1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Hai ca mang thai nhờ kỹ thuật hút tinh trùng từ mào tinh
    Đến ngày 15/4, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã thực hiện được 7 ca thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp MESA ICSI kể trên. Trong 6 trường hợp đến ngày thử thai, có 2 người đã mang thai (đạt tỷ lệ 33,3%).
    Bệnh nhân đầu tiên được thực hiện hút tinh trùng từ mào tinh là T.N.D., 29 tuổi, vô sinh nguyên phát đã 4 năm. Bệnh nhân không có tinh trùng do tắc ống dẫn tinh 2 bên, trước đây đã nối ống dẫn tinh - mào tinh nhưng thất bại. 2 ngày sau khi chọc hút trứng và thụ tinh (7/3), các bác sĩ chuyển phôi vào tử cung người mẹ. Hiện song thai đã được 8 tuần tuổi.
    Tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ hiện có 5 trường hợp được trữ lạnh tinh trùng (lần đầu tiên trữ lạnh thành công tinh trùng hút từ mào tinh) và một trường hợp trữ lạnh phôi. Có khoảng 20 trường hợp đã hoàn tất hồ sơ và chuẩn bị thực hiện điều trị.
    Kỹ thuật MESA ICSI được thực hiện thành công trên thế giới năm 1994.
    Tuổi Trẻ

    BachHop
  2. orange-outan

    orange-outan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2001
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện gene giúp bảo quản cà chua và các loại rau quả lâu hơn
    Các nhà khoa học Nga và Anh cho biết đã tìm ra phương pháp bảo quản trái cà chua lâu hơn nhờ việc biến đổi gene kiểm soát quá trình chín. Họ hy vọng kỹ thuật này sẽ có thể được áp dùng cho các loại rau quả khác như dâu tây, chuối, dưa gan... Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Science số ra ngày 12-4.
    Nhóm các nhà khoa học do Jim Giovannoni thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ dẫn đầu đã loại bỏ gene làm chín cà, giúp bảo quản trái lâu hơn. Đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu biến đổi gene của trái cà để nó được bảo quản lâu hơn.
    Giống cà Flavr Savr được biến đổi gene để có vị ngọt hơn đã được bật đèn xanh để tung ra thị trường năm 1994. Nhưng do vấn đề về sản xuất và vận chuyển nên loại cà này bị rút ra khỏi thị trường năm 1997 vì dễ bị hỏng và khó vận chuyển. Hơn nữa trái không được ngon.
    Nhóm của ông Giovannoni đã nhận dạng hai gene, một gene điều hòa sự chín của trái và gene kia kiểm soát sự phát triển của hoa. Các nghiên cứu này có thể tăng tốc việc trồng các giống cà được cải thiện, nhưng phải chờ nhiều năm nữa chúng mới có thể xuất hiện tại các siêu thị với sự đồng ý của các quan chức y tế.
    (theo AP)
  3. orange-outan

    orange-outan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2001
    Bài viết:
    1.407
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện gene giúp bảo quản cà chua và các loại rau quả lâu hơn
    Các nhà khoa học Nga và Anh cho biết đã tìm ra phương pháp bảo quản trái cà chua lâu hơn nhờ việc biến đổi gene kiểm soát quá trình chín. Họ hy vọng kỹ thuật này sẽ có thể được áp dùng cho các loại rau quả khác như dâu tây, chuối, dưa gan... Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Science số ra ngày 12-4.
    Nhóm các nhà khoa học do Jim Giovannoni thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ dẫn đầu đã loại bỏ gene làm chín cà, giúp bảo quản trái lâu hơn. Đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu biến đổi gene của trái cà để nó được bảo quản lâu hơn.
    Giống cà Flavr Savr được biến đổi gene để có vị ngọt hơn đã được bật đèn xanh để tung ra thị trường năm 1994. Nhưng do vấn đề về sản xuất và vận chuyển nên loại cà này bị rút ra khỏi thị trường năm 1997 vì dễ bị hỏng và khó vận chuyển. Hơn nữa trái không được ngon.
    Nhóm của ông Giovannoni đã nhận dạng hai gene, một gene điều hòa sự chín của trái và gene kia kiểm soát sự phát triển của hoa. Các nghiên cứu này có thể tăng tốc việc trồng các giống cà được cải thiện, nhưng phải chờ nhiều năm nữa chúng mới có thể xuất hiện tại các siêu thị với sự đồng ý của các quan chức y tế.
    (theo AP)
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Thuốc diệt cỏ làm ếch đực "chuyển giới tính"

