1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TuTran

    TuTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Dot bien gene lam tang gap doi kha nang mac ung thu vu
    Health & Medicine
    Các nhà khoa học đã xác định được thêm một gene bị đột biến có thể tăng nguy cơ ung thư vú ở cả nam giới và phụ nữ.
    Việc hiểu rõ đột biến này giúp cải thiện các chương trình xét nghiệm và qua đó các bác sỹ có thể đưa ra phương pháp hoá trị liệu phù hợp hơn với bệnh nhân.

    Khoang 10% phu nu phat trien ung thu vu. © SPL
    Đột biến nằm trong gene CHEK2 có thể thấy ở 1% những phụ nữ mắc ung thư vú và tương tự với 9% ở nam giới, kết luận được rút ra từ công trình nghiên cứu trong vòng 5 năm trên 718 gia đình tại châu Âu và Bắc Mỹ. Gene CHEK2 được đánh giá có liên quan đến việc sửa chữa các hỏng hóc trên DNA. Một đột biến xảy ra ở gene này làm tăng gấp đôi khả năng phát triển ung thư vú.
    ??zKhám phá này mở ra một hướng mới trong việc tìm kiếm các gene nguy-cơ-thấp khác (low-risk) làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú của con người??o, Nazneen Rahman thuộc Viện nghiên cứu ung thư tại Surrey, Anh, đã nói. Viện này là một trong những nhóm nghiên cứu Quốc tế khám phá ra gene CHEK2 có liên quan đến bệnh tật.
    Khoảng 10% phụ nữ châu Âu và Mỹ (1) mắc ung thư vú, thường bắt đầu từ 50 tuổi. Trong đó, 5% của tất cả trường hợp này được coi là có nguyên nhân từ các mẫn cảm về mặt di truyền do thừa hưởng từ thế hệ trước.
    Đột biến trên gene CHEK2 có nguy cơ ung thư vú thấp hơn các đột biến trên gene BRCA1 và BRCA2, liên quan đến 38% trường hợp ung thư vú. Tuy nhiên đột biến trên gene CHEK2 lại rất phổ biến trong cộng đồng.
    ??zĐột biến này cho thấy khả năng rằng nó đóng góp một phần quan trọng trong các trường hợp ung thư vú??o, Ashok Venkitaraman, người nghiên cứu các tính chất di truyền các gene gây ung thư vú, Đại học Cambridge, Anh, đã nói.
    Rahman nhận định; Môi trường, lối sống và các nhân tố di truyền khác cũng đóng vai trò quan trọng trong sự mẫn cảm đối với ung thư vú. Đồng thời, đột biến trên gene CHEK2 không làm tăng thêm nguy cơ ung thư vú ở những người đã mang các đột biến trên gene BRCA1 hoặc BRCA2.
    Reference
    1. The CHEK2-Breast Cancer Consortium, Low-penetrance susceptibility to breast cancer due to CHEK2*1100delC in noncarriers of BRCA1 or BRCA2 mutations. Nature Genetics, doi:10.1038/ng879 (2002).
    Theo MEERA LOUIS, Science update, 22 April 2002

