1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Liệu pháp gene có thể chống được HIV​
    Các nhà khoa học Trường ĐH Stanford (Mỹ) ngày 8.9 đã đề xuất phương pháp mới có thể ngăn chặn được sự lây nhiễm HIV ở phụ nữ, tránh được hậu quả việc sinh con cũng mang virus HIV. Họ đã tìm ra một loại vi khuẩn có tự nhiên trong âm đạo của tất cả những người phụ nữ nhưng không gây hại gì cho cơ thể người mang nó. Vi khuẩn này có tên gọi là Lactobacillus. Những nhà khoa học đã khéo léo làm biến đổi gene của Lactobacillus sao cho nó sản sinh ra được loại protein "2D CD4" - có khả năng khoanh vùng virus HIV, triệt tiêu khả năng lây lan của chúng. Theo các nhà khoa học, phương pháp này mở ra một khả năng mới phòng chống HIV cho phụ nữ một cách rẻ nhất và hiệu quả nhất, kể cả trong trường hợp người phụ nữ không muốn dùng bao caosu trong lúc quan hệ ********. K.Y.M (Theo BBC)
    Box Công nghệ sinh học
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Sắp tìm ra thuốc chống AIDS cho phụ nữ​
    Các nhà khoa học Mỹ vừa đưa ra nhận định, trong tương lai, một dạng vi khuẩn biến đổi gene, thường có trong âm đạo, sẽ được sử dụng để bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh AIDS. John A. Lewicki thuộc Osel (Santa Clara, California) - công ty chuyên sản xuất các sản phẩm điều trị vi khuẩn thông thường - cho biết, dạng vi khuẩn này tỏ ra rất hứa hẹn trong phòng thí nghiệm.
    Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của AIDS là qua đường quan hệ ********, vì vậy ở những nước không sẵn có bao cao su và các phương tiện bảo vệ khác, phụ nữ là đối tượng dễ bị lây nhiễm. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dạng vi khuẩn Lactobacillus jensenii có nhiều trong nước nhầy tiết ra từ màng nhầy trong âm đạo khỏe mạnh. Họ biến đổi vi khuẩn để nó sản sinh ra protein 2D CD4. 2d CD4 sẽ bám lên virus HIV xâm nhập vào âm đạo.
    Trong phòng thí nghiệm, dạng vi khuẩn này làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong tế bào nhạy cảm xuống ít nhất còn một nửa. Kết quả nghiên cứu đã được báo cáo trên tờ tạp chí điện tử Nghi thức Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ, số ra tuần này. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Lewicki cho biết: "Tờ tạp chí giới thiệu về nguyên mẫu sản phẩm đầu tiên của chúng tôi sắp được mang ra sử dụng. Chúng tôi tin rằng nó sẽ đi vào thực tiễn chữa bệnh. Tuy nhiên, cần phải thử nghiệm trên động vật trước; đồng thời, các nhà sản xuất phải phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Thuốc và Thực phẩm để tiến hành thử nghiệm trên người".
    Roberta Black, trưởng nhóm khử vi trùng cục bộ thuộc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, nói rằng các nhà nghiên cứu đã "cho thấy bằng chứng trong phòng thí nghiệm, nơi bắt nguồn của mọi loại thuốc; nhưng còn lâu mới áp dụng được lên con người". Tuy vậy, đây là "phương pháp tiếp cận có tính sáng tạo cao, vì nó khai thác cơ chế bảo vệ tự nhiên".
    Nhóm nghiên cứu cần phải tránh gây ra những vấn đề như nonoxynol-9, chất khử vi trùng chống HIV nhưng lại làm tấy mô âm đạo và tăng cơ hội lây nhiễm HIV. Lewicki tuyên bố, Lactobacillus khác nonoxynol-9 ở chỗ nó hoạt động bằng cách tăng cường hệ thống vi khuẩn bảo vệ.
    Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu, Peter P. Lee thuộc Đại học Stanford, cho biết, ông hình dung thấy cuối cùng nhóm của ông cũng sẽ chế tạo được viên thuốc đặt vào âm đạo để phụ nữ có thể sử dụng thường xuyên. Ông nói: "Chúng tôi phải hết sức thận trọng. Mỗi liều thuốc có thể kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn và có thể đặt lúc nào cũng được. Tôi hi vọng có thể áp dụng công nghệ này cho các loại virus khác, chẳng hạn như virus u nhú, virus mụn, hay thậm chí những virus thông thường như cảm, cúm.
    (Theo AP)
    Box Công nghệ sinh học
  3. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Sắp tìm ra thuốc chống AIDS cho phụ nữ​
    Các nhà khoa học Mỹ vừa đưa ra nhận định, trong tương lai, một dạng vi khuẩn biến đổi gene, thường có trong âm đạo, sẽ được sử dụng để bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh AIDS. John A. Lewicki thuộc Osel (Santa Clara, California) - công ty chuyên sản xuất các sản phẩm điều trị vi khuẩn thông thường - cho biết, dạng vi khuẩn này tỏ ra rất hứa hẹn trong phòng thí nghiệm.
    Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của AIDS là qua đường quan hệ ********, vì vậy ở những nước không sẵn có bao cao su và các phương tiện bảo vệ khác, phụ nữ là đối tượng dễ bị lây nhiễm. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dạng vi khuẩn Lactobacillus jensenii có nhiều trong nước nhầy tiết ra từ màng nhầy trong âm đạo khỏe mạnh. Họ biến đổi vi khuẩn để nó sản sinh ra protein 2D CD4. 2d CD4 sẽ bám lên virus HIV xâm nhập vào âm đạo.
    Trong phòng thí nghiệm, dạng vi khuẩn này làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong tế bào nhạy cảm xuống ít nhất còn một nửa. Kết quả nghiên cứu đã được báo cáo trên tờ tạp chí điện tử Nghi thức Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ, số ra tuần này. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Lewicki cho biết: "Tờ tạp chí giới thiệu về nguyên mẫu sản phẩm đầu tiên của chúng tôi sắp được mang ra sử dụng. Chúng tôi tin rằng nó sẽ đi vào thực tiễn chữa bệnh. Tuy nhiên, cần phải thử nghiệm trên động vật trước; đồng thời, các nhà sản xuất phải phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Thuốc và Thực phẩm để tiến hành thử nghiệm trên người".
    Roberta Black, trưởng nhóm khử vi trùng cục bộ thuộc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, nói rằng các nhà nghiên cứu đã "cho thấy bằng chứng trong phòng thí nghiệm, nơi bắt nguồn của mọi loại thuốc; nhưng còn lâu mới áp dụng được lên con người". Tuy vậy, đây là "phương pháp tiếp cận có tính sáng tạo cao, vì nó khai thác cơ chế bảo vệ tự nhiên".
    Nhóm nghiên cứu cần phải tránh gây ra những vấn đề như nonoxynol-9, chất khử vi trùng chống HIV nhưng lại làm tấy mô âm đạo và tăng cơ hội lây nhiễm HIV. Lewicki tuyên bố, Lactobacillus khác nonoxynol-9 ở chỗ nó hoạt động bằng cách tăng cường hệ thống vi khuẩn bảo vệ.
    Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu, Peter P. Lee thuộc Đại học Stanford, cho biết, ông hình dung thấy cuối cùng nhóm của ông cũng sẽ chế tạo được viên thuốc đặt vào âm đạo để phụ nữ có thể sử dụng thường xuyên. Ông nói: "Chúng tôi phải hết sức thận trọng. Mỗi liều thuốc có thể kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn và có thể đặt lúc nào cũng được. Tôi hi vọng có thể áp dụng công nghệ này cho các loại virus khác, chẳng hạn như virus u nhú, virus mụn, hay thậm chí những virus thông thường như cảm, cúm.
    (Theo AP)
    Box Công nghệ sinh học
  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Điều trị ung thư bằng hoa dại ​

