1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện gene làm hoa lan mau nở và thay đổi hình dạng​
    Các nhà nghiên cứu Singapore đã phát hiện một loại gene đặc biệt và biến đổi gen đó để làm cho lan mau ra hoa hơn và thay đổi hình dạng của cánh hoa. Các nhà khoa học tại Phân khoa sinh học thuộc Đại học quốc gia Singapore đã tìm ra cách để rút ngắn tiến trình ra hoa của các thảo mộc bằng cách kiểm soát một loại gene quan trọng, có thể mang lại lợi tức rất lớn cho các nhà làm vườn.
    Để làm cho hoa nở sớm hơn, Giáo sư trợ giảng Yu Hao, nhân vật chính trong cuộc nghiên cứu, và các đồng nghiệp đã biến đổi gene AGL24 được tìm thấy trong cây Aarabidopsis thường được dùng trong việc nghiên cứu khoa học. Họ làm cho gene này hoạt động mạnh hơn bình thường trong giai đoạn đầu thảo mộc tăng trưởng, lúc các tế bào của thảo mộc đang thay đổi thành các loại mô khác nhau. Điều này làm cho cây ra hoa sớm hơn. Tuy nhiên, ngay khi hoa bắt đầu phát triển, gene này phải được cho ngưng hoạt động, dẫn đến kết quả là cánh hoa cũng biến dạng.
    Giáo sư Yu Hao cho biết mặc dù các nhà khoa học đã phát hiện nhiều gene có liên quan đến sự phát triển của thảo mộc, nhưng đây là loại gene ?ođặc biệt? đầu tiên được phát hiện và nó có vai trò trực tiếp trong việc ấn định thời gian ra hoa lẫn việc phát triển của thảo mộc sau đó.
    Phát hiện này đặc biệt quan trọng đối với việc kinh doanh hoa lan vì việc biến đổi gen ecủa hoa không chỉ cho phép các nhà vườn rút ngăn thời gian lan ra hoa mà còn làm thay đổi hình dạng của cánh hoa lan nữa.
    Q.HƯƠNG - Straitstimes
    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện gen giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông ​

    [​IMG]
    Khi xem xét vai trò quan trọng của vitamine K trong việc hình thành các cục máu đông, các nhà nghiên cứu Đức và Anh đã phát hiện một loại gen nắm vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra vitamine này, mở đường cho những liệu pháp chữa chứng đột quỵ hiệu quả hơn.
    Nhóm nhà nghiên cứu do các khoa học gia thuộc Trung tâm Khoa học Lâm sàng Hội đồng Nghiên cứu Y khoa tại Đại học Imperial hướng dẫn đã nhận thấy gen VKORC1 kiểm soát việc sản sinh ra một lọai protein gọi là warfarin có vai trò quan trọng đối với việc sản xuất vitamine K - được tìm thấy trong các loại rau xanh như cây bông cải xanh và rau bina. Việc phát hiện gen này có thể giúp bào chế những lọai thuốc ngăn cản vitamine này họat động - và do đó ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông.
    Warfarin hiện được dùng như là liệu pháp tốt nhất cho các bệnh nhân có nguy cơ hình thành cục máu đông. Giáo sư Ted Tuddenham thuộc Trung tâm Khoa học Lâm sàng nói trên nêu rõ:?Đây là một khám phá thú vị. Các bệnh nhân được chữa trị bằng warfarin vì chúng ta biết rằng nó ngăn ngừa họat động của vitamine K và do đó ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông nguy hiểm?.
    Các bệnh nhân có nguy cơ cao có cục máu đông là những người từng bị đột quỵ, có bệnh về động mạch vành, có nhịp tim không đều hoặc từng được thay van tim.
    (Theo SK&ĐS)


    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
    [/quote]
    Box Công nghệ sinh học
  3. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện gen giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông ​

