1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Các nhà khoa học của Trung Quốc đã thành công trong việc nhân giống các dòng lúa mới chứa hàm lượng protein tới 14% so với các giống lúa bình thường hiện nay chỉ có khoảng 8% protein. Để tạo ra giống lúa mới này, các nhà nghiên cứu đã lấy AND của giống ngô có hàm lượng protein cao và đưa vào một giống lúa chín sớm.
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Người Việt Nam đầu tiên tạo được chất phụ gia Maltodextrin từ sắn ​

    [​IMG]Mới đây, nhà khoa học nữ Hoàng Kim Anh (sinh năm 1972) thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh tìm được phương pháp nuôi cấy loại enzyme amylase để sản xuất Maltodextrin có chất lượng cao. Đây cũng là luận án tiến sĩ của chị và đã được giới chuyên môn đánh giá ?omở ra cơ hội phát triển ngành sản xuất enzyme trong nước?.
    Maltodextrin là một phụ gia được sử dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm. Maltodextrin được sản xuất theo phương pháp thủy phân tinh bột bằng enzyme và cho đến nay Việt Nam vẫn còn phải nhập ngoại phụ gia này.
    Tạo Maltodextrin bằng nguồn enzyme trong nước
    Trước Hoàng Kim Anh, trong nước đã có nhiều người nghiên cứu Maltodextrin từ sắn nhưng không thành công. Nước ngoài có những nghiên cứu về Maltodextrin nhưng quy trình công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư cao. Năm 2000, sau khi tham gia khóa học một năm tại Đức về công nghệ sinh học và chuyển giao công nghệ, va li hành lý của cô toàn là sách về Maltodextrin.
    Thật ra, Hoàng Kim Anh đã quan tâm đến Maltodextrin từ năm 1996. Trong điều kiện thiếu tài liệu nên Hoàng Kim Anh đã phải mày mò làm từ thực tế. ?oChính những công việc thực tế ấy đã giúp tôi có những hướng đi mới trong nghiên cứu Maltodextrin từ tinh bột sắn?- cô bộc bạch. Cô tự nuôi cấy enzyme trong nước từ môi trường cám trấu như những người đi trước và thử nghiệm nuôi trong gạo lức. Cô đã tìm ra được enzyme amylase từ gạo lức có độ tinh sạch cao hơn enzyme trong môi trường cám trấu (so với các enzyme của nước ngoài sau khi phân lập phải trải qua quá trình tinh sạch với chi phí cao, chiếm 60 - 85% giá bán sản phẩm). Với enzyme amylase mới thu được này khi thủy phân tinh bột sắn tạo được sản phẩm Maltodextrin có độ tinh sạch cao. Một bước đột phá mới của Hoàng Kim Anh là nhờ xác định được cấu trúc tinh bột sắn khi có sự tác động của enzyme amylase và tạo được nguồn enzyme amylase tinh sạch nên cô đã thử nghiệm thành công thủy phân tinh bột sống để tạo Maltodextrin (so với phương pháp hiện nay là phải đun tinh bột ở nhiệt độ cao). Để kiểm tra lại các kết quả làm trong thực tế, cô đã phải gửi mẫu nhờ các trường, viện ĐH ở Hà Nội phân tích khối phổ, quét kính hiển vi điện tử (những thiết bị phía nam không có). Nhờ sự say mê nghiên cứu và tinh thần làm việc nghiêm túc, cô đã bảo vệ thành công đề tài tiến sĩ cấp nhà nước của mình một cách xuất sắc.
    Có thể đưa vào sản xuất công nghiệp
    Tiến sĩ khoa học Hoàng Kim, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, đã nhận xét đề tài của Hoàng Kim Anh có giá trị tiên phong trong lĩnh vực xây dựng công nghệ sản xuất Maltodextrin từ tinh bột sắn bằng phương pháp enzyme tại Việt Nam. Việc này sẽ mở ra cơ hội phát triển ngành sản xuất enzyme trong nước. Đánh giá về hiệu quả của đề tài, Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Lưu Duẩn đã cho biết, đây là một luận án tốt nghiệp đầu tiên nghiên cứu sâu về Maltodextrin bằng enzyme từ tinh bột sắn. Tác giả đã tìm được điều kiện tối ưu để thủy phân tinh bột sắn tạo Maltodextrin. Nguồn enzyme thu nhận có độ tinh khiết cao. Quy trình công nghệ tạo Maltodextrin có khả năng đưa ra sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, hướng nghiên cứu Maltodextrin từ thủy phân tinh bột sắn sống là hướng mới sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất và đơn giản công nghệ.
