1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam sẽ có cây trồng biến đổi gen ​
    Cây trồng biến đổi gen hiện đang là vấn đề được cả thế giới bàn cãi. Song không thể phủ nhận hiệu quả của nó trong sản xuất cùng lợi ích kinh tế rất lớn do nó mang lại. Sắp tới, cây trồng biến đổi gen có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường sẽ được đưa ra sản xuất ngoài đồng ruộng tại Việt Nam. Đó là một trong những nội dung được bàn thảo nhiều nhất tại Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc 2003, trong 2 ngày 16 và 17-12, tại Hà Nội.

    Thành công bước đầu

    Hiện nay, công nghệ sinh học trên thế giới phát triển với tốc độ chóng mặt, đã có hơn 60 triệu ha gieo trồng bằng các giống cây biến đổi gen: ngô, lúa, đậu tương, bông, hoa hướng dương, khoai tây, đu đủ...
    Cây trồng biến đổi gen với năng suất và chất lượng cao đã đem lại lợi ích khổng lồ cho những quốc gia có nền công nghệ sinh học tiên tiến. Đồng thời giảm được việc sử dụng thuốc trừ sâu - phân bón hoá học vốn làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu toàn cầu. Đứng trước những cơ hội và thách thức trước khi hội nhập kinh tế khu vực, các nhà khoa học nước ta đã bắt kịp trào lưu cũng như kỹ thuật thao tác, xác lập được công nghệ mũi nhọn trong tạo giống cây trồng bằng biến đổi tính di truyền theo hướng có lợi. Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Việt Nam đã thực hiện biến đổi gen thành công cho một số giống cây trồng. Đó là chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ và hoàn thiện hệ thống tái sinh giống khoai mì K140-2 có hàm lượng tinh bột cao, giàu protein, kháng sâu bệnh, kháng thuốc trừ cỏ. Chuyển gen Bt kháng sâu vào cây ngô bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens để tạo ra các dòng ngô có khả năng kháng sâu cao. Quy tụ thành công 3 gen kháng nấm đạo ôn và đưa gen kháng ruồi đục thân Gm2, Gm4t, Gm7 vào các giống lúa có tiềm năng năng suất cao. Chuyển gen Bt kháng sâu và gen liên quan đến tính chống chịu mặn vào cây thuốc lá...
    Việt Nam sẽ sớm đưa cây trồng biến đổi gen ra đồng ruộng
    Hiện nay, chúng ta mới nghiên cứu cây trồng chuyển gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trong nhà kính. Theo GS - TSKH. Trần Duy Quý- Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), sở dĩ lúc này chưa đưa cây trồng chuyển gen ra sản xuất được ngay là do Việt Nam chưa có Luật An toàn sinh học. Chính phủ sẽ không cho phép trồng cây biến đổi gen khi chưa qua thử nghiệm trên thực tế. Hơn nữa, để nghiên cứu thành công một giống cây trồng biến đổi gen cần kinh phí lớn hàng tỷ đồng và cần nhiều thời gian. Ví dụ, để tạo ra giống ngô chuyển gen kháng sâu, cần 3-5 năm và qua hành loạt quy trình phức tạp: đầu tiên phải tìm được gen kháng sâu ở loại sinh vật khác; thiết kế vectơ mang gen; hoàn thiện hệ thống tái sinh cây ngô từ tế bào nuôi cấy; dùng súng bắn gen hoặc vi khuẩn để chuyển gen đó vào cây ngô; thử nghiệm trồng trong phòng thí nghiệm, trên đồng ruộng; cho sâu ăn, nếu sâu không ăn mới đạt kết quả. Sau đó thử nghiệm xem giống ngô chuyển gen này có gây dị ứng cho người và gia súc không, các gen này có xâm nhập vào môi trường và gây hại cho cây trồng khác không. Nếu kết quả đạt yêu cầu, mới cho phép đưa ra sản suất trên đồng ruộng. Lúc này, thực sự cây trồng biến đổi gen mới được chuyển giao đến người sản xuất.
    Từ năm 2010 trở đi, cần thiết phải ứng dụng cây trồng chuyển gen vào sản xuất trên đồng ruộng. Bởi lúc đó, công nghệ sinh học sẽ là công nghệ nền, giải quyết vấn đề năng suất, chất lượng cây trồng, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hội nhập kinh tế khu vực. Vì vậy, các nhà khoa học kiến nghị Nhà nước sớm ban hành Luật An toàn sinh học. Tiếp tục đầu tư dứt điểm và hoàn thiện quy chế hoạt động của các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Nâng cao chất lượng quy hoạch và đào tạo cán bộ khoa học. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mới mẻ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao này.
    (Nguồn tin: NTNN)
    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Các nhà khoa học Ấn Độ phát triển các giống lúa giàu protein ​

