1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    'Hậu trường' sinh sản đơn tính - đột phá thứ hai của Mỹ
    Phôi người tạo ra theo nhân bản đơn tính có bộ gene hoàn toàn của mẹ.
    1. Trứng trưởng thành. 2. Trứng được xử lý hoá chất, bắt đầu phân chia. 3. Túi phôi giai đoạn 100 tế bào. Kết quả: A. Tế bào gốc phôi được dùng cho y học. B. Theo lý thuyết, phôi được cấy vào cơ thể để trở thành đứa trẻ bình thường.
    Trên nhiều phương diện, thông báo ấn tượng nhất của Công ty Advanced Cell Technology (ACT), Mỹ không phải là sự kiện tạo ra phôi người nhân bản đầu tiên, mà là đồng thời với kết quả này, họ còn làm cho một trứng người tự phân chia giống như cách của phôi vậy.
    Phương pháp này rất giống với kiểu sinh sản trinh tinh (còn gọi là xử nữ): Nghĩa là bản thể mẹ hình thành tế bào sinh dục, nhưng tế bào này phát triển luôn thành cá thể mới mà không cần có sự hợp nhất của hai cơ thể khác giới. Về mặt kỹ thuật, người ta cũng gọi đó là sinh sản đơn tính.
    Trong trường hợp này, tế bào trứng người tự phát triển thành một phôi mà không cần đưa vào bất cứ vật liệu di truyền (ADN, gene) nào từ tinh trùng. Phôi này sẽ là bản sao của người mẹ. Đây cũng là một nguồn tế bào gốc hữu ích, có thể phát triển thành các mô và nội quan thay thế, dùng để chữa trị các bệnh nan y do suy thoái gene.
    Đối với một số nhà khoa học, thành công này đã đi quá giới hạn của những tranh cãi thông thường về vấn đề đạo đức trong việc nhân bản, nhưng với những người khác, nó chỉ là một bằng chứng mới cho thấy khoa học đã tiến rất xa.
    Không có cha
    Các nhà khoa học đã quan sát thấy hiện tượng sinh sản đơn tính ở nhiều loài động vật bậc thấp, chẳng hạn rệp vừng. Trong nhiều loài động vật có đời sống xã hội, như ong mật và kiến, sinh sản đơn tính tạo ra con đực, còn trứng được thụ tinh tạo ra con cái, gồm con thợ và con chúa.
    Không có loài động vật bậc cao nào sinh sản theo cách này. Tuy nhiên, sinh sản đơn tính đã được thực hiện nhân tạo trên ếch và rắn, mặc dù các sản phẩm hay phát triển bất bình thường. Cho đến nay, kỹ thuật này chưa hề được thực hiện trên người.
    Thông thường, khi một tinh trùng kết hợp với một trứng và bộ gene của chúng ***g với nhau, phôi mới sẽ hình thành và phát triển. Để tránh việc phôi có hai bộ gene sau thụ thai, tạo hóa đã khiến cho trứng và tinh trùng khi trưởng thành chỉ luôn có một nửa bộ gene (sau sự giảm phân - giảm một nửa nhiễm sắc thể - của tế bào sinh dục). Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành, trứng giảm phân tương đối muộn hơn.
    Nếu bằng cách nào đó, người ta buộc một tế bào trứng hoạt động trước khi giảm phân, nó vẫn sẽ có một bộ gene đầy đủ, và có thể phát triển thành một phôi nhân bản với đầy đủ chức năng.
    Chữa bệnh tim
    Các nhà khoa học của công ty ACT cho rằng có thể sử dụng kỹ thuật này chữa trị cho những phụ nữ mắc bệnh tim, bằng cách thu thập chính trứng của họ, kích hoạt trong phòng thí nghiệm và tạo ra các tế bào gốc. Các tế bào này sẽ được nuôi thành tế bào cơ tim, rồi cấy ghép trở lại vào vùng tim bị thương tổn của người phụ nữ.
