1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin công nghệ sinh học!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 16/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Hoàn tất phác thảo bản đồ gene chuột


    Sinh vật này từng được phỏng đoán là có bộ mã di truyền tương đồng với loài người. Và quả thật, số lượng gene của chúng có khoảng 30.000, gần bằng với chúng ta. Đây chỉ là một phần trong công bố của các nhà khoa học Anh - Mỹ hôm qua, khi họ kết thúc thành công việc giải mã gene chuột sơ bộ.
    Bộ gene chuột có khoảng 2,7 tỷ cặp bazơ-nitơ, nhỏ hơn của người khoảng 15% (bộ gene người có 3,1 tỷ cặp bazơ-nitơ, phân bố trên 23 cặp nhiễm sắc thể).
    Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Gene Người Quốc gia Mỹ cho biết: "Thông tin này sẽ cho phép giới khoa học tìm hiểu chức năng của nhiều gene người. Vì chuột có bộ gene hầu như tương tự của chúng ta, và việc nghiên cứu chúng trong các phòng thí nghiệm dễ dàng hơn nhiều???.
    Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về số lượng gene của người. Theo họ, trên các chuỗi ADN, đôi khi có sự lặp lại của một số gene, tạo nên các đoạn ??oADN vô ích??? mà giới khoa học chưa hiểu hết vai trò của chúng. Điều ngạc nhiên nhất từ công trình mới này là chuột cũng có cùng những ??ogene vô ích??? như chúng ta.
    Bản đồ gene là tập hợp tất cả các nguyên liệu di truyền, và một phác thảo trình tự gene giống như một bản đồ sơ bộ. Một số chuyên gia ví trình tự phác thảo này như một bản đồ chỉ ra những đường cao tốc chính, nhưng lại chưa có tên đường, thành phố hay các thị trấn. Khoảng 4% bộ gene cần tiếp tục được xác định.
    Mặc dù trước đó, một công ty tư nhân của Mỹ cũng đã đọc được bản đồ gene chuột, nhưng nghiên cứu của họ không được công bố rộng rãi với giới khoa học trên thế giới. Công trình mới này thì ngược lại, nó được đưa lên Internet để bất cứ ai cũng có thể đọc và sử dụng.
    B.H. (theo Reuters)

    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Dọn ô nhiễm phóng xạ bằng... nấm

    Nấm đưa các chất tích tụ trong đất vào chuỗi thức ăn.
    Một loại sắc tố trong nấm ăn có khả năng hấp thụ các nguyên tố phóng xạ (như xezi), các nhà hóa học Pháp vừa cho biết. Phát hiện này có thể mở đường cho những phương pháp mới làm sạch những vùng đất bị ô nhiễm, và thậm chí cả trong các liệu pháp xạ trị.
    Nguyên tố phóng xạ thường gặp là xezi. Nó không có trong tự nhiên, mà thường thoát ra từ các vụ nổ hạt nhân (như vụ nổ Chernobyl năm 1986), và chiếm lượng lớn trong thành phần chất thải của các trạm năng lượng hạt nhân.
    Mới đây, Anne-Marie Albrecht-Gary của Đại học Louis Parsteur ở Strasbourg, Pháp và cộng sự đã phát hiện thấy một số loài nấm ăn như bay boletus có khả năng "bắt giữ" xezi-137, là nhờ sắc tố norbadione A của nó. Khả năng này thay đổi theo tính axit trong môi trường sống của nấm. Xezi bị giữ chặt nhất khi phân tử norbadione A mất đi 2 trong số 7 nguyên tử hydrô của nó. Và khi đã tóm được một ion xezi, phân tử norbadione A sẽ thay đổi hình dạng để quá trình ?obắt cóc? diễn ra nhanh hơn nữa.
    Theo các nhà nghiên cứu, thông tin này có thể sẽ rất hữu ích trong việc tìm ra những cách thức mới làm sạch đất bị ô nhiễm, ngăn ngừa chất phóng xạ thâm nhập vào chuỗi thức ăn. Chẳng hạn, trong tương lai người ta sẽ "thấm" chất phóng xạ từ đất bị ô nhiễm lên một tờ giấy được phủ đầy các sắc tố nấm. Thậm chí, có thể sử dụng các phân tử có gắn sắc tố nấm để vận chuyển đồng vị phóng xạ xezi-137 đi khắp cơ thể, tập trung vào một mô cụ thể nào đó để chữa bệnh (trong liệu pháp xạ trị).
    Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng natri (Na) và kali (K) có ảnh hưởng đến khả năng hút thu xezi của norbadione A. Vì thế việc sử dụng norbadione A trong các biện pháp xạ trị sẽ là khó khăn, do trong máu có chứa rất nhiều các ion K và Na.
    B.H. (theo Nature)