    TuTran
  2. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Xin phép bạn Tu Tran cho tôi insert thêm địa chỉ tham khảo:
    http://jmg.bmjjournals.com/cgi/content/abstract/39/4/225.
    Nhân tiện cũng muốn hỏi ý kiến của các bạn, có thể post bài tiếng Anh hoặc tiếng Phápđược không? Đương nhiên phải có chú thích những từ khó mà thôi. Làm như thế chúng ta sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian, vì đôi khi đọc được bài hay nhưng không có đủ giờ để dịch, nếu chỉ lược dịch thì nhiều khi không thấy được hết cái "thần" của bài viết, cách đặt vấn đề và xây dựng phương pháp nghiên cứu của người nghiên cứu.
    Thân ái.
  3. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Xin phép bạn Tu Tran cho tôi insert thêm địa chỉ tham khảo:
    http://jmg.bmjjournals.com/cgi/content/abstract/39/4/225.
    Nhân tiện cũng muốn hỏi ý kiến của các bạn, có thể post bài tiếng Anh hoặc tiếng Phápđược không? Đương nhiên phải có chú thích những từ khó mà thôi. Làm như thế chúng ta sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian, vì đôi khi đọc được bài hay nhưng không có đủ giờ để dịch, nếu chỉ lược dịch thì nhiều khi không thấy được hết cái "thần" của bài viết, cách đặt vấn đề và xây dựng phương pháp nghiên cứu của người nghiên cứu.
    Thân ái.
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Đã có 3 phôi người nhân bản
    Sau tin một phụ nữ đã mang thai nhân bản đến tuần thứ tám, vừa qua, trên truyền hình Ý, bác sĩ Severino Antinori lại khẳng định, tổng cộng đã có ba phôi tương tự, đang ở tuần tuổi thứ 9, 7 và 6.
    Hai trong số này ở liên bang Xô Viết trước đây và phôi còn lại hiện ở một quốc gia đạo hồi. Ông Antinori đưa ra phát biểu trên, sau khi đã "rào trước" bằng lời nhận xét Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và các quốc gia đạo Hồi là nơi có thiện chí hơn cả với ý tưởng nhân bản người.
    Tiến sĩ Antinori cũng cho biết, ông không có vai trò gì trong những ca nhân bản này, mà chỉ biết được qua liên lạc với các nhà khoa học khác.
    Ông Antinori, người đang quản lý một bệnh viện phụ sản tư nhân ở Rome, từng tiết lộ mục đích trở thành người đầu tiên tạo ra một em bé nhân bản từ một người trưởng thành. Tuy nhiên, giới khoa học không tin tưởng ông có đủ khả năng để thực hiện việc này.
    Hồi đầu tháng, tờ Gulf News của Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất dẫn lời tiến sĩ Antinori khẳng định tại Dubai rằng, một người phụ nữ trong chương trình nghiên cứu của ông đã mang thai nhân bản đến tuần thứ 8.
    (theo Ananova)

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Đã có 3 phôi người nhân bản
    Sau tin một phụ nữ đã mang thai nhân bản đến tuần thứ tám, vừa qua, trên truyền hình Ý, bác sĩ Severino Antinori lại khẳng định, tổng cộng đã có ba phôi tương tự, đang ở tuần tuổi thứ 9, 7 và 6.
    Hai trong số này ở liên bang Xô Viết trước đây và phôi còn lại hiện ở một quốc gia đạo hồi. Ông Antinori đưa ra phát biểu trên, sau khi đã "rào trước" bằng lời nhận xét Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và các quốc gia đạo Hồi là nơi có thiện chí hơn cả với ý tưởng nhân bản người.
    Tiến sĩ Antinori cũng cho biết, ông không có vai trò gì trong những ca nhân bản này, mà chỉ biết được qua liên lạc với các nhà khoa học khác.
    Ông Antinori, người đang quản lý một bệnh viện phụ sản tư nhân ở Rome, từng tiết lộ mục đích trở thành người đầu tiên tạo ra một em bé nhân bản từ một người trưởng thành. Tuy nhiên, giới khoa học không tin tưởng ông có đủ khả năng để thực hiện việc này.
    Hồi đầu tháng, tờ Gulf News của Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất dẫn lời tiến sĩ Antinori khẳng định tại Dubai rằng, một người phụ nữ trong chương trình nghiên cứu của ông đã mang thai nhân bản đến tuần thứ 8.
    (theo Ananova)