    Ưu điểm của kỹ thuật trên là các tế bào gốc lấy từ phôi đơn tính ít có nguy cơ bị đào thải sau khi cấy ghép (vì trứng vẫn mang ADN của chính bệnh nhân). Mặt khác, các tế bào này có thể được chấp nhận dễ dàng hơn, ít gây tranh cãi về vấn đề đạo đức như với các tế bào gốc lấy từ quá trình nhân bản thông thường (trứng nhận được ADN từ một người khác).
    Kỹ thuật tương tự nhằm tạo ra tế bào gốc chữa trị cho đàn ông sẽ phức tạp hơn nhiều, vì nó liên quan đến một số thao tác về gene. Chẳng hạn, người ta sẽ phải chuyển hai nhân tinh trùng của người đàn ông vào một trứng đã bỏ nhân. Trứng này từ đó mới phát triển thành phôi, cung cấp tế bào gốc để chữa bệnh cho họ.
    B.H. (theo BBC)

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Xác định 160 gene chi phối chu kỳ ngủ của ruồi giấm
    Ruồi giấm có nhiều gene giống của người.
    Các gene này liên tục thay đổi hoạt động theo chu kỳ 12 tiếng đồng hồ giữa ngày và đêm. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng protein cho các giác quan của ruồi.
    Nhóm khoa học, dưới sự chỉ đạo của Michael Young, Đại học Rockefeller, New York, đã triển khai một phương pháp mới để quan sát hoạt động của các gene thông qua những tín hiệu trong đầu ruồi dấm. Họ phát hiện có ít nhất 160 gene luôn thay đổi theo chu kỳ, giống như một cầu dao điện tự động đóng vào ban ngày và ngắt vào ban đêm.
    Trong 160 gene này có một số gene quen thuộc, chịu trách nhiệm sản xuất protein cho những giác quan và hệ thống chuyển động của ruồi như chân, cánh. Tuy nhiên, phần lớn các gene tham gia vào chu kỳ thức-ngủ của ruồi giấm vẫn còn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.
    Con người cũng thích nghi với chu kỳ ngày-đêm giống như ruồi giấm. Vì vậy, kết quả nghiên cứu này có thể mở ra khả năng tìm hiểu phản ứng sinh lý của con người trước những thay đổi của chu kỳ tự nhiên, ví dụ như vào các đợt chuyển mùa trong năm, khi du lịch qua những miền địa lý khác nhau, hoặc khi bay vào không gian.
    Minh Hy (theo dpa)

    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Xác định 160 gene chi phối chu kỳ ngủ của ruồi giấm
    Ruồi giấm có nhiều gene giống của người.
    Các gene này liên tục thay đổi hoạt động theo chu kỳ 12 tiếng đồng hồ giữa ngày và đêm. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng protein cho các giác quan của ruồi.
    Nhóm khoa học, dưới sự chỉ đạo của Michael Young, Đại học Rockefeller, New York, đã triển khai một phương pháp mới để quan sát hoạt động của các gene thông qua những tín hiệu trong đầu ruồi dấm. Họ phát hiện có ít nhất 160 gene luôn thay đổi theo chu kỳ, giống như một cầu dao điện tự động đóng vào ban ngày và ngắt vào ban đêm.
    Trong 160 gene này có một số gene quen thuộc, chịu trách nhiệm sản xuất protein cho những giác quan và hệ thống chuyển động của ruồi như chân, cánh. Tuy nhiên, phần lớn các gene tham gia vào chu kỳ thức-ngủ của ruồi giấm vẫn còn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.
    Con người cũng thích nghi với chu kỳ ngày-đêm giống như ruồi giấm. Vì vậy, kết quả nghiên cứu này có thể mở ra khả năng tìm hiểu phản ứng sinh lý của con người trước những thay đổi của chu kỳ tự nhiên, ví dụ như vào các đợt chuyển mùa trong năm, khi du lịch qua những miền địa lý khác nhau, hoặc khi bay vào không gian.