    BachHop
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Dọn ô nhiễm phóng xạ bằng... nấm

    Nấm đưa các chất tích tụ trong đất vào chuỗi thức ăn.
    Một loại sắc tố trong nấm ăn có khả năng hấp thụ các nguyên tố phóng xạ (như xezi), các nhà hóa học Pháp vừa cho biết. Phát hiện này có thể mở đường cho những phương pháp mới làm sạch những vùng đất bị ô nhiễm, và thậm chí cả trong các liệu pháp xạ trị.
    Nguyên tố phóng xạ thường gặp là xezi. Nó không có trong tự nhiên, mà thường thoát ra từ các vụ nổ hạt nhân (như vụ nổ Chernobyl năm 1986), và chiếm lượng lớn trong thành phần chất thải của các trạm năng lượng hạt nhân.
    Mới đây, Anne-Marie Albrecht-Gary của Đại học Louis Parsteur ở Strasbourg, Pháp và cộng sự đã phát hiện thấy một số loài nấm ăn như bay boletus có khả năng "bắt giữ" xezi-137, là nhờ sắc tố norbadione A của nó. Khả năng này thay đổi theo tính axit trong môi trường sống của nấm. Xezi bị giữ chặt nhất khi phân tử norbadione A mất đi 2 trong số 7 nguyên tử hydrô của nó. Và khi đã tóm được một ion xezi, phân tử norbadione A sẽ thay đổi hình dạng để quá trình ??obắt cóc??? diễn ra nhanh hơn nữa.
    Theo các nhà nghiên cứu, thông tin này có thể sẽ rất hữu ích trong việc tìm ra những cách thức mới làm sạch đất bị ô nhiễm, ngăn ngừa chất phóng xạ thâm nhập vào chuỗi thức ăn. Chẳng hạn, trong tương lai người ta sẽ "thấm" chất phóng xạ từ đất bị ô nhiễm lên một tờ giấy được phủ đầy các sắc tố nấm. Thậm chí, có thể sử dụng các phân tử có gắn sắc tố nấm để vận chuyển đồng vị phóng xạ xezi-137 đi khắp cơ thể, tập trung vào một mô cụ thể nào đó để chữa bệnh (trong liệu pháp xạ trị).
    Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng natri (Na) và kali (K) có ảnh hưởng đến khả năng hút thu xezi của norbadione A. Vì thế việc sử dụng norbadione A trong các biện pháp xạ trị sẽ là khó khăn, do trong máu có chứa rất nhiều các ion K và Na.
    B.H. (theo Nature)

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tiến sĩ Venter đã giải mã bộ gene của chính mình
    Bản đồ gene người được hãng Celera Genomics công bố đầu năm ngoái chủ yếu dựa trên phân tích bộ gene của chính vị cựu chủ tịch hãng: Tiến sĩ Graig Venter. Tin này gây nhiều phản ứng khác nhau trong giới khoa học và khiến nhiều nhân viên của Celera thất vọng.
    Đầu năm 2001, khi công ty Celera Genomics công bố bản đồ gene người đầu tiên, ông Venter và cộng sự đã nói rằng, những ADN được sử dụng cho nghiên cứu là của 5 người giấu tên thuộc các chủng người khác nhau. Nay, Venter lại nói rằng, phần lớn bản đồ gene được xây dựng trên chính ADN của ông.
    Graig Venter - vị cựu giám đốc của Celera (đã từ chức hồi tháng 1 năm nay) - giải thích rằng ông làm thế một phần vì tò mò, phần khác vì muốn có cảm giác về trách nhiệm: Khi sử dụng gene của chính mình, người ta bị thôi thúc phải hiểu nó kỹ hơn.
    Thông báo này của Venter gây ra nhiều phản ứng trái ngược nhau trong giới khoa học. Một số người chế diễu Venter quá háo danh, nhưng một số đồng nghiệp khác cho rằng, gene của ai thực sự không quan trọng.
    Nhiều thành viên của nhóm khoa học Celera Genomics tỏ ra thất vọng vì sự tiết lộ của vị cựu chủ tịch. Ông Arthur Caplan, một chuyên gia về đạo đức y sinh học, nói: "Bộ gene đã đưa ngành sinh học đi những bước rất xa này nên được giữ bí mật, bởi bản đồ gene nên được hiểu là một bản đồ chung của chúng ta, chứ không phải của một cá nhân cụ thể nào cả".
    (theo dpa)

