1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caspermini

    caspermini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0

    Các tế bào gốc: To be and not to be
    HAIFAN LIN
    Đã từ lâu, chức năng của tế bào gốc được chia làm hai: sinh ra tế bào con đồng nhất với nó và trở thành tế bào chuyên hoá. Công việc mới minh hoạ sự phân chia không đỗi xứng này và cơ sở phân tử của nó.
    Tế bào gốc có khả năng độc nhất vô nhị trong khả năng tự duy trì trong khi các mô liên tục tái bổ sung trong suốt chu trình sống của sinh vật. Khả năng này từ lâu được cho là do tính bất đối xứng đặc biệt trong phân bào. Khi tế bào gốc phân chia, tạo ra cả bản sao giống hệt nó và dạng tế bào mới sẽ phân thành các tế bào trưởng thành của mô. Giả thuyết bất đối xứng này- mang lại sự giải quyết định mệnh ''to be and not to be'' ?" có thể tìm lại nguồn gốc của nhà phôi thai học E. B. Wilson và các bạn đồng nghiệp của ông hơn một thế kỷ trước. Nhưng bằng chứng trực tiếp về sự phân chia bất đối xứng trước đây chỉ được báo cáo trong một số ít hệ thống tế bào gốc rành mạch. Trong các trường hợp này, cơ chế phân tử điều hoà sự phân chia bất đối cũng không được xem xét tỷ mỷ.
    Rào chắn lớn cho nghiên cứu tế bào mầm phân chia như thế nào là tính khó nắm bắt tự nhiên của chúng. Các tế bào gốc rất hiếm và rất giống với tế bào con của chúng, do đó chúng khó có thể nhận ra trong mô. Có thể nói rằng cho đến nay- mặc dù quá trình nghiên cứu tế bào gốc diễn ra rất nhanh- tính đồng nhất của tế bào gốc trong hầu hết các mô vẫn là một vấn đề nhiều tranh cãi. Sự ?okhủng hoảng đồng nhất? này chỉ được vượt qua trong một số ít trường hợp, các tế bào gốc thần kinh (neuroblast) và phôi thai (germline) trong Drosophila, và các tế bào nguyên thuỷ vùng não thất trong não của phôi các động vật có vú.
    Trong các con ruồi này, các mầm thần kinh (neuroblast) phân chia bất đối để tạo thành thể mới của chính chúng và để tạo ra hạch nhỏ hơn của tế bào mẹ. Trong trứng ruồi, các tế bào gốc phôi thai luôn tiếp xúc với tập con của các tế bào bào dấu hiệu (signalling cell) gọi là các tế bào chụp (cap cells). Các tế bào gốc này cũng phân chia bất đối, tạo ra tế bào gốc con giữ lại sự tiếp xúc với các tế bào chụp và một tế bào con khác thay thế tế bào mất đi. Sự phân chia bất đối định hướng này cũng được chứng minh bằng kính hiển vi điện tử với các tế bào gốc trong tinh hoàn ruồi, nơi các tế bào dấu hiệu gọi là tế bào trung tâm (hub cell). Yama****a và cộng sự đã sử dụng kinh hiển vi miễn dịch phát huỳnh quang (immunofluorescence) để quan sát một số lớn sự phân chia của tế bào gốc (hơn 500) trong tinh hoàn ruồi, xác nhận một cách thú vị sự phân chia đinh hướng và bất đối.