    Minh Hy (theo dpa)

    BachHop
  4. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Cách thức tim` ******** ở phái đẹp
    Ngược với các quan niệm trước đây, khả năng nhận biết mùi của con người rất nhạy cảm. Người ta cho rằng hợp chất MHC (ở người còn được gọi là HLA) là chất tạo mùi duy nhất ảnh hưởng đến đặc tính của con người, ví dụ như chọn ******** hoặc xác định được người thân.
    [​IMG]
    Trong một nghiên cứu gần đây, Jacob và các cộng tác viên (ctv) đã báo cáo rằng phụ nữ có khả năng nhận mùi rất thính nhờ di truyền allele HLA từ người cha, và các yếu tố ngoại cảnh không ảnh hưởng đến khả năng nhận biết mùi của họ.
    Jacob và ctv đã nghiên cứu cơ sở của các mùi bắt nguồn từ HLA và xác định mức độ nhạy cảm về sự phân biệt mùi của con người. Tuy nhiên nghiên cứu này đã bị giới hạn bởi mức độ đa hình của vùng HLA để tạo ra các tái tổ hợp di truyền. Ngoài ra, các chất này cũng bi ảnh hưởng bởi các chất mùi khác trong genome và các chất mùi bên ngoài khác. Để tránh được các hạn chế này, các tác giả đã chọn 49 phụ nữ từ một cộng đồng hẻo lánh và chỉ mang 67 haplotype của HLA. Các phụ nữ này sau đó đuợc thử về khả năng phân biệt mùi bắt nguồn từ HLA của cơ thể đàn ông. Một chiếc áo được mặc trong hai đêm liên tục của một người đàn ông từ một bộ tộc khác được đưa cho các phụ nữ bị bịt mắt này để thử nghiệm. Các phụ nữ sẽ cho điểm mùi chiếc áo dựa trên mức độ quen thuộc, độ nặng, độ dễ chịu, độ cay nồng. Ngoài ra các phụ nữ còn được hỏi sẽ chọn mùi nào nếu như họ luôn phải ngửi.
    Jacob và ctv nhận thấy rằng các phụ nữ thường thich mùi từ những người đàn ông có cùng chung một vài allele HLA với họ. Một điều thú vị là chỉ cần chung một allele cũng đủ cho người phụ nữ phân biệt được mùi từ các người đàn ông khác nhau. Để đánh giá về cơ sở di truyền của sự phân biệt mùi này, các tác giả chỉ tập trung vào 5 loci của HLA và xác định số allele trùng với allele của các phụ nữ được di truyền từ các người cha của họ. Kết quả rất rõ ràng- người phụ nữ chỉ thích mùi có cùng allele với các allele mà họ được di truyền từ người cha không phải cùng allele được di truyền từ người mẹ. Hơn nữa, các mùi bắt nguồn từ HLA từ bên ngoài cũng không ảnh hưởng đến khả năng phân biệt mùi của họ.
    Các tác giả cho rằng khả năng này có thể rất quan trọng trong việc chọn ********. Hỡi các chàng trai chưa vợ, hãy mặc pyjamas của cha nàng, nếu như bạn muốn chiếm đuợc trái tim của nàng.
    (Theo Nature Reviews Genetics 3, 157 (2002)
    Author: Bay Nguyen
  5. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Cách thức tim` ******** ở phái đẹp
    Ngược với các quan niệm trước đây, khả năng nhận biết mùi của con người rất nhạy cảm. Người ta cho rằng hợp chất MHC (ở người còn được gọi là HLA) là chất tạo mùi duy nhất ảnh hưởng đến đặc tính của con người, ví dụ như chọn ******** hoặc xác định được người thân.
    [​IMG]
    Trong một nghiên cứu gần đây, Jacob và các cộng tác viên (ctv) đã báo cáo rằng phụ nữ có khả năng nhận mùi rất thính nhờ di truyền allele HLA từ người cha, và các yếu tố ngoại cảnh không ảnh hưởng đến khả năng nhận biết mùi của họ.