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tiến sĩ Venter đã giải mã bộ gene của chính mình
    Bản đồ gene người được hãng Celera Genomics công bố đầu năm ngoái chủ yếu dựa trên phân tích bộ gene của chính vị cựu chủ tịch hãng: Tiến sĩ Graig Venter. Tin này gây nhiều phản ứng khác nhau trong giới khoa học và khiến nhiều nhân viên của Celera thất vọng.
    Đầu năm 2001, khi công ty Celera Genomics công bố bản đồ gene người đầu tiên, ông Venter và cộng sự đã nói rằng, những ADN được sử dụng cho nghiên cứu là của 5 người giấu tên thuộc các chủng người khác nhau. Nay, Venter lại nói rằng, phần lớn bản đồ gene được xây dựng trên chính ADN của ông.
    Graig Venter - vị cựu giám đốc của Celera (đã từ chức hồi tháng 1 năm nay) - giải thích rằng ông làm thế một phần vì tò mò, phần khác vì muốn có cảm giác về trách nhiệm: Khi sử dụng gene của chính mình, người ta bị thôi thúc phải hiểu nó kỹ hơn.
    Thông báo này của Venter gây ra nhiều phản ứng trái ngược nhau trong giới khoa học. Một số người chế diễu Venter quá háo danh, nhưng một số đồng nghiệp khác cho rằng, gene của ai thực sự không quan trọng.
    Nhiều thành viên của nhóm khoa học Celera Genomics tỏ ra thất vọng vì sự tiết lộ của vị cựu chủ tịch. Ông Arthur Caplan, một chuyên gia về đạo đức y sinh học, nói: "Bộ gene đã đưa ngành sinh học đi những bước rất xa này nên được giữ bí mật, bởi bản đồ gene nên được hiểu là một bản đồ chung của chúng ta, chứ không phải của một cá nhân cụ thể nào cả".
    (theo dpa)

