đến 2020 đã xem công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực tăng trưởng của bang. Một công viên công nghệ sinh học ở ngoại ô Hy-đê-ra-bát đã liên kết thành lập với một công ty ở Mum-bai với hy vọng tạo một lực đẩy mạnh cho ngành công nghệ sinh học ở bang.
    Còn ở Các-na-ta-ca đã được đầu tư trên 10.000 triệu rupi cho ngành công nghệ sinh học, hiện đang trong quá trình tạo lập hành lang riêng biệt về lĩnh vực này. Các-na-ta-ca đã kết hợp với ICICI để thành lập một Viện tin sinh và Trung tâm công nghệ sinh học ứng dụng để đẩy nhanh nghiên cứu về đa dạng sinh học và tin sinh học. Một công viên công nghệ sinh học đang được hình thành ở Băng-ga-lo. Nơi này sẽ có nhiều tổ chức phát triển và nghiên cứu, các công ty công nghệ sinh học. Với doanh thu 2.500 triệu rupi, kinh doanh công nghệ sinh học ở Các-na-ta-ca đã chiếm một nửa con số của cả nước.
    Công ty phát triển công nghiệp Ta-min-na-du (TIDCO) đã thiết lập một công viên công nghệ sinh học trong khu công viên ở ngoại ô Chen-nai. Công viên này sẽ có một trung tấm về gen và tin sinh học và sẽ thu hút lượng đầu tư tới 10.000 triệu rupi trong ba năm.


    Theo tài liệu ĐSQ Ấn Độ

  7. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Ấn Độ: Một cường quốc công nghệ sinh học mới nổi ​

    Cho đến những năm 1990 của thế kỷ trước, công nghệ sinh học của Ấn Độ vẫn còn kém phát triển. Bằng việc xây dựng công nghệ thông tin (IT) theo năng lực, Ấn Độ đã đưa ngành công nghệ sinh học lên tầm cao mới. Giống công nghệ thông tin, công nghệ sinh học cũng là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức với tiềm năng phát triển to lớn khắp đất nước.
    Công nghệ sinh học đã nổi lên như một ngành mới của Ấn Độ trong thế kỷ 21. Ấn Độ có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực này vì nước này có những quy định rõ ràng trong việc giải quyết các thách thức như các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, các chính sách nghiên cứu và phát triển và luật hợp đồng. Như tiến sĩ Ka-ren nói, Ấn Độ đang đạt được những thành tựu đầy ấn tượng trong những lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận.
    Cơ sở vững chắc về công nghệ sinh học của Ấn Độ hình thành khi Trung tâm quốc gia về khoa học sinh học ở Băng-ga-lo (NCBS) và khoa học phục vụ đời sống ở Mum-bai, cùng với tám tổ chức khác trên thế giới đang hoạt động trong 1ĩnh vực nghiên cứu các tế bào thân, đã hợp thức hóa các quỹ nghiên cứu liên bang. Bộ Công nghệ sinh học của Ấn Độ (DBT) có nhiều hoạt động trong một thập kỷ qua để chuẩn bị nền tảng thúc đẩy ngành công nghệ sinh học ở Ấn Độ.
    Băng-ga-lo và Hy-đê-ra-bát đều đang cạnh tranh lẫn nhau để trở thành thủ đô công nghệ sinh học ở Ấn Độ. Trong khi Băng-ga-lo có lợi thế về công nghiệp phần mềm và sự hỗ trợ từ các tổ chức nghiên cứu hàng đầu, Hy-đê-ra-bát lại có một khu công nghệ sinh học độc quyên sản xuất các chất đạm chữa bệnh cho người thông qua công nghệ DNA. Tương tự, tổ chức Shantha Biotech ở Hy-đê-ra-át đã đi tiên phong trong sản xuất vắc xin sắp đặt gen ở Ấn Độ.
    Bang An-đra đã thành lập một doanh nghiệp công nghệ sinh học trị giá 900 triệu rupi. Chính quyền của bang trong tầm nhìn đến 2020 đã xem công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực tăng trưởng của bang. Một công viên công nghệ sinh học ở ngoại ô Hy-đê-ra-bát đã liên kết thành lập với một công ty ở Mum-bai với hy vọng tạo một lực đẩy mạnh cho ngành công nghệ sinh học ở bang.
    Còn ở Các-na-ta-ca đã được đầu tư trên 10.000 triệu rupi cho ngành công nghệ sinh học, hiện đang trong quá trình tạo lập hành lang riêng biệt về lĩnh vực này. Các-na-ta-ca đã kết hợp với ICICI để thành lập một Viện tin sinh và Trung tâm công nghệ sinh học ứng dụng để đẩy nhanh nghiên cứu về đa dạng sinh học và tin sinh học. Một công viên công nghệ sinh học đang được hình thành ở Băng-ga-lo. Nơi này sẽ có nhiều tổ chức phát triển và nghiên cứu, các công ty công nghệ sinh học. Với doanh thu 2.500 triệu rupi, kinh doanh công nghệ sinh học ở Các-na-ta-ca đã chiếm một nửa con số của cả nước.
    Công ty phát triển công nghiệp Ta-min-na-du (TIDCO) đã thiết lập một công viên công nghệ sinh học trong khu công viên ở ngoại ô Chen-nai. Công viên này sẽ có một trung tấm về gen và tin sinh học và sẽ thu hút lượng đầu tư tới 10.000 triệu rupi trong ba năm.