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Nuôi mắt ếch trong ống nghiệm
    Tượng ếch ở Trung tâm nghiên cứu mắt nhân tạo Kyoto, Nhật Bản.
    Các nhà nghiên cứu Nhật Bản mới tìm ra phương pháp nuôi mắt ếch trong ống nghiệm. Những con ếch mù sau khi được lắp ghép mắt nhân tạo đã nhìn rõ như thường. Đây là thành tựu đáng kể trên đường tìm kiếm kỹ thuật nuôi cấy mắt người.
    Nhóm nghiên cứu của Makoto Asashima, Đại học Tokyo (Nhật Bản), đã đưa một đám tế bào gốc lấy từ phôi ếch vào dung dịch chứa các hormon khác nhau. Tại đây, đám tế bào này đã phát triển thành mắt ếch với đầy đủ các bộ phận: thủy tinh thể, thần kinh thị giác, võng mạc...
    Sau đó, các nhà khoa học đã lấy con mắt nhân tạo này để cấy vào hốc mắt của ếch (đã bị làm mù trước đó). Trong vòng một tuần, các tế bào của con mắt này đã phát triển và gắn mắt với hốc, đồng thời thiết lập hệ thống thần kinh liên hệ với não bộ. Kết quả là, trong 6 con ếch thử nghiệm, 5 con đã nhìn được như thường.
    Liệu kỹ thuật này có thể ứng dụng cho người hay không, vẫn còn là điều tranh cãi. Mắt người phức tạp hơn mắt ếch rất nhiều. Mọi cố gắng nuôi mắt người trong phòng thí nghiệm đến nay đều chưa thành công.
    (theo dpa)

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Nuôi mắt ếch trong ống nghiệm
    Tượng ếch ở Trung tâm nghiên cứu mắt nhân tạo Kyoto, Nhật Bản.
    Các nhà nghiên cứu Nhật Bản mới tìm ra phương pháp nuôi mắt ếch trong ống nghiệm. Những con ếch mù sau khi được lắp ghép mắt nhân tạo đã nhìn rõ như thường. Đây là thành tựu đáng kể trên đường tìm kiếm kỹ thuật nuôi cấy mắt người.
    Nhóm nghiên cứu của Makoto Asashima, Đại học Tokyo (Nhật Bản), đã đưa một đám tế bào gốc lấy từ phôi ếch vào dung dịch chứa các hormon khác nhau. Tại đây, đám tế bào này đã phát triển thành mắt ếch với đầy đủ các bộ phận: thủy tinh thể, thần kinh thị giác, võng mạc...
    Sau đó, các nhà khoa học đã lấy con mắt nhân tạo này để cấy vào hốc mắt của ếch (đã bị làm mù trước đó). Trong vòng một tuần, các tế bào của con mắt này đã phát triển và gắn mắt với hốc, đồng thời thiết lập hệ thống thần kinh liên hệ với não bộ. Kết quả là, trong 6 con ếch thử nghiệm, 5 con đã nhìn được như thường.
    Liệu kỹ thuật này có thể ứng dụng cho người hay không, vẫn còn là điều tranh cãi. Mắt người phức tạp hơn mắt ếch rất nhiều. Mọi cố gắng nuôi mắt người trong phòng thí nghiệm đến nay đều chưa thành công.
    (theo dpa)

    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Gan nhân tạo sẽ không còn là chuyện viễn tưởng