    Hiện nay, nghiên cứu của Hoàng Kim Anh đang được Viện Sinh học Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và bộ môn Công nghệ Thực phẩm ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh sản xuất thử với quy mô nhỏ. 1 kg tinh bột sắn tạo được 800 g Maltodextrin. Giá 1 kg Maltodextrin là 15.000 - 20.000 đồng (giá sản phẩm ngoại là 3 - 4 USD/kg).
    Maltodextrin có những ứng dụng gì?
    Maltodextrin là phụ gia có nhiều ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và công nghệ dược. Trong công nghệ thực phẩm, Maltodextrin là chất cố định mùi, vị; thay đổi cấu trúc và tăng cảm quan thực phẩm; chất trợ sấy; tăng năng lượng cho thực phẩm ăn kiêng... giúp thực phẩm dễ hòa tan, dễ tiêu hóa, tăng giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, Maltodextrin được dùng trong sản xuất sữa bột, bột trái cây hòa tan, cà phê, bánh ngọt, nước xốt, tương ớt... Trong công nghệ dược phẩm, Maltodextrin là chất độn để phối chế thuốc.
    KIM OANH(Báo Người lao động)

  3. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Người Việt Nam đầu tiên tạo được chất phụ gia Maltodextrin từ sắn ​

    [​IMG]Mới đây, nhà khoa học nữ Hoàng Kim Anh (sinh năm 1972) thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh tìm được phương pháp nuôi cấy loại enzyme amylase để sản xuất Maltodextrin có chất lượng cao. Đây cũng là luận án tiến sĩ của chị và đã được giới chuyên môn đánh giá ?omở ra cơ hội phát triển ngành sản xuất enzyme trong nước?.
    Maltodextrin là một phụ gia được sử dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm. Maltodextrin được sản xuất theo phương pháp thủy phân tinh bột bằng enzyme và cho đến nay Việt Nam vẫn còn phải nhập ngoại phụ gia này.
    Tạo Maltodextrin bằng nguồn enzyme trong nước
    Trước Hoàng Kim Anh, trong nước đã có nhiều người nghiên cứu Maltodextrin từ sắn nhưng không thành công. Nước ngoài có những nghiên cứu về Maltodextrin nhưng quy trình công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư cao. Năm 2000, sau khi tham gia khóa học một năm tại Đức về công nghệ sinh học và chuyển giao công nghệ, va li hành lý của cô toàn là sách về Maltodextrin.
    Thật ra, Hoàng Kim Anh đã quan tâm đến Maltodextrin từ năm 1996. Trong điều kiện thiếu tài liệu nên Hoàng Kim Anh đã phải mày mò làm từ thực tế. ?oChính những công việc thực tế ấy đã giúp tôi có những hướng đi mới trong nghiên cứu Maltodextrin từ tinh bột sắn?- cô bộc bạch. Cô tự nuôi cấy enzyme trong nước từ môi trường cám trấu như những người đi trước và thử nghiệm nuôi trong gạo lức. Cô đã tìm ra được enzyme amylase từ gạo lức có độ tinh sạch cao hơn enzyme trong môi trường cám trấu (so với các enzyme của nước ngoài sau khi phân lập phải trải qua quá trình tinh sạch với chi phí cao, chiếm 60 - 85% giá bán sản phẩm). Với enzyme amylase mới thu được này khi thủy phân tinh bột sắn tạo được sản phẩm Maltodextrin có độ tinh sạch cao. Một bước đột phá mới của Hoàng Kim Anh là nhờ xác định được cấu trúc tinh bột sắn khi có sự tác động của enzyme amylase và tạo được nguồn enzyme amylase tinh sạch nên cô đã thử nghiệm thành công thủy phân tinh bột sống để tạo Maltodextrin (so với phương pháp hiện nay là phải đun tinh bột ở nhiệt độ cao). Để kiểm tra lại các kết quả làm trong thực tế, cô đã phải gửi mẫu nhờ các trường, viện ĐH ở Hà Nội phân tích khối phổ, quét kính hiển vi điện tử (những thiết bị phía nam không có). Nhờ sự say mê nghiên cứu và tinh thần làm việc nghiêm túc, cô đã bảo vệ thành công đề tài tiến sĩ cấp nhà nước của mình một cách xuất sắc.
    Có thể đưa vào sản xuất công nghiệp
    Tiến sĩ khoa học Hoàng Kim, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, đã nhận xét đề tài của Hoàng Kim Anh có giá trị tiên phong trong lĩnh vực xây dựng công nghệ sản xuất Maltodextrin từ tinh bột sắn bằng phương pháp enzyme tại Việt Nam. Việc này sẽ mở ra cơ hội phát triển ngành sản xuất enzyme trong nước. Đánh giá về hiệu quả của đề tài, Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Lưu Duẩn đã cho biết, đây là một luận án tốt nghiệp đầu tiên nghiên cứu sâu về Maltodextrin bằng enzyme từ tinh bột sắn. Tác giả đã tìm được điều kiện tối ưu để thủy phân tinh bột sắn tạo Maltodextrin. Nguồn enzyme thu nhận có độ tinh khiết cao. Quy trình công nghệ tạo Maltodextrin có khả năng đưa ra sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, hướng nghiên cứu Maltodextrin từ thủy phân tinh bột sắn sống là hướng mới sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất và đơn giản công nghệ.