    Ếch đực là nạn nhân của thuốc diệt cỏ.
    Khi uống phải nguồn nước hòa tan chất diệt cỏ atrazine, ếch đực giảm tới 90% hoóc môn sinh dục. Tinh hoàn của chúng cũng ngừng sản ********* trùng, mà thay vào đó là trứng. Phát hiện này có thể lý giải vì sao từ nửa thế kỷ nay, số lượng ếch và lưỡng cư liên tục giảm trên toàn cầu.
    Nhóm khoa học của Tyrone Hayes, Đại học Berkeley (Mỹ), thông báo, loại thuốc diệt cỏ thông dụng nhất ở Mỹ là atrazine rất dễ hòa tan trong nước. Ếch đực trong giai đoạn phát triển nếu uống phải nước này sẽ bị "chuyển giới tính", như đổi màu da, giảm hoóc môn sinh dục, không phát triển được hệ thống phát âm, kêu nhỏ như ếch cái. Nói chung, những con ếch đực này hầu như không còn khả năng duy trì nòi giống nữa. Theo Hayes, các loài lưỡng cư khác cũng có thể chịu ảnh hưởng tương tự.

    Ếch đực chuyển màu khi uống phải nước hòa tan atrazine.
    Thuốc diệt cỏ atrazine thường được dùng để phun lên các cánh đồng ngô, đậu nành hoặc các loại cây lương thực khác. Từ 4 thập kỷ nay, nó được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và khoảng 80 quốc gia khác. Ở một số nước như Pháp, Đức, Italy, Thụy Điển, Nauy, loại thuốc này đã bị cấm.
    Atrazine có thể hòa tan vào nước, nơi mà ếch hoặc các loài lưỡng cư khác bơi lội. Theo các nhà khoa học, không thể loại trừ khả năng loại thuốc này cũng hòa vào nguồn nước ngầm ở dưới sâu và ảnh hưởng tới sức khỏe của người.
    (theo dpa)

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Thuốc diệt cỏ làm ếch đực "chuyển giới tính"

    Ếch đực là nạn nhân của thuốc diệt cỏ.
    Khi uống phải nguồn nước hòa tan chất diệt cỏ atrazine, ếch đực giảm tới 90% hoóc môn sinh dục. Tinh hoàn của chúng cũng ngừng sản ********* trùng, mà thay vào đó là trứng. Phát hiện này có thể lý giải vì sao từ nửa thế kỷ nay, số lượng ếch và lưỡng cư liên tục giảm trên toàn cầu.
    Nhóm khoa học của Tyrone Hayes, Đại học Berkeley (Mỹ), thông báo, loại thuốc diệt cỏ thông dụng nhất ở Mỹ là atrazine rất dễ hòa tan trong nước. Ếch đực trong giai đoạn phát triển nếu uống phải nước này sẽ bị "chuyển giới tính", như đổi màu da, giảm hoóc môn sinh dục, không phát triển được hệ thống phát âm, kêu nhỏ như ếch cái. Nói chung, những con ếch đực này hầu như không còn khả năng duy trì nòi giống nữa. Theo Hayes, các loài lưỡng cư khác cũng có thể chịu ảnh hưởng tương tự.