    Jacob và ctv đã nghiên cứu cơ sở của các mùi bắt nguồn từ HLA và xác định mức độ nhạy cảm về sự phân biệt mùi của con người. Tuy nhiên nghiên cứu này đã bị giới hạn bởi mức độ đa hình của vùng HLA để tạo ra các tái tổ hợp di truyền. Ngoài ra, các chất này cũng bi ảnh hưởng bởi các chất mùi khác trong genome và các chất mùi bên ngoài khác. Để tránh được các hạn chế này, các tác giả đã chọn 49 phụ nữ từ một cộng đồng hẻo lánh và chỉ mang 67 haplotype của HLA. Các phụ nữ này sau đó đuợc thử về khả năng phân biệt mùi bắt nguồn từ HLA của cơ thể đàn ông. Một chiếc áo được mặc trong hai đêm liên tục của một người đàn ông từ một bộ tộc khác được đưa cho các phụ nữ bị bịt mắt này để thử nghiệm. Các phụ nữ sẽ cho điểm mùi chiếc áo dựa trên mức độ quen thuộc, độ nặng, độ dễ chịu, độ cay nồng. Ngoài ra các phụ nữ còn được hỏi sẽ chọn mùi nào nếu như họ luôn phải ngửi.
    Jacob và ctv nhận thấy rằng các phụ nữ thường thich mùi từ những người đàn ông có cùng chung một vài allele HLA với họ. Một điều thú vị là chỉ cần chung một allele cũng đủ cho người phụ nữ phân biệt được mùi từ các người đàn ông khác nhau. Để đánh giá về cơ sở di truyền của sự phân biệt mùi này, các tác giả chỉ tập trung vào 5 loci của HLA và xác định số allele trùng với allele của các phụ nữ được di truyền từ các người cha của họ. Kết quả rất rõ ràng- người phụ nữ chỉ thích mùi có cùng allele với các allele mà họ được di truyền từ người cha không phải cùng allele được di truyền từ người mẹ. Hơn nữa, các mùi bắt nguồn từ HLA từ bên ngoài cũng không ảnh hưởng đến khả năng phân biệt mùi của họ.
    Các tác giả cho rằng khả năng này có thể rất quan trọng trong việc chọn ********. Hỡi các chàng trai chưa vợ, hãy mặc pyjamas của cha nàng, nếu như bạn muốn chiếm đuợc trái tim của nàng.
    (Theo Nature Reviews Genetics 3, 157 (2002)
    Author: Bay Nguyen
  6. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Errors in genomics and proteomics
    Nghiên cứu về sự thể hiện của gien ở mức độ RNA, protein, và metabolites sẽ hiểu được các quá trình sinh học phức tạp.Tuy nhiên một điều rõ ràng là mức độ tương quan giữa RNA thông tin (mRNA) và lượng protein rất thấp. Ví dụ, mức độ tương quan trung bình giữa mức độ transcrip và protein của nấm men đã khẳng định kết quả các nghiên cứu trước đây dùng phương pháp nghiên cứu đồng loạt sự thể hiện của gien (serial analysis gene expression (SAGE).

    Sự tương quan thấp này thường được lý giải là do kết quả từ quá trình thay đổi của hậu translation. Điều này cho thấy nghiên cứu về RNA thường khó dự đoán hơn là nghiên cứu về protein đặc biệt đối với các tính trạng phức tạp. Vậy chúng ta có nên giảm nghiên cứu về RNA mà tập trung nghiên cứu về proteomics hay không? Các tác giả cho rằng quá sớm để có kết luận và tin tưởng rằng sai số trong thí nghiệm dẫn đến việc thiếu sự tương quan giữa RNA và protein.