    Hiện nay, nghiên cứu của Hoàng Kim Anh đang được Viện Sinh học Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và bộ môn Công nghệ Thực phẩm ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh sản xuất thử với quy mô nhỏ. 1 kg tinh bột sắn tạo được 800 g Maltodextrin. Giá 1 kg Maltodextrin là 15.000 - 20.000 đồng (giá sản phẩm ngoại là 3 - 4 USD/kg).
    Maltodextrin có những ứng dụng gì?
    Maltodextrin là phụ gia có nhiều ứng dụng trong công nghệ thực phẩm và công nghệ dược. Trong công nghệ thực phẩm, Maltodextrin là chất cố định mùi, vị; thay đổi cấu trúc và tăng cảm quan thực phẩm; chất trợ sấy; tăng năng lượng cho thực phẩm ăn kiêng... giúp thực phẩm dễ hòa tan, dễ tiêu hóa, tăng giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, Maltodextrin được dùng trong sản xuất sữa bột, bột trái cây hòa tan, cà phê, bánh ngọt, nước xốt, tương ớt... Trong công nghệ dược phẩm, Maltodextrin là chất độn để phối chế thuốc.
    KIM OANH(Báo Người lao động)

  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Trồng thành công nấm bào ngư trên bã mía ​


    Phòng Công nghệ vi sinh, Phân viện sinh học Đà Lạt đã trồng thử nghiệm thành công nấm bào ngư (còn gọi là nấm sò vua) trên bã mía, thu được năng suất 20% nấm tươi/trọng lượng cơ chất.
    [​IMG]
    Thạc sĩ Trương Bình Nguyên
    và nấm bào ngư.​

    Nấm bào ngư hay nấm sò là loài nấm ngon đang được thị trường trong nước tiêu thụ mạnh. Các loài nấm bào ngư có khả năng chuyển hóa các chất xơ giàu celluloz và lignin, thực chất là phân hủy các polysaccarit tự nhiên để tạo nên nguồn cacbon cho nấm sinh trưởng phát triển. Hầu hết các loại phụ, phế phẩm, các chất phế thải từ nông lâm, công nghiệp đều có thể trồng được nấm bào ngư. Đây là nguồn tài nguyên nấm quý đang được công nghệ hóa rộng rãi trong quá trình nuôi trồng, góp phần phát triển nông thôn, miền núi và giải quyết các loại phụ, phế liệu nông lâm nghiệp giàu chất xơ, cung cấp sinh khối có giá trị kinh tế cao. Bã thải còn là nguồn phân bón sinh học bảo vệ môi trường sinh thái.
    Trong quá trình sưu tầm tiêu bản các loài nấm tự nhiên ở Đà Lạt, nhóm nghiên cứu thuộc Phòng Công nghệ vi sinh, Phân viện sinh học Đà Lạt đã sưu tầm được tám giống nấm bào ngư, trong đó có nấm sò vua Pleurotus Eryngii. Đây là giống nấm đang được các công ty nước ngoài quan tâm và phát triển đầu tư công nghệ chế biến vì giá trị dinh dưỡng cao, đang được thị trường ưa chuộng. Thạc sĩ Trương Bình Nguyên, Phòng Công nghệ vi sinh, Phân viện sinh học Đà Lạt cho biết: "Loài nấm sò vua có rất nhiều ưu điểm là thời gian bảo quản có thể kéo dài tới năm ngày, trong khi các loài nấm tươi khác như nấm mỡ chỉ bảo quản trong một ngày. Nấm sò vua còn gây cảm quan dễ chịu cho người tiêu dùng vì khi chế biến, nấm có mùi vị rất hấp dẫn. Khi ăn có thể cảm nhận được mùi thơm và vị ngọt của nấm".
    [​IMG]Trong năm 2002, Phòng Công nghệ vi sinh đã khảo sát khả năng phát triển của nấm sò vua trên nguồn phế liệu nông nghiệp như: mạt cưa, rơm, bã mía. Kết quả cho thấy: nấm sò vua chỉ có thể phát triển trên môi trường được khử trùng tốt. Với ba nguồn cơ chất là mạt cưa, rơm, bã mía..., nấm sò vua đều phát triển tốt trong môi trường có bổ sung chất dinh dưỡng. Thạc sĩ Trương Bình Nguyên nói: "Bước đầu khảo cứu cho thấy loài nấm này rất phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường ở Đà Lạt. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng quy trình nấm sò vua trên cơ chất là bã mía. Sơ bộ chúng tôi thu được trên các lô thí nghiệm, năng suất thu hoạch trên 20% nấm tươi/trọng lượng cơ chất".
