1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin hàng ngày

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi tommygirl, 07/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Bản tin hàng ngày

    Hội nhập kinh tế quốc tế của ngành : Nhiều cơ hội, lắm gian nan

    Hội nhập kinh tế quốc tế trong viễn thông là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải hiểu rõ bản chất, nắm vững thời cơ, vận hội.

    Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết đã tạo môi trường pháp lý và cơ hội để đầu tư viễn thông và công nghệ thông tin theo chiều sâu. Hiệp định có một số chương, điều, khoản liên quan đến viễn thông (cáp quang, cáp hữu tuyến, cắt giảm thuế nhập khẩu) liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ, vấn đề bãi bỏ cấp phép đầu tư trong đó có viễn thông. Việt Nam áp dụng văn bản Tham chiếu của WTO trong lĩnh vực viễn thông, đảm bảo kết nối công khai thủ tục cùng các vấn đề liên quan đến kết nối công bằng, minh bạch trong việc sử dụng nguồn tài nguyên viễn thông.

    Hiệp định đa phương WTO, Hiệp định song phương Việt - Mỹ đã đưa ra nghĩa vụ pháp lý cơ bản, có những cam kết giảm bớt hạn chế dịch vụ trong phụ lục của GATS và các văn bản tham chiếu WTO. Chương II Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ chỉ ra rằng Nhà nước vẫn có quyền quản lý viễn thông, quản lý dưới bất kỳ hình thức nào. Điều II của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ cho biết chế độ tối huệ quốc yêu cầu Việt Nam phải đãi ngộ cho các nhà cung ứng dịch vụ viễn thông Mỹ giống như các nhà cung ứng dịch vụ của các nước khác.

    Nhiều cơ hội tiềm năng
    Cơ sở hạ tầng viễn thông tăng trưởng nhanh, đúng hướng, sử dụng công nghệ mới, chọn lọc, tạo điều kiện cho công tác quản lý hiệu quả, thu hút được các nhà đầu tư Mỹ, quan hệ quản lý Nhà nước về viễn thông ở Việt Nam và Mỹ được nâng lên, khai thác thị trường viễn thông một cách có chiều sâu. Đó là những cơ hội cho Bưu điện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nhận định việc triển khai Hiệp định sẽ mang lại cho phía Việt Nam bốn cơ hội lớn: Đầu tiên là với thế mạnh là nước đi đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam từng bước thu hút các nhà đầu tư từ Mỹ, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng xã hội thông tin của Việt Nam. Phát triển mới và đa dạng hoá các dịch vụ và công nghệ dịch vụ viễn thông mới nhằm khai thác thị trường viễn thông có chiều sâu và hiệu quả hơn. Thứ hai là việc triển khai Hiệp định sẽ tăng tính cạnh tranh lành mạnh của thị rường viễn thông trong nước. Thứ ba là sẽ tạo điều kiện thuận lợi từng bước để Viễn thông Việt Nam hội nhập thế giới (WTO). Cuối cùng, đây là cơ hội tốt để hợp tác chống nạn khai thác trái phép dịch vụ viễn thông chiều từ quốc tế về Việt Nam (mà thời gian qua phần lớn từ Mỹ).

    Nhưng vẫn còn rào cản
    Quá trình hội nhập mang lại cho phía Việt Nam nhiều cơ hội song thách thức cũng không phải là nhỏ. Trước tiên phải kể đến việc cần gấp rút xây dựng hệ thống Văn bản dưới Pháp lệnh về Viễn thông. Một vài chi tiết trong Nghị định Bưu chính Viễn thông còn chung chung, chẳng hạn như chưa nêu rõ thế nào là ?ophản ánh giá?. Thứ hai là việc tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Thứ ba là cần có cơ chế thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của các doanh nghiệp, cân đối đầu tư, phát triển các dịch vụ phổ cập, dịch vụ cơ bản và dịch vụ mới đảm bảo tiêu chí phát triển chung và ổn định. Thứ tư là cần có cơ chế tính giá cước các dịch vụ viễn thông trên cơ sở chi phí cũng như cơ chế và chi phí kết nối mạng công bằng.

    Một số vấn đề khác cũng đang là thách thức với Bưu điện Việt Nam như yêu cầu phát triển mạng viễn thông nông thôn trong khi vẫn đảm bảo các mục tiêu kinh doanh, phát triển thông tin di động, phổ cập Internet và công nghệ thông tin; phát triển thương mại điện tử và phát triển nguồn nhân lực.