    [​IMG]
    Khi xem xét vai trò quan trọng của vitamine K trong việc hình thành các cục máu đông, các nhà nghiên cứu Đức và Anh đã phát hiện một loại gen nắm vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra vitamine này, mở đường cho những liệu pháp chữa chứng đột quỵ hiệu quả hơn.
    Nhóm nhà nghiên cứu do các khoa học gia thuộc Trung tâm Khoa học Lâm sàng Hội đồng Nghiên cứu Y khoa tại Đại học Imperial hướng dẫn đã nhận thấy gen VKORC1 kiểm soát việc sản sinh ra một lọai protein gọi là warfarin có vai trò quan trọng đối với việc sản xuất vitamine K - được tìm thấy trong các loại rau xanh như cây bông cải xanh và rau bina. Việc phát hiện gen này có thể giúp bào chế những lọai thuốc ngăn cản vitamine này họat động - và do đó ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông.
    Warfarin hiện được dùng như là liệu pháp tốt nhất cho các bệnh nhân có nguy cơ hình thành cục máu đông. Giáo sư Ted Tuddenham thuộc Trung tâm Khoa học Lâm sàng nói trên nêu rõ:?Đây là một khám phá thú vị. Các bệnh nhân được chữa trị bằng warfarin vì chúng ta biết rằng nó ngăn ngừa họat động của vitamine K và do đó ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông nguy hiểm?.
    Các bệnh nhân có nguy cơ cao có cục máu đông là những người từng bị đột quỵ, có bệnh về động mạch vành, có nhịp tim không đều hoặc từng được thay van tim.
    (Theo SK&ĐS)


    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
    [/quote]
    Box Công nghệ sinh học
  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Các phòng thí nghiệm tích cực giải mã gene virus cúm A​
    Virus H5N1 do Viện VSDT trung ương chụp.
    Kết quả giải mã gene virus H5N1 của tiến sĩ Cao Bảo Vân (Viện Pasteur TP HCM), thông báo tại hội thảo hôm 4/2 của Bộ KH&CN, có thể là ''cú hích'' với ngành sinh học phân tử. Nhiều phòng thí nghiệm trong nước cho biết sẽ triển khai ngay việc phân tích mã gene virus nguy hiểm này để phục vụ nghiên cứu phòng dịch.
    Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Chí Liêm nhận định thành quả nghiên cứu của Viện Pasteur TP HCM mới là bước đầu nhưng sẽ giúp các chuyên gia trong nước tự tin hơn trong việc giải mã gene virus. "Nếu thành công trong lĩnh vực này, chúng ta có thể chủ động sản xuất vacxin phòng nhiều loại siêu vi trùng".
    Giáo sư Phạm Ngọc Đính, Viện phó Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cho biết ông rất mừng khi nhận được kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Vân. Theo ông, đây là bước tiến của ngành sinh học phân tử Việt Nam và là một tín hiệu đáng mừng đối với cuộc chiến chống dịch cúm gà.
    Giáo sư, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Lê Trần Bình là người trực tiếp thông báo kết quả nghiên cứu trên. Theo ông, tiến sĩ Vân mới chỉ dừng lại ở phân tích đoạn gene tổng hợp protein H ở một vài mẫu virus đơn lẻ. Để có được kết quả cuối cùng, toàn diện, phải giải mã được tối thiểu 3 trong tổng số 8 đoạn gene của virus cúm A, với số mẫu lên tới hàng trăm hạt virus. "Phải giải mã được 3 đoạn gene H, N và Ns - phần quyết định độc lực và khả năng lây truyền của virus. Làm được vậy thì ta có thể dự báo được biến chủng của chúng trong mùa cúm sau", ông nói.
    [​IMG]
    Đoạn gene H5 do tiến sĩ Vân giải mã.
    Theo ông Bình, thành công của Viện Pasteur TP HCM là động lực thúc đẩy cuộc đua giải mã gene virus cúm. Hôm nay, Viện Công nghệ sinh học bắt đầu giải mã gene H5N1, nhưng là chủng được phân lập từ bệnh phẩm gà. Nếu thuận lợi, tuần sau, Viện sẽ có kết quả đầu tiên. Công việc dự kiến sẽ được tiến hành trên hàng trăm mẫu virus từ các vùng, miền trên toàn quốc. "Chúng tôi sẽ cùng lúc giải mã cả 3 đoạn gene H, N và Ns của virus, và hy vọng sẽ có kết quả chính xác trong thời gian sớm nhất", ông Bình thông báo.
    Ngày 4/2, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TP HCM, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã có cuộc họp bàn biện pháp nâng cấp 4 phòng thí nghiệm vi sinh. Theo giáo sư Hoàng Thủy Long, các viện sẽ đầu tư bằng nguồn kinh phí tự có, cố gắng hoàn thiện khả năng nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu về gene và vacxin.
    Năm 2003, lần đầu tiên gene của virus H5N1 được giải mã thành công tại Hong Kong. Bộ mã gene này đang được lưu trữ tại Ngân hàng dữ liệu gene tại Mỹ. Tuy nhiên, gene H5 do Hong Kong giải mã có những điểm khác biệt so với mã gene H5 mà tiến sĩ Vân tìm ra. Viện Pasteur TP HCM sẽ đăng ký lưu giữ mã gene H5 của mình tại Ngân hàng gene thế giới.
    Khi giải mã được gene của virus, người ta có thể biết bao nhiêu chủng đang hoành hành ở Việt Nam, giống hay khác với các chủng H5N1 ở các quốc gia khác. Kết quả này giúp xác định tính phổ biến của chủng virus để ra quyết định chính xác về lựa chọn vacxin. Đến nay, Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu của các phòng thí nghiệm nước ngoài. Tuy nhiên, kết quả này không giúp được gì cho việc nghiên cứu sản xuất vacxin trong nước.
    Đến nay, các hãng dược phẩm chỉ sản xuất vacxin cúm A chủng H3N2 và H1N1 - hai chủng virus cúm phổ biến, có khả năng lây từ người sang người. Còn với H5N1, đến nay vẫn chưa có vacxin đặc hiệu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã khởi động cuộc đua sản xuất vacxin ngừa chủng virus nguy hiểm này, song ít nhất phải 6 tháng nữa mới có kết quả.
    Thiên Đức