    Câu hỏi quyết định ở đây là: tại sao nói tế bào con trở thành tế bào gốc và tại sao không phải? Với các tế bào thần kinh ruồi, câu trả lời dường như chỉ phụ thuộc trên chính tế bào. Các tế bào thần kinh phân chia từ các tế bào biểu mô phôi thai và thừa kế tính phân cực của chúng, với một kết quả là ?ođỉnh? hoặc ?ogốc?. Các phân tử cho phép điều này xác định số phận tế bào được phân chia theo trục đỉnh-gốc. Sự phân bào bằng nảy chồi (cấu trúc chia đôi nhiễm sắc thể qua phân bào) cũng định hướng dọc theo trục này. Điều này có nghĩa là một tế bào con thừa kế các phân tử đỉnh và vẫn là tế bào thần kinh; tế bào khác thừa kế các thành phần gốc và trở thành tế bào mẹ trung tâm.
    Nhưng cơ chế này chính nó dường như không đủ thuyết phục cho hầu hết các tế bào mầm khác. Ví dụ, trong buồng trứng ruồi, các tế bào gốc phải giữ lại trong ?oổ? tế bào gốc - bằng cách tiếp xúc với các tế bào chụp- để bảo tồn tự bảo tồn. Ở đây, sự phân chia theo hướng bất đối được đảm bảo, theo mỗi sự phân chia, chỉ một tế bào con sẽ tiếp xúc với các tế bào chụp và trở thành tế bào gốc. Những trường hợp tương tự xảy ra trong các tế bào gốc phôi thai. Nên ba dạng tế bào gốc này cùng chia sẻ một điểm đặc trưng. Sự định hướng phân chia- lần lượt được xác định bởi hướng nảy chồi- là chìa khoá đảm bảo tính bất đối giữa các tế bào con, hoặc bằng cách tiếp xúc với ổ dấu hiệu hoặc thừa kế các phân tử điều hoà số phận (fate-regulating molecules) của chúng.
    Sau đó cái gì quyết định hướng nảy chồi? Trong các tế bào gốc phôi thai, điều này đòi hỏi một thể hinh cầu gọi là spectrosome, tại một cực nảy chồi neo các cấu trúc sợi gọi là ci ống hình sao (astral microtubules) với các tế bào chụp. Nhưng Yama****a và cộng sự cho thấy spectrosome thường kết hợp với cực nảy chồi (spindle pole) trong các tế bào gốc tinh trùng và do đó có thể không phân chia theo hướng bất đối. Nên chức năng của spectrosome phải phụ thuộc vào môi trường tế bào.
    Cái gì sau đó xác đinh hướng nảy chồi trong các tế bào tinh hoàn? Các nhóm làm việc trước đây trên ruồi đã bắt đâu khám phá ra tính quan trọng trong các sự phân bào khác của cầu nối tế bào đến tế bào gọi là cầu adherens, và của các phân tử bao gồm trong liên kết nảy chồi của các cầu nối này. Một trong các phân tử này trong tế bào thần kinh là centrosomin thành phần của. (Các tế bào đang phân chí có hai centrosome ở mỗi cực, chúng tạo ra chồi và các sao vi ống(astral microtubules)). Trong buồng trứng, các protein DE-cadherin và -catenin là quan trọng cho sự neo chặt của các tế bào gốc phôi thai với các tế bào chụp. Trong các tế bào biểu mô trứng, sự phá vỡ các cầu adherens làm mất tính định hướng của chồi và adenomatous poliposis coli 2 protein (APC2), gắn với -catenin, gắn với các cầu adherens. Cuối cùng, APC2 và -catenin neo giữ các chồi với bề mặt trong dịch phôi thai.
    Yama****a và cộng sự cho thấy liên kết này cũng có thể xác định sự định hướng phân bào của các tế bào gốc trong tinh trùng con đực. Chúng được quan sát thấy rằng DE-cadherin, -catenin và APC2 tích luỹ trên bề mặt giữa tế bào gốc và các tế bào trung tâm, nơi một cực của chồi tế bào gốc bị kẹp chặt. Ruồi bị đột biến APC2, các chồi mất tính định vị, định hướng hoặc không gắn trên bề mặt. APC1, trong lúc ấy địn vị trên các centrosome trước khi phân chia và ruồi bị đột biến APC1có sự định hướng nảy chồi và sự dịnh vị centrosome cũng bị xáo trộn một phần. Nên các tác giả gợi ý rằng cầu adherens, qua catenin và APC2, neo các vi ống hình sao (astral microtubule) của một trong các centrosome của tế bào gốc. Điều kẹp chặt cực nảy chồi một nơi. Trong khi đó centrosomin và APC1 góp phần vào chức năng của centrosome trong tổ chức cực này chồi.
    Một cách thú vị, trong nấm men nảy chồi, cái trải qua sự phân chia như tế bào gốc, một protein như APC gọi là Kar9 có vai trò tương tự như các vi ống bắt giữ. Tất cả các nghiên cứu này cho thấy rằng cơ chế nảy chồi (spindle-anchorage) được mô tả ở trên đã duy trì sự phân chia tế bào gốc bất đối qua quá trình tiến hoá.
    Tất nhiên, bản sao phân chia bất đối được mô tả ở đây có thể không phải là cách duy nhất cho các tế bào gốc tái bản chính nó. Ví dụ, một số tế bào gốc động vật có vú xuất hiện sự phân chia đối xứng. Do đó, cả hai tế bào con đôi khi đều tạo thành tế bào gốc, vì chúng đều cho thấy dấu hiệu quết định thích hợp; đôi khi cả hai khác nhau. Với các tế bào mầm này, sự tái bản chính nó là cơ sở trến cơ chế có thể xảy ra. Nhưng mặc dù sự phân chia định hướng là ngẫu nhiên, dấu hiệu thích hợp ngẫu nhiên và yếu tố quyết định tính định vị có thể giống như trong các tế bào gốc phân chí bất đối. Dạng lập thể của tế bào gốc với kiểu phân chia tiên đoán trước đây, có giá trị như các mẫu đơn giản của các bản sao phân chia đối xứng của chúng.
    Theo Nature (25/9/2003)
    Casper
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Chuột nhân bản đầu tiên chào đời ​