    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tái sử dụng nước rỉ rác để phân hủy rác
    Công nghệ độc đáo này do Công ty VINA ECE đưa ra trong dự án đóng cửa - phục hồi và cải thiện bãi rác Đông Thạnh (TP HCM). Dự kiến, theo phương án này, chỉ trong vòng từ 3 - 5 năm, bãi rác sẽ bị phân hủy hoàn toàn, hạn chế đến mức thấp nhất việc nước rỉ rác thải ra sông rạch và giá thành lại rẻ.
    Không như những đơn vị khác thực hiện việc tách nước rỉ rác ra để xử lý riêng, Công ty cổ phần Công nghệ xây dựng môi trường Việt Nam (VINA ECE) lại đưa ra phương án tái sử dụng nước rỉ trên như một chất xúc tác nhằm đẩy nhanh thời gian phân hủy của rác thải. Theo đó, nước rỉ sau khi bổ sung một số chủng vi sinh thích hợp và hoạt chất để nâng cao độ nhớt và bảo vệ vi sinh bị các độc chất trong nước chống lại, được bơm ngược lên bãi rác. Chính nhờ cách bổ sung trên mà nước rỉ được giữ lại một thời gian đủ dài để làm rác mục rữa.
    Bên trên và xung quanh bãi rác sẽ được che mái, tạo rãnh để tách nước mưa ngấm xuống, ngăn không làm tăng đột ngột lượng nước trong bãi. Nhờ việc tái tuần hoàn nước rỉ, các hoạt động sinh học sẽ diễn ra nhanh chóng. Ngược lại, nước rỉ cũng được làm sạch và giảm khối lượng rất nhiều.
    Một số ít lượng nước rỉ rác còn lại sau thời gian tái tuần hoàn sẽ dễ dàng được xử lý bằng cách thông khí và lọc qua loại than hoạt tính. Theo dự tính, chỉ trong vòng 3-5 năm, bãi rác sẽ bị phân hủy hoàn toàn, phần còn lại là san nền, trồng cây và tiến hành xây dựng các công trình phục vụ xã hội.
    Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là hạn chế đến mức thấp nhất việc thải nước rỉ rác ra sông rạch (dù đã qua xử lý) gây ô nhiễm môi trường, đưa đến những tác hại lâu dài cho thiên nhiên và con người. So với các phương án xử lý khác thì giá thành của dự án đưa ra rất kinh tế: nếu chấp nhận đơn giá xử lý nước thải bằng các phương pháp hóa, lý, điện từ? là 35.000 đồng/m3 (hiện nay chưa có đơn vị nào ở Việt Nam thí nghiệm thành công với đơn giá này) thì mỗi năm phải tốn đến trên 12 tỷ đồng để giải quyết hơn 350.000m3 nước rỉ rác phát sinh sau mỗi mùa mưa. Đó mới là chỉ xử lý phần nước rỉ, chưa nói đến việc giải quyết đống rác thải, phục hồi và cải thiện môi trường - một việc làm hiện nay dường như còn quá sức đối với ngành môi trường trong nước.
    Trong khi đó, phương pháp xử lý rác thải theo quy trình khép kín của công ty VINA ECE đã được nghiên cứu hoàn chỉnh từ Đại học Fukuoka- Nhật Bản và ứng dụng thành công trong các dự án xây dựng và đóng cửa nhiều bãi rác thải ở Nhật, Malaysia, Trung Quốc, Iran.
    (Theo SGGP)

    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tái sử dụng nước rỉ rác để phân hủy rác
    Công nghệ độc đáo này do Công ty VINA ECE đưa ra trong dự án đóng cửa - phục hồi và cải thiện bãi rác Đông Thạnh (TP HCM). Dự kiến, theo phương án này, chỉ trong vòng từ 3 - 5 năm, bãi rác sẽ bị phân hủy hoàn toàn, hạn chế đến mức thấp nhất việc nước rỉ rác thải ra sông rạch và giá thành lại rẻ.
    Không như những đơn vị khác thực hiện việc tách nước rỉ rác ra để xử lý riêng, Công ty cổ phần Công nghệ xây dựng môi trường Việt Nam (VINA ECE) lại đưa ra phương án tái sử dụng nước rỉ trên như một chất xúc tác nhằm đẩy nhanh thời gian phân hủy của rác thải. Theo đó, nước rỉ sau khi bổ sung một số chủng vi sinh thích hợp và hoạt chất để nâng cao độ nhớt và bảo vệ vi sinh bị các độc chất trong nước chống lại, được bơm ngược lên bãi rác. Chính nhờ cách bổ sung trên mà nước rỉ được giữ lại một thời gian đủ dài để làm rác mục rữa.
    Bên trên và xung quanh bãi rác sẽ được che mái, tạo rãnh để tách nước mưa ngấm xuống, ngăn không làm tăng đột ngột lượng nước trong bãi. Nhờ việc tái tuần hoàn nước rỉ, các hoạt động sinh học sẽ diễn ra nhanh chóng. Ngược lại, nước rỉ cũng được làm sạch và giảm khối lượng rất nhiều.
    Một số ít lượng nước rỉ rác còn lại sau thời gian tái tuần hoàn sẽ dễ dàng được xử lý bằng cách thông khí và lọc qua loại than hoạt tính. Theo dự tính, chỉ trong vòng 3-5 năm, bãi rác sẽ bị phân hủy hoàn toàn, phần còn lại là san nền, trồng cây và tiến hành xây dựng các công trình phục vụ xã hội.
    Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là hạn chế đến mức thấp nhất việc thải nước rỉ rác ra sông rạch (dù đã qua xử lý) gây ô nhiễm môi trường, đưa đến những tác hại lâu dài cho thiên nhiên và con người. So với các phương án xử lý khác thì giá thành của dự án đưa ra rất kinh tế: nếu chấp nhận đơn giá xử lý nước thải bằng các phương pháp hóa, lý, điện từ??? là 35.000 đồng/m3 (hiện nay chưa có đơn vị nào ở Việt Nam thí nghiệm thành công với đơn giá này) thì mỗi năm phải tốn đến trên 12 tỷ đồng để giải quyết hơn 350.000m3 nước rỉ rác phát sinh sau mỗi mùa mưa. Đó mới là chỉ xử lý phần nước rỉ, chưa nói đến việc giải quyết đống rác thải, phục hồi và cải thiện môi trường - một việc làm hiện nay dường như còn quá sức đối với ngành môi trường trong nước.
    Trong khi đó, phương pháp xử lý rác thải theo quy trình khép kín của công ty VINA ECE đã được nghiên cứu hoàn chỉnh từ Đại học Fukuoka- Nhật Bản và ứng dụng thành công trong các dự án xây dựng và đóng cửa nhiều bãi rác thải ở Nhật, Malaysia, Trung Quốc, Iran.
    (Theo SGGP)