    Chiếc tai nhân tạo được chuột "nuôi hộ".
    Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã có thể tạo ra những loại mô đơn giản như sụn và da, nhưng chưa có ai tạo được những nội tạng phức tạp với một hệ thống dày đặc mạch máu như gan. Mới đây, hai nhà khoa học Mỹ đã chứng minh có thể làm được điều đó.
    Trong một nghiên cứu gần đây, Jay Vacanti tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts cùng với Jeffrey Borenstein tại phòng thí nghiệm Draper đã trồng thành công một chiếc tai người (cấu tạo từ sụn) ở trên lưng một con chuột. Từ thành công này, họ tiếp tục tìm ra các bước đột phá mới, tiến gần hơn tới việc tạo ra một lá gan nhân tạo.
    Để làm được sụn, người ta tạo ra một khung rỗng có hình dạng nhất định, chế tạo từ chất dẻo dễ phân huỷ. Sau đó, chiếc khung được nhúng vào dung dịch có chứa tế bào của người bệnh, rồi vào một dung dịch dinh dưỡng. Các tế bào sẽ nhân lên và kết dính với nhau, bám vào thành khung. Chiếc khung sau đó tan ra, để lại đoạn sụn đã sẵn sàng cấy ghép. Khi ở trong cơ thể, do sự khuyếch tán oxy và chất dinh dưỡng của chất lỏng bao quanh, đoạn sụn này sẽ sống sót được.
    Tuy nhiên, mô gan dày hơn nhiều so với mô sụn. Oxy và chất dinh dưỡng không thể khuyếch tán qua nhiều lớp tế bào để đi sâu vào trong, nên gan khó mà phát triển được. Nó cần có một hệ thống mạch máu ở bên trong để cung cấp chất dinh dưỡng đến tất cả các tế bào.
    Borenstein và Vacanti dự định sẽ copy mạng lưới mạch máu của một chiếc gan thật.
    Đầu tiên, họ sẽ bơm nhựa lỏng vào các mạch máu của một lá gan. Nhựa này hoá rắn lại và hoà tan các mô của gan, để lại bản sao các mạch máu. Từ bản sao này, một mô hình máy tính 3 chiều của mạch máu ra đời. Sau đó, mô hình được ?ocắt lát? thành hàng loạt các lớp nằm ngang. Mỗi lớp được sử dụng để tạo một khuôn silicon. Trên đó, người ta đổ vào loại chất dẻo dễ phân huỷ cũng được dùng để làm tai. Tất cả các lớp sau đó được ép với nhau dưới nhiệt độ và áp suất nhất định, tạo ra khung của một chiếc gan nhân tạo. Từ chiếc khung này, họ sẽ tạo ra hệ thống mạch máu của lá gan theo đúng kỹ thuật như đã làm chiếc tai nhân tạo.
    Thử nghiệm ở chuột cho thấy, các mạch máu được nuôi theo phương pháp trên hoạt động tốt mà không gặp trở ngại nào. Khó khăn tiếp theo của các nhà nghiên cứu là phải xếp đúng chủng loại tế bào vào các vị trí thích hợp trong gan. Một điều khác nữa là chưa có cách nào giữ được những bộ phận cấy ghép này vô trùng, vì vi khuẩn lây lan rất nhanh trong các dung dịch dinh dưỡng ấm.
    Ở Mỹ, hiện có 80 ngàn người đang đợi được thay thận, gan hoặc tim. Còn trong số 23.000 người cần thay gan mỗi năm, chỉ có 5.000 người được đáp ứng. Các nhà nghiên cứu hy vọng những nội tạng nhân tạo trong tương lai sẽ làm "nguội bớt" nhu cầu này, đồng thời loại bỏ được việc nội tạng cấy ghép bị thải loại như hiện nay.
    B.H. (theo Cosmi)

    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Gan nhân tạo sẽ không còn là chuyện viễn tưởng

