1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tìm thấy chất gây ung thư trong chip khoai tây

    Nên tăng cường ăn rau quả, giảm các đồ nướng rán.
    Acrylamide, hóa chất có thể gây ung thư trên động vật, đã được phát hiện với hàm lượng rất cao ở một số thực phẩm rán và nướng giàu tinh bột như ngô, gạo, khoai tây... Nồng độ acrylamide trong chip khoai tây cao hơn 2.000 lần so với giới hạn cho phép.
    Đó là kết luận của một nghiên cứu do các nhà khoa học tại Viện Hóa Môi trường tại Đại học Stockholm (Thụy Điển) tiến hành. Người phát ngôn của Viện cho rằng phát hiện này có thể sẽ ảnh hưởng tới nền sản xuất thực phẩm trên toàn thế giới.
    Acrylamide có trong nước uống và giới hạn cho phép mà Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra là dưới 1 microgam/lít. Nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy, hàm lượng tương đương của acrylamide có thể tìm thấy trong 0,5 g chip khoai tây hoặc 2 g khoai tây rán.
    Acrylamide có mặt trong hầu hết các thực phẩm đã qua chế biến như bánh mỳ, bánh quy, khoai tây rán.... Chất acrylamide hình thành khi thực phẩm có nhiều tinh bột được rán hoặc nướng dưới nhiệt độ cao. Các món luộc hoặc tươi sống chứa một lượng không đáng kể chất này. Margareta Törnqvist, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết, trung bình mỗi ngày, một người tiêu thụ khoảng vài chục microgam acrylamide.
    Hóa chất này đã được chứng minh là gây ung thư ở chuột, tuy nhiên 2 nghiên cứu trên người lại cho thấy, tiếp xúc với nồng độ cao của acrylamide trong công việc không làm tăng nguy cơ ung thư. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ vẫn xếp acrylamide vào nhóm chất "có khả năng gây ung thư" vì tác động của nó lên động vật.
    (theo NewScientist)

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Giác mạc nhân tạo đàn hồi - cơ hội sáng mắt cho người mù

    Giác mạc, phần ngoài cùng bảo vệ mắt.
    Đây là loại giác mạc nhân tạo dẻo đầu tiên trên thế giới, do các nhà khoa học Australia tạo ra. Nó bao gồm nhiều lớp nhựa mềm và có thể cấy ghép để thay thế giác mạc hỏng.
    Tiến sĩ Celia Hicks, một thành viên trong nhóm nghiên cứu tại Viện Mắt Lions ở Tây Australia cho biết, thử nghiệm trên 41 bệnh nhân thì tỷ lệ thành công là 80%. Theo bà, sản phẩm này sẽ trợ giúp rất đắc lực cho các bệnh nhân không ghép được giác mạc hiến tặng. ?oThông thường, tỷ lệ đào thải giác mạc ghép là khá lớn?, bà nói.
    Cũng theo nhận xét của Hicks, loại giác mạc mới cải tiến hơn so với những giác mạc tổng hợp không đàn hồi hiện nay, do chúng mềm mại như giác mạc thật, dẻo dai hơn và có thể được ghép nguyên tấm, thay vì thành nhiều mẩu nhỏ như trước kia. Tuy nhiên, Hicks chưa cho biết khi nào loại vật liệu này có thể được tung ra thị trường.
    B.H. (theo Ananova)

    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Giác mạc nhân tạo đàn hồi - cơ hội sáng mắt cho người mù

    Giác mạc, phần ngoài cùng bảo vệ mắt.
    Đây là loại giác mạc nhân tạo dẻo đầu tiên trên thế giới, do các nhà khoa học Australia tạo ra. Nó bao gồm nhiều lớp nhựa mềm và có thể cấy ghép để thay thế giác mạc hỏng.
    Tiến sĩ Celia Hicks, một thành viên trong nhóm nghiên cứu tại Viện Mắt Lions ở Tây Australia cho biết, thử nghiệm trên 41 bệnh nhân thì tỷ lệ thành công là 80%. Theo bà, sản phẩm này sẽ trợ giúp rất đắc lực cho các bệnh nhân không ghép được giác mạc hiến tặng. ??oThông thường, tỷ lệ đào thải giác mạc ghép là khá lớn???, bà nói.
    Cũng theo nhận xét của Hicks, loại giác mạc mới cải tiến hơn so với những giác mạc tổng hợp không đàn hồi hiện nay, do chúng mềm mại như giác mạc thật, dẻo dai hơn và có thể được ghép nguyên tấm, thay vì thành nhiều mẩu nhỏ như trước kia. Tuy nhiên, Hicks chưa cho biết khi nào loại vật liệu này có thể được tung ra thị trường.
    B.H. (theo Ananova)