    Trong một quần thể lớn của cây thuốc lá chuyển gien có mang các gien chỉ thị Beta-glucuronidase (GUS) và luciferase (LUC), hoạt tính của enzyme tương quan rất thấp với hàm lượng mRNA (R=0.46 và 0.67). Ngược lại, hoạt tính của GUS enzyme tương quan rất chặt với hoạt tính LUC enzyme (R=0.80), và nồng độ mRNA của GUS tương quan rất chặt với hàm lượng mRNA của LUC (R=0.94). Tuy nhiên các tác giả không phát hiện ra một sự biến đổi nào của hậu translation. Trong trường hợp này các tác giả đã đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của "sai số dòng" (error pipelines) đã làm lấn át mối tương quan sinh học. Trong các thí nghiệm phân tích mRNA, mọi bước đều có sai số riêng của nó. Một số trở thành hệ thống và xảy ra cùng một chiều hướng. Nguyên tắc chính trong phân tích tương quan là nếu các sai số như vậy được loại bỏ sẽ cho tuơng quan chặt hơn. Tuy nhiên nếu thử nghiệm mRNA và thử nghiệm protein tương quan với nhau và các phương pháp thử nghiệm này khác nhau thì sai số không thể bị loại trừ. Như vậy mối tương quan thực sẽ bị làm lu mờ bởi sai số thí nghiệm chứ không phải sự thay đổi do hậu translation.
    Khái niệm về "sai số dòng" đã được dùng để dự đoán hệ số tương quan thấp có thể xảy ra giữa genomics hoặc proteomics với metabolomics. Để làm giảm "sai số dòng" cần phải xác định kỹ lưỡng thứ tự ưu tiên và chất lượng của số liệu. Ngoài ra cần phải sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, tăng số lần lặp lại của thí nghiệm nhất là khi sử dụng quần thể đang phân ly.
    (Theo Nature Genetics 20 (1), 19, 2002)
    Author: Bay Nguyen

  7. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Errors in genomics and proteomics
    Nghiên cứu về sự thể hiện của gien ở mức độ RNA, protein, và metabolites sẽ hiểu được các quá trình sinh học phức tạp.Tuy nhiên một điều rõ ràng là mức độ tương quan giữa RNA thông tin (mRNA) và lượng protein rất thấp. Ví dụ, mức độ tương quan trung bình giữa mức độ transcrip và protein của nấm men đã khẳng định kết quả các nghiên cứu trước đây dùng phương pháp nghiên cứu đồng loạt sự thể hiện của gien (serial analysis gene expression (SAGE).

    Sự tương quan thấp này thường được lý giải là do kết quả từ quá trình thay đổi của hậu translation. Điều này cho thấy nghiên cứu về RNA thường khó dự đoán hơn là nghiên cứu về protein đặc biệt đối với các tính trạng phức tạp. Vậy chúng ta có nên giảm nghiên cứu về RNA mà tập trung nghiên cứu về proteomics hay không? Các tác giả cho rằng quá sớm để có kết luận và tin tưởng rằng sai số trong thí nghiệm dẫn đến việc thiếu sự tương quan giữa RNA và protein.
    Trong một quần thể lớn của cây thuốc lá chuyển gien có mang các gien chỉ thị Beta-glucuronidase (GUS) và luciferase (LUC), hoạt tính của enzyme tương quan rất thấp với hàm lượng mRNA (R=0.46 và 0.67). Ngược lại, hoạt tính của GUS enzyme tương quan rất chặt với hoạt tính LUC enzyme (R=0.80), và nồng độ mRNA của GUS tương quan rất chặt với hàm lượng mRNA của LUC (R=0.94). Tuy nhiên các tác giả không phát hiện ra một sự biến đổi nào của hậu translation. Trong trường hợp này các tác giả đã đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của "sai số dòng" (error pipelines) đã làm lấn át mối tương quan sinh học. Trong các thí nghiệm phân tích mRNA, mọi bước đều có sai số riêng của nó. Một số trở thành hệ thống và xảy ra cùng một chiều hướng. Nguyên tắc chính trong phân tích tương quan là nếu các sai số như vậy được loại bỏ sẽ cho tuơng quan chặt hơn. Tuy nhiên nếu thử nghiệm mRNA và thử nghiệm protein tương quan với nhau và các phương pháp thử nghiệm này khác nhau thì sai số không thể bị loại trừ. Như vậy mối tương quan thực sẽ bị làm lu mờ bởi sai số thí nghiệm chứ không phải sự thay đổi do hậu translation.