    Theo Báo Bưu điện Việt Nam


    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  2. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Nhạc cổ điển giúp trẻ thông minh hơn
    Nghiên cứu "Âm nhạc cổ điển tác động trên hoạt động nhận thức của trẻ em" của bác sĩ Đào Trần Thái, chuyên gia về tâm thần Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh tại hội thảo Nuôi con thông minh do Công ty Mead Johnson tổ chức ngày 19.11.2002 cho thấy: nhạc giao hưởng có tiết tấu phức tạp, giai điệu trầm bổng du dương có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ của trẻ, giúp trẻ thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
    Trong 2 tháng đầu tiên trong bụng mẹ, não trẻ phát triển đạt 80% não người lớn, nên nhạc giao hưởng cổ điển chính là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển trí não của trẻ ở giai đoạn này.
    Nghiên cứu ghi nhận rằng, trẻ được kích thích bởi âm nhạc ở giai đoạn tiền sinh sẽ có các kỹ năng tiến bộ trong quan hệ xã hội, ngôn ngữ, khả năng tính toán, tư duy... vượt trội hơn trẻ không được nghe nhạc. Mặt khác, nhiều thai phụ có biểu hiện trầm cảm tại TP Hồ Chí Minh nghe nhạc giao hưởng cổ điển cũng có những chuyển biến tích cực về mặt tinh thần và con của họ khi chào đời khỏe mạnh và rất nhanh nhạy.
    Một nghiên cứu khác của bác sĩ Susan Ludington, người sáng lập Hội Giáo đục kích thích trẻ sơ sinh (Infant Stimulation Education Association) cho rằng nhịp của nhạc cổ điển tương tự như nhịp đập của trái tim người mẹ nên khi nghe nhạc, trẻ sơ sinh cảm thấy được xoa dịu, vỗ về. Tuy nhiên, không phải các loại nhạc giao hưởng cổ điển đều có tác dụng trên, mà chỉ có nhạc của các tác giả như Mozart, Chopin, Beethoven... mới giúp trẻ phát triển não bộ, kích thích hoạt động trí tuệ, khả năng sáng tạo?
    Theo Báo Thanh Niên
    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  3. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Hai đứa trẻ làng Châu Hiệp
    Đó là hai đứa trẻ bị mắt căn bệnh thế kỷ, đã mất cả cha lẫn mẹ. Đau đớn hơn, vì sự kỳ thị của xã hội, chúng mất quyền đến trường, mất hết bạn bè, mất cả những lần theo bà đến quán bún đầu làng ăn sáng... Nhưng, chúng vẫn còn bà, còn cô giáo làng quan tâm săn sóc, dạy dỗ. Có điều, ở làng quê bình yên, êm đềm tiếng thoi đưa như làng Châu Hiệp (Duy Xuyên, Quảng Nam), sự quan tâm như thế vẫn còn quá ít ỏi...
    Hoài Nam nghĩa là nhớ về phương Nam, đó là nỗi thương nhớ cháy lòng của người cô phụ chờ chồng được đặt vào tên con trẻ. Nhưng trớ trêu thay, ngày trở về của người cha lại là điểm bắt đầu của một chuỗi bi kịch, bi thương đến độ, có thể người giàu trí tưởng tượng nhất cũng khó lòng nghĩ ra được, trong không gian của một làng quê bình yên, êm đềm tiếng thoi đưa như làng Châu Hiệp, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam).
    Sóng sau luỹ tre làng
    Sông Thu Bồn gặp Vu Gia ở Giao Thuỷ, trên đường xuôi về cửa Đại đã rẽ sang phía bắc một nhánh nhỏ như dải lụa đào ôm gọn làng Châu Hiệp. Phù sa từ con sông, ngàn đời bồi đắp nên những nương dâu xanh mướt của làng. Và có lẽ cuộc sống trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa của Châu Hiệp cứ phẳng lặng trôi như dòng sông nhỏ nếu không có một ngày, bỗng dưng trai gái làng cứ rùng rùng hành phương Nam tìm kiếm tương lai. Trong số này có cô gái trẻ Huỳnh Thị Hồng. Vào TP.Hồ Chí Minh không bao lâu, cùng cảnh đồng hương, Hồng gặp một thanh niên quê Hội An và một mâm trầu, hai chai rượu đã nối kết cuộc đời hai công nhân trẻ. Kết quả của cuộc tình ly hương là hai cháu Nguyễn Huỳnh Như Phương và Nguyễn Huỳnh Hoài Nam lần lượt chào đời được mẹ đưa về quê cùng sống với bà ngoại. Rồi một ngày đầu năm 1999, gia đình mừng tủi đón anh trở về. Cứ nghĩ một ngày vui sum họp mà lòng rộn ràng, nhưng chị không hề ngờ rằng, từ lâu trong anh đã mang căn bệnh thế kỷ. Mãi đến ngày anh im lặng về Hội An điều trị căn bệnh ho kéo dài rồi không trở lại, sau đó bệnh viện yêu cầu cả ba mẹ con cùng sang để xét nghiệm thì mới hay tin sét đánh, anh đã truyền cho cả mẹ lẫn con căn bệnh AIDS tự bao giờ. Vài tháng sau, anh ra đi trước, chị theo sau để lại Phương lúc này 5 tuổi và Nam 3 tuổi côi cút bên bà ngoại đã ngoài 60.