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Phương pháp mới xét nghiệm doping
    Muốn kiểm tra một người có dùng doping hay không, người ta thường phân tích nồng độ nandrolon trong nước tiểu. Nay, một nhà khoa học Pháp chỉ ra rằng, cách xét nghiệm trên có nhiều điểm không chính xác, đồng thời đưa ra phương pháp mới.
    Nhóm khoa học của Giáo sư Bruno Le Bizec, Đại học Y khoa Nantes (Pháp), đã nghiên cứu 385 xét nghiệm nước tiểu của 40 cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên Pháp từ năm 1998 - 2000. Theo quy định của Ủy ban Olympic Quốc tế, nồng độ nandrolon trong nước tiểu của đàn ông ở mức chuẩn là 2 nanogram/mililít, và phụ nữ là 5 nanogram/mililít. Tuy nhiên, xét nghiệm của Le Bizec cho thấy, nồng độ chuẩn nandrolon trong nước tiểu đàn ông thực tế chỉ là 1,8 nanogram/mililít. Như vậy, phương pháp thử doping hiện nay có thể đã để lọt lưới một số vận động viên gian trá.
    Đồng thời, Le Bizec còn có một phát hiện mới về phản ứng của thận với doping. Trong một thí nghiệm với 6 người tình nguyện uống nước pha một lượng nandrolon nhẹ, nhóm khoa học đã tìm thấy một chất sulphat vô cơ đặc biệt trong các mẫu nước tiểu. Le Bizec cho rằng, người ta có thể chỉ ra tương đối chính xác kẻ dùng doping thông qua chất sulphat vô cơ này.
    Phương pháp xét nghiệm doping mới đã được Le Bizec trình lên Ủy ban Olympic Quốc tế. Trở ngại duy nhất của phương pháp này có lẽ là giá thành, bởi việc xác định chất sulphat vô cơ trong nước tiểu phức tạp hơn xét nghiệm nồng độ nandrolon.
    (theo dpa)

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Phương pháp mới xét nghiệm doping
    Muốn kiểm tra một người có dùng doping hay không, người ta thường phân tích nồng độ nandrolon trong nước tiểu. Nay, một nhà khoa học Pháp chỉ ra rằng, cách xét nghiệm trên có nhiều điểm không chính xác, đồng thời đưa ra phương pháp mới.
    Nhóm khoa học của Giáo sư Bruno Le Bizec, Đại học Y khoa Nantes (Pháp), đã nghiên cứu 385 xét nghiệm nước tiểu của 40 cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên Pháp từ năm 1998 - 2000. Theo quy định của Ủy ban Olympic Quốc tế, nồng độ nandrolon trong nước tiểu của đàn ông ở mức chuẩn là 2 nanogram/mililít, và phụ nữ là 5 nanogram/mililít. Tuy nhiên, xét nghiệm của Le Bizec cho thấy, nồng độ chuẩn nandrolon trong nước tiểu đàn ông thực tế chỉ là 1,8 nanogram/mililít. Như vậy, phương pháp thử doping hiện nay có thể đã để lọt lưới một số vận động viên gian trá.
    Đồng thời, Le Bizec còn có một phát hiện mới về phản ứng của thận với doping. Trong một thí nghiệm với 6 người tình nguyện uống nước pha một lượng nandrolon nhẹ, nhóm khoa học đã tìm thấy một chất sulphat vô cơ đặc biệt trong các mẫu nước tiểu. Le Bizec cho rằng, người ta có thể chỉ ra tương đối chính xác kẻ dùng doping thông qua chất sulphat vô cơ này.
    Phương pháp xét nghiệm doping mới đã được Le Bizec trình lên Ủy ban Olympic Quốc tế. Trở ngại duy nhất của phương pháp này có lẽ là giá thành, bởi việc xác định chất sulphat vô cơ trong nước tiểu phức tạp hơn xét nghiệm nồng độ nandrolon.
    (theo dpa)

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vi khuẩn tìm mồi như thế nào?