    Khái niệm về "sai số dòng" đã được dùng để dự đoán hệ số tương quan thấp có thể xảy ra giữa genomics hoặc proteomics với metabolomics. Để làm giảm "sai số dòng" cần phải xác định kỹ lưỡng thứ tự ưu tiên và chất lượng của số liệu. Ngoài ra cần phải sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, tăng số lần lặp lại của thí nghiệm nhất là khi sử dụng quần thể đang phân ly.
    (Theo Nature Genetics 20 (1), 19, 2002)
    Author: Bay Nguyen

  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Bộ gien của Plasmodium falciparum, tác nhân quan trọng gây bệnh sốt rét, đã được công bố lần đầu tiên trong cuộc họp vào thứ hai vừa qua tại Las Vegas. Dự án giải mã bộ gien này được bắt đầu từ 1996 và sắp kết thúc. Kết quả đầy đủ dự kiến sẽ được công bố vào mùa hè tới.
    Tham gia dự án là các nhà khoa học của The Sanger Center, The Institute for Genomic Research (TIGR), U.S. Naval Medical Research Center (NMRC), và Stanford University. Bộ gien của trùng sốt rét này (30 triệu cặp nucleotide, phân bố trên 14 nhiễm sắc thể) được tách ra và giải mã bằng phương pháp "shotgun" cho từng nhiễm sắc thể riêng lẻ.
    Hàm lượng adenine (A) và thymine (T), hai trong bốn thành phần tạo thành DNA, chiếm tỉ lệ cao ở trùng sốt rét (80%) làm cho việc ly trích, lưu giữ các đoạn DNA trong vi khuẩn và giải mã rất khó khăn. Sau khi tạo các phương pháp và các phần mềm mới để giải quyết trở ngại, các nhà khoa học đã gần hoàn thành công việc- đạt được mức độ lập lại 10 lần (10X coverage), và chỉ còn khoảng 500 khoảng trống (gaps), phần lớn nằm trong ba nhiễm sắc thể khó nhất. Hiện tại các nhà khoa học đang hoàn thành các chổ trống, trong khi các nhóm khác tích cực định danh cho khoảng 5600 gien.
    Bằng cách tương tự các nhà khoa học ở TIGR cũng đã hoàn thành giải mã bộ gien của Plasmodium yoelii, tác nhân gây bệnh sốt rét trên các loài gặm nhấm,với mức độ lập lại 5 lần và bộ gien của Plasmodium vivax, một tác nhân khác gây bệnh sốt rét, nhưng ít độc cho người. Nhóm ở The Sanger Center cũng tiến hành giải mã hàng loạt các loài trong Plasmodium spp. Các bộ gien này sẽ cung cấp thông tin rất bổ ích cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu hoạt động của trùng sốt rét Plasmodium falciparum trên người.
    Mặc dù kết quả giải mã bộ gien của Plasmodium falciparum vẫn chưa hoàn chỉnh, nhưng số liệu công bố trong thời gian qua đã giúp cho các nhà nghiên cứu tìm ra các loại thuốc mới cho bệnh sốt rét (Science, 3 September 1999, p. 1573) . Tuy nhiên một số nhà khoa học tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của các loại thuốc này trong việc phòng chống bệnh sốt rét vì thuốc quá đắt và hiện tượng kháng thuốc. Cách tốt nhất để phòng sốt rét, theo Stephen Hoffman ở Celera Genomics -Maryland, là vacxin phòng bệnh.
    Theo Science (original article here)

    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Bộ gien của Plasmodium falciparum, tác nhân quan trọng gây bệnh sốt rét, đã được công bố lần đầu tiên trong cuộc họp vào thứ hai vừa qua tại Las Vegas. Dự án giải mã bộ gien này được bắt đầu từ 1996 và sắp kết thúc. Kết quả đầy đủ dự kiến sẽ được công bố vào mùa hè tới.