    Chúng tôi về làng Châu Hiệp. Đường xa, ngoắt ngoéo nhưng đến nhà Phương, Nam không khó tìm chút nào. Từ thị trấn Nam Phước, cách đó đến vài cây số, nhưng hầu như không ai không biết "ngôi nhà sida". Dẫn đường cho chúng tôi là ba cán bộ trẻ của Huyện đoàn và Hội Chữ thập Đỏ huyện. Cả ba cán bộ đều đã đến đây nhiều lần. Đi trên đường, người làng biết ngay đưa khách vào thăm Phương và Nam. Ai cũng chia sẻ bằng một cái tặc lưỡi "tội nghiệp..." nhưng tuyệt nhiên không ai có ý định cùng chúng tôi vào nhà. Cũng dễ hiểu thôi, ở một làng quê trù phú và êm đềm như vậy thì chuyện cả một gia đình mắc phải căn bệnh lây nhiễm mà y học thế giới đang bó tay giống một làn sóng dữ truyền xa và đọng lại mãi trong tâm thức sợ hãi của họ. Ngay sau hôm chôn cất mẹ xong, lớp học của Phương cứ ngày vắng hẳn, cả làng nói thẳng, không ai muốn cho con mình đến trường học cùng em. Ngay cả khi em nhớ bạn đến nhà chơi cũng bị đuổi về. Chịu đựng được mấy hôm, các thầy cô giáo nhà trường đành "cắn răng" bảo bà ngoại cháu "đừng đưa Phương đến trường nữa". Dường như em cũng hiểu ra điều gì đó nên im lặng không đòi bà ngoại dẫn đi học như mọi hôm. Bà kể: "Đến như quán bún đầu làng tôi thường dẫn các cháu ra ăn, gần như không ai còn muốn lui tới. Cô bán quán phải năn nỉ: "Bà ơi, đừng dẫn cháu đến đây nữa, mua về nhà mà ăn". Trong căn nhà nhỏ, trống trải vừa được Chương trình AIDS trên quốc lộ 1 A giúp đỡ xây dựng hôm tháng 8.2002, ba bà cháu ngồi tỉ mẩn sắp những mẫu ghép hình. Không biết có phải nhớ trường, nhớ bạn không mà Phương tháo ra, lắp vào, bày cho em trai sắp mãi những ngôi nhà dài, từng ô dọc theo chân tường. Trên bàn thờ, di ảnh chị Hồng buồn bã im lìm nhìn xuống hai con trẻ. Trước khi chị mất, đã có lần chị mua thuốc chuột về để ba mẹ con "cùng đi" không thì sợ hai cháu rồi sẽ côi cút, bơ vơ.