    [​IMG]
    Những nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một loại hợp chất được chiết xuất từ cây hoa dại corn lily, có thể làm co khối u đang phát triển.
    Đó chính là hợp chất có tên cyclopamine, được sử dụng trong các thí nghiệm điều trị khối u. Những thí nghiệm trên cơ thể chuột cho thấy cyclopamine có thể làm co khối u sau 12 ngày điều trị. Cyclopamine còn có thể chống lại ung thư, ngăn chặn tổn thương của phổi do hút thuốc gây ra.
    Các nhà khoa học tin rằng cyclopamine có thể điều trị hiệu quả ung thư dạ dày, tuyến tuỵ, thực quản và tuyến mật. Nguyên nhân gây ra các căn bệnh này là do một loại protein có tên Sonic Hedgehog - một dạng protein đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu tiên của bào thai, nhưng lại mang lại nhiều bất lợi thời gian về sau.
    Trong các thí nghiệm, các nhà khoa học thấy rằng hợp chất cyclopamine có thể ngăn chặn được protein Sonic Hedgehog. Tuy nhiên, những thí nghiệm này mới chỉ được thực hiện trên cơ thể chuột và tế bào người. Nhưng các nhà khoa học tin rằng hợp chất cyclopamine sẽ mở ra một hướng mới trong việc điều trị những ca ung thư khó sau này.

