1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc có thể tung ra thị trường gạo biến đổi gen ​

    Theo Tân Hoa xã ngày 2/12, Trung Quốc có thể trở thành nước đầu tiên trên thế giới tiến hành sản xuất gạo biến đổi gen. 4 loại gạo biến đổi gen đã được trình lên chính phủ để xem xét.
    Giáo sư sinh vật học Zhu Zhen - người đứng đầu dự án nghiên cứu gạo biến đổi gen cho biết sự phát triển loại gạo này rất quan trọng đối với Trung Quốc, đất nước với 1,3 tỉ dân mà nguồn lương thực chính là lúa gạo. Trong 6 năm qua, nhóm nghiên cứu của giáo sư đã thử nghiệm khả năng chống sâu bệnh của loại lúa biến đổi gen này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo những sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và làm hại môi trường.
    U.P

  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0


    Giải mã cây lúa




    [​IMG]



    Một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết, họ đã giải mã gien của cây lúa (gạo) có thể cho phát triển những giống lúa mới có sức đề kháng với những căn bệnh và sự thay đổi của khí hậu.



    Theo nhà nghiên cứu Nhật Bản Takuji Sasaki, nhóm các nhà khoa học này đã giải mã 370 triệu trong số 390 triệu cặp nền ADN, tức 95% bộ gien của cây lúa với độ chính xác là 99,99%.
    Ông Sasaki dẫn đầu nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nông Sinh học quốc gia gồm các chuyên gia Mỹ, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pháp, Anh, Brazil và Nhật. Họ đã làm việc trong 6 năm để giải mã gen cây lúa.
    Vào tháng 12/2002, nhóm các nhà khoa học này tuyên bố rằng họ đã giải mã 92% bộ gien cây lúa. Thủ tướng Nhật Bản Junichiro đã đánh giá đây là một ?ocông trình quan trọng?.
    Các kết quả của dự án này sẽ cho phép nhận dạng những gien lập chương trình cho những chức năng như: chịu được rét hoặc chịu được những căn bệnh, cho ra giống lúa chất lượng cao và giúp tạo ra những giống lúa mới.
    Các kết quả này còn có thể được ứng dụng ở cây bắp và cây lúa mì vốn cùng họ với cây lúa (gạo).

    (Theo AFP, HTV)
     ​
     ​
     ​
     ​
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/KhoaHoc/2004/12/15/37265/​
     ​
     ​
     ​
  3. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0


    Giải mã cây lúa




    [​IMG]



    Một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết, họ đã giải mã gien của cây lúa (gạo) có thể cho phát triển những giống lúa mới có sức đề kháng với những căn bệnh và sự thay đổi của khí hậu.



    Theo nhà nghiên cứu Nhật Bản Takuji Sasaki, nhóm các nhà khoa học này đã giải mã 370 triệu trong số 390 triệu cặp nền ADN, tức 95% bộ gien của cây lúa với độ chính xác là 99,99%.
    Ông Sasaki dẫn đầu nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nông Sinh học quốc gia gồm các chuyên gia Mỹ, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pháp, Anh, Brazil và Nhật. Họ đã làm việc trong 6 năm để giải mã gen cây lúa.
    Vào tháng 12/2002, nhóm các nhà khoa học này tuyên bố rằng họ đã giải mã 92% bộ gien cây lúa. Thủ tướng Nhật Bản Junichiro đã đánh giá đây là một ?ocông trình quan trọng?.
    Các kết quả của dự án này sẽ cho phép nhận dạng những gien lập chương trình cho những chức năng như: chịu được rét hoặc chịu được những căn bệnh, cho ra giống lúa chất lượng cao và giúp tạo ra những giống lúa mới.
    Các kết quả này còn có thể được ứng dụng ở cây bắp và cây lúa mì vốn cùng họ với cây lúa (gạo).

    (Theo AFP, HTV)
     ​
     ​
     ​
     ​
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/KhoaHoc/2004/12/15/37265/​
     ​
     ​
     ​
  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0