    Theo thông báo mới đây của các nhà khoa học Ấn Độ, những người đã phát triển giống khoai tây giàu protein bằng công nghệ biến đổi gen, hiện nay họ đã thành công trong việc tạo lập gen tương tự trong cây lúa để tăng thêm hàm lượng protein trong gạo. Dự án này do Viện Công nghệ sinh học Ấn Độ bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2003.
    Cấu trúc gen đã được cấy vào 5 chủng loại lúa trồng tại Ấn Độ, trong đó có IR-72, Pusa Basmati và Chakraborty. Trong khi gạo thông thường chứa khoảng 7% protein, gen được cấy thêm vào sẽ có thể nâng lượng protein và cũng như hàm lượng các axit amin. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để cấy thêm gen AmA1 vào cây sắn và khoai lang nhằm tăng thêm năng lượng cho các loại lương thực của phần đông người nghèo trên thế giới.
    (Nguồn tin: Icard)
    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  3. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Các nhà khoa học Ấn Độ phát triển các giống lúa giàu protein ​

    Theo thông báo mới đây của các nhà khoa học Ấn Độ, những người đã phát triển giống khoai tây giàu protein bằng công nghệ biến đổi gen, hiện nay họ đã thành công trong việc tạo lập gen tương tự trong cây lúa để tăng thêm hàm lượng protein trong gạo. Dự án này do Viện Công nghệ sinh học Ấn Độ bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2003.
    Cấu trúc gen đã được cấy vào 5 chủng loại lúa trồng tại Ấn Độ, trong đó có IR-72, Pusa Basmati và Chakraborty. Trong khi gạo thông thường chứa khoảng 7% protein, gen được cấy thêm vào sẽ có thể nâng lượng protein và cũng như hàm lượng các axit amin. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để cấy thêm gen AmA1 vào cây sắn và khoai lang nhằm tăng thêm năng lượng cho các loại lương thực của phần đông người nghèo trên thế giới.
    (Nguồn tin: Icard)
    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Nhân bản thành công hươu ​
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=14056
    Chú hươu nhân bản Dewey