    Tham gia dự án là các nhà khoa học của The Sanger Center, The Institute for Genomic Research (TIGR), U.S. Naval Medical Research Center (NMRC), và Stanford University. Bộ gien của trùng sốt rét này (30 triệu cặp nucleotide, phân bố trên 14 nhiễm sắc thể) được tách ra và giải mã bằng phương pháp "shotgun" cho từng nhiễm sắc thể riêng lẻ.
    Hàm lượng adenine (A) và thymine (T), hai trong bốn thành phần tạo thành DNA, chiếm tỉ lệ cao ở trùng sốt rét (80%) làm cho việc ly trích, lưu giữ các đoạn DNA trong vi khuẩn và giải mã rất khó khăn. Sau khi tạo các phương pháp và các phần mềm mới để giải quyết trở ngại, các nhà khoa học đã gần hoàn thành công việc- đạt được mức độ lập lại 10 lần (10X coverage), và chỉ còn khoảng 500 khoảng trống (gaps), phần lớn nằm trong ba nhiễm sắc thể khó nhất. Hiện tại các nhà khoa học đang hoàn thành các chổ trống, trong khi các nhóm khác tích cực định danh cho khoảng 5600 gien.
    Bằng cách tương tự các nhà khoa học ở TIGR cũng đã hoàn thành giải mã bộ gien của Plasmodium yoelii, tác nhân gây bệnh sốt rét trên các loài gặm nhấm,với mức độ lập lại 5 lần và bộ gien của Plasmodium vivax, một tác nhân khác gây bệnh sốt rét, nhưng ít độc cho người. Nhóm ở The Sanger Center cũng tiến hành giải mã hàng loạt các loài trong Plasmodium spp. Các bộ gien này sẽ cung cấp thông tin rất bổ ích cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu hoạt động của trùng sốt rét Plasmodium falciparum trên người.
    Mặc dù kết quả giải mã bộ gien của Plasmodium falciparum vẫn chưa hoàn chỉnh, nhưng số liệu công bố trong thời gian qua đã giúp cho các nhà nghiên cứu tìm ra các loại thuốc mới cho bệnh sốt rét (Science, 3 September 1999, p. 1573) . Tuy nhiên một số nhà khoa học tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của các loại thuốc này trong việc phòng chống bệnh sốt rét vì thuốc quá đắt và hiện tượng kháng thuốc. Cách tốt nhất để phòng sốt rét, theo Stephen Hoffman ở Celera Genomics -Maryland, là vacxin phòng bệnh.
    Theo Science (original article here)

    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Hai ca mang thai nhờ kỹ thuật hút tinh trùng từ mào tinh
    Đến ngày 15/4, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã thực hiện được 7 ca thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp MESA ICSI kể trên. Trong 6 trường hợp đến ngày thử thai, có 2 người đã mang thai (đạt tỷ lệ 33,3%).
    Bệnh nhân đầu tiên được thực hiện hút tinh trùng từ mào tinh là T.N.D., 29 tuổi, vô sinh nguyên phát đã 4 năm. Bệnh nhân không có tinh trùng do tắc ống dẫn tinh 2 bên, trước đây đã nối ống dẫn tinh - mào tinh nhưng thất bại. 2 ngày sau khi chọc hút trứng và thụ tinh (7/3), các bác sĩ chuyển phôi vào tử cung người mẹ. Hiện song thai đã được 8 tuần tuổi.
    Tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ hiện có 5 trường hợp được trữ lạnh tinh trùng (lần đầu tiên trữ lạnh thành công tinh trùng hút từ mào tinh) và một trường hợp trữ lạnh phôi. Có khoảng 20 trường hợp đã hoàn tất hồ sơ và chuẩn bị thực hiện điều trị.
    Kỹ thuật MESA ICSI được thực hiện thành công trên thế giới năm 1994.
    Tuổi Trẻ

    BachHop

Chia sẻ trang này