    Chiếc tai nhân tạo được chuột "nuôi hộ".
    Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã có thể tạo ra những loại mô đơn giản như sụn và da, nhưng chưa có ai tạo được những nội tạng phức tạp với một hệ thống dày đặc mạch máu như gan. Mới đây, hai nhà khoa học Mỹ đã chứng minh có thể làm được điều đó.
    Trong một nghiên cứu gần đây, Jay Vacanti tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts cùng với Jeffrey Borenstein tại phòng thí nghiệm Draper đã trồng thành công một chiếc tai người (cấu tạo từ sụn) ở trên lưng một con chuột. Từ thành công này, họ tiếp tục tìm ra các bước đột phá mới, tiến gần hơn tới việc tạo ra một lá gan nhân tạo.
    Để làm được sụn, người ta tạo ra một khung rỗng có hình dạng nhất định, chế tạo từ chất dẻo dễ phân huỷ. Sau đó, chiếc khung được nhúng vào dung dịch có chứa tế bào của người bệnh, rồi vào một dung dịch dinh dưỡng. Các tế bào sẽ nhân lên và kết dính với nhau, bám vào thành khung. Chiếc khung sau đó tan ra, để lại đoạn sụn đã sẵn sàng cấy ghép. Khi ở trong cơ thể, do sự khuyếch tán oxy và chất dinh dưỡng của chất lỏng bao quanh, đoạn sụn này sẽ sống sót được.
    Tuy nhiên, mô gan dày hơn nhiều so với mô sụn. Oxy và chất dinh dưỡng không thể khuyếch tán qua nhiều lớp tế bào để đi sâu vào trong, nên gan khó mà phát triển được. Nó cần có một hệ thống mạch máu ở bên trong để cung cấp chất dinh dưỡng đến tất cả các tế bào.
    Borenstein và Vacanti dự định sẽ copy mạng lưới mạch máu của một chiếc gan thật.
    Đầu tiên, họ sẽ bơm nhựa lỏng vào các mạch máu của một lá gan. Nhựa này hoá rắn lại và hoà tan các mô của gan, để lại bản sao các mạch máu. Từ bản sao này, một mô hình máy tính 3 chiều của mạch máu ra đời. Sau đó, mô hình được ??ocắt lát??? thành hàng loạt các lớp nằm ngang. Mỗi lớp được sử dụng để tạo một khuôn silicon. Trên đó, người ta đổ vào loại chất dẻo dễ phân huỷ cũng được dùng để làm tai. Tất cả các lớp sau đó được ép với nhau dưới nhiệt độ và áp suất nhất định, tạo ra khung của một chiếc gan nhân tạo. Từ chiếc khung này, họ sẽ tạo ra hệ thống mạch máu của lá gan theo đúng kỹ thuật như đã làm chiếc tai nhân tạo.
    Thử nghiệm ở chuột cho thấy, các mạch máu được nuôi theo phương pháp trên hoạt động tốt mà không gặp trở ngại nào. Khó khăn tiếp theo của các nhà nghiên cứu là phải xếp đúng chủng loại tế bào vào các vị trí thích hợp trong gan. Một điều khác nữa là chưa có cách nào giữ được những bộ phận cấy ghép này vô trùng, vì vi khuẩn lây lan rất nhanh trong các dung dịch dinh dưỡng ấm.
    Ở Mỹ, hiện có 80 ngàn người đang đợi được thay thận, gan hoặc tim. Còn trong số 23.000 người cần thay gan mỗi năm, chỉ có 5.000 người được đáp ứng. Các nhà nghiên cứu hy vọng những nội tạng nhân tạo trong tương lai sẽ làm "nguội bớt" nhu cầu này, đồng thời loại bỏ được việc nội tạng cấy ghép bị thải loại như hiện nay.
    B.H. (theo Cosmi)

    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tìm thấy chất gây ung thư trong chip khoai tây

    Nên tăng cường ăn rau quả, giảm các đồ nướng rán.
    Acrylamide, hóa chất có thể gây ung thư trên động vật, đã được phát hiện với hàm lượng rất cao ở một số thực phẩm rán và nướng giàu tinh bột như ngô, gạo, khoai tây... Nồng độ acrylamide trong chip khoai tây cao hơn 2.000 lần so với giới hạn cho phép.
    Đó là kết luận của một nghiên cứu do các nhà khoa học tại Viện Hóa Môi trường tại Đại học Stockholm (Thụy Điển) tiến hành. Người phát ngôn của Viện cho rằng phát hiện này có thể sẽ ảnh hưởng tới nền sản xuất thực phẩm trên toàn thế giới.
    Acrylamide có trong nước uống và giới hạn cho phép mà Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra là dưới 1 microgam/lít. Nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy, hàm lượng tương đương của acrylamide có thể tìm thấy trong 0,5 g chip khoai tây hoặc 2 g khoai tây rán.
    Acrylamide có mặt trong hầu hết các thực phẩm đã qua chế biến như bánh mỳ, bánh quy, khoai tây rán.... Chất acrylamide hình thành khi thực phẩm có nhiều tinh bột được rán hoặc nướng dưới nhiệt độ cao. Các món luộc hoặc tươi sống chứa một lượng không đáng kể chất này. Margareta Törnqvist, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết, trung bình mỗi ngày, một người tiêu thụ khoảng vài chục microgam acrylamide.
    Hóa chất này đã được chứng minh là gây ung thư ở chuột, tuy nhiên 2 nghiên cứu trên người lại cho thấy, tiếp xúc với nồng độ cao của acrylamide trong công việc không làm tăng nguy cơ ung thư. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ vẫn xếp acrylamide vào nhóm chất "có khả năng gây ung thư" vì tác động của nó lên động vật.
    (theo NewScientist)

    BachHop

Chia sẻ trang này