    (Van Han - tintuc@vdc.com.vn)
    Box Công nghệ sinh học
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Điều trị ung thư bằng hoa dại ​

    [​IMG]
    Những nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một loại hợp chất được chiết xuất từ cây hoa dại corn lily, có thể làm co khối u đang phát triển.
    Đó chính là hợp chất có tên cyclopamine, được sử dụng trong các thí nghiệm điều trị khối u. Những thí nghiệm trên cơ thể chuột cho thấy cyclopamine có thể làm co khối u sau 12 ngày điều trị. Cyclopamine còn có thể chống lại ung thư, ngăn chặn tổn thương của phổi do hút thuốc gây ra.
    Các nhà khoa học tin rằng cyclopamine có thể điều trị hiệu quả ung thư dạ dày, tuyến tuỵ, thực quản và tuyến mật. Nguyên nhân gây ra các căn bệnh này là do một loại protein có tên Sonic Hedgehog - một dạng protein đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu tiên của bào thai, nhưng lại mang lại nhiều bất lợi thời gian về sau.
    Trong các thí nghiệm, các nhà khoa học thấy rằng hợp chất cyclopamine có thể ngăn chặn được protein Sonic Hedgehog. Tuy nhiên, những thí nghiệm này mới chỉ được thực hiện trên cơ thể chuột và tế bào người. Nhưng các nhà khoa học tin rằng hợp chất cyclopamine sẽ mở ra một hướng mới trong việc điều trị những ca ung thư khó sau này.

    (Van Han - tintuc@vdc.com.vn)
    Box Công nghệ sinh học
  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Cấy ghép phôi sinh sản vô tính đầu tiên của người ​