    Bàn tay đưa về phía các em
    Có lẽ hạnh phúc duy nhất và cuối cùng mà cuộc đời ban tặng cho Phương, Nam đó là cô giáo Phan Thị Quỳnh Châu. Sau ngày Phương không đến trường nữa, cô Châu tự nguyện đến với các em không chỉ trong vai trò của người thầy mà còn thay thế cả vai trò người mẹ hai cháụ. Bà ngoại Phương kể: "Cô Châu tốt lắm. Hàng ngày cô vẫn nấu nước muối tắm rửa cho chúng, rồi mỗi tháng cô xuống Hội An để nhận tiền trợ cấp cho hai cháu... ". Bà kể xong câu chuyện thì đồng hồ cũng vừa điểm 12 giờ trưa. Đó là giờ từ Trường cấp II Nguyễn Thành Hãn cách đó non cây số, cô về thẳng nhà Phương và Nam. Thấy bóng cô ngoài ngõ cả Phương và Nam đều mừng rỡ, ngây thơ khoe với cô "chị Châu ơi, có mấy chú tới quay phim bọn con". Gặp cô, có lẽ đó là ngạc nhiên lớn nhất mà trong đời làm báo chúng tôi gặp. Chỉ mới 23 tuổi, chưa lập gia đình, cô giáo còn quá trẻ để dám bước qua sự sợ hãi và rào cản dư luận trong làng mà đến với các cháu. Châu nói thiệt lòng: " Ban đầu cũng sợ nhưng rồi thương hoàn cảnh Phương với Nam quá nên bây giờ em cũng không nghĩ đến chuyện đó nhiều lắm. Kể cả chồng sắp cưới của em cũng vậy, anh cũng chở cháu đi chơi khắp nơi". Rồi cô kể, tuy mới ít tuổi nhưng trong tâm thức, dường như cháu Phương đã nhận biết điều gì đó khủng khiếp về tương lai của hai chị em. Sau ngày mẹ mất, từ lúc ăn đến khi ngủ, Phương không hề rời cu Nam một bước. Đi đâu cũng nắm chặt tay và đưa em đi cùng. Có hôm đang dạy tập đọc, đột ngột nó bỏ sách bảo, cô Châu dạy chữ mà không dạy hát, dạy múa cho con. Bởi vậy cứ nhiều hôm hai chị em dắt nhau đến trường đầu làng đứng ngoài ngó vô các bạn học. Có hôm trong đó giờ học hát, ngoài này cháu cũng hát theo, múa cháu cũng múa theo, nhưng không bao giờ bước qua khỏi cổng trường. Nam cũng vậy, không một giây nào rời xa chị. Có một thói quen từ hai năm qua là chiều chiều hai chị em hay sang nhà, trên tay cầm nắm hương, bảo cha tôi dẫn đi lùa bò. Đó là thời gian hai chị em vui vẻ lắm vì được chạy chơi trong không gian rộng rãi của cánh đồng làng và cũng để thắp hương cho mẹ. Có hôm Nam bảo, mẹ con đâu cô? Con nhớ mẹ lắm. Cho nên dù có bận bao nhiêu việc em cũng thu xếp mỗi ngày qua nhà dạy học và lo cho hai cháu.
    Nếu tính cả thời gian trong bào thai thì cả Phương và Nam mang virus HIV bằng số tuổi của mình (8 và 5 tuổi). Anh Công, Hội Chữ thập Đỏ cùng đi cho biết, hai cháu đang có biểu hiện xuống cân. Phương thì nặng hơn. Có hôm em ngồi chơi mà máu cam, máu hậu môn ra lênh láng, đôi lúc trái gió trở trời, trong họng mọc mụn đau lắm nhưng em vẫn cố ăn, cố nhịn tiếng rên để dỗ dành em. Có tối đau nhiều em khóc, nhưng ở đây, với khả năng một địa phương cấp huyện chúng tôi chưa thể làm được gì nhiều cho các cháu. Biết sự ghẻ lạnh của cộng đồng, nhưng cũng đành chịu, bởi chuyện đó ngoài tầm tay của những chương trình tuyên truyền lâu nay. Ngoài các loại thuốc chữa các bệnh cơ hội, các loại thuốc ngăn ngừa sự phát triển của HIV, chúng tôi chỉ mới nghe trên truyền hình. Hiện chính quyền và các tổ chức xã hội chỉ mới chu cấp cho gia đình Phương, Nam mỗi tháng 600.000 đồng. Số tiền trên không thấm vào đâu và có vẻ ngược đời một chút vì hiện hai cháu sống với bà ngoại đã 60, trong khi bà ngoại phải lo cho ông bà cố tuổi đã 90.
    ***
    Vẫn biết căn bệnh thế kỷ không chừa một ai và gây không ít cảnh thương tâm trong cuộc sống, nhưng với hai cháu Phương, Nam ra về mà lòng chúng tôi cứ như muối xát. Chợt nhớ cách đây vài ngày, một phóng sự truyền hình có ghi lại câu chuyện ở đất nước Nam Phi xa xôi về một phụ nữ, cưu mang cháu bé cũng mắc bệnh AIDS và nhiều tổ chức xã hội đã sử dụng các loại thuốc tốt nhất để kéo dài cuộc sống của em trong khi chờ khoa học tìm ra thuốc chữa; rồi báo chí mới đưa tin về một trung tâm nuôi dạy, chữa bệnh cho đối tượng trẻ em mồ côi mắc bệnh AIDS mới khai trương tại TP.Hồ Chí Minh. Còn Phương và Nam đang cô độc, chống chọi với căn bệnh thế kỷ trong ngôi làng nhỏ bên bờ Thu Bồn này thì sao? Bàn tay nào đưa về phía các em?