    Hai con chuột nhân bản đầu tiên.
    [​IMG]
    Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp tuyên bố đã nhân bản thành công cả chuột cái lẫn chuột đực. Như vậy, loài gặm nhấm này đã chính thức gia nhập danh sách các động vật được nhân bản từ tế bào trưởng thành.
    Chuột được nhân bản muộn hơn so với cừu, , , lợn, langựa bởi giới khoa học gặp phải những khó khăn độc nhất vô nhị trong việc kiểm soát sự phát triển của trứng ở giải đoạn đầu của quá trình nhân bản. Chuột tiến hoá để sinh sản nhanh và trứng của chúng bắt đầu kích hoạt ngay khi rời buồng trứng. Điều đó có nghĩa là trứng chín quá nhanh nên các chuyên gia không có đủ thời gian để rút nhân. Họ buộc phải tìm ra kỹ thuật vượt qua trở ngại trên.
    Để nhân bản chuột, các nhà nghiên cứu lấy trứng của một số cá thể chuột cái rồi cho trứng đó tiếp xúc với 1 loại protein. Protein có thể dừng quá trình kích hoạt của trứng để trứng không chín quá nhanh. Bằng cách đó, họ có thể rút ADN (nhân) của trứng và thay thế nó bằng ADN lấy từ một tế bào trưởng thành. Tế bào trưởng thành được chích từ phôi chuột. Kỹ thuật này được gọi là chuyển nhân tế bào xoma và đã được sử dụng để nhân bản cừu Dolly. Kết quả là họ thu được 129 phôi sống.
    Sau đó, phôi sống phân chia và được cấy vào tử cung của 2 con chuột cái (65 phôi vào một cá thể chuột và 64 phôi còn lại vào một con khác). Tuy nhiên, cũng như việc nhân bản các động vật khác, tỷ lệ thất bại là rất cao. Hai bà mẹ sinh ra 3 chuột con. Một con chết ngay sau khi chào đời. Chuột con sống sót giống hệt tế bào trưởng thành về mặt di truyền. Kỹ thuật trên được lặp lại và tạo ra 2 chuột cái khoẻ mạnh. Theo Fraichard, một thành viên của nhóm nghiên cứu, 4 con chuột nhân bản ''''phát triển bình thường và trưởng thành''''. Hai thế hệ chuột khoẻ mạnh đã chào đời sau khi nhóm nghiên cứu cho 2 cặp chuột nhân bản đầu tiên giao phối với nhau.
    Việc nhân bản chuột không phải nhằm mục đích hoàn thiện kỹ thuật nhân bản người. Theo nhóm nghiên cứu, thành công này sẽ giúp giới khoa học dễ dàng tạo ra những con chuột bị mắc các căn bệnh giống như ở người, phục vụ quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn, cụ thể là thử nghiệm thuốc và liệu pháp mới. Chuột là một trong những động vật được sử dụng rộng rãi làm mô hình khoa học nghiên cứu nhiều chứng bệnh chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường và một số chứng rối loạn thần kinh.
    Công nghệ nhân bản có thể mở rộng các chứng bệnh mà chuột có thể mắc phải giống như con người. Các chuyên gia đã coi thành công này là một bước tiến quan trọng trong nghiên cứu y học. Bước tiếp theo của nhóm là đưa một gene người vào chuột nhân bản và sử dụng chúng để nghiên cứu các liệu pháp điều trị bệnh liên quan tới gene. Gene đầu tiên sẽ liên quan tới một chứng rối loạn chuyển hoá di truyền ở người. Tuần trước, một nhà khoa học Mỹ tuyên bố sẽ nhân bản người vào cuối năm nay.
    (Minh Sơn - Theo BBC, Reuters, ABCNews)

    Box Công nghệ sinh học
  3. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Chuột nhân bản đầu tiên chào đời ​

    Hai con chuột nhân bản đầu tiên.
    [​IMG]
    Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp tuyên bố đã nhân bản thành công cả chuột cái lẫn chuột đực. Như vậy, loài gặm nhấm này đã chính thức gia nhập danh sách các động vật được nhân bản từ tế bào trưởng thành.
    Chuột được nhân bản muộn hơn so với cừu, , , lợn, langựa bởi giới khoa học gặp phải những khó khăn độc nhất vô nhị trong việc kiểm soát sự phát triển của trứng ở giải đoạn đầu của quá trình nhân bản. Chuột tiến hoá để sinh sản nhanh và trứng của chúng bắt đầu kích hoạt ngay khi rời buồng trứng. Điều đó có nghĩa là trứng chín quá nhanh nên các chuyên gia không có đủ thời gian để rút nhân. Họ buộc phải tìm ra kỹ thuật vượt qua trở ngại trên.
    Để nhân bản chuột, các nhà nghiên cứu lấy trứng của một số cá thể chuột cái rồi cho trứng đó tiếp xúc với 1 loại protein. Protein có thể dừng quá trình kích hoạt của trứng để trứng không chín quá nhanh. Bằng cách đó, họ có thể rút ADN (nhân) của trứng và thay thế nó bằng ADN lấy từ một tế bào trưởng thành. Tế bào trưởng thành được chích từ phôi chuột. Kỹ thuật này được gọi là chuyển nhân tế bào xoma và đã được sử dụng để nhân bản cừu Dolly. Kết quả là họ thu được 129 phôi sống.
    Sau đó, phôi sống phân chia và được cấy vào tử cung của 2 con chuột cái (65 phôi vào một cá thể chuột và 64 phôi còn lại vào một con khác). Tuy nhiên, cũng như việc nhân bản các động vật khác, tỷ lệ thất bại là rất cao. Hai bà mẹ sinh ra 3 chuột con. Một con chết ngay sau khi chào đời. Chuột con sống sót giống hệt tế bào trưởng thành về mặt di truyền. Kỹ thuật trên được lặp lại và tạo ra 2 chuột cái khoẻ mạnh. Theo Fraichard, một thành viên của nhóm nghiên cứu, 4 con chuột nhân bản ''''phát triển bình thường và trưởng thành''''. Hai thế hệ chuột khoẻ mạnh đã chào đời sau khi nhóm nghiên cứu cho 2 cặp chuột nhân bản đầu tiên giao phối với nhau.
    Việc nhân bản chuột không phải nhằm mục đích hoàn thiện kỹ thuật nhân bản người. Theo nhóm nghiên cứu, thành công này sẽ giúp giới khoa học dễ dàng tạo ra những con chuột bị mắc các căn bệnh giống như ở người, phục vụ quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn, cụ thể là thử nghiệm thuốc và liệu pháp mới. Chuột là một trong những động vật được sử dụng rộng rãi làm mô hình khoa học nghiên cứu nhiều chứng bệnh chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường và một số chứng rối loạn thần kinh.
    Công nghệ nhân bản có thể mở rộng các chứng bệnh mà chuột có thể mắc phải giống như con người. Các chuyên gia đã coi thành công này là một bước tiến quan trọng trong nghiên cứu y học. Bước tiếp theo của nhóm là đưa một gene người vào chuột nhân bản và sử dụng chúng để nghiên cứu các liệu pháp điều trị bệnh liên quan tới gene. Gene đầu tiên sẽ liên quan tới một chứng rối loạn chuyển hoá di truyền ở người. Tuần trước, một nhà khoa học Mỹ tuyên bố sẽ nhân bản người vào cuối năm nay.
    (Minh Sơn - Theo BBC, Reuters, ABCNews)