    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Các phòng thí nghiệm tích cực giải mã gene virus cúm A​
    Virus H5N1 do Viện VSDT trung ương chụp.
    Kết quả giải mã gene virus H5N1 của tiến sĩ Cao Bảo Vân (Viện Pasteur TP HCM), thông báo tại hội thảo hôm 4/2 của Bộ KH&CN, có thể là ''cú hích'' với ngành sinh học phân tử. Nhiều phòng thí nghiệm trong nước cho biết sẽ triển khai ngay việc phân tích mã gene virus nguy hiểm này để phục vụ nghiên cứu phòng dịch.
    Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Chí Liêm nhận định thành quả nghiên cứu của Viện Pasteur TP HCM mới là bước đầu nhưng sẽ giúp các chuyên gia trong nước tự tin hơn trong việc giải mã gene virus. "Nếu thành công trong lĩnh vực này, chúng ta có thể chủ động sản xuất vacxin phòng nhiều loại siêu vi trùng".
    Giáo sư Phạm Ngọc Đính, Viện phó Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cho biết ông rất mừng khi nhận được kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Vân. Theo ông, đây là bước tiến của ngành sinh học phân tử Việt Nam và là một tín hiệu đáng mừng đối với cuộc chiến chống dịch cúm gà.
    Giáo sư, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Lê Trần Bình là người trực tiếp thông báo kết quả nghiên cứu trên. Theo ông, tiến sĩ Vân mới chỉ dừng lại ở phân tích đoạn gene tổng hợp protein H ở một vài mẫu virus đơn lẻ. Để có được kết quả cuối cùng, toàn diện, phải giải mã được tối thiểu 3 trong tổng số 8 đoạn gene của virus cúm A, với số mẫu lên tới hàng trăm hạt virus. "Phải giải mã được 3 đoạn gene H, N và Ns - phần quyết định độc lực và khả năng lây truyền của virus. Làm được vậy thì ta có thể dự báo được biến chủng của chúng trong mùa cúm sau", ông nói.
    [​IMG]
    Đoạn gene H5 do tiến sĩ Vân giải mã.
    Theo ông Bình, thành công của Viện Pasteur TP HCM là động lực thúc đẩy cuộc đua giải mã gene virus cúm. Hôm nay, Viện Công nghệ sinh học bắt đầu giải mã gene H5N1, nhưng là chủng được phân lập từ bệnh phẩm gà. Nếu thuận lợi, tuần sau, Viện sẽ có kết quả đầu tiên. Công việc dự kiến sẽ được tiến hành trên hàng trăm mẫu virus từ các vùng, miền trên toàn quốc. "Chúng tôi sẽ cùng lúc giải mã cả 3 đoạn gene H, N và Ns của virus, và hy vọng sẽ có kết quả chính xác trong thời gian sớm nhất", ông Bình thông báo.
    Ngày 4/2, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TP HCM, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã có cuộc họp bàn biện pháp nâng cấp 4 phòng thí nghiệm vi sinh. Theo giáo sư Hoàng Thủy Long, các viện sẽ đầu tư bằng nguồn kinh phí tự có, cố gắng hoàn thiện khả năng nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu về gene và vacxin.
    Năm 2003, lần đầu tiên gene của virus H5N1 được giải mã thành công tại Hong Kong. Bộ mã gene này đang được lưu trữ tại Ngân hàng dữ liệu gene tại Mỹ. Tuy nhiên, gene H5 do Hong Kong giải mã có những điểm khác biệt so với mã gene H5 mà tiến sĩ Vân tìm ra. Viện Pasteur TP HCM sẽ đăng ký lưu giữ mã gene H5 của mình tại Ngân hàng gene thế giới.
    Khi giải mã được gene của virus, người ta có thể biết bao nhiêu chủng đang hoành hành ở Việt Nam, giống hay khác với các chủng H5N1 ở các quốc gia khác. Kết quả này giúp xác định tính phổ biến của chủng virus để ra quyết định chính xác về lựa chọn vacxin. Đến nay, Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu của các phòng thí nghiệm nước ngoài. Tuy nhiên, kết quả này không giúp được gì cho việc nghiên cứu sản xuất vacxin trong nước.
    Đến nay, các hãng dược phẩm chỉ sản xuất vacxin cúm A chủng H3N2 và H1N1 - hai chủng virus cúm phổ biến, có khả năng lây từ người sang người. Còn với H5N1, đến nay vẫn chưa có vacxin đặc hiệu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã khởi động cuộc đua sản xuất vacxin ngừa chủng virus nguy hiểm này, song ít nhất phải 6 tháng nữa mới có kết quả.
    Thiên Đức