    Theo Báo Lao động
    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  4. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Xích mích gia đình.... chồng dùng xăng đốt vợ
    2h chiều 2/12, do xích mích vợ chồng, không kiềm chế được, Lê Xuân Quảng, sinh năm 1963, trú tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã lấy xăng trong xe máy, đổ xuống sàn nhà để đốt vợ. Rất may mắn, chị Lương Kim Lan, vợ Quảng đã được hàng xóm phá cửa vào cứu.
    Chị Lương Kim Lan lấy anh Lê Xuân Quảng đã lâu và có với nhau hai đứa con. Vợ làm nghề bán xổ số gần nhà, chồng làm giáo viên dạy sửa chữa xe máy cho một công ty cổ phần nên kinh tế gia đình cũng không đến nỗi nào. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây hai người hay có những xích mích nhỏ với nhau. Cách đây mấy năm, gia đình chị Lan có gom góp và vay mượn thêm tiền để mua ngôi nhà ở 31, ngõ 4, tổ 42, phường Thanh Xuân Trung (là nhà đang ở bây giờ).
    Khi mua căn nhà này, bà Vũ Hồng Sáng là mẹ anh Quảng đã giúp đỡ cho anh chị vay ít tiền và còn đứng tên hộ. Vừa qua, khi cần tiền để trả nợ cho bà Sáng, gia đình chị Lan đã bán ngôi nhà cũ được 240 triệu đồng. Cách đây một tuần, anh Quảng có mang tiền đến trả nợ cho mẹ mình nhưng lại không mang giấy tờ nhà mà bà Sáng đang cầm về. Hai vợ chồng đã cãi nhau quanh chuyện bà Sáng chưa đưa giấy tờ nhà.
    Sáng ngày 2/12, anh Quảng đi làm như bình thường. Chị Lan đã gọi điện thoại di động cho chồng để nói về chuyện giấy tờ nhà. Đang dạy ở xưởng sửa chữa tại phố Khuất Duy Tiến, thấy vợ gọi điện anh Quảng có mở máy nghe nhưng sau đó biết là vợ gọi nên lại tắt máy. Biết là chồng trốn mình, đầu giờ chiều chị Lan đã đến tận nơi để ''nói chuyện''. Quá tức giận Lê Xuân Quảng theo vợ về nhà và hai người đã cãi vã. Không kiềm chế được, anh ta dọa sẽ giết vợ.
    Đến 2h chiều, Quảng khoá trái cửa lại và mở nắp bình xăng xe máy, cho xe nằm xuống đất để xăng trong bình chảy ra ngoài. ''Mày có tin tao dám làm không ?''- Quảng lăm lăm bật lửa trong tay và dọa vợ. Sau đó, anh ta chạy lên gác xép để mở cửa sổ. Sợ chồng giận dữ sẽ làm liều, chị Lan bấm điện thoại gọi cho cảnh sát 113 tới cứu. Đang nói giữa chừng Quảng đi từ trên gác xép xuống và giật lấy điện thoại. Thấy chị Lan kêu cứu, Quảng xông vào định đánh. Sẵn có chiếc chăn bông ở bên cạnh, Quảng cầm phủ lên xe máy rồi châm lửa vào số xăng đã chảy trên nền nhà và chạy lên gác xép.
    Lửa bùng lên rất to, không có lối ra, cửa lại bị khoá trái nên chị đã bám vào cửa sổ kêu cứu. Mấy người hàng xóm nghe tiếng chạy sang phá cửa đưa chị ra ngoài. Lúc này mọi người mới thấy trên người chị Lan bị bỏng nên đưa chị đi viện.
    Tại Viện Bỏng Quốc gia, các bác sĩ cho biết chị Lan bị bỏng ở độ 2 đến độ 3 (15% cơ thể) từ nửa bụng trở lên.
    Nhiều người dân xung quanh khu vực cho biết ngày thường anh Quảng hiền lành nhưng cục tính. Cách đây hai tháng, do mâu thuẫn gia đình, Quảng đã khoá trái cửa lại đánh vợ, không cho ai vào can.