    Các chuyên gia Viện nghiên cứu Andrology, Mỹ cho biết phôi sinh sản vô tính đầu tiên của con người đã sẵn sàng cho việc cấy ghép, được dự kiến sẽ tiến hành vào cuối năm nay.
    Tuyên bố này được đưa ra sau hàng loạt nỗ lực tạo phôi lai thông qua việc cấy ghép tế bào người với trứng bò rỗng. Theo các chuyên gia, nếu thành công, đứa trẻ sinh ra sẽ là bé gái. "Việc tạo ra phôi nhân bản con người đầu tiên không nằm ngoài mục đích sinh sản", Panayiotis Zavos, giám đốc Viện nghiên cứu Andrology, nói.
    Ông Zavos còn cho biết phôi đông lạnh con người đáng ra đã được cấy ghép từ tháng 7, nhưng người phụ nữ được chọn để mang phôi nhân bản có dấu hiệu biến chứng nên thí nghiệm đành phải hoãn lại.
    Để tạo ra phôi lai, Zavos đã phải thử nghiệm với 700 trứng bò, và tỉ lệ phôi cấy ghép người - bò thành công là 40%. Tuy nhiên, hiện có nhiều ý kiến cho rằng việc làm của Zavos đi ngược lại với luân thường đạo lý, và là việc làm vô nhân đạo. Zavos thì lại cho rằng ông không có ý định tạo ra những "con quỷ" đội lốt người, và rằng quá trình cấy ghép chỉ được thực hiện sau khi kiểm tra kỹ lưỡng nhiễm sắc thể để lường trước những đột biến có thể xảy ra; và nếu có hiện tượng bất thường khi kiểm tra, thí nghiệm sẽ được huỷ bỏ ngay lập tức.
    Hiện Zavos vẫn chưa công bố quốc gia nào sẽ là nơi cuộc cấy ghép phôi nhân bản con người đầu tiên diễn ra, nhưng cho biết có thể đó sẽ là Mỹ, Anh, Pháp, hoặc Đức.

    (Van Han - tintuc@vdc.com.vn)
    Box Công nghệ sinh học
  7. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Cấy ghép phôi sinh sản vô tính đầu tiên của người ​

    Các chuyên gia Viện nghiên cứu Andrology, Mỹ cho biết phôi sinh sản vô tính đầu tiên của con người đã sẵn sàng cho việc cấy ghép, được dự kiến sẽ tiến hành vào cuối năm nay.
    Tuyên bố này được đưa ra sau hàng loạt nỗ lực tạo phôi lai thông qua việc cấy ghép tế bào người với trứng bò rỗng. Theo các chuyên gia, nếu thành công, đứa trẻ sinh ra sẽ là bé gái. "Việc tạo ra phôi nhân bản con người đầu tiên không nằm ngoài mục đích sinh sản", Panayiotis Zavos, giám đốc Viện nghiên cứu Andrology, nói.
    Ông Zavos còn cho biết phôi đông lạnh con người đáng ra đã được cấy ghép từ tháng 7, nhưng người phụ nữ được chọn để mang phôi nhân bản có dấu hiệu biến chứng nên thí nghiệm đành phải hoãn lại.
    Để tạo ra phôi lai, Zavos đã phải thử nghiệm với 700 trứng bò, và tỉ lệ phôi cấy ghép người - bò thành công là 40%. Tuy nhiên, hiện có nhiều ý kiến cho rằng việc làm của Zavos đi ngược lại với luân thường đạo lý, và là việc làm vô nhân đạo. Zavos thì lại cho rằng ông không có ý định tạo ra những "con quỷ" đội lốt người, và rằng quá trình cấy ghép chỉ được thực hiện sau khi kiểm tra kỹ lưỡng nhiễm sắc thể để lường trước những đột biến có thể xảy ra; và nếu có hiện tượng bất thường khi kiểm tra, thí nghiệm sẽ được huỷ bỏ ngay lập tức.
    Hiện Zavos vẫn chưa công bố quốc gia nào sẽ là nơi cuộc cấy ghép phôi nhân bản con người đầu tiên diễn ra, nhưng cho biết có thể đó sẽ là Mỹ, Anh, Pháp, hoặc Đức.