    Box Công nghệ sinh học
  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG MỚI NGẮN NGÀY VIỆT LAI 20​

    Bài của PGS.TS Nguyễn Văn Hoan

    Lúa lai là một trong số các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất nhanh nhất và cũng mang lại hiệu quả thuộc nhóm rộng nhất. Theo kế hoạch của Chính phủ thì đến cuối năm 2005 cần đưa diện tích lúa lai lên 1 triệu ha, tập trung trước hết vào khu vực các tỉnh phía Bắc và khu vực miền Trung nước ta. ở 2 vùng trên, tổng diện tích gieo cấy lúa tính theo vụ gieo cấy chỉ có khoảng 4,2 triệu ha trong khi cần nuôi sống 55 triệu người. Như vậy năng suất lúa bình quân phải đạt được là 50 tạ/ha mới giải quyết được lương thực cho nhân dân trong vùng trong khi năng suất lúa bình quân của 2 vùng trên mới chỉ đạt 41 tạ/ha. Tình hình phát triển các khu công nghiệp và đường giao thông đã làm cho đất canh tác lúa bị giảm đi với tốc độ 1,2%/năm cũng là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến ngành sản xuất lúa gạo. Ðể đảm bảo an ninh lương thực (cần đạt 400 kg lương thực quy thóc cho một đầu người/năm) thì con đường đúng đắn nhất là tăng năng suất lúa. Song song với chọn tạo giống lúa ngắn ngày, chất lượng tốt, năng suất cao để tăng thêm 1 vụ gieo trồng nữa trên đất 2 vụ lúa. Các giống lúa thuần tuy đã có một số giống ngắn ngày song do hạn chế về mặt sinh học mà năng suất chưa hấp dẫn, chưa thu hút được sự hưởng ứng của bà con nông dân, nhất là nông dân của khu vực các tỉnh phía Bắc. Khai thác ưu thế lai ở cây lúa, chọn tạo được các giống lúa lai hệ hai dòng ngắn ngày, năng suất cao sẽ góp phần tích cực vào chiến lược an toàn lương thực ở nước ta đồng thời chủ động sản xuất hạt giống bố mẹ trong nước, giảm nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ và tạo ra nghề mới: nghề sản xuất hạt giống lai cho nông dân nước ta.
    Tổ hợp lúa lai hai dòng mới mang tên Việt lai 20 do Bộ môn Di truyền - Giống Khoa Nông học - trường ÐHNNI chọn tạo đã bước đầu đáp ứng được mục tiêu đặt ra, nhanh chóng được nông dân tiếp nhận và đưa vào sản xuất
    Ngay từ đầu năm 1994 khi lúa lai được chính thức khởi động, mơ ước có được tổ hợp lai tốt, ngắn ngày hoàn toàn chủ động về công nghệ sản xuất hạt giống bố mẹ, sản xuất hạt lai F1 đã được phác thảo trong nhóm nghiên cứu lúa lai của Bộ môn Di truyền - Giống. Xác nhận được ưu việt của lúa lai hệ hai dòng. Bằng nhiều con đường khác nhau, kiểu gen TGMS (bất dục đực di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ), đã được xác lập. Từ nguồn gen cơ bản ban đầu, hàng trăm tổ hợp lai đã được thực hiện trong hai năm 1994 - 1995 nhằm chuyển gen kiểu TGMS sang các giống ưu việt của nước ta, tạo ra các dòng TGMS ổn định. Trong số các giống lúa được sử dụng, giống ÐH60 cũng do Bộ môn Di truyền - Giống tạo ra, được công nhận giống quốc gia năm 1994 đã cho ra những dạng phân ly quý giá. Từ những dạng phân ly do lai giữa kiểu gen TGMS và giống ÐH60 mà dòng TGMS mới 103S đã được chọn tạo. Dòng TGMS - 103S đã thừa hưởng được mọi đặc tính quý giá của giống ÐH 60 đồng thời còn biểu hiện nhiều đặc tính của một dòng bất dục tốt.
    Bảng 1: mô tả những đặc tính của dòng 103 S so sánh với dòng Bồi ải 64S nhập nội của Trung Quốc - dòng bất dục thuộc hàng tốt nhất hiện nay.

    Bảng 1: Ðặc điểm của dòng TGMS mới 103S so với Bồi ải 64S
    TT
    Chỉ tiêu
    103s
    Bồi ải 64s