    Hiện nay cơ quan công an đang tiến hành điều tra thêm để làm rõ vụ việc.
    Thế Vinh
    Theo (VASC Orient)
    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  5. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Tăng dân số ở Ấn Độ
    Thấy gì qua đứa bé thứ 1 tỉ và người mẹ
    Đầu thập niên 50, trung bình mỗi phụ nữ Ấn Độ sinh nở 6 lần. Để đối phó với nguy cơ bùng nổ dân số, Ấn Độ là quốc gia đầu tiên đề ra kế hoạch kiểm soát mức tăng trưởng dân số. Nửa thế kỷ sau, sinh suất có giảm nhưng theo đánh giá của LHQ, vấn đề số 1 của đất nước Nam Á này vẫn là áp lực dân số với mức tăng hằng năm hiện nay khoảng 19 triệu người, tức bằng cư dân của cả nước Úc.
    Aasthah đã 2 tuổi rưỡi và hiện sống ở vùng ngoại ô thủ đô New Delhi với cha mẹ, ông bà nhưng cô bé rất nổi tiếng: khi ra đời hồi tháng 5.2000, Aasthah được chính thức công nhận là công dân thứ 1 tỉ của Ấn Độ. Con số đó đáng báo động nhưng bất chấp những nỗ lực của chính quyền trong việc kế hoạch hóa gia đình, theo ước tính, đến nay cư dân nước này khoảng 1,05 tỉ người. Mức tăng đặc biệt cao ở vùng trung bộ Ấn Độ, nơi cộng đồng người nói tiếng Hindu chiếm đa số.
    Tại thị trấn nhỏ Dadri thuộc bang Uttar Pradesh, có một đôi vợ chồng nổi tiếng "nhờ" đông con. Bà vợ Begum sinh nở 29 lần nhưng có 5 con đã chết và hiện bà còn đến 24 người con. Begum cho biết, bà sinh đứa con đầu lòng vào năm Ấn Độ độc lập 1947 và sinh dài dài cho đến khi? hết sinh được thì thôi. Còn người chồng, ông Omar thì được đồn cảnh sát nhận vào làm công việc lặt vặt và rất tự hào vì thỉnh thoảng được mọi người công kênh vì ?othành tích? có con đông của mình. Hơn nữa, đại gia đình của ông quần tụ sống gần nhau, tất cả con ông đều có việc làm và kiếm đủ tiền nuôi gia đình. Theo chuyên gia dân số - bà Usha Rai, thì đại gia đình như kiểu bà Begum với 24 con là trường hợp ngoại lệ, nhưng những "gia đình lớn" thì rất thông thường ở Ấn Độ. Nguyên nhân là do tình trạng thất học nên những hiểu biết về kỹ thuật đơn giản để kế hoạch hóa gia đình như việc sử dụng condom vẫn còn hạn chế.
    Vấn đề dân cư trở nên nghiêm trọng đối với Bombay, thành phố 18 triệu dân nhưng một nửa số này phải ngủ trên đường phố hoặc sống trong những túp lều ổ chuột. Theo dự báo, đến năm 2020, Bombay sẽ thay thế Tokyo của Nhật trong danh hiệu thành phố đông dân nhất thế giới: Bombay 28,5 triệu, Tokyo 27,3 triệu người. Ngoài ra, đến lúc đó, trong số 10 thành phố đông đúc nhất thế giới, Ấn Độ sẽ có thêm 2 thành phố khác nữa là New Delhi và Calcutta.
    Vào năm 1900, tất cả những thành phố đông dân nhất thế giới đều tập trung ở Bắc Mỹ và châu Âu. Nhưng đến năm 2000, trong số 19 thành phố có cư dân trên 10 triệu người thì chỉ có 3 thành phố Tokyo, New York và Los Angeles là thuộc các nước công nghiệp hóa. Trong khi mức tăng dân số tại các thành phố thuộc các nước phát triển tương đối ổn định, thì hầu hết các thành phố thuộc các nước nghèo và kém phát triển đã tăng một cách vô tội vạ và vượt khỏi tầm kiểm soát của chính phủ các nước. Hiện nay, 47% số dân hơn 6 tỉ người trên địa cầu sống ở đô thị và tỷ lệ đó dự kiến sẽ tăng lên đến 66% vào năm 2050. Không riêng gì các nước nghèo mà ngay cả ở các nước giàu có, những người được đào tạo tốt thường có khuynh hướng chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống mà mục đích là tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Điều đó tất yếu sẽ gây áp lực lớn đối với các đô thị mà những nhà quản lý buộc phải có tầm nhìn chiến lược xa hơn để dự báo những mức cầu phát sinh trong vòng vài thập niên tới.