    Ếch đực chuyển màu khi uống phải nước hòa tan atrazine.
    Thuốc diệt cỏ atrazine thường được dùng để phun lên các cánh đồng ngô, đậu nành hoặc các loại cây lương thực khác. Từ 4 thập kỷ nay, nó được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và khoảng 80 quốc gia khác. Ở một số nước như Pháp, Đức, Italy, Thụy Điển, Nauy, loại thuốc này đã bị cấm.
    Atrazine có thể hòa tan vào nước, nơi mà ếch hoặc các loài lưỡng cư khác bơi lội. Theo các nhà khoa học, không thể loại trừ khả năng loại thuốc này cũng hòa vào nguồn nước ngầm ở dưới sâu và ảnh hưởng tới sức khỏe của người.
    (theo dpa)

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Xử lý rác thực phẩm bằng biện pháp xay nghiền
    Hiện nay, mùi hôi trong nhà và các khu công cộng chủ yếu là từ rác sinh hoạt, đặc biệt là nguồn rác thực phẩm (ước tính chiếm 90% tổng lượng). Một phương án khả thi do kỹ sư Trần Tường đưa ra là xay nghiền loại rác này, sau đó dùng nước rửa trôi vào hệ thống nước thải hay hầm tự hoại.
    Mỗi gia đình chỉ cần đầu tư một máy nghiền đặt ngay tại bếp để xay các loại thực phẩm phế thải như cơm thừa, rau, xương cá - gà - vịt... Do đặc điểm sinh hoạt của người dân tại các đô thị đều có hầm tự hoại (trong có chứa sẵn các loại vi sinh) nên giải pháp này hoàn toàn giải quyết được vấn đề phân hủy rác thực phẩm. Mặt khác, do hầm tự hoại có hệ thống ủ, lắng lọc nên tất cả các loại rác thực phẩm (chủ yếu là các chất hữu cơ như cenlulo, protein...) khi đi qua các cấu trúc của hầm sẽ được phân hủy hoàn toàn, không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
    Ông Tường còn cho biết thêm, có thể áp dụng giải pháp này không chỉ trên quy mô hộ gia đình mà còn cho các chợ thực phẩm hay xí nghiệp chế biến thực phẩm. Riêng về phần thiết bị, không phải là quá khó với các cơ sở cơ khí trong nước. Vấn đề cần quan tâm là nguồn nước dùng để rửa trôi và giá thành thiết bị dùng để xay nghiền. KS Tường đề nghị, có thể dồn để xử lý một lần thì vừa tiết kiệm được nước và điện, vừa không quá bận rộn cho người xử lý. Còn về phần thiết bị, chi phí ước tính là 1,4 triệu đồng, có thể thấp hơn.
    (Theo SGGP)

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Xử lý rác thực phẩm bằng biện pháp xay nghiền
    Hiện nay, mùi hôi trong nhà và các khu công cộng chủ yếu là từ rác sinh hoạt, đặc biệt là nguồn rác thực phẩm (ước tính chiếm 90% tổng lượng). Một phương án khả thi do kỹ sư Trần Tường đưa ra là xay nghiền loại rác này, sau đó dùng nước rửa trôi vào hệ thống nước thải hay hầm tự hoại.
    Mỗi gia đình chỉ cần đầu tư một máy nghiền đặt ngay tại bếp để xay các loại thực phẩm phế thải như cơm thừa, rau, xương cá - gà - vịt... Do đặc điểm sinh hoạt của người dân tại các đô thị đều có hầm tự hoại (trong có chứa sẵn các loại vi sinh) nên giải pháp này hoàn toàn giải quyết được vấn đề phân hủy rác thực phẩm. Mặt khác, do hầm tự hoại có hệ thống ủ, lắng lọc nên tất cả các loại rác thực phẩm (chủ yếu là các chất hữu cơ như cenlulo, protein...) khi đi qua các cấu trúc của hầm sẽ được phân hủy hoàn toàn, không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
    Ông Tường còn cho biết thêm, có thể áp dụng giải pháp này không chỉ trên quy mô hộ gia đình mà còn cho các chợ thực phẩm hay xí nghiệp chế biến thực phẩm. Riêng về phần thiết bị, không phải là quá khó với các cơ sở cơ khí trong nước. Vấn đề cần quan tâm là nguồn nước dùng để rửa trôi và giá thành thiết bị dùng để xay nghiền. KS Tường đề nghị, có thể dồn để xử lý một lần thì vừa tiết kiệm được nước và điện, vừa không quá bận rộn cho người xử lý. Còn về phần thiết bị, chi phí ước tính là 1,4 triệu đồng, có thể thấp hơn.
    (Theo SGGP)