    1
    Nhiệt độ chuyển hóa (oC)
    24
    24 - 25

    2
    Chiều cao cây (cm)
    70 - 72
    70

    3

    thẳng
    thẳng

    4
    Chiều dài lá đòng (cm)
    10 - 20
    25- 30

    5
    Góc lá đòng (độ)
    350
    210

    6
    Số hoa/bông
    160 - 165
    155

    7
    Khối lượng 1000hạt (gam)
    23,5
    19,5

    8
    Hữu dục hạt (%)
    > 80
    > 40

    9
    Năng suất hạt tự thụ (gam/m2)
    4,25
    1,25

    10
    Tỷ lệ vươn vòi nhuỵ ra ngoài vỏ trấu (%)
    > 90
    > 85

    11
    Khả năng nhận phấn ngoài (%)
    > 90
    > 60

    12
    Chịu rét
    tốt
    khá

    13
    Chống bệnh
    đạo ôn
    đạo ôn

    14
    Nhiễm bệnh bạc lá
    nhẹ
    trung bình

    15
    Nhiễm rầy nâu
    trung bình
    trung bình

    16
    Hữu thụ F1 (%)
    > 90
    > 90

    17
    Thời gian gieo đến trổ ở thời kỳ bất dục (ngày)
    76- 78
    68 - 70

    18
    Thời gian nở hoa
    9 - 10h
    9h30 - 10h30

    19
    Kiểu bất dục
    không hạt phấn
    nhiều hạt phấn






    Trên cơ sở các đặc tính di truyền của dòng TGMS 103S từ vụ mùa năm 1997 đã tiến hành phương pháp lai hệ thống với 100 dòng phục hồi khác nhau và 5 tổ hợp đứng đầu là 103S/C70; 103S/R20; 103S/R21; 103S/dòng số 9 và 103S/R99 đã được chọn ra, đưa vào thí nghiệm so sánh đấu loại. Trong thí nghiệm so sánh giống cho thấy 4 tổ hợp lai vượt đối chứng trong đó tổ hợp 103S/R20 có thời gian sinh trưởng rất ngắn
    song năng suất cá thể đạt tới 40g/khóm và năng suất thực thu đạt được trên 9 tấn/ha vượt đối chứng 5 tạ/ha. Tổ hợp được đặt tên là Việt Lai 20. Những đặc điểm cơ bản của tổ hợp Việt Lai 20 được tóm tắt ở bảng 2

    Bảng 2: Các đặc điểm chính của tổ hợp Việt Lai 20
    Thời gian sinh trưởng
    - Vụ xuân : 110 - 115 ngày
    - Vụ mùa : 85 - 90 ngày

    Tiềm năng năng suất
    - 90 - 100tạ/ha vụ xuân
    - 70 - 80tạ/ha vụ mùa



    Ðặc điểm chất lượng
    - Chiều dài hạt gạo : 7 - 7,2mm
    - Ðộ bạc bụng : 0 - 1
    - Ðộ phản ứng kiềm : 5,5
    - Amiloza : 20,7%
    - Prôtêin : 10,5 - 10,7%
    - Chất lượng cơm : cao


    Ðặc điểm chống chịu
    - Chống chịu đạo ôn, bạc lá
    - Nhiễm nhẹ khô vằn, rầy nâu
    - Chịu chua, mặn nhẹ, chịu đất xấu,chịu hạn khá, chịu nóng tốt



    Ðặc điểm hình thái
    - Chiều cao thân : 65 - 70cm
    - Chiều dài bông : 25 - 27cm
    - Hạt/bông : 150 - 160
    - Hạt lép : 6 - 7%
    - Khối lượng 1000hạt : 29 -30gam
    - Góc lá đông : hẹp
    - Hình dạng 3 lá cuối cùng: thẳng


    Từ vụ mùa năm 1998, tổ hợp Việt Lai 20 được đưa vào chọn thuần dòng bố mẹ tổ chức hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt lai F1, bố trí các thí nghiệm để thiết lập quy trình sản xuất và chuyển giao công nghệ tới hộ nông dân. Qua 2 năm triển khai cho thấy đây là tổ hợp dễ sản xuất hạt giống, thời gian sinh trưởng của F1 rất ngắn, phù hợp cho cơ cấu 3 vụ ở Ðồng bằng và Trung du Bắc Bộ và vụ xuân ở các tỉnh miền Trung. Ðặc biệt Việt Lai 20 tỏ ra rất phù hợp cho các tỉnh miền núi phía Bắc với thời vụ gieo cấy muộn hơn đồng bằng 20 - 25 ngày thời kỳ cấy tiến hành từ giữa tháng 3. Tại Hải Phòng, địa phương đang triển khai mạnh trồng cà chua vụ đông, tổ hợp lai Việt Lai 20 đã nhanh chóng được đưa vào cơ cấu. Từ 50 ha gieo cấy thử ở vụ xuân 2002, vụ mùa 2002 đã tăng lên 200ha và vụ xuân 2003 diện tích gieo cấy Việt Lai 20 đã đạt trên 1300ha. Diện tích cấy Việt Lai 20 cũng được triển khai mạnh ở các tỉnh Thanh Hoá, Hà Nam, Lào Cai trên chân đất 3 vụ (2 vụ lúa, 1 vụ đông thu hoạch muộn). ở vụ mùa 2003, trên 140 tấn hạt lai F1 đã được các địa phương sản xuất đủ để gieo cấy 3000 ha trong năm 2003. Bộ môn Di truyền - Giống đang có kế hoạch triển khai sản xuất 120 ha hạt lai F1 trong năm 2003, sản xuất ra 350 tấn hạt giống đủ để đưa diện tích gieo cấy tổ hợp Việt Lai 20 lên 10.000 ha trong năm 2004. Theo đánh giá của cục Khuyến nông khuyến Lâm - Bộ NN&PTNT thì "Tổ hợp Việt Lai 20 là giống lúa mang tính Việt Nam sâu sắc". Tổ hợp lúa lai hai dòng mới cực ngắn ngày Việt Lai 20 không chỉ có năng suất khá mà còn có chất lượng gạo tốt, hàm lượng protein đạt đến gần 11%. Vì tính chất đáp ứng cao của nó mà tổ hợp Việt Lai 20 đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật cho khu vực hoá rộng rãi theo quyết định số 5309 QÐ/BNN-KHCN ngày 29/11/2002. Việt Lai 20, giống lúa lai Việt Nam đang được nông dân đón nhận với niểm hồ hởi sâu sắc.
    Box Công nghệ sinh học
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    GIỐNG LÚA LAI HAI DÒNG MỚI NGẮN NGÀY VIỆT LAI 20​