    Tâm huyết với nghề nuôi trồng nấm từ nhiều năm nay, Thạc sĩ Trương Bình Nguyên còn có ý tưởng nuôi trồng nấm trong điều kiện gần gũi với tự nhiên. Mỗi bịch cơ chất trong phòng thí nghiệm được phủ một lớp đất tự nhiên dày 1cm. Thông thường các loài nấm thuộc chi Pleurotus đều không cần đất phủ để kích thích quá trình hình thành quả thể, nhưng kết quả khá bất ngờ: Ở những bịch có lớp đất phủ, số lượng nấm con lớn hơn nhờ duy trì độ ẩm tốt hơn. Vì vậy khi xây dựng quy trình nuôi trồng nấm sò vua, Thạc sĩ Nguyên cho rằng nếu nuôi trồng trong điều kiện bán tự nhiên như nhà xưởng thô sơ, chi phí đầu tư thấp, thì nên có lớp đất phủ.
    Điều đáng mừng là tuy mới nuôi trồng khảo nghiệm, nhưng Phòng công nghệ vi sinh đã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và được thị trường tiêu thụ chấp nhận, sản phẩm có cơ hội xuất khẩu. Phân viện sẽ chuyển giao công nghệ và cung cấp giống cho nông dân.
    Năm 2003, đề tài "Xây dựng quy trình nuôi trồng nấm sò vua pleurotus eryngii tại Đà Lạt" tiếp tục được lãnh đạo Phân viện tạo điều kiện cho tập thể cán bộ Phòng Công nghệ vi sinh nghiên cứu, nuôi trồng với quy trình tối ưu để đạt năng suất cao nhất. Trong tương lai không xa, công nghệ nuôi trồng và chế biến nấm sẽ trở thành thế mạnh của Đà Lạt - :Lâm Đồng với sự góp sức của đội ngũ những người làm khoa học.
    BÍCH VÂN
    (Tạp chí Khoa học phổ thông)

  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Trồng thành công nấm bào ngư trên bã mía ​


    Phòng Công nghệ vi sinh, Phân viện sinh học Đà Lạt đã trồng thử nghiệm thành công nấm bào ngư (còn gọi là nấm sò vua) trên bã mía, thu được năng suất 20% nấm tươi/trọng lượng cơ chất.
    [​IMG]
    Thạc sĩ Trương Bình Nguyên
    và nấm bào ngư.​

    Nấm bào ngư hay nấm sò là loài nấm ngon đang được thị trường trong nước tiêu thụ mạnh. Các loài nấm bào ngư có khả năng chuyển hóa các chất xơ giàu celluloz và lignin, thực chất là phân hủy các polysaccarit tự nhiên để tạo nên nguồn cacbon cho nấm sinh trưởng phát triển. Hầu hết các loại phụ, phế phẩm, các chất phế thải từ nông lâm, công nghiệp đều có thể trồng được nấm bào ngư. Đây là nguồn tài nguyên nấm quý đang được công nghệ hóa rộng rãi trong quá trình nuôi trồng, góp phần phát triển nông thôn, miền núi và giải quyết các loại phụ, phế liệu nông lâm nghiệp giàu chất xơ, cung cấp sinh khối có giá trị kinh tế cao. Bã thải còn là nguồn phân bón sinh học bảo vệ môi trường sinh thái.
    Trong quá trình sưu tầm tiêu bản các loài nấm tự nhiên ở Đà Lạt, nhóm nghiên cứu thuộc Phòng Công nghệ vi sinh, Phân viện sinh học Đà Lạt đã sưu tầm được tám giống nấm bào ngư, trong đó có nấm sò vua Pleurotus Eryngii. Đây là giống nấm đang được các công ty nước ngoài quan tâm và phát triển đầu tư công nghệ chế biến vì giá trị dinh dưỡng cao, đang được thị trường ưa chuộng. Thạc sĩ Trương Bình Nguyên, Phòng Công nghệ vi sinh, Phân viện sinh học Đà Lạt cho biết: "Loài nấm sò vua có rất nhiều ưu điểm là thời gian bảo quản có thể kéo dài tới năm ngày, trong khi các loài nấm tươi khác như nấm mỡ chỉ bảo quản trong một ngày. Nấm sò vua còn gây cảm quan dễ chịu cho người tiêu dùng vì khi chế biến, nấm có mùi vị rất hấp dẫn. Khi ăn có thể cảm nhận được mùi thơm và vị ngọt của nấm".