    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Hàn Quốc nhân bản thành công 30 phôi người​

    Tạp chí Science cho biết các nhà khoa học Hàn Quốc vừa sao chép thành công 30 phôi người. Đây là bước phát triển vượt trội nhất của khoa học từ trước đến nay trong việc tạo ra phôi người nhân bản.
    Tiến sĩ Woo Suk Hwang, ĐH Quốc gia Seoul và các cộng sự thuộc của mình lấy vật liệu gene từ các tế bào bình thường của một số phụ nữ và cho kết hợp với trứng của chính họ. Sau đo họ nuôi các phôi thu được và để sản sinh ra các tế bào gốc (tế bào có khả năng phân chia thành bất kỳ mô nào trong cơ thể người).
    Cụ thể, thí nghiệm sử dụng 242 trứng của 16 phụ nữ và trong đó, 30 bản sao gene của những người phụ nữ cho trứng đã được nuôi đến giai đoạn túi phôi. Giai đoạn có thể trích ra các tế bào gốc.
    Nhóm nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu và họ nhận thấy những tế bào gốc đặc biệt này đã phân chia thành 3 loại mô chính của cơ thể người.
    Mục đích của nghiên cứu này là cung cấp tế bào gốc để chữa bệnh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, giáo sư Hwang cho biết. "Các tế bào này mang gene duy nhất của một cá thể, nên khi được cấy ghép lại để chữa bệnh, chúng sẽ không tạo ra phản ứng miễn dịch đào thải".
    Đây là những phôi người nhân bản vượt trội nhất từ trước đến nay. Trước đây đã có nhiều tuyên bố về việc tạo ra phôi người nhân bản phục vụ cho công việc nghiên cứu tế bào gốc song chưa ai tạo ra được nhiều phôi sớm và có thể quan sát được sự phát triển của chúng ở giai đoạn tiến xa như vậy. "Nghiên cứu của chúng tôi mở ra một cánh cửa cho sử dụng những tế bào phát triển đặc biệt trong quá trình cấy ghép", tiến sĩ Hwang cho biết.
    Trước thành công này, tiến sĩ Hwang khẳng định đây là một công trình hoàn toàn nhằm mục đích trị liệu và ông cũng nhấn mạnh rằng việc nhân bản con người là một điều hết sức "điên rồ".
    THY LÊ (Theo BBC News)



    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  7. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Hàn Quốc nhân bản thành công 30 phôi người​