    Sản xuất 2 loại thuốc tăng lực mới​
    Từ các hoạt chất có sẵn trong thiên nhiên, Viện Công nghệ sinh học (Viện KH& CN Việt Nam) phối hợp với trung tâm Y học thể thao, Đại học Bách Khoa cùng công ty Dược liệu Trung ương 1 đã nghiên cứu sản xuất được 2 loại thuốc tăng lực mới Taxaton và Saraton
    Các nhà khoa học cho biết, viên tăng lực Taxaton và Saraton giúp hồi sức khỏe nhanh, không có phản ứng phụ và có thể sử dụng cho các vận động viên.
    Nguyên liệu chính của viên tăng lực Laxaton và Saraton là thịt các loại rắn ráo, rắn hổ và cạp nong, chứa các loại axit amin và nhiều nguyên tố vi lượng ( Zn, Fe, Mn, Cu, Se, Br, Co) cần thiết cho cơ thể, có tác dụng kích thích tạo hồng cầu, bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng.
    Bước đầu, các sản phẩm này đã được công ty Dược liệu Trung ương 1 sản xuất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước./.
    (Nguồn tin: TTXVN)
    Được Enh_uong sửa chữa / chuyển vào 09:48 ngày 11/01/2006
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Nhân thành công giống xương rồng thay rau xanh​
    TT (Hà Nội) - Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sinh học thực nghiệm (Viện Ứng dụng công nghệ) vừa thành công trong việc nhân giống cây xương rồng Nopal (nhập giống từ các nước châu Mỹ).
    Giống như nhiều loài xương rồng khác, xương rồng Nopal có khả năng sinh trưởng và phát triển tại những vùng đất khô hạn, nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, xương rồng Nopal có thể làm thức ăn thay thế rau xanh rất hiệu quả và có thể dùng để chế biến thức ăn đóng hộp, thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu chế biến dược phẩm, mỹ phẩm... Các kết quả nghiên cứu của Trung tâm Sinh học thực nghiệm cho thấy xương rồng Nopal hoàn toàn có thể sống được ở các vùng đất cát khô hạn tại VN.
    K.HƯNG
    Được Enh_uong sửa chữa / chuyển vào 09:03 ngày 18/01/2006
  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Lai tạo thành công giống lúa từ công nghệ gen​
    [​IMG]
    ảnh minh họa​
    TT (ĐBSCL) - Chiều 16-1, TS Phạm Sĩ Tân - viện phó Viện Lúa ĐBSCL - cho biết sau ba năm hợp tác với các nhà nông học Mỹ, viện đã nghiên cứu ứng dụng thành công trong phòng thí nghiệm công nghệ chuyển nạp gen tạo ra giống lúa mới giàu vi chất dinh dưỡng.
    Giống lúa biến đổi gen được lai tạo từ ba giống lúa IR64, MTL250 và Taipei 309. Trước mắt, viện sẽ triển khai trồng khảo nghiệm khoảng một năm giống lúa mới này ở các vùng sinh thái khác nhau trong khu vực ĐBSCL. Sau đó sẽ thông qua hội đồng khoa học của Bộ NN&PTNT và đưa ra sản xuất đại trà.
    Theo TS Trần Thị Cúc Hòa - trưởng bộ môn công nghệ sinh học của viện, giống lúa mới này có hàm lượng các vi chất như vitamin A, E, chất sắt, kẽm cao - những vi chất rất cần thiết đối với con người; đồng thời làm gia tăng đáng kể chất oryzanol - có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Trong phòng thí nghiệm cho thấy giống lúa biến đổi gen này kháng được sâu bệnh, đảm bảo an toàn sinh học, dễ trồng, có thể đưa vào sản xuất lúa hàng hóa.
    TRẦN ĐỨC
  7. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0

    Nhật giúp VN xây dựng phòng thí nghiệm an toàn sinh học

     


    Năm 2006, Tổ chức JICA (Nhật Bản) sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cùng các trang thiết bị cần thiết kèm theo để chẩn đoán bệnh cúm A/H5N1 và các bệnh dịch nguy hiểm khác.

    [​IMG]


    Phòng nghiên cứu vắc-xin H5N1 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: LH
    Ngày 20/1, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết biên bản khảo sát giữa đại diện Bộ Y tế, Bộ KHCN, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Đoàn khảo sát thiết kế cơ bản của Tổ chức JICA (Nhật Bản).
    Trong năm 2006, Tổ chức JICA sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cùng các trang thiết bị cần thiết kèm theo để chẩn đoán bệnh cúm A/H5N1 và các bệnh dịch nguy hiểm khác.
    Hoạt động này không chỉ giúp Việt Nam trong công tác nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà còn giúp tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong khu vực về lĩnh vực này, đặc biệt với các viện nghiên cứu và các nhà khoa học Nhật Bản.
    Đây là phòng thí nghiệm nằm trong dự án xây dựng khu thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3 đặt tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương với khoảng  8 triệu USD. Chậm nhất đến tháng 6/2006, phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3 lưu động tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở Việt Nam sẽ được khánh thành.
    Trước đó, ngành y tế cũng đã đề nghị Chính phủ xem xét, xây dựng 2 phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP.HCM trong năm 2005-2006. 



