1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Khử mùi rác bằng chế phẩm sinh học ​

    Chế phẩm sinh học Odor removal (men Uyama enzyme) của Công ty TNHH Thái Dương (Long An) vừa được các cơ quan về môi trường đánh giá là loại chế phẩm có khả năng cắt mùi nhanh.
    Chế phẩm hiệu quả cao đối với các trạm trung chuyển rác, bãi rác và nước rỉ rác. Theo bản đánh giá kết quả khảo nghiệm của thuộc hai trường đại học Khoa học tự nhiên và Bách khoa TP Hồ Chí Minh, khi ứng dụng chế phẩm trên hiệu quả khử mùi hôi giảm hơn 60% trong ngày đầu tiên và giảm dần đến hơn 80% trong các ngày tiếp theo. Mùi hôi thối trong nước rỉ rác cũng giảm hơn 80% và không tái nhiễm, mật độ ruồi giảm hơn 90%. Một lít chế phẩm (giá 47.000 đồng) có thể xử lý được 20 tấn rác hoặc 5m3 nước rỉ rác.
    M.Khanh

    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  3. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Khử mùi rác bằng chế phẩm sinh học ​

    Chế phẩm sinh học Odor removal (men Uyama enzyme) của Công ty TNHH Thái Dương (Long An) vừa được các cơ quan về môi trường đánh giá là loại chế phẩm có khả năng cắt mùi nhanh.
    Chế phẩm hiệu quả cao đối với các trạm trung chuyển rác, bãi rác và nước rỉ rác. Theo bản đánh giá kết quả khảo nghiệm của thuộc hai trường đại học Khoa học tự nhiên và Bách khoa TP Hồ Chí Minh, khi ứng dụng chế phẩm trên hiệu quả khử mùi hôi giảm hơn 60% trong ngày đầu tiên và giảm dần đến hơn 80% trong các ngày tiếp theo. Mùi hôi thối trong nước rỉ rác cũng giảm hơn 80% và không tái nhiễm, mật độ ruồi giảm hơn 90%. Một lít chế phẩm (giá 47.000 đồng) có thể xử lý được 20 tấn rác hoặc 5m3 nước rỉ rác.
    M.Khanh

    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Hàn Quốc nhân bản thành công bò kháng bệnh bò điên​

    Xơun (TTXVN) - Ngày 10/12, nhóm nghiên cứu của giáo sư Hwang Woo-suk thuộc Trường Đại học Tổng hợp Xơun công bố vừa nhân bản thành công giống bò có khả năng kháng bệnh bò điên.
    Nhóm nghiên cứu đã cấy prôtêin prion đột biến gen có khả năng bảo vệ bò không bị mắc bệnh bò điên vào trứng bò, sau đó "gửi nhờ" những con bò đang chửa. Cho đến nay nhóm nghiên cứu đã tạo ra được 4 con bò theo phương pháp nói trên và qua kiểm tra gen di truyền cả 4 con bò này đều chứa prôtêin prion đột biến gen.
    Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ tiến hành kiểm tra gen di truyền thêm ở 15 con bò được thụ thai theo phương pháp này và sẽ tiếp tục kiểm tra kết quả tại Viên Nghiên cứu Tsukuba, Nhật Bản.
    Bệnh bò điên được phát hiện lần đầu tiên tại Anh năm 1985 và cho tới nay đã có khoảng 200.000 con bò tại 23 nước bị mắc bệnh này.Người ăn thịt bò bị bệnh bò điên có thể mặc bệnh nhũn não (Creutzfeld-Jacob) và đã có 139 người trên thế giới mắc bệnh này./.

    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Hàn Quốc nhân bản thành công bò kháng bệnh bò điên​

    Xơun (TTXVN) - Ngày 10/12, nhóm nghiên cứu của giáo sư Hwang Woo-suk thuộc Trường Đại học Tổng hợp Xơun công bố vừa nhân bản thành công giống bò có khả năng kháng bệnh bò điên.
    Nhóm nghiên cứu đã cấy prôtêin prion đột biến gen có khả năng bảo vệ bò không bị mắc bệnh bò điên vào trứng bò, sau đó "gửi nhờ" những con bò đang chửa. Cho đến nay nhóm nghiên cứu đã tạo ra được 4 con bò theo phương pháp nói trên và qua kiểm tra gen di truyền cả 4 con bò này đều chứa prôtêin prion đột biến gen.
    Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ tiến hành kiểm tra gen di truyền thêm ở 15 con bò được thụ thai theo phương pháp này và sẽ tiếp tục kiểm tra kết quả tại Viên Nghiên cứu Tsukuba, Nhật Bản.
    Bệnh bò điên được phát hiện lần đầu tiên tại Anh năm 1985 và cho tới nay đã có khoảng 200.000 con bò tại 23 nước bị mắc bệnh này.Người ăn thịt bò bị bệnh bò điên có thể mặc bệnh nhũn não (Creutzfeld-Jacob) và đã có 139 người trên thế giới mắc bệnh này./.