    (Van Han - tintuc@vdc.com.vn)
    Box Công nghệ sinh học
  8. caspermini

    caspermini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tay thuận và kiểu tóc
    Một gen có thể điều khiển cả hai và giải thích sự phân chia của não.
    HELEN PEARSON
    Một nhà nghiên cứu người Mỹ đã khám phá rằng người thuận tay phải có xoáy tóc theo chiều kim đồng hồ.
    Amar Klar làm việc trong viện ung thư quốc gia Frederick, Maryland, đã bí mật kiểm tra kỹ lưỡng đầu của nhiều người tại sân bay và các cửa hàng lớn, không quan tâm đến người tóc dài hay hói.
    Ông đã thấy trên 95% tóc của những người thuận tay phải có xoáy tóc thuận chiều kim đồng hồ. Tóc của người thuận tay trái và thuận cả hai tay ngang nhau trong tỷ lệ cuộn xoáy tóc.
    Klar nói , sự tạo thành chính xác hoặc ngẫu nhiên của một gen đơn làm cơ sở cho khuynh hướng này. Người với một hoặc hai bản sao chính xác có thể thuận tay phải, với tóc có xoáy theo chiều kim đồng hồ, những người có kiểu ngẫu nhiên sẽ chia theo tỷ lệ 50/50 cho tính thuận tay và kiểu tóc. Ông ta đang tìm kiếm gen này.
    Đó là một trong những điều thú vị nhất, nhà khoa học Ralph Greenspan thuộc viện khoa học Châu Âu, San Diego, California nói. Ông ta nói, một gen làm sự phân bào không đối xứng trong phôi non có thể tạo ra tính bất đối trong cơ thể.
    Nhưng một số gen có thể ảnh hưởng đến tính thuận tay, Clyde Francks thuộc đại học Oxford, UK, đang tìm kiếm những gen đó. Ông lý luận rằng chỉ cần tìm ra một phân tử này sẽ cho câu trả lời.
    Trái, phải
    Khoảng 90% người sử dụng tay phải để viết và cầm nắm. Các nhà nghiên cứu tranh cãi về hoặc gen hoặc quá trình hình thành kiến thức tạo ra thói quen này.
    Hầu hết cho rằng không có gen tay thuận bởi nó đơn giản không di truyền. Ví dụ cặp vợ chồng thuận tay trái thường có con thuận tay phải.
    Klar tin các giả thuyết tính toán của ông ta cho các bí ẩn này. Nếu trẻ thuận tay trái thừa kế gen ?ongẫu nhiên?, chúng có thể thuận tay trái hoặc tay phải. Điều này cũng giải thích tại sao cặp sinh đôi giống nhau như đúc có thể một thuận tay trái, một thuận tay phải.
    Các gen quy định tính thuận tay cũng có thể giải thích tại sao não của chúng ta không đối xứng. Người thuận tay trái hoặc cả hai tay có vùng ngôn ngữ thiên về bán cầu não phải, dễ bị tâm thần phân liệt và, thường có tính sáng tạo hơn và thậm chí là thiên tài.

    Theo Nature, 4/9/2003 (do trình độ có hạn nên mong mọi người thông cảm cho những lỗi tôi mắc phải khi dịch)
    Casper
  9. caspermini