    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tạo ra chuột tí hon "hai phần ba?

    Thông thường, động vật nhỏ là do có ít tế bào chứ không phải là do các tế bào bé lại.
    Biệt danh này không có nghĩa là chúng chưa kịp lớn tối đa, mà là các tế bào chỉ nhỏ bằng 2/3 so với bình thường, kéo theo việc thu gọn kích thước cơ thể. Điều này là rất đáng chú ý nếu bạn biết rằng, thực tế động vật thường nhỏ bé không phải vì kích cỡ tế bào, mà là vì có ít tế bào hơn.
    Nhóm của Jeffrey Settleman, Đại học Y Harvard Settleman ở Charlestown (Mỹ) đã biến đổi gene của những con chuột khiến cơ thể chúng thiếu protein Rho-GAP. Thông thường, protein Rho-GAP được biết đến với sứ mệnh là tắt các tín hiệu điều khiển sự chuyển động và cấu trúc bên trong tế bào. Nhưng lần này, chúng lại thể hiện một vai trò mới - kiểm soát sự tăng trưởng của cơ thể - khiến cho các nhà khoa học rất ngạc nhiên: Bằng chứng là thế hệ con của lũ chuột biến đổi gene này chỉ dài 2 cm, thay vì 3 cm như thông thường.
    Mặc dù tốc độ phân chia tế bào ở chuột con không khác biệt, nhưng kích cỡ tế bào lại nhỏ hơn hẳn so với chuột thường. Điều này là rất khác thường, vì rằng trong thực tế, động vật có kích cỡ bé nhỏ không phải vì các tế bào của chúng bé hơn, mà là vì số tế bào ít hơn. Chẳng hạn, tế bào máu ở ruồi giấm và ở người có kích cỡ xấp xỉ bằng nhau.
    Đây là lần đầu tiên người ta ghi nhận được ở động vật hiện tượng ?otế bào thu nhỏ?, mặc dù trong vài năm trở lại đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một nhóm gene điều chỉnh kích cỡ tế bào trên các sinh vật khác. Thí nghiệm này mở ra hy vọng có thể điều chỉnh kích cỡ cơ thể người và động vật trong tương lai.
    B.H. (theo Nature)

    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Tạo ra chuột tí hon "hai phần ba???