    [​IMG]Trong năm 2002, Phòng Công nghệ vi sinh đã khảo sát khả năng phát triển của nấm sò vua trên nguồn phế liệu nông nghiệp như: mạt cưa, rơm, bã mía. Kết quả cho thấy: nấm sò vua chỉ có thể phát triển trên môi trường được khử trùng tốt. Với ba nguồn cơ chất là mạt cưa, rơm, bã mía..., nấm sò vua đều phát triển tốt trong môi trường có bổ sung chất dinh dưỡng. Thạc sĩ Trương Bình Nguyên nói: "Bước đầu khảo cứu cho thấy loài nấm này rất phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường ở Đà Lạt. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng quy trình nấm sò vua trên cơ chất là bã mía. Sơ bộ chúng tôi thu được trên các lô thí nghiệm, năng suất thu hoạch trên 20% nấm tươi/trọng lượng cơ chất".
    Tâm huyết với nghề nuôi trồng nấm từ nhiều năm nay, Thạc sĩ Trương Bình Nguyên còn có ý tưởng nuôi trồng nấm trong điều kiện gần gũi với tự nhiên. Mỗi bịch cơ chất trong phòng thí nghiệm được phủ một lớp đất tự nhiên dày 1cm. Thông thường các loài nấm thuộc chi Pleurotus đều không cần đất phủ để kích thích quá trình hình thành quả thể, nhưng kết quả khá bất ngờ: Ở những bịch có lớp đất phủ, số lượng nấm con lớn hơn nhờ duy trì độ ẩm tốt hơn. Vì vậy khi xây dựng quy trình nuôi trồng nấm sò vua, Thạc sĩ Nguyên cho rằng nếu nuôi trồng trong điều kiện bán tự nhiên như nhà xưởng thô sơ, chi phí đầu tư thấp, thì nên có lớp đất phủ.
    Điều đáng mừng là tuy mới nuôi trồng khảo nghiệm, nhưng Phòng công nghệ vi sinh đã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và được thị trường tiêu thụ chấp nhận, sản phẩm có cơ hội xuất khẩu. Phân viện sẽ chuyển giao công nghệ và cung cấp giống cho nông dân.
    Năm 2003, đề tài "Xây dựng quy trình nuôi trồng nấm sò vua pleurotus eryngii tại Đà Lạt" tiếp tục được lãnh đạo Phân viện tạo điều kiện cho tập thể cán bộ Phòng Công nghệ vi sinh nghiên cứu, nuôi trồng với quy trình tối ưu để đạt năng suất cao nhất. Trong tương lai không xa, công nghệ nuôi trồng và chế biến nấm sẽ trở thành thế mạnh của Đà Lạt - :Lâm Đồng với sự góp sức của đội ngũ những người làm khoa học.
    BÍCH VÂN
    (Tạp chí Khoa học phổ thông)

  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Chẩn đoán bệnh đốm trắng trên tôm bằng kỹ thuật PCR​
    Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hiệp - thư ký đề tài nghiên cứu do Kiên Giang đầu tư - cho biết: "Bệnh đốm trắng (BĐT) là nguyên nhân gây hơn 95% tôm chết ở Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ và gần đây là Thái Lan, Indonésia và VN. Phát hiện sớm virus gây BĐT nhằm giúp loại trừ trứng tôm, tôm con và tôm trưởng thành bị nhiễm là yêu cầu cấp thiết. Sử dụng kỹ thuật PCR là cách chẩn đoán nhanh nhạy nhất hiện nay". "Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học (Trường ĐH Cần Thơ) không sử dụng bộ kit nhập khẩu vốn dựa vào mẫu tôm nước ngoài mà tự xây dựng bộ kit riêng, có giá thành thấp khoảng 10 lần. Cụ thể: Trong 4 loại hoá chất dùng tạo ra bộ kit, loại chủ yếu nhập khẩu với giá 90USD/ống 50ml, viện đã thử nghiệm sản xuất tại chỗ với chỉ có 9USD. Theo đó, Kiên Giang sẽ được cung cấp bộ kit với giá không đầy 50.000 đồng/phản ứng". Lê Vũ Tuấn
  7. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Chẩn đoán bệnh đốm trắng trên tôm bằng kỹ thuật PCR​
    Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hiệp - thư ký đề tài nghiên cứu do Kiên Giang đầu tư - cho biết: "Bệnh đốm trắng (BĐT) là nguyên nhân gây hơn 95% tôm chết ở Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ và gần đây là Thái Lan, Indonésia và VN. Phát hiện sớm virus gây BĐT nhằm giúp loại trừ trứng tôm, tôm con và tôm trưởng thành bị nhiễm là yêu cầu cấp thiết. Sử dụng kỹ thuật PCR là cách chẩn đoán nhanh nhạy nhất hiện nay". "Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học (Trường ĐH Cần Thơ) không sử dụng bộ kit nhập khẩu vốn dựa vào mẫu tôm nước ngoài mà tự xây dựng bộ kit riêng, có giá thành thấp khoảng 10 lần. Cụ thể: Trong 4 loại hoá chất dùng tạo ra bộ kit, loại chủ yếu nhập khẩu với giá 90USD/ống 50ml, viện đã thử nghiệm sản xuất tại chỗ với chỉ có 9USD. Theo đó, Kiên Giang sẽ được cung cấp bộ kit với giá không đầy 50.000 đồng/phản ứng". Lê Vũ Tuấn