    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Sự phân hủy của gen kháng kháng sinh trong đường tiêu hóa
    Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vi sinh vật học, thuộc trường Đại học Leed, Vương Quốc Anh đã cho thấy sự tồn tại của gien kháng kháng sinh trong đường tiêu hoá của gia cầm được nuôi bằng thực phẩm chuyển gien (GM food) là không lâu hơn so với các ADN khác.
    Gien beta-lactamase là một trong những gien kháng kháng sinh thường được dùng trong kỹ thuật tạo thực vật chuyển gien nhằm làm cho quá trình lựa chọn được dễ dàng hơn. Có nhiều người lo ngại rằng, gien này sẽ chuyển sang vi sinh vật và tạo nên các chủng vi sinh vật kháng thuốc.

    Nhóm nghiên cứu này đã nuôi gà bằng thức ăn chứa ngô thông thường (không chuyển gien) và ngô chuyển gien, sau đó theo dõi quá trình phân huỷ của gien beta-lactamase trong đường tiêu hoá của chúng.
    Do trên gien beta-lactamase kiểu dại (wild-type) có mang điểm nhận biết của enzyme PstI, trong khi gien beta-lactamase trên ngô chuyển gien lại không co điểm nhận biết này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp PCR-RFLP nghiên cứu.
    Kết quả cho thấy rằng, gien beta-lactamase kiểu dại được phát hiện thấy trên hầu khắp đường tiêu hoá của gà nuôi bằng thức ăn không chuyển gien. Kết quả này cho phép khẳng định rằng gien beta-lactamase tồn tại rất phổ biến trong các nguồn khác (Hình 1).

    Đối với gà được nuôi bằng thức ăn chuyển gien, kết quả phát hiện được gien kiểu dại trong suốt hệ thống tiêu hoá, trong khi đó gien beta-lactamase có nguồn gốc từ thức ăn chuyển gien (không chứa điểm nhận biết PstI) chỉ phát hiện được trong diều và 2 trong tổng số 5 con phát hiện được ở dạ dày (Hình 2).
    Nghiên cứu này cho thấy gien kháng kháng sinh trong thực vật chuyển gien được phân huỷ rất nhanh trong đường tiêu hoá của gia cầm.
    Tài liệu tham khảo:
    Chambers P.A, Duggan P.S., Heritage J., Forbes J.M. (2002) The fate of antibiotic resistance marker genes in transgenic plant feed material fed to chickens. Journal of Antimicrobal Chemotherapy, 49: 161-164
    (j.heritage@leed.ac.uk, John Heritage)


    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Sự phân hủy của gen kháng kháng sinh trong đường tiêu hóa
    Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vi sinh vật học, thuộc trường Đại học Leed, Vương Quốc Anh đã cho thấy sự tồn tại của gien kháng kháng sinh trong đường tiêu hoá của gia cầm được nuôi bằng thực phẩm chuyển gien (GM food) là không lâu hơn so với các ADN khác.
    Gien beta-lactamase là một trong những gien kháng kháng sinh thường được dùng trong kỹ thuật tạo thực vật chuyển gien nhằm làm cho quá trình lựa chọn được dễ dàng hơn. Có nhiều người lo ngại rằng, gien này sẽ chuyển sang vi sinh vật và tạo nên các chủng vi sinh vật kháng thuốc.

    Nhóm nghiên cứu này đã nuôi gà bằng thức ăn chứa ngô thông thường (không chuyển gien) và ngô chuyển gien, sau đó theo dõi quá trình phân huỷ của gien beta-lactamase trong đường tiêu hoá của chúng.
    Do trên gien beta-lactamase kiểu dại (wild-type) có mang điểm nhận biết của enzyme PstI, trong khi gien beta-lactamase trên ngô chuyển gien lại không co điểm nhận biết này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp PCR-RFLP nghiên cứu.
    Kết quả cho thấy rằng, gien beta-lactamase kiểu dại được phát hiện thấy trên hầu khắp đường tiêu hoá của gà nuôi bằng thức ăn không chuyển gien. Kết quả này cho phép khẳng định rằng gien beta-lactamase tồn tại rất phổ biến trong các nguồn khác (Hình 1).

