1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin HỌC SINH - SINH VIÊN

Chủ đề trong 'Đại học Đà Nẵng (DNU)' bởi VietSeism, 26/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Bản tin HỌC SINH - SINH VIÊN

    Ban hành quy chế tuyển sinh 2008
    17/02/2008

    "Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng com pa được dùng bút chì). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xoá...."


    Đó là những quy định liên quan đến quyền lợi của thí sinh do Bộ GD-ĐT quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2008 thông báo ngày 15/2.

    Quy chế nêu rõ: Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn thảo được văn bản; Không được mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác. Không được hút thuốc trong phòng thi.

    Thí sinh phải có mặt tại trường đã đăng ký dự thi theo đúng thời gian và địa điểm ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục. Nếu thấy có những sai sót hoặc nhầm lẫn về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng, khu vực ưu tiên, khối thi, trường và ngành học,... thí sinh phải báo cáo HĐTS để điều chỉnh ngay. Trường hợp bị mất Thẻ dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo và làm cam đoan để Uỷ viên phụ trách điểm thi xem xét, xử lý.

    Đồng thời, thí sinh phải có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề thi không được dự thi. Vắng mặt một buổi thi, không được thi tiếp các buổi sau.

    Thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi đã nộp bài làm, đề thi cho cán bộ coi thi, trừ trường hợp ốm đau cần cấp cứu do người phụ trách điểm thi quyết định.

    Về chính sách ưu tiên theo khu vực vẫn thực hiện như năm trước: Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó.

    Các trường hợp học sinh (HS) các trường phổ thông dân tộc nội trú; HS các trường, lớp dự bị ĐH; HS các lớp tạo nguồn được mở theo quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc UBND cấp tỉnh được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú.

    Quân nhân, công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ.

    Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ gồm 2 phần: Phần chung đối với tất cả thí sinh và phần riêng dành cho thí sinh học theo chương trình THPT phân ban thí điểm và phần riêng cho thí sinh học theo chương trình không phân ban. Thí sinh chỉ được làm phần riêng thích hợp.

    Thí sinh nào làm cả 2 phần riêng (dù làm hết hay không hết) bài làm coi như phạm quy và không được tính điểm phần riêng. Phần chung vẫn được chấm điểm.
    ------------
    Kỳ thi tuyển sinh vẫn được tổ chức 3 đợt: đợt 1 khối A (trong 2 ngày 4,5/7); đợt 2 thi khối B,C,D (trong hai ngày 9,10/7) và đợt 3 thi CĐ (trong 2 ngày 15,16/7).

    Mỗi đợt thi thí sinh có 3 nguyện vọng (NV). Thí sinh trúng tuyển 1 NV sẽ không được đăng ký xét tuyển các NV tiếp theo, Phó Vụ trưởng Vụ ĐH& Sau ĐH (Bộ GD-ĐT) Ngô Kim Khôi cho biết.