  8. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Dược phẩm từ thảo mộc biến đổi gien
    Sinh dược hay tử dược?​
    Chế dược phẩm từ thảo mộc biến đổi gien đang trở thành một xu hướng của công nghiệp dược phẩm. Ngành sinh dược có thể sẽ đạt trị giá 20 tỉ USD vào cuối thập kỷ này song nó chế ra được bao nhiêu thuốc mới thì chưa rõ.[​IMG]
    Những cây ngô vẹo vọ trong trại thí nghiệm của ông Andy Hiatt không có vẻ gì là khác thường. Song kết vào ADN của chúng lại có một gien của người: là gien có mã di truyền kháng thể đối với một loại bệnh truyền qua đường ******** - bệnh herpes (mụn giộp) ở bộ phận sinh dục - đang ảnh hưởng tới 60 triệu người dân Mỹ. Khi ngô trưởng thành và cho hạt, công ty của ông Hiatt - Epicyte Pharmaceutical of San Diego, hy vọng sẽ chế chúng thành một loại thuốc bôi cho các nạn nhân của herpes.
    Ở Epicyte, người ta đã làm hơn 300 thử nghiệm biến đổi gien khác nhau trên các loại cây trồng để sản xuất từ vácxin phòng chống viên gan (thử trên các loại quả) đến thuốc chữa AIDS (thử trên lá thuốc lá). Họ gọi đó là ngành sinh dược (biopharming).
    Những người chỉ trích - đang ngày một nhiều - gọi đó là pharmageddon (ngành tử dược). Các nhà môi trường thì lo rằng những gien quái dị sẽ lây lan khắp nơi. Những người bảo vệ người tiêu dùng (vốn chưa bao giờ nóng ruột về các loại thực phẩm biến đổi gien) lại sợ rằng các loại dược phẩm thảo mộc và các loại hoá chất công nghiệp có thể sẽ len lỏi vào bàn ăn của họ. Để trấn an dư luận, Chính phủ Mỹ đã đưa ra những quy định mới rằng các loại cây trồng mang gien người sẽ không dính dáng gì tới thực phẩm.
    Tuy vậy, quy định vẫn chỉ là quy định. Thử nghiệm với các loại cây dược phẩm đang được triển khai tại 14 bang của nước Mỹ từ Hawai đến Maryland. Một công ty ở Texas hiện đang rao bán một loại enzyme nuôi cấy từ cây ngô, có khả năng kích thích tạo insulin cho bệnh nhân tiểu đường. Thử nghiệm lâm sàng đối với các loại dược phẩm được nuôi cấy từ các loại cây trồng để chữa bệnh u xơ và viêm gan B, đã bắt đầu được thực hiện. "Nuôi cấy phân tử là cơ hội tốt nhất đối với công nghiệp dược phẩm nhằm đối phó với những căn bệnh thế kỷ như AIDS, alzheimer và ung thư" - ông F.Arcand, Chủ tịch Hội nghị Dược phẩm thảo mộc, vừa được tổ chức tại Quebec (Canada), nói.
    Điều gì đã khiến người ta biến trang trại thành các nhà máy dược? Trả lời: tiền.
    Thập kỷ trước, cuộc cách mạng ADN đã dẫn tới làn sóng sản xuất các loại dược phẩm dựa trên kháng thể của người, những protein mà bạch cầu dùng để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Song để xây dựng một trung tâm tinh vi kiểu như vậy (như nuôi tế bào người trong buồng trứng chuột bạch), người ta phải mất ít nhất là 7 năm với khoản lên đến 600 triệu USD. Còn với ngành sinh dược - ghép kháng thể của người vào các gien của cây trồng, nuôi lớn chúng ngoài đồng rồi lấy ra và tinh lọc chúng - chi phí có thể sẽ giảm xuống còn một nửa. "Nếu bạn không phải bỏ thêm ra nửa triệu USD, thì chắc chắn sẽ có nhiều sản phẩm hơn xuất hiện trên thị trường" - Charles Arntzen, nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tổng hợp Arizona, nói. Ông cho rằng cơ hội đối với các loại dược phẩm cho con người là vô hạn. Ông dự đoán sẽ có một thị trường rộng lớn cho các loại vácxin thảo mộc phòng các chứng bệnh của cá và gia cầm (đang được điều trị bằng các loại kháng sinh thông thường như hiện nay).