    Bài của PGS.TS Nguyễn Văn Hoan

    Lúa lai là một trong số các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất nhanh nhất và cũng mang lại hiệu quả thuộc nhóm rộng nhất. Theo kế hoạch của Chính phủ thì đến cuối năm 2005 cần đưa diện tích lúa lai lên 1 triệu ha, tập trung trước hết vào khu vực các tỉnh phía Bắc và khu vực miền Trung nước ta. ở 2 vùng trên, tổng diện tích gieo cấy lúa tính theo vụ gieo cấy chỉ có khoảng 4,2 triệu ha trong khi cần nuôi sống 55 triệu người. Như vậy năng suất lúa bình quân phải đạt được là 50 tạ/ha mới giải quyết được lương thực cho nhân dân trong vùng trong khi năng suất lúa bình quân của 2 vùng trên mới chỉ đạt 41 tạ/ha. Tình hình phát triển các khu công nghiệp và đường giao thông đã làm cho đất canh tác lúa bị giảm đi với tốc độ 1,2%/năm cũng là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến ngành sản xuất lúa gạo. Ðể đảm bảo an ninh lương thực (cần đạt 400 kg lương thực quy thóc cho một đầu người/năm) thì con đường đúng đắn nhất là tăng năng suất lúa. Song song với chọn tạo giống lúa ngắn ngày, chất lượng tốt, năng suất cao để tăng thêm 1 vụ gieo trồng nữa trên đất 2 vụ lúa. Các giống lúa thuần tuy đã có một số giống ngắn ngày song do hạn chế về mặt sinh học mà năng suất chưa hấp dẫn, chưa thu hút được sự hưởng ứng của bà con nông dân, nhất là nông dân của khu vực các tỉnh phía Bắc. Khai thác ưu thế lai ở cây lúa, chọn tạo được các giống lúa lai hệ hai dòng ngắn ngày, năng suất cao sẽ góp phần tích cực vào chiến lược an toàn lương thực ở nước ta đồng thời chủ động sản xuất hạt giống bố mẹ trong nước, giảm nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ và tạo ra nghề mới: nghề sản xuất hạt giống lai cho nông dân nước ta.
    Tổ hợp lúa lai hai dòng mới mang tên Việt lai 20 do Bộ môn Di truyền - Giống Khoa Nông học - trường ÐHNNI chọn tạo đã bước đầu đáp ứng được mục tiêu đặt ra, nhanh chóng được nông dân tiếp nhận và đưa vào sản xuất
    Ngay từ đầu năm 1994 khi lúa lai được chính thức khởi động, mơ ước có được tổ hợp lai tốt, ngắn ngày hoàn toàn chủ động về công nghệ sản xuất hạt giống bố mẹ, sản xuất hạt lai F1 đã được phác thảo trong nhóm nghiên cứu lúa lai của Bộ môn Di truyền - Giống. Xác nhận được ưu việt của lúa lai hệ hai dòng. Bằng nhiều con đường khác nhau, kiểu gen TGMS (bất dục đực di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ), đã được xác lập. Từ nguồn gen cơ bản ban đầu, hàng trăm tổ hợp lai đã được thực hiện trong hai năm 1994 - 1995 nhằm chuyển gen kiểu TGMS sang các giống ưu việt của nước ta, tạo ra các dòng TGMS ổn định. Trong số các giống lúa được sử dụng, giống ÐH60 cũng do Bộ môn Di truyền - Giống tạo ra, được công nhận giống quốc gia năm 1994 đã cho ra những dạng phân ly quý giá. Từ những dạng phân ly do lai giữa kiểu gen TGMS và giống ÐH60 mà dòng TGMS mới 103S đã được chọn tạo. Dòng TGMS - 103S đã thừa hưởng được mọi đặc tính quý giá của giống ÐH 60 đồng thời còn biểu hiện nhiều đặc tính của một dòng bất dục tốt.
    Bảng 1: mô tả những đặc tính của dòng 103 S so sánh với dòng Bồi ải 64S nhập nội của Trung Quốc - dòng bất dục thuộc hàng tốt nhất hiện nay.

    Bảng 1: Ðặc điểm của dòng TGMS mới 103S so với Bồi ải 64S
    TT
    Chỉ tiêu
    103s
    Bồi ải 64s