    Dù không có mũi, nhưng vi khuẩn vẫn có thể đánh hơi được thức ăn nhờ các sensor tập trung ở một đầu cơ thể. Cơ cấu này cho phép chúng định hướng nguồn lương thực để di chuyển có mục đích.
    Lâu nay, người ta không hiểu vì sao các sensor không phân bố đều khắp cơ thể, mà lại tập trung vào một điểm nhỏ ở đầu vi khuẩn. Nay, nhóm khoa học của John Parkingson, Đại học Utah (Mỹ), đã chỉ ra rằng, việc sắp xếp dày đặc các sensor tạo ra một cái "mũi" nhạy cảm gấp nhiều lần, giúp vi khuẩn có thể "đánh hơi" thức ăn ở rất xa.
    Quan sát vi khuẩn E.coli, nhóm khoa học thấy chúng có các thụ quan cực kỳ nhạy cảm tập trung dày đặc ở một đầu vi khuẩn. Hệ thống này giúp nó nhận biết các loại axit amino trong thức ăn một cách nhanh chóng. Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đã dùng phương pháp chuyển gene để tạo ra các con vi khuẩn E.coli có thụ quan dày đặc gấp 3 lần bình thường. Kết quả là chúng có thể "đánh hơi" thức ăn trong bán kính rộng gấp 2 lần các vi khuẩn khác.
    Phát hiện này giúp các nhà khoa học hiểu được do đâu mà vi khuẩn có thể nhận biết và phản ứng với môi trường. Parkingson nói: "Nếu hiểu được cách thức di chuyển của vi khuẩn E.coli, chúng ta sẽ có hy vọng hiểu được sự vận động của các vi khuẩn có cấu trúc phức tạp hơn trong cơ thể người".
    (theo dpa)

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Vi khuẩn tìm mồi như thế nào?

    Dù không có mũi, nhưng vi khuẩn vẫn có thể đánh hơi được thức ăn nhờ các sensor tập trung ở một đầu cơ thể. Cơ cấu này cho phép chúng định hướng nguồn lương thực để di chuyển có mục đích.
    Lâu nay, người ta không hiểu vì sao các sensor không phân bố đều khắp cơ thể, mà lại tập trung vào một điểm nhỏ ở đầu vi khuẩn. Nay, nhóm khoa học của John Parkingson, Đại học Utah (Mỹ), đã chỉ ra rằng, việc sắp xếp dày đặc các sensor tạo ra một cái "mũi" nhạy cảm gấp nhiều lần, giúp vi khuẩn có thể "đánh hơi" thức ăn ở rất xa.
    Quan sát vi khuẩn E.coli, nhóm khoa học thấy chúng có các thụ quan cực kỳ nhạy cảm tập trung dày đặc ở một đầu vi khuẩn. Hệ thống này giúp nó nhận biết các loại axit amino trong thức ăn một cách nhanh chóng. Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đã dùng phương pháp chuyển gene để tạo ra các con vi khuẩn E.coli có thụ quan dày đặc gấp 3 lần bình thường. Kết quả là chúng có thể "đánh hơi" thức ăn trong bán kính rộng gấp 2 lần các vi khuẩn khác.
    Phát hiện này giúp các nhà khoa học hiểu được do đâu mà vi khuẩn có thể nhận biết và phản ứng với môi trường. Parkingson nói: "Nếu hiểu được cách thức di chuyển của vi khuẩn E.coli, chúng ta sẽ có hy vọng hiểu được sự vận động của các vi khuẩn có cấu trúc phức tạp hơn trong cơ thể người".
    (theo dpa)

    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Dùng virus chuyển gene sản xuất chất bán dẫn
    Các sợi peptide phóng to.
    "Thiên nhiên đã tạo ra những chất liệu tuyệt vời cho ngành kỹ nghệ như xương và ngọc trai. Và nay, nó còn đi một bước xa hơn là tạo ra vật liệu cho ngành điện tử bán dẫn", Tiến sĩ Angela Belcher, Đại học Texas ở Austin (Mỹ), thông báo về thành tựu mới của virus chuyển gene.
    Nhóm của Belcher trước đó đã thấy rằng ở một số virus, có tập trung các peptide (tức là các chuỗi axit amino) ở một đầu, và các peptide này có thể tác dụng với một số nguyên tố hóa học nhất định. Trong 100 triệu loại virus, các nhà khoa học đã phân tích ADN của một số con có đuôi peptide dài nhất. Sau đó người ta dùng kỹ thuật chuyển gene để tạo ra các virus có đuôi peptide dài hơn hẳn, rồi nhân bản để nuôi rộng rãi.
    Khi chế tạo ra một mạng lưới nano bán dẫn từ virus, các nhà khoa học đã tìm ra một loại virus mà đuôi peptide của nó phản ứng nhạy bén với sulfid thiếc. Khi cho virus vào dung dịch sulfid thiếc, thì đuôi peptide của virus và sulfid thiếc phản ứng với nhau, tại thành một mạng tinh thể với các mắt cách nhau 0,072 milimét. Mạng tinh thể này có dạng phim mỏng, dài cỡ vài centimét, thu giữ và giải phóng được các điện tử dưới tác dụng của dòng điện. Vì thế, người ta có thể dùng các tấm phim mỏng này làm vật liệu bán dẫn tinh xảo.
    (theo dpa)