    Hiện hơn 2/3 các loại dược phẩm thảo mộc đã được thử trên cây ngô - loại cây đã được nghiên cứu tường tận về mã gien. Song mối nguy từ việc sử dụng thực phẩm trở nên rõ ràng hơn kể từ hồi tháng 12 năm ngoái khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ra lệnh thiêu huỷ 500 nghìn giạ đậu tương ở Nebraska. Đậu tương đã vô tình bị trộn lẫn vào một vựa chứa ngô biến đổi gien của Tập đoàn ProdiGene Inc ở Texas để việc sản xuất vácxin chống lại bệnh tiêu chảy ở lợn.
    Vụ bế bối đã tác động mạnh đến ngành công nghiệp này. Một số công ty có máu mặt như Dow & Monsanto đang tìm cách lảng dần Farm Belt, những trại ngô sinh dược ở Arizona, California và Washington. Song USDA - dưới sức ép của các chính trị gia miền tây, nuôi giấc mơ biến nơi đây thành một Thung lũng Silicon của công nghệ sinh học - đã nới lỏng một số quy định về sinh dược tại các bang trồng nhiều ngô. Quy định mới cho phép thanh tra các cơ sở sinh dược và yêu cầu một vùng đệm giữa khu ngô sinh dược với cánh đồng canh tác dài 1,5km. Song những người phản đối cho rằng khoảng cách như vậy là chưa đủ để ngăn ngừa tình trạng lai tạp. Và 11 nhóm môi trường đã làm đơn kiện USDA. Họ muốn chính phủ cấm hoàn toàn việc dùng cây lương thực để sản xuất dược phẩm. Trần Khánh (Theo Time)
  9. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Dược phẩm từ thảo mộc biến đổi gien
    Sinh dược hay tử dược?​
    Chế dược phẩm từ thảo mộc biến đổi gien đang trở thành một xu hướng của công nghiệp dược phẩm. Ngành sinh dược có thể sẽ đạt trị giá 20 tỉ USD vào cuối thập kỷ này song nó chế ra được bao nhiêu thuốc mới thì chưa rõ.[​IMG]
    Những cây ngô vẹo vọ trong trại thí nghiệm của ông Andy Hiatt không có vẻ gì là khác thường. Song kết vào ADN của chúng lại có một gien của người: là gien có mã di truyền kháng thể đối với một loại bệnh truyền qua đường ******** - bệnh herpes (mụn giộp) ở bộ phận sinh dục - đang ảnh hưởng tới 60 triệu người dân Mỹ. Khi ngô trưởng thành và cho hạt, công ty của ông Hiatt - Epicyte Pharmaceutical of San Diego, hy vọng sẽ chế chúng thành một loại thuốc bôi cho các nạn nhân của herpes.
    Ở Epicyte, người ta đã làm hơn 300 thử nghiệm biến đổi gien khác nhau trên các loại cây trồng để sản xuất từ vácxin phòng chống viên gan (thử trên các loại quả) đến thuốc chữa AIDS (thử trên lá thuốc lá). Họ gọi đó là ngành sinh dược (biopharming).
    Những người chỉ trích - đang ngày một nhiều - gọi đó là pharmageddon (ngành tử dược). Các nhà môi trường thì lo rằng những gien quái dị sẽ lây lan khắp nơi. Những người bảo vệ người tiêu dùng (vốn chưa bao giờ nóng ruột về các loại thực phẩm biến đổi gien) lại sợ rằng các loại dược phẩm thảo mộc và các loại hoá chất công nghiệp có thể sẽ len lỏi vào bàn ăn của họ. Để trấn an dư luận, Chính phủ Mỹ đã đưa ra những quy định mới rằng các loại cây trồng mang gien người sẽ không dính dáng gì tới thực phẩm.
    Tuy vậy, quy định vẫn chỉ là quy định. Thử nghiệm với các loại cây dược phẩm đang được triển khai tại 14 bang của nước Mỹ từ Hawai đến Maryland. Một công ty ở Texas hiện đang rao bán một loại enzyme nuôi cấy từ cây ngô, có khả năng kích thích tạo insulin cho bệnh nhân tiểu đường. Thử nghiệm lâm sàng đối với các loại dược phẩm được nuôi cấy từ các loại cây trồng để chữa bệnh u xơ và viêm gan B, đã bắt đầu được thực hiện. "Nuôi cấy phân tử là cơ hội tốt nhất đối với công nghiệp dược phẩm nhằm đối phó với những căn bệnh thế kỷ như AIDS, alzheimer và ung thư" - ông F.Arcand, Chủ tịch Hội nghị Dược phẩm thảo mộc, vừa được tổ chức tại Quebec (Canada), nói.