    Đối với gà được nuôi bằng thức ăn chuyển gien, kết quả phát hiện được gien kiểu dại trong suốt hệ thống tiêu hoá, trong khi đó gien beta-lactamase có nguồn gốc từ thức ăn chuyển gien (không chứa điểm nhận biết PstI) chỉ phát hiện được trong diều và 2 trong tổng số 5 con phát hiện được ở dạ dày (Hình 2).
    Nghiên cứu này cho thấy gien kháng kháng sinh trong thực vật chuyển gien được phân huỷ rất nhanh trong đường tiêu hoá của gia cầm.
    Tài liệu tham khảo:
    Chambers P.A, Duggan P.S., Heritage J., Forbes J.M. (2002) The fate of antibiotic resistance marker genes in transgenic plant feed material fed to chickens. Journal of Antimicrobal Chemotherapy, 49: 161-164
    (j.heritage@leed.ac.uk, John Heritage)


    BachHop
  10. TuTran

    TuTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Dot bien gene lam tang gap doi kha nang mac ung thu vu
    Health & Medicine
    Các nhà khoa học đã xác định được thêm một gene bị đột biến có thể tăng nguy cơ ung thư vú ở cả nam giới và phụ nữ.
    Việc hiểu rõ đột biến này giúp cải thiện các chương trình xét nghiệm và qua đó các bác sỹ có thể đưa ra phương pháp hoá trị liệu phù hợp hơn với bệnh nhân.

    Khoang 10% phu nu phat trien ung thu vu. © SPL
    Đột biến nằm trong gene CHEK2 có thể thấy ở 1% những phụ nữ mắc ung thư vú và tương tự với 9% ở nam giới, kết luận được rút ra từ công trình nghiên cứu trong vòng 5 năm trên 718 gia đình tại châu Âu và Bắc Mỹ. Gene CHEK2 được đánh giá có liên quan đến việc sửa chữa các hỏng hóc trên DNA. Một đột biến xảy ra ở gene này làm tăng gấp đôi khả năng phát triển ung thư vú.
    ?zKhám phá này mở ra một hướng mới trong việc tìm kiếm các gene nguy-cơ-thấp khác (low-risk) làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú của con người?o, Nazneen Rahman thuộc Viện nghiên cứu ung thư tại Surrey, Anh, đã nói. Viện này là một trong những nhóm nghiên cứu Quốc tế khám phá ra gene CHEK2 có liên quan đến bệnh tật.
    Khoảng 10% phụ nữ châu Âu và Mỹ (1) mắc ung thư vú, thường bắt đầu từ 50 tuổi. Trong đó, 5% của tất cả trường hợp này được coi là có nguyên nhân từ các mẫn cảm về mặt di truyền do thừa hưởng từ thế hệ trước.
    Đột biến trên gene CHEK2 có nguy cơ ung thư vú thấp hơn các đột biến trên gene BRCA1 và BRCA2, liên quan đến 38% trường hợp ung thư vú. Tuy nhiên đột biến trên gene CHEK2 lại rất phổ biến trong cộng đồng.
    ?zĐột biến này cho thấy khả năng rằng nó đóng góp một phần quan trọng trong các trường hợp ung thư vú?o, Ashok Venkitaraman, người nghiên cứu các tính chất di truyền các gene gây ung thư vú, Đại học Cambridge, Anh, đã nói.
    Rahman nhận định; Môi trường, lối sống và các nhân tố di truyền khác cũng đóng vai trò quan trọng trong sự mẫn cảm đối với ung thư vú. Đồng thời, đột biến trên gene CHEK2 không làm tăng thêm nguy cơ ung thư vú ở những người đã mang các đột biến trên gene BRCA1 hoặc BRCA2.
    Reference
    1. The CHEK2-Breast Cancer Consortium, Low-penetrance susceptibility to breast cancer due to CHEK2*1100delC in noncarriers of BRCA1 or BRCA2 mutations. Nature Genetics, doi:10.1038/ng879 (2002).
    Theo MEERA LOUIS, Science update, 22 April 2002

    TuTran

Chia sẻ trang này