    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Dùng virus chuyển gene sản xuất chất bán dẫn
    Các sợi peptide phóng to.
    "Thiên nhiên đã tạo ra những chất liệu tuyệt vời cho ngành kỹ nghệ như xương và ngọc trai. Và nay, nó còn đi một bước xa hơn là tạo ra vật liệu cho ngành điện tử bán dẫn", Tiến sĩ Angela Belcher, Đại học Texas ở Austin (Mỹ), thông báo về thành tựu mới của virus chuyển gene.
    Nhóm của Belcher trước đó đã thấy rằng ở một số virus, có tập trung các peptide (tức là các chuỗi axit amino) ở một đầu, và các peptide này có thể tác dụng với một số nguyên tố hóa học nhất định. Trong 100 triệu loại virus, các nhà khoa học đã phân tích ADN của một số con có đuôi peptide dài nhất. Sau đó người ta dùng kỹ thuật chuyển gene để tạo ra các virus có đuôi peptide dài hơn hẳn, rồi nhân bản để nuôi rộng rãi.
    Khi chế tạo ra một mạng lưới nano bán dẫn từ virus, các nhà khoa học đã tìm ra một loại virus mà đuôi peptide của nó phản ứng nhạy bén với sulfid thiếc. Khi cho virus vào dung dịch sulfid thiếc, thì đuôi peptide của virus và sulfid thiếc phản ứng với nhau, tại thành một mạng tinh thể với các mắt cách nhau 0,072 milimét. Mạng tinh thể này có dạng phim mỏng, dài cỡ vài centimét, thu giữ và giải phóng được các điện tử dưới tác dụng của dòng điện. Vì thế, người ta có thể dùng các tấm phim mỏng này làm vật liệu bán dẫn tinh xảo.
    (theo dpa)

    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Muối giúp thuốc đắng trở nên dễ nuốt hơn

    Nhiều khi, cho con uống thuốc là một cuộc chiến đối với cha mẹ.
    Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Cảm giác Hóa học Monell tại Philadelphia (Mỹ) phát hiện ra rằng, thêm muối ăn thông thường vào hỗn hợp thuốc có thể làm giảm độ đắng của rất nhiều thành phần trong đó. Bí quyết này có thể khiến trẻ em, và cả người lớn, ít nhăn nhó hơn khi uống các loại thuốc đắng.
    Rất nhiều loại thuốc thông dụng chứa thành phần có vị đắng. Thuốc viên với vỏ bọc bên ngoài có thể khắc phục nhược điểm này ở người lớn nhưng lại không có tác dụng với trẻ nhỏ, vì các bé không thể nuốt nguyên cả viên thuốc. Khi gặp thuốc đắng, nhiều bé cứ mím chặt môi không chịu uống. Vì thế, tìm ra cách khiến thuốc bớt đắng là mơ ước của rất nhiều bậc phụ huynh.
    26 bé gái và 18 bé trai tuổi 7-10 và mẹ của chúng đã tham gia thử nghiệm. Họ phải nếm hai loại dung dịch chứa thuốc đắng, trong đó một loại có thêm muối. Kết quả là cả người lớn và trẻ em đều nhận thấy rằng thuốc có thêm muối dễ uống hơn, và muối có vẻ đã làm giảm vị đắng của thuốc. Trẻ em có xu hướng thích dung dịch muối hơn người lớn. Theo các tác giả, thêm muối vào thuốc của trẻ có thể là một cách rất tốt để cải thiện thói quen uống thuốc của những đứa trẻ khó tính.
    (theo WebMD)

    BachHop

Chia sẻ trang này