    Các nhà khoa học Mỹ vừa tuyên bố đã nhân bản thành công một con hươu đuôi trắng. Thành công này mở ra triển vọng bảo vệ nguồn gene của những loài hươu hiếm, chẳng hạn như hươu Key West ở Florida.
    Con hươu nhân bản trên được đặt tên là ''''Dewey'''', chào đời vào tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, mãi cho tới ngày 23-12, nhóm nghiên cứu mới tuyên bố thành công do họ phải tiến hành phân tích ADN để khẳng định nó có gene giống hệt gene của con hươu cho tế bào.
    Mark Westhusin, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Texas A and M, cho biết: ''''Dewey đang phát triển bình thường và dường như rất khoẻ mạnh''''. Nó là con hươu đầu tiên được nhân bản thành công.
    Để tạo ra Dewey, các nhà khoa học đã trích da của một con hươu đực Nam Texas rồi tiêm ADN đó vào trứng đã được rút nhân của một con hươu khác. Sau đó, họ cấy phôi vào tử cung của hươu cái. Theo Westhusin, ông đặc biệt quan tâm theo dõi sự phát triển của Dewey cũng như gạc của nó. Ông nói: ''''Sự phát triển của gạc hươu là độc nhất vô nhị''''.
    Hươu đuôi trắng là động vật lớn, sinh sống rất nhiều trên phạm vi rộng lớn ở Bắc Mỹ. Trước đây, nhóm nghiên cứu cũng đã nhân bản một con bò Angus kháng bệnh, bò Brahma, dê Boer, lợn và mèo. Với mỗi loài được nhân bản, nhóm hiểu thêm nhiều điều về công nghệ này và mục đích của học là làm cho hiệu quả hơn.
    Theo AFP
    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Nhân bản thành công hươu ​
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=14056
    Chú hươu nhân bản Dewey