    caspermini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Tay thuận và kiểu tóc
    Một gen có thể điều khiển cả hai và giải thích sự phân chia của não.
    HELEN PEARSON
    Một nhà nghiên cứu người Mỹ đã khám phá rằng người thuận tay phải có xoáy tóc theo chiều kim đồng hồ.
    Amar Klar làm việc trong viện ung thư quốc gia Frederick, Maryland, đã bí mật kiểm tra kỹ lưỡng đầu của nhiều người tại sân bay và các cửa hàng lớn, không quan tâm đến người tóc dài hay hói.
    Ông đã thấy trên 95% tóc của những người thuận tay phải có xoáy tóc thuận chiều kim đồng hồ. Tóc của người thuận tay trái và thuận cả hai tay ngang nhau trong tỷ lệ cuộn xoáy tóc.
    Klar nói , sự tạo thành chính xác hoặc ngẫu nhiên của một gen đơn làm cơ sở cho khuynh hướng này. Người với một hoặc hai bản sao chính xác có thể thuận tay phải, với tóc có xoáy theo chiều kim đồng hồ, những người có kiểu ngẫu nhiên sẽ chia theo tỷ lệ 50/50 cho tính thuận tay và kiểu tóc. Ông ta đang tìm kiếm gen này.
    Đó là một trong những điều thú vị nhất, nhà khoa học Ralph Greenspan thuộc viện khoa học Châu Âu, San Diego, California nói. Ông ta nói, một gen làm sự phân bào không đối xứng trong phôi non có thể tạo ra tính bất đối trong cơ thể.
    Nhưng một số gen có thể ảnh hưởng đến tính thuận tay, Clyde Francks thuộc đại học Oxford, UK, đang tìm kiếm những gen đó. Ông lý luận rằng chỉ cần tìm ra một phân tử này sẽ cho câu trả lời.
    Trái, phải
    Khoảng 90% người sử dụng tay phải để viết và cầm nắm. Các nhà nghiên cứu tranh cãi về hoặc gen hoặc quá trình hình thành kiến thức tạo ra thói quen này.
    Hầu hết cho rằng không có gen tay thuận bởi nó đơn giản không di truyền. Ví dụ cặp vợ chồng thuận tay trái thường có con thuận tay phải.
    Klar tin các giả thuyết tính toán của ông ta cho các bí ẩn này. Nếu trẻ thuận tay trái thừa kế gen ?ongẫu nhiên?, chúng có thể thuận tay trái hoặc tay phải. Điều này cũng giải thích tại sao cặp sinh đôi giống nhau như đúc có thể một thuận tay trái, một thuận tay phải.
    Các gen quy định tính thuận tay cũng có thể giải thích tại sao não của chúng ta không đối xứng. Người thuận tay trái hoặc cả hai tay có vùng ngôn ngữ thiên về bán cầu não phải, dễ bị tâm thần phân liệt và, thường có tính sáng tạo hơn và thậm chí là thiên tài.

    Theo Nature, 4/9/2003 (do trình độ có hạn nên mong mọi người thông cảm cho những lỗi tôi mắc phải khi dịch)
    Casper
  10. caspermini

    caspermini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0

    Các tế bào gốc: To be and not to be
    HAIFAN LIN
    Đã từ lâu, chức năng của tế bào gốc được chia làm hai: sinh ra tế bào con đồng nhất với nó và trở thành tế bào chuyên hoá. Công việc mới minh hoạ sự phân chia không đỗi xứng này và cơ sở phân tử của nó.
    Tế bào gốc có khả năng độc nhất vô nhị trong khả năng tự duy trì trong khi các mô liên tục tái bổ sung trong suốt chu trình sống của sinh vật. Khả năng này từ lâu được cho là do tính bất đối xứng đặc biệt trong phân bào. Khi tế bào gốc phân chia, tạo ra cả bản sao giống hệt nó và dạng tế bào mới sẽ phân thành các tế bào trưởng thành của mô. Giả thuyết bất đối xứng này- mang lại sự giải quyết định mệnh ''to be and not to be'' ?" có thể tìm lại nguồn gốc của nhà phôi thai học E. B. Wilson và các bạn đồng nghiệp của ông hơn một thế kỷ trước. Nhưng bằng chứng trực tiếp về sự phân chia bất đối xứng trước đây chỉ được báo cáo trong một số ít hệ thống tế bào gốc rành mạch. Trong các trường hợp này, cơ chế phân tử điều hoà sự phân chia bất đối cũng không được xem xét tỷ mỷ.
    Rào chắn lớn cho nghiên cứu tế bào mầm phân chia như thế nào là tính khó nắm bắt tự nhiên của chúng. Các tế bào gốc rất hiếm và rất giống với tế bào con của chúng, do đó chúng khó có thể nhận ra trong mô. Có thể nói rằng cho đến nay- mặc dù quá trình nghiên cứu tế bào gốc diễn ra rất nhanh- tính đồng nhất của tế bào gốc trong hầu hết các mô vẫn là một vấn đề nhiều tranh cãi. Sự ?okhủng hoảng đồng nhất? này chỉ được vượt qua trong một số ít trường hợp, các tế bào gốc thần kinh (neuroblast) và phôi thai (germline) trong Drosophila, và các tế bào nguyên thuỷ vùng não thất trong não của phôi các động vật có vú.
    Trong các con ruồi này, các mầm thần kinh (neuroblast) phân chia bất đối để tạo thành thể mới của chính chúng và để tạo ra hạch nhỏ hơn của tế bào mẹ. Trong trứng ruồi, các tế bào gốc phôi thai luôn tiếp xúc với tập con của các tế bào bào dấu hiệu (signalling cell) gọi là các tế bào chụp (cap cells). Các tế bào gốc này cũng phân chia bất đối, tạo ra tế bào gốc con giữ lại sự tiếp xúc với các tế bào chụp và một tế bào con khác thay thế tế bào mất đi. Sự phân chia bất đối định hướng này cũng được chứng minh bằng kính hiển vi điện tử với các tế bào gốc trong tinh hoàn ruồi, nơi các tế bào dấu hiệu gọi là tế bào trung tâm (hub cell). Yama****a và cộng sự đã sử dụng kinh hiển vi miễn dịch phát huỳnh quang (immunofluorescence) để quan sát một số lớn sự phân chia của tế bào gốc (hơn 500) trong tinh hoàn ruồi, xác nhận một cách thú vị sự phân chia đinh hướng và bất đối.