    1
    Nhiệt độ chuyển hóa (oC)
    24
    24 - 25

    2
    Chiều cao cây (cm)
    70 - 72
    70

    3

    thẳng
    thẳng

    4
    Chiều dài lá đòng (cm)
    10 - 20
    25- 30

    5
    Góc lá đòng (độ)
    350
    210

    6
    Số hoa/bông
    160 - 165
    155

    7
    Khối lượng 1000hạt (gam)
    23,5
    19,5

    8
    Hữu dục hạt (%)
    > 80
    > 40

    9
    Năng suất hạt tự thụ (gam/m2)
    4,25
    1,25

    10
    Tỷ lệ vươn vòi nhuỵ ra ngoài vỏ trấu (%)
    > 90
    > 85

    11
    Khả năng nhận phấn ngoài (%)
    > 90
    > 60

    12
    Chịu rét
    tốt
    khá

    13
    Chống bệnh
    đạo ôn
    đạo ôn

    14
    Nhiễm bệnh bạc lá
    nhẹ
    trung bình

    15
    Nhiễm rầy nâu
    trung bình
    trung bình

    16
    Hữu thụ F1 (%)
    > 90
    > 90

    17
    Thời gian gieo đến trổ ở thời kỳ bất dục (ngày)
    76- 78
    68 - 70

    18
    Thời gian nở hoa
    9 - 10h
    9h30 - 10h30

    19
    Kiểu bất dục
    không hạt phấn
    nhiều hạt phấn






    Trên cơ sở các đặc tính di truyền của dòng TGMS 103S từ vụ mùa năm 1997 đã tiến hành phương pháp lai hệ thống với 100 dòng phục hồi khác nhau và 5 tổ hợp đứng đầu là 103S/C70; 103S/R20; 103S/R21; 103S/dòng số 9 và 103S/R99 đã được chọn ra, đưa vào thí nghiệm so sánh đấu loại. Trong thí nghiệm so sánh giống cho thấy 4 tổ hợp lai vượt đối chứng trong đó tổ hợp 103S/R20 có thời gian sinh trưởng rất ngắn
    song năng suất cá thể đạt tới 40g/khóm và năng suất thực thu đạt được trên 9 tấn/ha vượt đối chứng 5 tạ/ha. Tổ hợp được đặt tên là Việt Lai 20. Những đặc điểm cơ bản của tổ hợp Việt Lai 20 được tóm tắt ở bảng 2

    Bảng 2: Các đặc điểm chính của tổ hợp Việt Lai 20
    Thời gian sinh trưởng
    - Vụ xuân : 110 - 115 ngày
    - Vụ mùa : 85 - 90 ngày

    Tiềm năng năng suất
    - 90 - 100tạ/ha vụ xuân
    - 70 - 80tạ/ha vụ mùa



    Ðặc điểm chất lượng
    - Chiều dài hạt gạo : 7 - 7,2mm
    - Ðộ bạc bụng : 0 - 1
    - Ðộ phản ứng kiềm : 5,5
    - Amiloza : 20,7%
    - Prôtêin : 10,5 - 10,7%
    - Chất lượng cơm : cao


    Ðặc điểm chống chịu
    - Chống chịu đạo ôn, bạc lá
    - Nhiễm nhẹ khô vằn, rầy nâu
    - Chịu chua, mặn nhẹ, chịu đất xấu,chịu hạn khá, chịu nóng tốt



    Ðặc điểm hình thái
    - Chiều cao thân : 65 - 70cm
    - Chiều dài bông : 25 - 27cm
    - Hạt/bông : 150 - 160
    - Hạt lép : 6 - 7%
    - Khối lượng 1000hạt : 29 -30gam
    - Góc lá đông : hẹp
    - Hình dạng 3 lá cuối cùng: thẳng


    Từ vụ mùa năm 1998, tổ hợp Việt Lai 20 được đưa vào chọn thuần dòng bố mẹ tổ chức hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt lai F1, bố trí các thí nghiệm để thiết lập quy trình sản xuất và chuyển giao công nghệ tới hộ nông dân. Qua 2 năm triển khai cho thấy đây là tổ hợp dễ sản xuất hạt giống, thời gian sinh trưởng của F1 rất ngắn, phù hợp cho cơ cấu 3 vụ ở Ðồng bằng và Trung du Bắc Bộ và vụ xuân ở các tỉnh miền Trung. Ðặc biệt Việt Lai 20 tỏ ra rất phù hợp cho các tỉnh miền núi phía Bắc với thời vụ gieo cấy muộn hơn đồng bằng 20 - 25 ngày thời kỳ cấy tiến hành từ giữa tháng 3. Tại Hải Phòng, địa phương đang triển khai mạnh trồng cà chua vụ đông, tổ hợp lai Việt Lai 20 đã nhanh chóng được đưa vào cơ cấu. Từ 50 ha gieo cấy thử ở vụ xuân 2002, vụ mùa 2002 đã tăng lên 200ha và vụ xuân 2003 diện tích gieo cấy Việt Lai 20 đã đạt trên 1300ha. Diện tích cấy Việt Lai 20 cũng được triển khai mạnh ở các tỉnh Thanh Hoá, Hà Nam, Lào Cai trên chân đất 3 vụ (2 vụ lúa, 1 vụ đông thu hoạch muộn). ở vụ mùa 2003, trên 140 tấn hạt lai F1 đã được các địa phương sản xuất đủ để gieo cấy 3000 ha trong năm 2003. Bộ môn Di truyền - Giống đang có kế hoạch triển khai sản xuất 120 ha hạt lai F1 trong năm 2003, sản xuất ra 350 tấn hạt giống đủ để đưa diện tích gieo cấy tổ hợp Việt Lai 20 lên 10.000 ha trong năm 2004. Theo đánh giá của cục Khuyến nông khuyến Lâm - Bộ NN&PTNT thì "Tổ hợp Việt Lai 20 là giống lúa mang tính Việt Nam sâu sắc". Tổ hợp lúa lai hai dòng mới cực ngắn ngày Việt Lai 20 không chỉ có năng suất khá mà còn có chất lượng gạo tốt, hàm lượng protein đạt đến gần 11%. Vì tính chất đáp ứng cao của nó mà tổ hợp Việt Lai 20 đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật cho khu vực hoá rộng rãi theo quyết định số 5309 QÐ/BNN-KHCN ngày 29/11/2002. Việt Lai 20, giống lúa lai Việt Nam đang được nông dân đón nhận với niểm hồ hởi sâu sắc.
    Box Công nghệ sinh học
  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Cho phép trồng cây biến đổi gen ​
    [​IMG]