    Tạp chí Science cho biết các nhà khoa học Hàn Quốc vừa sao chép thành công 30 phôi người. Đây là bước phát triển vượt trội nhất của khoa học từ trước đến nay trong việc tạo ra phôi người nhân bản.
    Tiến sĩ Woo Suk Hwang, ĐH Quốc gia Seoul và các cộng sự thuộc của mình lấy vật liệu gene từ các tế bào bình thường của một số phụ nữ và cho kết hợp với trứng của chính họ. Sau đo họ nuôi các phôi thu được và để sản sinh ra các tế bào gốc (tế bào có khả năng phân chia thành bất kỳ mô nào trong cơ thể người).
    Cụ thể, thí nghiệm sử dụng 242 trứng của 16 phụ nữ và trong đó, 30 bản sao gene của những người phụ nữ cho trứng đã được nuôi đến giai đoạn túi phôi. Giai đoạn có thể trích ra các tế bào gốc.
    Nhóm nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu và họ nhận thấy những tế bào gốc đặc biệt này đã phân chia thành 3 loại mô chính của cơ thể người.
    Mục đích của nghiên cứu này là cung cấp tế bào gốc để chữa bệnh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, giáo sư Hwang cho biết. "Các tế bào này mang gene duy nhất của một cá thể, nên khi được cấy ghép lại để chữa bệnh, chúng sẽ không tạo ra phản ứng miễn dịch đào thải".
    Đây là những phôi người nhân bản vượt trội nhất từ trước đến nay. Trước đây đã có nhiều tuyên bố về việc tạo ra phôi người nhân bản phục vụ cho công việc nghiên cứu tế bào gốc song chưa ai tạo ra được nhiều phôi sớm và có thể quan sát được sự phát triển của chúng ở giai đoạn tiến xa như vậy. "Nghiên cứu của chúng tôi mở ra một cánh cửa cho sử dụng những tế bào phát triển đặc biệt trong quá trình cấy ghép", tiến sĩ Hwang cho biết.
    Trước thành công này, tiến sĩ Hwang khẳng định đây là một công trình hoàn toàn nhằm mục đích trị liệu và ông cũng nhấn mạnh rằng việc nhân bản con người là một điều hết sức "điên rồ".
    THY LÊ (Theo BBC News)



    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học
  8. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long với các thế mạnh về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp sẽ biến Cần Thơ thành trung tâm khoa học công nghệ, nơi sản xuất ra các giống lúa mới cho cả khu vực.
    Đó là nhận định của Giáo sư tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học An Giang, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Cần Thơ.
    Box Công nghệ sinh học
  9. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long với các thế mạnh về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp sẽ biến Cần Thơ thành trung tâm khoa học công nghệ, nơi sản xuất ra các giống lúa mới cho cả khu vực.
    Đó là nhận định của Giáo sư tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học An Giang, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Cần Thơ.
    Box Công nghệ sinh học
  10. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc lập bản đồ gen các loại thảo mộc lớn​
    Các nhà nghiên cứu do giáo sư Chen Ruiyang hướng dẫn cùng với Đại học Nankai đã thành công trong việc lập bản đồ nhiễm sắc thể của các lọai thảo mộc lớn tại Trung Quốc.
    Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể của 95 họ, 331 giống và 2834 loài thảo mộc đã được xem xét dưới lăng kính di truyền. Con số này chiếm 42% quần thực vật tại Trung Quốc, trong đó hơn 191 loại polip, thành phần và hình dạng tế bào đã được phát hiện.
    Các thảo mộc này chủ yếu là những cây kinh tế như cây ăn trái, cây lương thực, cây hoa và cây tre. Kỳ công nghiên cứu này đã đọat được Giải thưởng Khoa học Tự nhiên Quốc gia 2003 lần thứ hai. Với nghiên cứu này, sự chuẩn hóa việc phân tích thảo mộc ở Trung Quốc và nền tảng cho những nghiên cứu thông tin về nhiễm sắc thể thảo mộc ở Trung Quốc đã được thiết lập.
    Việc lập bản đồ gen không chỉ có gía trị lớn về mặt khoa học mà còn có gía trị ứng dụng rất rộng rãi. Nhóm do Chen Ruiyang hướng dẫn đã phát hiện rằng hoa uất kim hương, lọai hoa quốc gia của Hà Lan, có nguồn gốc tại Tây Tạng thuộc Trung Quốc. Với việc lập bản đồ gen, Trung Quốc có thể canh tác hoa uất kim hương với chất lượng tương đương với hoa uất kim hương của Hà Lan.
    Nhóm của Chen Ruiyang là những người đầu tiên trên thế giới thành công trong việc lập bản đồ nhiễm sắc thể gen của các lọai thảo mộc sau một công cuộc nghiên cứu cật lực kéo dài 25 năm.
    Q.HƯƠNG-People Daily



    Bạn có thể đọc thêm tại đây
    Box Công nghệ sinh học

Chia sẻ trang này