    Thông thường, động vật nhỏ là do có ít tế bào chứ không phải là do các tế bào bé lại.
    Biệt danh này không có nghĩa là chúng chưa kịp lớn tối đa, mà là các tế bào chỉ nhỏ bằng 2/3 so với bình thường, kéo theo việc thu gọn kích thước cơ thể. Điều này là rất đáng chú ý nếu bạn biết rằng, thực tế động vật thường nhỏ bé không phải vì kích cỡ tế bào, mà là vì có ít tế bào hơn.
    Nhóm của Jeffrey Settleman, Đại học Y Harvard Settleman ở Charlestown (Mỹ) đã biến đổi gene của những con chuột khiến cơ thể chúng thiếu protein Rho-GAP. Thông thường, protein Rho-GAP được biết đến với sứ mệnh là tắt các tín hiệu điều khiển sự chuyển động và cấu trúc bên trong tế bào. Nhưng lần này, chúng lại thể hiện một vai trò mới - kiểm soát sự tăng trưởng của cơ thể - khiến cho các nhà khoa học rất ngạc nhiên: Bằng chứng là thế hệ con của lũ chuột biến đổi gene này chỉ dài 2 cm, thay vì 3 cm như thông thường.
    Mặc dù tốc độ phân chia tế bào ở chuột con không khác biệt, nhưng kích cỡ tế bào lại nhỏ hơn hẳn so với chuột thường. Điều này là rất khác thường, vì rằng trong thực tế, động vật có kích cỡ bé nhỏ không phải vì các tế bào của chúng bé hơn, mà là vì số tế bào ít hơn. Chẳng hạn, tế bào máu ở ruồi giấm và ở người có kích cỡ xấp xỉ bằng nhau.
    Đây là lần đầu tiên người ta ghi nhận được ở động vật hiện tượng ??otế bào thu nhỏ???, mặc dù trong vài năm trở lại đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một nhóm gene điều chỉnh kích cỡ tế bào trên các sinh vật khác. Thí nghiệm này mở ra hy vọng có thể điều chỉnh kích cỡ cơ thể người và động vật trong tương lai.
    B.H. (theo Nature)

    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Thực vật cũng rất ?oồn ào?

    Thực vật cũng biết "nói", chỉ có điều bằng ngôn ngữ... ethylene.
    Không câm lặng như chúng ta tưởng, các loài cây cũng rất hay chuyện, chỉ có điều bằng một thứ ngôn ngữ riêng khó nhận thấy. Các nhà nghiên cứu Đức đã nghe được ?otiếng than thở? của thực vật khi chúng bị stress (chẳng hạn bị cắt vào lá hoặc thân), bằng cách tiết ra khí ethylene lên bề mặt.
    Tiến sĩ Frank Kühnemann tại Đại học Bonn đã thu lượng khí ethylene này vào một chiếc bình. Sau đó, ông dùng chùm tia laser chiếu vào các phân tử khí ethylene khiến chúng chuyển động. Một microphone nối với chùm laser sẽ ghi lại sóng âm được tạo ra.
    Theo các nhà nghiên cứu, microphone có thể thu được những âm thanh mà tai người không nghe thấy. Khi sức ép lên thực vật tăng, sóng âm to hơn và ngược lại. Thử nghiệm được thực hiện trên nhiều loại thực vật khác nhau, nhưng ấn tượng nhất với các nhà nghiên cứu là phản ứng của các cây dưa chuột.
    Bề ngoài, những cây dưa chuột trông khoẻ mạnh và dường như chẳng phải chịu một áp lực nào. Ấy vậy mà sóng âm do chúng tạo ra lại ?orầm rĩ? như thể chúng đang bị một tai họa nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu tiếp tục kiểm ngiệm thì thấy, té ra dưa chuột đã bị nấm mốc tấn công. ?oChúng tôi có thể phát hiện ra một loài cây bị nhiễm bệnh chỉ sau một ngày. Trong khi các bác nông dân phải đợi 9-10 ngày mới có thể phát hiện bằng mắt thường các vết nấm trên ruộng?, Ralph Gaebler, một thành viên của nhóm nghiên cứu khẳng định.
    Thành công của thí nghiệm mở ra một triển vọng sáng sủa cho ngành nông nghiệp. Chẳng hạn, bằng cách thăm bệnh sớm cho cây, chúng ta có thể phát hiện các loài bị sâu bệnh hay nấm tấn công, ngăn chặn bệnh lây lan. Chúng ta cũng biết được những loại rau nào nên dự trữ và chuyên chở cùng nhau, loại nào thì không. Chẳng hạn, táo tiết ra hàm lượng ethylene khá cao, khiến các loài cây xung quanh nhanh bị héo, vì thế, tốt nhất là các nhà sản xuất hoa quả không nên trộn lẫn hai thứ đó với nhau.
    B.H. (theo Cosmi)

    BachHop

Chia sẻ trang này