    Lệ Hà
  8. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Ghép cà chua - giải pháp đột phá phòng bệnh
    Lần đầu tiên ở Việt Nam (và cả Đông Nam Á), một nhóm tác giả đã nghiên cứu thành công kỹ thuật ghép và trồng cà chua bằng cây ghép phòng bệnh héo rũ vi khuẩn, làm tăng sản lượng cà chua lên 20-30%, có khi tới 70%.
    Cà chua thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó đặc biệt là bệnh héo rũ vi khuẩn, còn gọi là bệnh chết nhát, héo xanh, gây ra bởi vi khuẩn Ralstonia solanacearum. Đây là loài vi khuẩn rất nguy hiểm, bởi chúng lây lan nhanh, gây chết hàng loạt, sống lâu nhất trong đất. Khi xâm nhập vào cây, chúng lan truyền, sinh sản và nhanh chóng chiếm đầy mạch dẫn của cây làm chúng bị tắc, vì vậy cây héo và chết. Tỷ lệ cây hỏng vì loại bệnh này thường từ 20 đến 30%, có khi cả vườn cà chua.
    Trên thế giới chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu căn bệnh héo rũ vi khuẩn. Giải pháp ghép ngọn cà chua lên một gốc cà tím hoặc cà chua có khả năng kháng bệnh được coi là tốt nhất. Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đã sử dụng nhiều cà chua ghép như vậy.
    Nghiên cứu đề tài này, tiến sĩ Ngô Quang Vinh và cộng sự, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, nhận thấy việc trồng cà chua bằng cây ghép có khả năng kháng bệnh rõ ràng và hiệu quả cao hơn tất cả các biện pháp hiện có ở nước ta. Đặc biệt, nhóm cũng tìm ra rằng ghép bằng ống cao su là thích hợp nhất, nó giúp giữ chặt vết ghép, nhờ đó tỷ lệ cây sống cao hơn những biện pháp sử dụng kim, kẹp hoặc bằng ống nhựa cứng để nối.
    Bên cạnh việc xây dựng quy trình ghép, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu, sản xuất được giống cà chua làm gốc ghép (hiện có thể cung cấp đủ giống cho sản xuất), đồng thời sản xuất được ống cao su để ghép (ống có độ mềm thích hợp, có khả năng giãn nở và rách tự nhiên, không phải can thiệp như của các tác giả khác).
    Kỹ thuật mới đã được áp dụng thành công trên diện rộng trong sản xuất. Từ 8/2003 đến 9/2005, diện tích gieo trồng cây cà chua ghép tại Lâm Đồng đạt khoảng 1.500 ha. Với giải pháp này, vườn cà chua ghép cho sản lượng tăng 20-30%, có khi lên đến 70 hoặc 100%, tương ứng với tỷ lệ số cây sống tăng lên. Nhiều gia đình đã trồng lại được cà chua trên những ruộng trước đó không thể trồng được vì bệnh héo rũ vi khuẩn.
    Bình quân 1 ha cà chua ghép tại Lâm Đồng tăng thu nhập 35 triệu đồng so với trồng cây không ghép.
    Đến thời điểm này, ở Việt Nam và cả trên thế giới, không có biện pháp nào có tác dụng phòng tránh bệnh héo rũ vi khuẩn triệt để và cao hơn kỹ thuật ghép cà chua nói trên. Đặc biệt, nó rất an toàn với con người và môi trường vì không dùng hoá chất. Giải pháp mới đã góp phần mở rộng vùng sản xuất cà chua cho thị trường.
    Công trình đoạt giải nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc 2005.
    Liên hệ: 08 9104027; 0913120909, e-mail raminaias@yahoo.com.
  9. lamvt

    lamvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Post cái này vào đây không biết có tiện không?
    http://www.vietlinh.com.vn
    THÔNG BÁO LẦN I

    Dự án ?oNâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo và khuyến ngư cho Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1? thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 tổ chức Hội nghị về Nuôi biển toàn quốc tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong 02 ngày từ 9/10 ?" 10/10/2006.
    Mục tiêu của Hội nghị:
    - Đánh giá hiện trạng nuôi biển ở Việt Nam; đánh giá hiện trạng kỹ thuật, trình độ công nghệ nuôi biển ở Việt Nam;
    - Giới thiệu thành tựu khoa học công nghệ nuôi biển mới và tình hình ứng dụng ở Việt Nam;
    - Xây dựng định hướng phát triển nuôi biển, bao gồm cả xác định các ưu tiên trong đầu tư
    Thành phần khách mời dự kiến: Các đại biểu, nhà khoa học, các doanh nghiệp, nông-ngư dân thuộc các Bộ, Viện, Trường và các Tỉnh ven biển trên cả nước có liên quan nhiều đến hoạt động nuôi biển.
    Các phiên họp tại Hội nghị dự kiến gồm các nội dung sau:
    1. Sản xuất giống (Cá, nhuyễn thể, giáp xác, rong biển)
    2. Nuôi thương phẩm (Cá, giáp xác, nhuyễn thể)
    3. Khoa học công nghệ trong nuôi biển
    4. Khuyến ngư trong nuôi biển
    5. Chính sách phát triển nuôi biển
    6. Quy hoạch trong phát triển nuôi biển
    7. Chiết xuất các sản phẩm từ biển
    8. Môi trường, bệnh trong nuôi biển
    9. Dinh dưỡng trong nuôi biển
    10. Kinh tế xã hội của Nuôi biển