    Theo Báo Thanh Niên
    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  6. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Bảo hiểm y tế (Chi trả thêm 97 loại thuốc)
    Theo Bộ Y tế, từ ngày 18/12, bảo hiểm y tế sẽ thanh toán thêm 90 loại thuốc tân dược và 7 loại thuốc y học cổ truyền. Đây là những thuốc đặc trị, đắt tiền mà trước đây quỹ chưa có khả năng chi trả.
    Đợt bổ sung thuốc này sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều trị. Các nhóm thuốc gồm: giảm đau, hạ sốt, thuốc chống viêm không steroid điều trị bệnh gút và khớp; cấp cứu và chống độc; tâm thần, chống rối loạn tâm thần; trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn; chống ung thư và giảm miễn dịch; tim mạch, hormon, nội tiết tố...
    Như vậy, bảo hiểm Y tế sẽ chi trả tổng cộng 548 loại thuốc tân dược tên gốc (tương đương khoảng 4.000-5.000 loại biệt dược).
    Theo Báo Thanh Niên
    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  7. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    AIDS : Mối đe doạ sự tăng trưởng bề vững ở Châu Á
    Nạn dịch AIDS có thể làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ và Trung Quốc giảm khoảng 1/3. Theo nhà nhân khẩu học nổi tiếng người Mỹ Nicholas Eberstadt, đó mới chỉ là viễn cảnh lạc quan. Giả thiết bi quan hơn thì cho rằng tác động của nạn dịch này đến nền kinh tế sẽ thực sự nghiêm trọng.
    Bệnh AIDS có nguy cơ bùng phát ở 2 quốc dân đông dân nhất thế giới này. Nó không chỉ là một thảm hoạ của con người mà còn tác động nghiêm trọng đến sức tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, chính phủ nhiều nước vẫn chưa nhận thức được vấn đề này.
    ''Rõ rằng HIV/AIDS không còn là một vấn đề xa lạ đối với châu Á'', ông Indu Bhushan, nhà kinh tế cao cấp tại Ban lưu vực sông Mekong thuộc Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Manila khẳng định. Ông cho rằng chính phủ các nước đừng để nạn dịch AIDS ảnh hưởng đến sức tăng trưởng kinh tế. Căn bệnh này sẽ tràn lan khắp khu vực châu Á nếu họ không hành động theo những tấm gương như Thái Lan và Cambodia.
    ''Châu Á vẫn còn có đủ thời gian bởi vì họ chưa bị nạn HIV/AIDS hoành hành như ở vùng cận sa mạc Sahara, châu Phi, nhưng chúng ta cũng không được lãng phí thời gian'', ông Bhushan nói.
    Đến cuối năm 2001, có khoảng 28 triệu người trong tổng số 40 triệu người bị nhiễm HIV trên toàn thế giới sống ở vùng cận sa mạc Sahara. Khu vực này đã có 20 triệu người chết vì căn bệnh quái ác này và có khoảng 9% số người ở độ tuổi 15 - 49 bị nhiễm HIV/AIDS.
    Tuy nhiên, ông Eberstadt dự đoán trung tâm của nạn dịch HIV/AIDS sẽ dịch chuyển sang vùng Eurasia, tức là châu Á và Nga. Mặc dù, tỷ lệ người bị nhiễm bệnh không cao bằng khu vực cận Sahara, song thiệt hại về kinh tế, ở 3 nước Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ cực kỳ lớn.
    Kịch bản chết người
    Tỷ lệ người nhiễm HIV mới chỉ là phỏng đoán, nhưng Liên hợp quốc đã báo động các nước châu Á về tỷ lệ nhiễm bệnh cũng như số người nhiễm bệnh hiện nay.
    Trong một bản báo cáo được công bố trong ngày thế giới vì bệnh AIDS hôm 24/11 vừa qua, LHQ ước đoán rằng có khoảng 7,2 triệu người ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã bị nhiễm HIV, tăng 10% so với năm 2001 với tỷ lệ lây nhiễm ở một số vùng ở Ấn Độ và Trung Quốc lên tới 10-20%.
    Theo Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), Ấn Độ sẽ có 20 - 25 triệu người nhiễm HIV và Trung Quốc cũng có khoảng 10 - 20 triệu người nhiễm HIV vào năm 2010.