    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Đề xuất sau dự án phát triển công nghệ sinh học​
    TT (Hà Nội) - Báo cáo của Bộ Khoa học - công nghệ tại Hội nghị công nghệ sinh học (CNSH) toàn quốc, diễn ra ngày 16-12, đã đề xuất sáu dự án phát triển CNSH đến năm 2010: đào tạo nhân lực, đầu tư xây dựng mạng lưới phòng thí nghiệm CNSH trọng điểm, tăng cường năng lực nghiên cứu triển khai, sản xuất các sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất sản phẩm phục vụ bảo vệ sức khỏe nhân dân và sản xuất sản phẩm công nghiệp.
    Kết quả nổi bật nhất mà CNSH đóng góp cho ngành y tế là việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất văcxin. Đến nay, bằng công nghệ trong nước, VN đã sản xuất được chín trong tổng số mười loại văcxin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng, góp phần thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000.
    Với đầu tư ban đầu 1,3 tỉ đồng cho công trình nghiên cứu văcxin viêm gan B, từ năm 1997 đến nay việc sản xuất loại văcxin này đã mang lại doanh thu gần 100 tỉ đồng.
    K.HƯNG

    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  7. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Đề xuất sau dự án phát triển công nghệ sinh học​
    TT (Hà Nội) - Báo cáo của Bộ Khoa học - công nghệ tại Hội nghị công nghệ sinh học (CNSH) toàn quốc, diễn ra ngày 16-12, đã đề xuất sáu dự án phát triển CNSH đến năm 2010: đào tạo nhân lực, đầu tư xây dựng mạng lưới phòng thí nghiệm CNSH trọng điểm, tăng cường năng lực nghiên cứu triển khai, sản xuất các sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất sản phẩm phục vụ bảo vệ sức khỏe nhân dân và sản xuất sản phẩm công nghiệp.
    Kết quả nổi bật nhất mà CNSH đóng góp cho ngành y tế là việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất văcxin. Đến nay, bằng công nghệ trong nước, VN đã sản xuất được chín trong tổng số mười loại văcxin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng, góp phần thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000.
    Với đầu tư ban đầu 1,3 tỉ đồng cho công trình nghiên cứu văcxin viêm gan B, từ năm 1997 đến nay việc sản xuất loại văcxin này đã mang lại doanh thu gần 100 tỉ đồng.
    K.HƯNG

    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  8. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Sản xuất thành công thuốc diệt ốc bươu vàng từ thảo mộc
    Viện bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nghiên cứu và sản xuất chế phẩm thảo mộc CB-02. Để diệt ốc bươu vàng, chỉ cần rắc đều chế phẩm trên mặt nước, sau 1-2 phút ốc nhiễm thuốc sẽ bị tê liệt, không còn khả năng ăn, sinh sản, sau đó bị bong nhớt rồi chết.
    Chế phẩm CB-02 không gây ô nhiễm môi trường nước, không hại đến sức khoẻ con người cùng các loài sinh thái khác, còn bã của thuốc sẽ lắng xuống mặt đất tạo thành chất hữu cơ.
    Chế phẩm này có giá bán 15.000 đồng/kg, sử dụng liều lượng 10 kg cho độ sâu mặt nước 0,5-10 cm trên diện tích 1ha. Nếu ở ao, hồ thì dùng 10 gam/m3 nước.
    Ốc bươu vàng có nguồn gốc từ châu Mỹ, được nhập khẩu về Việt Nam làm thức ăn từ năm 1989. Từ đó, dù đã có những cảnh báo về rủi ro, loài vật này vẫn được một số tổ chức tư nhân phát tán, với mục tiêu phát triển kinh tế hộ gia đình. Đến nay, ốc bươu vàng đã trở thành sinh vật bền vững trong hệ sinh thái đồng ruộng, ao hồ của một số tỉnh phía nam, và tiêu diệt chúng triệt để là việc không thể, dù Nhà nước đã tốn hàng tỷ đồng.
    Theo Thanh Niên

    Box Công nghệ sinh học
  9. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Sản xuất thành công thuốc diệt ốc bươu vàng từ thảo mộc
    Viện bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nghiên cứu và sản xuất chế phẩm thảo mộc CB-02. Để diệt ốc bươu vàng, chỉ cần rắc đều chế phẩm trên mặt nước, sau 1-2 phút ốc nhiễm thuốc sẽ bị tê liệt, không còn khả năng ăn, sinh sản, sau đó bị bong nhớt rồi chết.
    Chế phẩm CB-02 không gây ô nhiễm môi trường nước, không hại đến sức khoẻ con người cùng các loài sinh thái khác, còn bã của thuốc sẽ lắng xuống mặt đất tạo thành chất hữu cơ.
    Chế phẩm này có giá bán 15.000 đồng/kg, sử dụng liều lượng 10 kg cho độ sâu mặt nước 0,5-10 cm trên diện tích 1ha. Nếu ở ao, hồ thì dùng 10 gam/m3 nước.
    Ốc bươu vàng có nguồn gốc từ châu Mỹ, được nhập khẩu về Việt Nam làm thức ăn từ năm 1989. Từ đó, dù đã có những cảnh báo về rủi ro, loài vật này vẫn được một số tổ chức tư nhân phát tán, với mục tiêu phát triển kinh tế hộ gia đình. Đến nay, ốc bươu vàng đã trở thành sinh vật bền vững trong hệ sinh thái đồng ruộng, ao hồ của một số tỉnh phía nam, và tiêu diệt chúng triệt để là việc không thể, dù Nhà nước đã tốn hàng tỷ đồng.
    Theo Thanh Niên