    Theo tài liệu ĐSQ Ấn Độ

  8. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    An Giang: Nhân thành công giống cá rô phi đơn tính​
    Qua thử nghiệm sản xuất giống tại trại giống Cồn Bà Hòa (huyện Châu Thành), Trung tâm sản xuất giống tỉnh An Giang đã nhân thành công cá rô phi đơn tính dòng gift và từ đầu năm đến nay đã sản xuất 956.131 con. Nhằm giảm sức ép thiếu cá giống cá tra, cá basa, từ năm 2002, tỉnh An Giang đã đưa cá rô phi đơn tính vào danh sách 10 cây, con chủ lực trong chuyển dịch giống vật nuôi, cây trồng, nhưng với con giống phải mua từ ngoài tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh An Giang có 30 hộ thả nuôi trong thời gian từ 7-8 tháng, bình quân mỗi tấn cá lãi khoảng 5 triệu đồng, thu hút nhiều nông dân mở rộng diện tích nuôi. Năm 2003, các trại giống trong tỉnh đã nghiên cứu sản xuất con giống tại chỗ với giá rẻ, cá 21 ngày tuổi chỉ khoảng 300 đồng/con.
    Nhân dân
  9. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    An Giang: Nhân thành công giống cá rô phi đơn tính​
    Qua thử nghiệm sản xuất giống tại trại giống Cồn Bà Hòa (huyện Châu Thành), Trung tâm sản xuất giống tỉnh An Giang đã nhân thành công cá rô phi đơn tính dòng gift và từ đầu năm đến nay đã sản xuất 956.131 con. Nhằm giảm sức ép thiếu cá giống cá tra, cá basa, từ năm 2002, tỉnh An Giang đã đưa cá rô phi đơn tính vào danh sách 10 cây, con chủ lực trong chuyển dịch giống vật nuôi, cây trồng, nhưng với con giống phải mua từ ngoài tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh An Giang có 30 hộ thả nuôi trong thời gian từ 7-8 tháng, bình quân mỗi tấn cá lãi khoảng 5 triệu đồng, thu hút nhiều nông dân mở rộng diện tích nuôi. Năm 2003, các trại giống trong tỉnh đã nghiên cứu sản xuất con giống tại chỗ với giá rẻ, cá 21 ngày tuổi chỉ khoảng 300 đồng/con.
    Nhân dân
  10. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Các nhà khoa học của Trung Quốc đã thành công trong việc nhân giống các dòng lúa mới chứa hàm lượng protein tới 14% so với các giống lúa bình thường hiện nay chỉ có khoảng 8% protein. Để tạo ra giống lúa mới này, các nhà nghiên cứu đã lấy AND của giống ngô có hàm lượng protein cao và đưa vào một giống lúa chín sớm.

Chia sẻ trang này