    Ông Eberstadt đã viết lên 3 kịch bản về nạn dịch HIV/AIDS. Trong trường hợp nhẹ nhất, tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh là 1,5% thì có khoảng 21 triệu người chết ở Ấn Độ và 19 triệu người chết ở Trung Quốc trong giai đoạn 2000 - 2025.
    Hiện nay, gần 4 triệu người Ấn Độ đã bị chết vì căn bệnh AIDS, chỉ thấp hơn Nam Phi. LHQ cho rằng hiện nay Ấn Độ có khoảng 1% số người trưởng thành bị nhiễm bệnh.
    Trong trường hợp thứ hai, giả sử tỷ lệ người mắc bệnh lên tới 5% ở Ấn Độ và 3,5% ở Trung Quốc thì số người chết ở 2 nước này có thể lên tới 56 và 40 triệu người.
    Như đã từng chứng khiến ở khu vực miền nam châu Phi, do nạn dịch HIV mà giáo dục đại học và đạo tạo công nhân kỹ thuật, 2 yếu tố cực kỳ quan trọng nâng cao sức lao sản lượng, đã bị tác động nghiêm trọng. Số người ở độ tuổi lao động giảm nên đầu tư trực tiếp, chuyển giao công nghệ cũng bị ảnh hưởng.
    Dựa trên tiêu chí tuổi thọ trung bình, ông Eberstadt cho biết, trong trường hợp nhẹ nhất, năng suất sản xuất của một người ở độ tuổi lao động ở Ấn Độ sẽ giảm 2/5 so với bình thường, tức thời điểm không có căn bệnh AIDS đe doạ. Khi đó, năng suất sản xuất của một công nhân vào năm 2025 sẽ không cao hơn so với thời điểm hiện nay.
    Đối với Trung Quốc, trong trường hợp nhẹ nhất thì năng suất sản xuất của một công nhân sẽ giảm xuống còn một nửa; trong trường hợp xấu nhất thì năng suất lao động sẽ liên tục giảm trong vòng 25 năm tới. Theo bản báo cáo của Trung tâm phòng chống bệnh và Bộ Y tế Trung Quốc, GDP của nước này sẽ giảm 22,5 tỷ nhân dân tệ (2,7 tỷ USD) trong thập kỷ tới trong trường hợp khả quan nhất, và lên đến 40 tỷ nhân dân tệ đối với trường hợp xấu nhất.
    ADB cho biết, chính phủ các nước cần phải sớm ngăn chặn nạn dịch AIDS và quan tâm nhiều hơn đến những người bị nhiễm bệnh ở các hộ gia đình nghèo.
    (Anh Đức - Theo Reuters)
    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  8. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    Trời ... đúng là dân du lịch có khác ... nhiều tin tức ở khắp nơi ... hì hì ... Hôm nay cũng có tin tức mới đó ... , có thông báo mới ...
    Thông báo ... hôm nay không có thông báo ... !!!???
    BC
    Đời là bể khổ , học là bể đầu và yêu là lủng túi ...
    U 'll be alone if U don't need me , and U 're crazy if U need me ...
    Сой,и с fма ...!!!
  9. tommygirl

    tommygirl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Trời ạ... thế mà cũng nói. Nếu anh có anh post lên cùng em đi hic hic
    [​IMG]
    iou245@yahoo.com​
  10. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    Anh thì cũng chỉ có mỗi tin tưc về chính anh thôi ... , hàng ngày làm gì , ăn gì , chơi gì ... hì hì ... chứ tin tức trên thế giới thì anh chỉ có vào vnexpress xem thôi ... chứ cũng chẳng biết vào đâu xem nữa .. hì hì ... vì cũng nhác quá ... nhưng các bài viết về khoa học thì anh có cũng nhiều ... hì hì ... nhưng chắc là cũng chẳng đến nỗi đưa lên bản tin hàng ngày như thế này được ... vì có ai lại mỗi ngày khám fá ra một ... giải nobel mới đâu ... hì hì ...
    Còn hôm nay ... mình lại giả vờ quên mất thời khoá biểu như thế nào ... hì hì ... ở nhà ngủ thích hơn ... !!??
    BC
    Đời là bể khổ , học là bể đầu và yêu là lủng túi ...
    U 'll be alone if U don't need me , and U 're crazy if U need me ...
    Сой,и с fма ...!!!

Chia sẻ trang này