    Box Công nghệ sinh học
  10. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam sẽ có cây trồng biến đổi gen ​
    Cây trồng biến đổi gen hiện đang là vấn đề được cả thế giới bàn cãi. Song không thể phủ nhận hiệu quả của nó trong sản xuất cùng lợi ích kinh tế rất lớn do nó mang lại. Sắp tới, cây trồng biến đổi gen có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường sẽ được đưa ra sản xuất ngoài đồng ruộng tại Việt Nam. Đó là một trong những nội dung được bàn thảo nhiều nhất tại Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc 2003, trong 2 ngày 16 và 17-12, tại Hà Nội.

    Thành công bước đầu

    Hiện nay, công nghệ sinh học trên thế giới phát triển với tốc độ chóng mặt, đã có hơn 60 triệu ha gieo trồng bằng các giống cây biến đổi gen: ngô, lúa, đậu tương, bông, hoa hướng dương, khoai tây, đu đủ...
    Cây trồng biến đổi gen với năng suất và chất lượng cao đã đem lại lợi ích khổng lồ cho những quốc gia có nền công nghệ sinh học tiên tiến. Đồng thời giảm được việc sử dụng thuốc trừ sâu - phân bón hoá học vốn làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu toàn cầu. Đứng trước những cơ hội và thách thức trước khi hội nhập kinh tế khu vực, các nhà khoa học nước ta đã bắt kịp trào lưu cũng như kỹ thuật thao tác, xác lập được công nghệ mũi nhọn trong tạo giống cây trồng bằng biến đổi tính di truyền theo hướng có lợi. Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Việt Nam đã thực hiện biến đổi gen thành công cho một số giống cây trồng. Đó là chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ và hoàn thiện hệ thống tái sinh giống khoai mì K140-2 có hàm lượng tinh bột cao, giàu protein, kháng sâu bệnh, kháng thuốc trừ cỏ. Chuyển gen Bt kháng sâu vào cây ngô bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens để tạo ra các dòng ngô có khả năng kháng sâu cao. Quy tụ thành công 3 gen kháng nấm đạo ôn và đưa gen kháng ruồi đục thân Gm2, Gm4t, Gm7 vào các giống lúa có tiềm năng năng suất cao. Chuyển gen Bt kháng sâu và gen liên quan đến tính chống chịu mặn vào cây thuốc lá...
    Việt Nam sẽ sớm đưa cây trồng biến đổi gen ra đồng ruộng
    Hiện nay, chúng ta mới nghiên cứu cây trồng chuyển gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trong nhà kính. Theo GS - TSKH. Trần Duy Quý- Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), sở dĩ lúc này chưa đưa cây trồng chuyển gen ra sản xuất được ngay là do Việt Nam chưa có Luật An toàn sinh học. Chính phủ sẽ không cho phép trồng cây biến đổi gen khi chưa qua thử nghiệm trên thực tế. Hơn nữa, để nghiên cứu thành công một giống cây trồng biến đổi gen cần kinh phí lớn hàng tỷ đồng và cần nhiều thời gian. Ví dụ, để tạo ra giống ngô chuyển gen kháng sâu, cần 3-5 năm và qua hành loạt quy trình phức tạp: đầu tiên phải tìm được gen kháng sâu ở loại sinh vật khác; thiết kế vectơ mang gen; hoàn thiện hệ thống tái sinh cây ngô từ tế bào nuôi cấy; dùng súng bắn gen hoặc vi khuẩn để chuyển gen đó vào cây ngô; thử nghiệm trồng trong phòng thí nghiệm, trên đồng ruộng; cho sâu ăn, nếu sâu không ăn mới đạt kết quả. Sau đó thử nghiệm xem giống ngô chuyển gen này có gây dị ứng cho người và gia súc không, các gen này có xâm nhập vào môi trường và gây hại cho cây trồng khác không. Nếu kết quả đạt yêu cầu, mới cho phép đưa ra sản suất trên đồng ruộng. Lúc này, thực sự cây trồng biến đổi gen mới được chuyển giao đến người sản xuất.
    Từ năm 2010 trở đi, cần thiết phải ứng dụng cây trồng chuyển gen vào sản xuất trên đồng ruộng. Bởi lúc đó, công nghệ sinh học sẽ là công nghệ nền, giải quyết vấn đề năng suất, chất lượng cây trồng, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hội nhập kinh tế khu vực. Vì vậy, các nhà khoa học kiến nghị Nhà nước sớm ban hành Luật An toàn sinh học. Tiếp tục đầu tư dứt điểm và hoàn thiện quy chế hoạt động của các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Nâng cao chất lượng quy hoạch và đào tạo cán bộ khoa học. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mới mẻ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao này.
    (Nguồn tin: NTNN)
    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học

Chia sẻ trang này