    Các nhà khoa học Mỹ vừa tuyên bố đã nhân bản thành công một con hươu đuôi trắng. Thành công này mở ra triển vọng bảo vệ nguồn gene của những loài hươu hiếm, chẳng hạn như hươu Key West ở Florida.
    Con hươu nhân bản trên được đặt tên là ''''Dewey'''', chào đời vào tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, mãi cho tới ngày 23-12, nhóm nghiên cứu mới tuyên bố thành công do họ phải tiến hành phân tích ADN để khẳng định nó có gene giống hệt gene của con hươu cho tế bào.
    Mark Westhusin, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Texas A and M, cho biết: ''''Dewey đang phát triển bình thường và dường như rất khoẻ mạnh''''. Nó là con hươu đầu tiên được nhân bản thành công.
    Để tạo ra Dewey, các nhà khoa học đã trích da của một con hươu đực Nam Texas rồi tiêm ADN đó vào trứng đã được rút nhân của một con hươu khác. Sau đó, họ cấy phôi vào tử cung của hươu cái. Theo Westhusin, ông đặc biệt quan tâm theo dõi sự phát triển của Dewey cũng như gạc của nó. Ông nói: ''''Sự phát triển của gạc hươu là độc nhất vô nhị''''.
    Hươu đuôi trắng là động vật lớn, sinh sống rất nhiều trên phạm vi rộng lớn ở Bắc Mỹ. Trước đây, nhóm nghiên cứu cũng đã nhân bản một con bò Angus kháng bệnh, bò Brahma, dê Boer, lợn và mèo. Với mỗi loài được nhân bản, nhóm hiểu thêm nhiều điều về công nghệ này và mục đích của học là làm cho hiệu quả hơn.
    Theo AFP
    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Yên Bái: Lai tạo thành công giống ngựa F1 Caradin Nga với ngựa Việt Nam
    4 con ngựa đực giống F1 Cabardin Nga đạt tiêu chuẩn giống của Viện Chăn nuôi Quốc gia, trọng lượng mỗi con từ 260 đến 270 kg được giao nuôi tại 4 hộ gia đình dân tộc H.Mông theo quy trình hướng dẫn cách nuôi dưỡng, chăm sóc, chế biến thức ăn, phòng chống dịch bệnh... đó là kết quả sau năm Yên Bái thực hiện tốt đề tài khoa học ?oỨng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo đàn ngựa địa phương tại huyện Mù Cang Chải bằng ngựa đực F1 Cabardin Nga lai tạo với ngựa cái Việt Nam?o.
    Đề tài này được Phòng Chăn nuôi và Thủy sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái thực hiện trong hai năm 2002-2003. Đề tài được thực hiện tại xã Nậm Có huyện Mù Cang Chải với tổng kinh phí 120 triệu đồng. Đây là đề tài nhằm xác định khả năng sinh trưởng, phát triển và nâng cao năng lực vận tải của ngựa lai F2, góp phần tăng hiệu quả chăn nuôi ngựa cho người dân vùng cao, từng bước chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi.
    4 con ngựa đực giống F1 Cabardin Nga đạt tiêu chuẩn giống của Viện Chăn nuôi Quốc gia, trọng lượng mỗi con từ 260 đến 270 kg được giao nuôi tại 4 hộ gia đình dân tộc H.Mông theo quy trình hướng dẫn cách nuôi dưỡng, chăm sóc, chế biến thức ăn, phòng chống dịch bệnh... Kết quả cho thấy 4 con ngựa đực giống này đã được nuôi thích nghi với vùng sinh thái và điều kiện chăn thả tại vùng núi cao của địa phương, sinh trưởng và phát triển bình thường.
    Bằng phương pháp thụ tinh trực tiếp với ngựa cái địa phương, đến nay 40 con ngựa cái đã chửa, trong đó 21 con ngựa lai F2 đã ra đời. Ngựa lai F2 có nhiều ưu điểm: ngoại hình cân đối, màu sắc đẹp, tầm vóc cao, thể trọng lớn hơn ngựa địa phương, sức sản xuất bền bỉ, khả năng chống bệnh tốt và dễ nuôi dưỡng.
    Thành công này mở triển vọng áp dụng rộng rãi cải tạo đàn ngựa địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Từ lâu con ngựa đã gắn bó mật thiết với đời sống lao động và tinh thần cũng như cung cấp thực phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Yên Bái. Nhưng giống ngựa của địa phương có tầm vóc nhỏ, trọng lượng thấp, khả năng thồ yếu cùng với điều kiện chăm sóc quảng canh nên đàn ngựa của địa phương trong thời gian qua có hiện tượng suy thoái.
    Theo TTXVN
    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  7. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Yên Bái: Lai tạo thành công giống ngựa F1 Caradin Nga với ngựa Việt Nam
    4 con ngựa đực giống F1 Cabardin Nga đạt tiêu chuẩn giống của Viện Chăn nuôi Quốc gia, trọng lượng mỗi con từ 260 đến 270 kg được giao nuôi tại 4 hộ gia đình dân tộc H.Mông theo quy trình hướng dẫn cách nuôi dưỡng, chăm sóc, chế biến thức ăn, phòng chống dịch bệnh... đó là kết quả sau năm Yên Bái thực hiện tốt đề tài khoa học ?oỨng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo đàn ngựa địa phương tại huyện Mù Cang Chải bằng ngựa đực F1 Cabardin Nga lai tạo với ngựa cái Việt Nam?o.
    Đề tài này được Phòng Chăn nuôi và Thủy sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái thực hiện trong hai năm 2002-2003. Đề tài được thực hiện tại xã Nậm Có huyện Mù Cang Chải với tổng kinh phí 120 triệu đồng. Đây là đề tài nhằm xác định khả năng sinh trưởng, phát triển và nâng cao năng lực vận tải của ngựa lai F2, góp phần tăng hiệu quả chăn nuôi ngựa cho người dân vùng cao, từng bước chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi.
    4 con ngựa đực giống F1 Cabardin Nga đạt tiêu chuẩn giống của Viện Chăn nuôi Quốc gia, trọng lượng mỗi con từ 260 đến 270 kg được giao nuôi tại 4 hộ gia đình dân tộc H.Mông theo quy trình hướng dẫn cách nuôi dưỡng, chăm sóc, chế biến thức ăn, phòng chống dịch bệnh... Kết quả cho thấy 4 con ngựa đực giống này đã được nuôi thích nghi với vùng sinh thái và điều kiện chăn thả tại vùng núi cao của địa phương, sinh trưởng và phát triển bình thường.
    Bằng phương pháp thụ tinh trực tiếp với ngựa cái địa phương, đến nay 40 con ngựa cái đã chửa, trong đó 21 con ngựa lai F2 đã ra đời. Ngựa lai F2 có nhiều ưu điểm: ngoại hình cân đối, màu sắc đẹp, tầm vóc cao, thể trọng lớn hơn ngựa địa phương, sức sản xuất bền bỉ, khả năng chống bệnh tốt và dễ nuôi dưỡng.
    Thành công này mở triển vọng áp dụng rộng rãi cải tạo đàn ngựa địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Từ lâu con ngựa đã gắn bó mật thiết với đời sống lao động và tinh thần cũng như cung cấp thực phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Yên Bái. Nhưng giống ngựa của địa phương có tầm vóc nhỏ, trọng lượng thấp, khả năng thồ yếu cùng với điều kiện chăm sóc quảng canh nên đàn ngựa của địa phương trong thời gian qua có hiện tượng suy thoái.
    Theo TTXVN
    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  8. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện gene ALOX5 có nguy cơ gây bệnh tim ​

    Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết, họ tìm ra một loại gene có tên là ALOX5 (gene làm cho bệnh vữa sơ động mạch phát triển) có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ.
    Những phát hiện này dựa trên nghiên cứu từ 470 công nhân ở miền nam California của các nhà nghiên cứu ở trường y Keck, ĐH California và trường y David Geffen của UCLA. Những người được thử nghiệm với chế độ ăn kiêng trong thời gian 18 tháng và họ được kiểm tra sự tích luỹ của axit béo trong động mạch của họ.
    Các chuyên gia khám phá ra rằng những người có gene ALOX5 ăn những thức ăn vỗ béo xấu hoặc acid béo n-6, có ở dầu và trứng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh vữa xơ động mạch. Tuy nhiên, nếu những người này nếu ăn những thức ăn tốt hoặc acid béo n-3, có ở cá ngừ và cá hồi - sẽ làm giảm nguy cơ bị bệnh.
    Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim và đột quỵ là do các động mạch chính bị nghẽn. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này sẽ cung cấp một phương pháp mới chống lại bệnh này.
    (Tuổi trẻ)

    Phát hiện gene ALOX5 có nguy cơ gây bệnh tim
    (06/01/2004, 10h43 GMT+7)

    Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết, họ tìm ra một loại gene có tên là ALOX5 (gene làm cho bệnh vữa sơ động mạch phát triển) có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ.
    Những phát hiện này dựa trên nghiên cứu từ 470 công nhân ở miền nam California của các nhà nghiên cứu ở trường y Keck, ĐH California và trường y David Geffen của UCLA. Những người được thử nghiệm với chế độ ăn kiêng trong thời gian 18 tháng và họ được kiểm tra sự tích luỹ của axit béo trong động mạch của họ.
    Các chuyên gia khám phá ra rằng những người có gene ALOX5 ăn những thức ăn vỗ béo xấu hoặc acid béo n-6, có ở dầu và trứng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh vữa xơ động mạch. Tuy nhiên, nếu những người này nếu ăn những thức ăn tốt hoặc acid béo n-3, có ở cá ngừ và cá hồi - sẽ làm giảm nguy cơ bị bệnh.
    Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim và đột quỵ là do các động mạch chính bị nghẽn. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này sẽ cung cấp một phương pháp mới chống lại bệnh này.
    (Tuổi trẻ)

    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  9. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện gene ALOX5 có nguy cơ gây bệnh tim ​

    Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết, họ tìm ra một loại gene có tên là ALOX5 (gene làm cho bệnh vữa sơ động mạch phát triển) có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ.
    Những phát hiện này dựa trên nghiên cứu từ 470 công nhân ở miền nam California của các nhà nghiên cứu ở trường y Keck, ĐH California và trường y David Geffen của UCLA. Những người được thử nghiệm với chế độ ăn kiêng trong thời gian 18 tháng và họ được kiểm tra sự tích luỹ của axit béo trong động mạch của họ.
    Các chuyên gia khám phá ra rằng những người có gene ALOX5 ăn những thức ăn vỗ béo xấu hoặc acid béo n-6, có ở dầu và trứng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh vữa xơ động mạch. Tuy nhiên, nếu những người này nếu ăn những thức ăn tốt hoặc acid béo n-3, có ở cá ngừ và cá hồi - sẽ làm giảm nguy cơ bị bệnh.
    Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim và đột quỵ là do các động mạch chính bị nghẽn. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này sẽ cung cấp một phương pháp mới chống lại bệnh này.
    (Tuổi trẻ)