    Điều gì đã khiến người ta biến trang trại thành các nhà máy dược? Trả lời: tiền.
    Thập kỷ trước, cuộc cách mạng ADN đã dẫn tới làn sóng sản xuất các loại dược phẩm dựa trên kháng thể của người, những protein mà bạch cầu dùng để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Song để xây dựng một trung tâm tinh vi kiểu như vậy (như nuôi tế bào người trong buồng trứng chuột bạch), người ta phải mất ít nhất là 7 năm với khoản lên đến 600 triệu USD. Còn với ngành sinh dược - ghép kháng thể của người vào các gien của cây trồng, nuôi lớn chúng ngoài đồng rồi lấy ra và tinh lọc chúng - chi phí có thể sẽ giảm xuống còn một nửa. "Nếu bạn không phải bỏ thêm ra nửa triệu USD, thì chắc chắn sẽ có nhiều sản phẩm hơn xuất hiện trên thị trường" - Charles Arntzen, nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tổng hợp Arizona, nói. Ông cho rằng cơ hội đối với các loại dược phẩm cho con người là vô hạn. Ông dự đoán sẽ có một thị trường rộng lớn cho các loại vácxin thảo mộc phòng các chứng bệnh của cá và gia cầm (đang được điều trị bằng các loại kháng sinh thông thường như hiện nay).
    Hiện hơn 2/3 các loại dược phẩm thảo mộc đã được thử trên cây ngô - loại cây đã được nghiên cứu tường tận về mã gien. Song mối nguy từ việc sử dụng thực phẩm trở nên rõ ràng hơn kể từ hồi tháng 12 năm ngoái khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ra lệnh thiêu huỷ 500 nghìn giạ đậu tương ở Nebraska. Đậu tương đã vô tình bị trộn lẫn vào một vựa chứa ngô biến đổi gien của Tập đoàn ProdiGene Inc ở Texas để việc sản xuất vácxin chống lại bệnh tiêu chảy ở lợn.
    Vụ bế bối đã tác động mạnh đến ngành công nghiệp này. Một số công ty có máu mặt như Dow & Monsanto đang tìm cách lảng dần Farm Belt, những trại ngô sinh dược ở Arizona, California và Washington. Song USDA - dưới sức ép của các chính trị gia miền tây, nuôi giấc mơ biến nơi đây thành một Thung lũng Silicon của công nghệ sinh học - đã nới lỏng một số quy định về sinh dược tại các bang trồng nhiều ngô. Quy định mới cho phép thanh tra các cơ sở sinh dược và yêu cầu một vùng đệm giữa khu ngô sinh dược với cánh đồng canh tác dài 1,5km. Song những người phản đối cho rằng khoảng cách như vậy là chưa đủ để ngăn ngừa tình trạng lai tạp. Và 11 nhóm môi trường đã làm đơn kiện USDA. Họ muốn chính phủ cấm hoàn toàn việc dùng cây lương thực để sản xuất dược phẩm. Trần Khánh (Theo Time)
  10. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Cây biến đổi gene, niềm hy vọng cho công nghiệp giấy​
    Quy trình tốn kém và tiêu dùng nhiều năng lượng để biến đổi gỗ thành giấy đã làm cho ngành công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy phải chi phí hơn 6 tỉ USD hàng năm. Phần lớn các chi phí này dùng để tách lignin ra khỏi xenluloza của gỗ (lignin là chất keo liên kết các sợi của cây gỗ) bằng cách sử dụng dung môi kiềm, ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Khi lignin được tách ra để dùng làm nhiên liệu, gỗ có hàm lượng lignin thấp hơn và xenluloza cao hơn sẽ có thể tiết kiệm cho ngành công nghiệp này hàng triệu USD mỗi năm dùng để xử lý và mua hoá chất.
    Bằng các biến đổi gene của cây dương lá rụng, tiến sĩ Vincent L.Chiang, Giáo sư công sinh học của Trường ĐH Bắc California và các cộng sự đã làm giảm được hàm lượng lignin từ 45 đến 50% và đã thực hiện thành công quy trình biến đổi gene kép trong ngành khoa học lâm nghiệp. Theo Giáo sư Chiang, nghiên cứu cho thấy không chỉ làm giảm được hàm lượng lignin mà còn làm tăng hàm lượng xenluloza ở cây dương lá rụng sau khi biến đổi gene. N.H (Theo Science Daily, 6.2003)

Chia sẻ trang này