    Ngoài những báo cáo do Ban tổ chức mời trình bày, các đại biểu tham gia nếu có báo cáo xin gửi tóm tắt (không quá 300 từ) tới Ban tổ chức Hội nghị trước ngày 15/06/2006 theo địa chỉ:
    Ban tổ chức Hội nghị Nuôi biển toàn quốc
    Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1
    Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh
    Điện thoại: 04. 8 785746/04.8 785756 ?" Fax: 04. 8 785751
    Email: noradria1@hn.vnn.vn hoặc daotaovts1@hn.vnn.vn

    (Đề nghị gửi báo cáo đồng thời bằng dạng đính kèm thư điện tử và bằng bản in qua đường bưu điện)
    Báo cáo toàn văn cần gửi về Ban tổ chức trước ngày 15/08/2006
    Giấy mời/Thông báo dự Hội nghị chính thức sẽ được gửi tới các đại biểu, hoặc đăng trên báo Nhân dân, Tạp chí Thuỷ sản và mạng VIFINET.
    Hội nghị sẽ trợ giúp tiền đi lại, ăn, nghỉ cho các báo cáo viên theo chủ đề đã được đặt hàng trước và một số đại biểu chủ chốt có giấy mời riêng. Các đại biểu khác tự chi trả kinh phí tham dự Hội nghị.
  10. lamvt

    lamvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    nhân tiện thêm cái nữa:
    http://www4.ttvnol.com/forum/post.asp?method=ReplyQuote&REPLY_ID=6910608&refer=/f_257/61721/trang-23.ttvn
    Nhật Bản sẽ sản xuất nhựa sinh học từ sắn tại Việt Nam
    Cập nhật 13:33, (GMT+7) 25/3/2006.
    Ngày 24/3, tại Ôxaca, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đóng tàu Hitachi Phưrưcaoa Minôrư và Chủ tịch Công ty cổ phần C.P.R Nacadưca Hirôphưê đã trao đổi Hiệp định cùng nghiên cứu, thúc đẩy dự án sản xuất nhựa sinh học từ sắn ở Việt Nam.
    Dự án sản xuất nhựa sinh học từ sắn được phát triển dựa trên kết quả nghiên cứu giữa trường Đại học quốc gia Hà Nội và trường Đại học Kiôtô (Nhật Bản). So với loại nhựa sinh học truyền thống được sản xuất từ dầu mỏ, tính năng của loại nhựa sinh học được sản xuất từ sắn không có sự khác biệt. Hơn nữa, do sản xuất từ nguyên liệu thực vật là sắn nên loại nhựa sinh học này có ưu điểm là trong quá trình tự tiêu huỷ không gây ô nhiễm môi trường.
    Dự kiến, tỉnh Bắc Cạn sẽ là địa chỉ để triển khai dự án. Sau giai đoạn sản xuất thử nghiệm, nếu cho kết quả tốt sẽ đưa vào sản xuất đại trà. Trong giai đoạn đầu, một nhà máy với kinh phí hơn 10 triệu USD có công suất 5.000 tấn thành phẩm sẽ được xây dựng. Trong giai đoạn hai, phía Nhật Bản sẽ mở rộng quy mô sản xuất. Sản phẩm nhựa sinh học được làm từ sắn sẽ được sử dụng ở Việt Nam, Nhật Bản và xuất khẩu sang nhiều nước khác.
    Phát biểu tại lễ trao đổi hiệp định, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Chu Tuấn Cáp cho rằng dự án sản xuất nhựa sinh học từ sắn ở Việt Nam rất có triển vọng do Việt Nam có những lợi thế như nguồn nguyên liệu phong phú, giá rẻ, lực lượng lao động dồi dào. Hơn nữa, dự án sẽ có ý nghĩa xã hội quan trọng là tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường./
    Chú thích thêm Nhựa sin học được sản xuất dự kiến Tại Hoà Lạc triển khai trong năm nay-2006.
    Sắn ---->>> đường--->>acid lactic--->>nhựa sinh học

Chia sẻ trang này