    Khoai tây biến đổi gen
    Ngày 9-12, tại Milan (Italia), Bộ trưởng Môi trường 180 nước tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua thoả thuận trên nguyên tắc cho phép trồng cây biến đổi gen (GMO) nhằm giải quyết vấn đề nóng lên của khí hậu toàn cầu.
    Theo thỏa thuận, được ký tại Hội nghị Bộ trưởng về Công ước biến đổi khí hậu, các nhà khoa học sẽ được phép phát triển các giống cây trồng lớn nhanh có khả năng hấp thụ tối đa khí thải diocid carbon(CO2), chất thải chủ yếu gây ra hiện tượng nóng lên của khí hậu Trái Đất.
    Mỗi quốc gia sẽ phải tự đánh giá cụ thể các "nguy cơ tiềm ẩn" của việc trồng cây biến đổi gien và tránh trồng những loại cây có độ lan phủ cao ảnh hưởng tới các loài cây tự nhiên trong khu vực.
    Thỏa thuận này đã giải quyết vướng mắc cuối cùng để xác định cơ chế trong Nghị định thư Kyoto. Theo Nghị định thư này, các nước phát triển được phép trồng cây biến đổi gen ở các nước đang phát triển để bù lại mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các nước giàu thải ra. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) đã phản đối vì lo ngại loại cây này có thể gây hại cho các loài cây tự nhiên. Các tổ chức bảo vệ môi trường cũng phản đối kế hoạch này vì cho rằng đây chỉ là một giải pháp tạm thời.
    Theo TTXVN
    Box Công nghệ sinh học
  7. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Cho phép trồng cây biến đổi gen ​
    [​IMG]

    Khoai tây biến đổi gen
    Ngày 9-12, tại Milan (Italia), Bộ trưởng Môi trường 180 nước tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua thoả thuận trên nguyên tắc cho phép trồng cây biến đổi gen (GMO) nhằm giải quyết vấn đề nóng lên của khí hậu toàn cầu.
    Theo thỏa thuận, được ký tại Hội nghị Bộ trưởng về Công ước biến đổi khí hậu, các nhà khoa học sẽ được phép phát triển các giống cây trồng lớn nhanh có khả năng hấp thụ tối đa khí thải diocid carbon(CO2), chất thải chủ yếu gây ra hiện tượng nóng lên của khí hậu Trái Đất.
    Mỗi quốc gia sẽ phải tự đánh giá cụ thể các "nguy cơ tiềm ẩn" của việc trồng cây biến đổi gien và tránh trồng những loại cây có độ lan phủ cao ảnh hưởng tới các loài cây tự nhiên trong khu vực.
    Thỏa thuận này đã giải quyết vướng mắc cuối cùng để xác định cơ chế trong Nghị định thư Kyoto. Theo Nghị định thư này, các nước phát triển được phép trồng cây biến đổi gen ở các nước đang phát triển để bù lại mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các nước giàu thải ra. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) đã phản đối vì lo ngại loại cây này có thể gây hại cho các loài cây tự nhiên. Các tổ chức bảo vệ môi trường cũng phản đối kế hoạch này vì cho rằng đây chỉ là một giải pháp tạm thời.
    Theo TTXVN
    Box Công nghệ sinh học
  8. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Công bố bản sơ khởi của bộ gen con tinh tinh​
    [​IMG]
    Hai mẹ con tinh tinh
    Ngày 11-12, Viện nghiên cứu bộ gen người (NHGRI) tại Bethesda, bang Maryland (Mỹ), đã công bố bản sơ khởi của bộ gen con tinh tinh. Viện đã quyết định đưa mọi dữ liệu nghiên cứu gen của tinh tinh lên mạng Internet, để các khoa học gia trên toàn thế giới có thể sử dụng.
    Nhằm nghiên cứu kỹ hơn, các khoa học gia đã sắp xếp bộ gen của tinh tinh bên cạnh bộ gen người, vì tinh tinh được xem là giống với con người nhất. Sự sắp xếp như thế giúp các nhà nghiên cứu xác định những điểm giống và điểm khác nhau giữa người và tinh tinh.
    Việc so sánh hai bộ gen đang được một nhóm nghiên cứu quốc tế tại đại học Washington ở Seattle (Mỹ) thực hiện, và họ sẽ công bố các kết quả nghiên cứu trong vài tháng tới. Nhiều trung tâm nghiên cứu đã tham gia các công việc giải mã gen, dưới dự hướng dẫn của NHGRI. Những ai quan tâm bộ gen con tinh tinh có thể tham khảo trên địa chỉ www.ncbi.nih.gov/Genbank.
    N.T.ĐA (Theo AFP, eurekalert)
    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  9. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Công bố bản sơ khởi của bộ gen con tinh tinh​
    [​IMG]
    Hai mẹ con tinh tinh
    Ngày 11-12, Viện nghiên cứu bộ gen người (NHGRI) tại Bethesda, bang Maryland (Mỹ), đã công bố bản sơ khởi của bộ gen con tinh tinh. Viện đã quyết định đưa mọi dữ liệu nghiên cứu gen của tinh tinh lên mạng Internet, để các khoa học gia trên toàn thế giới có thể sử dụng.
    Nhằm nghiên cứu kỹ hơn, các khoa học gia đã sắp xếp bộ gen của tinh tinh bên cạnh bộ gen người, vì tinh tinh được xem là giống với con người nhất. Sự sắp xếp như thế giúp các nhà nghiên cứu xác định những điểm giống và điểm khác nhau giữa người và tinh tinh.
    Việc so sánh hai bộ gen đang được một nhóm nghiên cứu quốc tế tại đại học Washington ở Seattle (Mỹ) thực hiện, và họ sẽ công bố các kết quả nghiên cứu trong vài tháng tới. Nhiều trung tâm nghiên cứu đã tham gia các công việc giải mã gen, dưới dự hướng dẫn của NHGRI. Những ai quan tâm bộ gen con tinh tinh có thể tham khảo trên địa chỉ www.ncbi.nih.gov/Genbank.
    N.T.ĐA (Theo AFP, eurekalert)
    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  10. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này