    Câu hỏi quyết định ở đây là: tại sao nói tế bào con trở thành tế bào gốc và tại sao không phải? Với các tế bào thần kinh ruồi, câu trả lời dường như chỉ phụ thuộc trên chính tế bào. Các tế bào thần kinh phân chia từ các tế bào biểu mô phôi thai và thừa kế tính phân cực của chúng, với một kết quả là ?ođỉnh? hoặc ?ogốc?. Các phân tử cho phép điều này xác định số phận tế bào được phân chia theo trục đỉnh-gốc. Sự phân bào bằng nảy chồi (cấu trúc chia đôi nhiễm sắc thể qua phân bào) cũng định hướng dọc theo trục này. Điều này có nghĩa là một tế bào con thừa kế các phân tử đỉnh và vẫn là tế bào thần kinh; tế bào khác thừa kế các thành phần gốc và trở thành tế bào mẹ trung tâm.
    Nhưng cơ chế này chính nó dường như không đủ thuyết phục cho hầu hết các tế bào mầm khác. Ví dụ, trong buồng trứng ruồi, các tế bào gốc phải giữ lại trong ?oổ? tế bào gốc - bằng cách tiếp xúc với các tế bào chụp- để bảo tồn tự bảo tồn. Ở đây, sự phân chia theo hướng bất đối được đảm bảo, theo mỗi sự phân chia, chỉ một tế bào con sẽ tiếp xúc với các tế bào chụp và trở thành tế bào gốc. Những trường hợp tương tự xảy ra trong các tế bào gốc phôi thai. Nên ba dạng tế bào gốc này cùng chia sẻ một điểm đặc trưng. Sự định hướng phân chia- lần lượt được xác định bởi hướng nảy chồi- là chìa khoá đảm bảo tính bất đối giữa các tế bào con, hoặc bằng cách tiếp xúc với ổ dấu hiệu hoặc thừa kế các phân tử điều hoà số phận (fate-regulating molecules) của chúng.
    Sau đó cái gì quyết định hướng nảy chồi? Trong các tế bào gốc phôi thai, điều này đòi hỏi một thể hinh cầu gọi là spectrosome, tại một cực nảy chồi neo các cấu trúc sợi gọi là ci ống hình sao (astral microtubules) với các tế bào chụp. Nhưng Yama****a và cộng sự cho thấy spectrosome thường kết hợp với cực nảy chồi (spindle pole) trong các tế bào gốc tinh trùng và do đó có thể không phân chia theo hướng bất đối. Nên chức năng của spectrosome phải phụ thuộc vào môi trường tế bào.
    Cái gì sau đó xác đinh hướng nảy chồi trong các tế bào tinh hoàn? Các nhóm làm việc trước đây trên ruồi đã bắt đâu khám phá ra tính quan trọng trong các sự phân bào khác của cầu nối tế bào đến tế bào gọi là cầu adherens, và của các phân tử bao gồm trong liên kết nảy chồi của các cầu nối này. Một trong các phân tử này trong tế bào thần kinh là centrosomin thành phần của. (Các tế bào đang phân chí có hai centrosome ở mỗi cực, chúng tạo ra chồi và các sao vi ống(astral microtubules)). Trong buồng trứng, các protein DE-cadherin và -catenin là quan trọng cho sự neo chặt của các tế bào gốc phôi thai với các tế bào chụp. Trong các tế bào biểu mô trứng, sự phá vỡ các cầu adherens làm mất tính định hướng của chồi và adenomatous poliposis coli 2 protein (APC2), gắn với -catenin, gắn với các cầu adherens. Cuối cùng, APC2 và -catenin neo giữ các chồi với bề mặt trong dịch phôi thai.
    Yama****a và cộng sự cho thấy liên kết này cũng có thể xác định sự định hướng phân bào của các tế bào gốc trong tinh trùng con đực. Chúng được quan sát thấy rằng DE-cadherin, -catenin và APC2 tích luỹ trên bề mặt giữa tế bào gốc và các tế bào trung tâm, nơi một cực của chồi tế bào gốc bị kẹp chặt. Ruồi bị đột biến APC2, các chồi mất tính định vị, định hướng hoặc không gắn trên bề mặt. APC1, trong lúc ấy địn vị trên các centrosome trước khi phân chia và ruồi bị đột biến APC1có sự định hướng nảy chồi và sự dịnh vị centrosome cũng bị xáo trộn một phần. Nên các tác giả gợi ý rằng cầu adherens, qua catenin và APC2, neo các vi ống hình sao (astral microtubule) của một trong các centrosome của tế bào gốc. Điều kẹp chặt cực nảy chồi một nơi. Trong khi đó centrosomin và APC1 góp phần vào chức năng của centrosome trong tổ chức cực này chồi.
    Một cách thú vị, trong nấm men nảy chồi, cái trải qua sự phân chia như tế bào gốc, một protein như APC gọi là Kar9 có vai trò tương tự như các vi ống bắt giữ. Tất cả các nghiên cứu này cho thấy rằng cơ chế nảy chồi (spindle-anchorage) được mô tả ở trên đã duy trì sự phân chia tế bào gốc bất đối qua quá trình tiến hoá.
    Tất nhiên, bản sao phân chia bất đối được mô tả ở đây có thể không phải là cách duy nhất cho các tế bào gốc tái bản chính nó. Ví dụ, một số tế bào gốc động vật có vú xuất hiện sự phân chia đối xứng. Do đó, cả hai tế bào con đôi khi đều tạo thành tế bào gốc, vì chúng đều cho thấy dấu hiệu quết định thích hợp; đôi khi cả hai khác nhau. Với các tế bào mầm này, sự tái bản chính nó là cơ sở trến cơ chế có thể xảy ra. Nhưng mặc dù sự phân chia định hướng là ngẫu nhiên, dấu hiệu thích hợp ngẫu nhiên và yếu tố quyết định tính định vị có thể giống như trong các tế bào gốc phân chí bất đối. Dạng lập thể của tế bào gốc với kiểu phân chia tiên đoán trước đây, có giá trị như các mẫu đơn giản của các bản sao phân chia đối xứng của chúng.
    Theo Nature (25/9/2003)
    Casper

Chia sẻ trang này