    Phát hiện gene ALOX5 có nguy cơ gây bệnh tim
    (06/01/2004, 10h43 GMT+7)

    Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết, họ tìm ra một loại gene có tên là ALOX5 (gene làm cho bệnh vữa sơ động mạch phát triển) có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ.
    Những phát hiện này dựa trên nghiên cứu từ 470 công nhân ở miền nam California của các nhà nghiên cứu ở trường y Keck, ĐH California và trường y David Geffen của UCLA. Những người được thử nghiệm với chế độ ăn kiêng trong thời gian 18 tháng và họ được kiểm tra sự tích luỹ của axit béo trong động mạch của họ.
    Các chuyên gia khám phá ra rằng những người có gene ALOX5 ăn những thức ăn vỗ béo xấu hoặc acid béo n-6, có ở dầu và trứng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh vữa xơ động mạch. Tuy nhiên, nếu những người này nếu ăn những thức ăn tốt hoặc acid béo n-3, có ở cá ngừ và cá hồi - sẽ làm giảm nguy cơ bị bệnh.
    Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim và đột quỵ là do các động mạch chính bị nghẽn. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này sẽ cung cấp một phương pháp mới chống lại bệnh này.
    (Tuổi trẻ)

    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  10. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện gene làm hoa lan mau nở và thay đổi hình dạng​
    Các nhà nghiên cứu Singapore đã phát hiện một loại gene đặc biệt và biến đổi gen đó để làm cho lan mau ra hoa hơn và thay đổi hình dạng của cánh hoa. Các nhà khoa học tại Phân khoa sinh học thuộc Đại học quốc gia Singapore đã tìm ra cách để rút ngắn tiến trình ra hoa của các thảo mộc bằng cách kiểm soát một loại gene quan trọng, có thể mang lại lợi tức rất lớn cho các nhà làm vườn.
    Để làm cho hoa nở sớm hơn, Giáo sư trợ giảng Yu Hao, nhân vật chính trong cuộc nghiên cứu, và các đồng nghiệp đã biến đổi gene AGL24 được tìm thấy trong cây Aarabidopsis thường được dùng trong việc nghiên cứu khoa học. Họ làm cho gene này hoạt động mạnh hơn bình thường trong giai đoạn đầu thảo mộc tăng trưởng, lúc các tế bào của thảo mộc đang thay đổi thành các loại mô khác nhau. Điều này làm cho cây ra hoa sớm hơn. Tuy nhiên, ngay khi hoa bắt đầu phát triển, gene này phải được cho ngưng hoạt động, dẫn đến kết quả là cánh hoa cũng biến dạng.
    Giáo sư Yu Hao cho biết mặc dù các nhà khoa học đã phát hiện nhiều gene có liên quan đến sự phát triển của thảo mộc, nhưng đây là loại gene ?ođặc biệt? đầu tiên được phát hiện và nó có vai trò trực tiếp trong việc ấn định thời gian ra hoa lẫn việc phát triển của thảo mộc sau đó.
    Phát hiện này đặc biệt quan trọng đối với việc kinh doanh hoa lan vì việc biến đổi gen ecủa hoa không chỉ cho phép các nhà vườn rút ngăn thời gian lan ra hoa mà còn làm thay đổi hình dạng của cánh hoa lan nữa.
    Q.HƯƠNG - Straitstimes
    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học

Chia sẻ trang này