    (theo Vietnamnet)
  2. vietqna

    vietqna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    0
    Tuyển sinh 2008: Thí sinh có mấy nguyện vọng?
    19/02/2008
    Mỗi thí sinh sẽ tăng được cơ hội trúng tuyển của mình thông qua các nguyện vọng (NV) mà thí sinh đăng ký. Tuyển sinh theo phương án 3 chung bắt đầu được áp dụng từ năm 2002 với ý nghĩa các ngành, các trường cùng khối sẽ thi chung trong một đợt, dùng chung một đề thi cho từng khối thi, từ đó có một điểm lợi lớn cho thí sinh là các trường đại học (ĐH), và năm nay là cả cao đẳng (CĐ), có thể dùng chung kết quả thi để xét tuyển.
    Điều chỉnh qua từng năm
    Trong năm thi chung đầu tiên, đúng là mỗi thí sinh có 3 NV. Ba NV này được gọi là các NV "cứng", vì cả 3 NV được ghi đầy đủ trên hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) của mỗi thí sinh. Sau khi các trường xét tuyển thí sinh trúng tuyển theo NV1, những thí sinh nào không trúng tuyển sẽ được chuyển danh sách đến trường mà thí sinh đăng ký NV2, nếu tiếp tục không trúng tuyển thì trường NV2 sẽ chuyển tiếp cho trường NV3. Theo cách này, thí sinh sẽ ngồi yên một chỗ chờ các trường "di chuyển" hồ sơ dữ liệu cho nhau. Nhưng thực tế cho thấy cách làm này không ổn về mặt kỹ thuật nên việc xét tuyển NV2, NV3 rất khó khăn và không hiệu quả.
    Đến kỳ tuyển sinh 2003, việc đăng ký các NV được thực hiện theo phương án "2 cứng 1 mềm", nghĩa là trên hồ sơ ĐKDT chỉ còn ghi được 2 NV, còn NV3 sẽ do thí sinh "tự lo" nếu NV1 và NV2 đều không xét trúng tuyển được. Tuy nhiên, xem ra cách bắt các trường ĐH và thí sinh cùng "di chuyển" cũng chưa ổn, nên từ năm 2004 mỗi thí sinh chỉ còn được ghi một NV trên hồ sơ ĐKDT (đây là NV1). Theo phương án "1 cứng 2 mềm" như vậy thì chỉ còn thí sinh phải "di chuyển" sau khi có các thông báo xét tuyển. Tình hình thực tế từ năm 2004 xem ra khá ổn, tạo được độ linh động và có lợi cho thí sinh nên vẫn được tiếp tục áp dụng cho kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2008.
    Năm 2008 thủ tục thế nào?
    Nhiều thí sinh rất mơ hồ về việc xét tuyển các NV. Hệ quả là hằng năm vẫn có không ít các thí sinh có điểm thi khá cao nhưng lại không trúng tuyển được vào trường nào. Do vậy, việc nhắc lại ý nghĩa và cách thức đăng ký các NV là điều hết sức cần thiết.
    Trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2008, mỗi thí sinh chỉ có thể ghi một NV của mình (và đó là NV1) vào mục 2 của hồ sơ ĐKDT, nếu trường mà thí sinh muốn theo học có tổ chức thi. Thí sinh cần lưu ý là mục 3 của hồ sơ ĐKDT không phải là nơi ghi NV2 (nhiều thí sinh thường nghĩ lầm như vậy).
    Riêng thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, phải khai hồ sơ như sau:

    - Mục 2: Ghi tên trường, ký hiệu trường và khối thi của trường mà thí sinh "dự thi nhờ" (không ghi mã ngành).
    - Mục 3: Ghi tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành của trường không tổ chức thi hoặc của hệ CĐ của trường ĐH mà thí sinh có nguyện vọng học (NV1).
    Sau khi có kết quả thi, mỗi thí sinh có thể rơi vào một trong ba tình huống sau:
    - Tình huống thứ nhất, tốt đẹp nhất, đó là thí sinh trúng tuyển theo NV1. Những thí sinh này sẽ nhận được một giấy báo trúng tuyển và không thể tham gia xét tuyển NV2, NV3 được (vì không có giấy chứng nhận kết quả thi, tức là giấy báo điểm). Như vậy những thí sinh này chỉ còn phải chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để chờ ngày đến trường làm thủ tục nhập học.
    - Tình huống thứ hai, bi đát hơn, đó là thí sinh không trúng tuyển NV1, đã thế, điểm thi lại còn thấp hơn điểm sàn CĐ được quy định hằng năm cho từng khối thi. Trong trường hợp này, thí sinh được cấp một giấy chứng nhận kết quả thi, nhưng cũng không thể tham gia xét tuyển NV2, NV3 vào các trường ĐH-CĐ được mà chỉ có thể đăng ký xét tuyển (nếu có thông báo) vào những trường không bị ràng buộc bởi điểm sàn, ví dụ như một số các trường trung cấp chuyên nghiệp, một số trường nghề...
    - Tình huống thứ ba, thí sinh không trúng tuyển theo NV1, nhưng điểm thi còn cao hơn điểm sàn CĐ đã được quy định cho khối thi. Trong trường hợp này, mỗi thí sinh nhận được hai giấy chứng nhận kết quả thi khác nhau có đóng dấu đỏ, một giấy ghi số 1 và một giấy ghi số 2. Phía sau các giấy chứng nhận kết quả thi này có những mục để thí sinh ghi chi tiết đăng ký xét tuyển NV2 và NV3. Giấy chứng nhận kết quả thi số 1 được dùng đăng ký xét tuyển NV2 và phải được gửi theo đường bưu điện từ ngày 25.8.2008 đến hết ngày 10.9.2008. Kết quả xét tuyển NV2 sẽ được công bố trước ngày 15.9.2008. Giấy chứng nhận kết quả thi số 2 được dùng để đăng ký xét tuyển NV3, được gửi theo đường bưu điện trong khoảng thời gian từ 15.9 đến 30.9.2008. Kết quả xét tuyển NV3 sẽ được công bố trước ngày 5.10.2008.
    Như vậy có thể tóm tắt các điều kiện để được xét tuyển NV2, NV3 như sau:
    - Thứ nhất: thí sinh phải rớt NV1 (chắc chắn không ai muốn điều này)
    - Thứ hai: chỉ được đăng ký xét tuyển NV2, NV3 khi điểm thi trên điểm sàn ĐH-CĐ vào những ngành, những trường có cùng khối thi với NV1,
    - Thứ ba: những ngành (trường) mà thí sinh đăng ký xét tuyển NV2, NV3 phải có thông báo xét tuyển NV2, NV3. Phải nhấn mạnh điều này vì có nhiều ngành điểm chuẩn khá cao và sẽ không xét tuyển NV2, NV3. Những ngành, trường có thông báo xét tuyển NV2, NV3 thường là những trường không tự tổ chức tuyển sinh, hoặc có tổ chức tuyển sinh nhưng tuyển không đủ chỉ tiêu.
    Chuyện xét tuyển các NV những năm qua
    Từ nhiều năm qua, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển theo các NV1, NV2 và NV3 tương đối ổn định và không thay đổi. Tính bình quân trên quy mô cả nước, số thí sinh trúng tuyển theo NV1 hằng năm thường chiếm khoảng 60 - 80% tổng số thí sinh trúng tuyển, còn lại là trúng tuyển theo NV2 (khoảng 25 - 30%) và NV3 (khoảng 5 - 10%).
    Cụ thể, trong năm 2007 vừa qua, số thí sinh trúng tuyển theo NV1 chiếm 63,5%, NV2 chiếm 31% và theo NV3 chiếm 5,5% chỉ tiêu. Những con số này có ý nghĩa hết sức quan trọng mà mỗi thí sinh phải nhận thức được, đó là cơ may trúng tuyển theo NV2, NV3 thấp dần đi rất nhiều. Ngoài một số ngành, một số trường đã dành toàn bộ chỉ tiêu cho NV1 do điểm chuẩn đã quá cao, như trên ta đã thấy số chỉ tiêu dành cho NV2, NV3 chỉ chiếm khoảng 20 - 30%. Hơn nữa, chỉ có các thí sinh trên điểm sàn quy định mới được tham gia xét tuyển NV2, NV3 nên sự cạnh tranh càng gay gắt hơn. Chưa kể một chi tiết khác là một số thí sinh đã trúng tuyển NV1 ở một đợt thi này lại tiếp tục tham gia xét tuyển NV2, NV3 khi có điều kiện ở một đợt thi khác, gây nên cơn sốt ảo, nhất là ở NV3.
    Chúng tôi muốn vẽ nên một bức tranh tổng quát như thế với mong muốn thí sinh hiểu rằng: trúng tuyển theo NV1 là quyết tâm mà thí sinh phải tự mình nêu được ngay từ đầu để từ đó cân nhắc suy nghĩ thật kỹ trước khi chọn ngành để thi và ghi vào hồ sơ ĐKDT ĐH-CĐ 2008.
    (theo Vietnamnet)
  3. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Cấu trúc đề thi trắc nghiệm
    Kỳ thi THPT; tuyển sinh đại học, cao đẳng 2008​
    16:31:00, 04/03/2008

    Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng - Bộ GD-ĐT vừa công bố cấu trúc đề thi trắc nghiệm các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung. Thanh Niên xin giới thiệu đến các thí sinh cấu trúc đề thi một số môn quan trọng.
    (Ghi chú: Số ghi trong dấu [ ] là số câu trắc nghiệm)
    Môn Vật lý
    1. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình phân ban (ban Khoa học tự nhiên; ban Khoa học xã hội và nhân văn)
    Phần chung cho thí sinh 2 ban [32 câu]:
    1. Dao động cơ học [5]
    - Đại cương về dao động điều hòa
    - Khảo sát dao động điều hòa. Năng lượng trong dao động điều hòa
    - Con lắc lò xo
    - Con lắc đơn
    - Tổng hợp các dao động điều hòa
    - Dao động tắt dần
    - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
    2. Sóng cơ học, âm học [3]
    - Đại cương về sóng cơ học
    - Sóng âm
    - Giao thoa
    - Sóng dừng
    3. Dòng điện xoay chiều [7]
    - Đại cương về dòng điện xoay chiều
    - Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện
    - Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh
    - Công suất của dòng điện xoay chiều
    - Máy phát điện xoay chiều một pha
    - Dòng điện xoay chiều ba pha
    - Động cơ không đồng bộ ba pha
    - Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng
    4. Dao động điện từ, sóng điện từ [3]
    - Mạch dao động, dao động điện từ
    - Điện từ trường
    - Sóng điện từ
    5. Tính chất sóng của ánh sáng [5]
    - Tán sắc ánh sáng
    - Giao thoa ánh sáng
    - Bước sóng và màu sắc ánh sáng
    - Tia hồng ngoại
    - Tia tử ngoại
    - Tia Rơn ghen
    6. Lượng tử ánh sáng [4]
    - Hiện tượng quang điện ngoài
    - Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện.
    7. Vật lý hạt nhân [5]
    - Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử
    - Sự phóng xạ
    - Phản ứng hạt nhân.
    - Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng.
    Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học tự nhiên [8 câu]:
    1. Dao động cơ học
    - Con lắc vật lý
    2. Sóng cơ học, âm học
    - Phản xạ sóng
    - Cộng hưởng âm. Hiệu ứng Đốp - ple
    3. Dòng điện xoay chiều
    - Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều
    4. Dao động điện từ, sóng điện từ
    - Thông tin bằng sóng vô tuyến điện
    5. Chuyển động của vật rắn
    - Chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định
    - Mômen lực, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định, điều kiện tổng quát để một vật rắn cân bằng tĩnh, mô men quán tính của một vật
    - Phương trình động lực học của vật rắn, mô men động lượng của vật rắn. Định luật bảo toàn mô men động lượng.
    - Chuyển động của khối tâm vật rắn.
    - Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến
    - Động năng của vật rắn quanh một trục
    - Cân bằng tĩnh của vật rắn
    - Hợp lực của các lực song song. Ngẫu lực, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song
    - Cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định.
    6. Tính chất sóng của ánh sáng
    - Nhiễu xạ ánh sáng
    - Máy quang phổ, quang phổ liên tục quang phổ vạch, phân tích quang phổ
    7. Lượng tử ánh sáng
    - Hiện tượng quang điện trong
    - Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện
    - Sự hấp thụ ánh sáng, màu sắc các vật, sự phát quang
    - Mẫu Bo và nguyên tử Hiđrô
    - Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng - Sơ lược về Laze
    8. Vật lý hạt nhân
    - Thuyết tương đối hẹp
    - Phản ứng hạt nhân phân hạch, nhiệt hạch
    9. Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn
    - Các hạt sơ cấp
    - Mặt Trời. Hệ Mặt Trời
    - Các sao. Thiên hà
    - Thuyết Vụ nổ lớn
    Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học xã hội và nhân văn [8 câu]:
    1. Dao động điện từ, sóng điện từ
    - Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
    2. Lượng tử ánh sáng
    - Hiện tượng quang điện trong
    - Sự phát quang: lân quang, huỳnh quang
    - Mẫu nguyên tử Bo.
    - Quang phổ Hiđrô
    3. Vật lý hạt nhân
    - Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
    - Sự phân hạch, phản ứng nhiệt hạch (phản ứng tổng hợp hạt nhân)
    4. Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn (từ vi mô đến vĩ mô)
    - Các hạt sơ cấp
    - Mặt Trời. Hệ Mặt Trời
    - Thiên hà
    2. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban
    1. Dao động cơ học [6]
    - Đại cương về dao động điều hòa
    - Khảo sát dao động điều hòa. Năng lượng trong dao động điều hòa
    - Con lắc lò xo
    - Con lắc đơn
    - Tổng hợp các dao động điều hòa
    - Dao động tắt dần
    - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
    2. Sóng cơ học, âm học [3]
    - Đại cương về sóng cơ học
    - Sóng âm
    - Giao thoa
    - Sóng dừng
    3. Dòng điện xoay chiều [8]
    - Đại cương về dòng điện xoay chiều
    - Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện
    - Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh
    - Công suất của dòng điện xoay chiều
    - Máy phát điện xoay chiều một pha
    - Dòng điện xoay chiều ba pha
    - Động cơ không đồng bộ ba pha
    - Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng
    - Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều
    - Máy phát điện một chiều
    4. Dao động điện từ, sóng điện từ [4]
    - Mạch dao động, dao động điện từ
    - Điện từ trường
    - Sóng điện từ
    - Sự phát và thu sóng điện từ
    5. Quang học [7]
    - Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng
    - Mắt và các dụng cụ quang học
    6. Tính chất sóng của ánh sáng [4]
    - Tán sắc ánh sáng
    - Giao thoa ánh sáng
    - Bước sóng và màu sắc ánh sáng
    - Máy quang phổ. Quang phổ liên tục. Quang phổ vạch
    - Tia hồng ngoại
    - Tia tử ngoại
    - Tia Rơn ghen
    7. Lượng tử ánh sáng [4]
    - Hiện tượng quang điện ngoài
    - Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện.
    - Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện
    - Mẫu Bo và nguyên tử Hidrô
    8. Vật lý hạt nhân [4]
    - Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử
    - Sự phóng xạ
    - Phản ứng hạt nhân
    - Đồng vị phóng xạ và ứng dụng
    - Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng
    - Độ hụt khối, năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng
    - Năng lượng hạt nhân
    3. Đề thi tốt nghiệp dành cho thí sinh chương trình bổ túc THPT
    1. Dao động cơ học [6]
    - Đại cương về dao động điều hòa
    - Khảo sát dao động điều hòa. Năng lượng trong dao động điều hòa
    - Con lắc lò xo
    - Con lắc đơn
    - Tổng hợp các dao động điều hòa
    - Dao động tắt dần
    - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
    2. Sóng cơ học, âm học [3]
    - Đại cương về sóng cơ học
    - Sóng âm
    - Giao thoa
    - Sóng dừng
    3. Dòng điện xoay chiều [8]
    - Đại cương về dòng điện xoay chiều
    - Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện
    - Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh
    - Công suất của dòng điện xoay chiều
    - Máy phát điện xoay chiều một pha
    - Dòng điện xoay chiều ba pha
    - Động cơ không đồng bộ ba pha
    - Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng
    - Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều
    - Máy phát điện một chiều
    4. Dao động điện từ, sóng điện từ [3]
    - Mạch dao động, dao động điện từ
    - Điện từ trường
    - Sóng điện từ
    5. Quang học [7]
    - Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng
    - Mắt và các dụng cụ quang học
    6. Tính chất sóng của ánh sáng [6]
    - Tán sắc ánh sáng
    - Giao thoa ánh sáng
    - Bước sóng và màu sắc ánh sáng
    - Máy quang phổ. Quang phổ liên tục. Quang phổ vạch
    - Tia hồng ngoại
    - Tia tử ngoại
    - Tia Rơn ghen
    7. Lượng tử ánh sáng [3]
    - Hiện tượng quang điện ngoài
    - Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện.
    8. Vật lý hạt nhân [4]
    - Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử
    - Sự phóng xạ
    - Phản ứng hạt nhân
    - Đồng vị phóng xạ và ứng dụng
    - Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng
    4. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng - Phần chung cho tất cả thí sinh [40 câu]:
    1. Dao động cơ học [7]
    - Đại cương về dao động điều hòa
    - Con lắc lò xo
    - Con lắc đơn
    - Tổng hợp dao động
    - Dao động tắt dần
    - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
    2. Sóng cơ học, âm học [4]
    - Đại cương về sóng cơ học
    - Sóng âm
    - Giao thoa
    - Sóng dừng
    3. Dòng điện xoay chiều [9]
    - Đại cương về dòng điện xoay chiều
    - Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện
    - Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh
    - Công suất của dòng điện xoay chiều
    - Máy phát điện xoay chiều một pha
    - Dòng điện xoay chiều ba pha
    - Động cơ không đồng bộ ba pha
    - Máy biến thế, sự truyền tải điện năng
    - Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều
    4. Dao động điện từ, sóng điện từ [4]
    - Mạch dao động, dao động điện từ
    - Điện từ trường
    - Sóng điện từ
    5. Tính chất sóng của ánh sáng [5]
    - Tán sắc ánh sáng
    - Giao thoa ánh sáng
    - Bước sóng và màu sắc ánh sáng
    - Máy quang phổ. Quang phổ liên tục. Quang phổ vạch.
    - Tia hồng ngoại
    - Tia tử ngoại
    - Tia Rơn ghen
    6. Lượng tử ánh sáng [5]
    - Hiện tượng quang điện ngoài
    - Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện.
    - Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện
    - Mẫu Bo và nguyên tử Hidrô
    7. Vật lý hạt nhân [6]
    - Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử
    - Sự phóng xạ
    - Đồng vị phóng xạ và ứng dụng.
    - Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
    - Năng lượng hạt nhân
    Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [10 câu]:
    1. Dao động cơ học
    - Con lắc vật lý
    2. Sóng cơ học, âm học
    - Phản xạ sóng
    - Hiệu ứng Đốp - ple
    3. Dao động điện từ, sóng điện từ
    - Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
    4. Chuyển động của vật rắn
    - Chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định
    - Mômen lực, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định, điều kiện tổng quát để một vật rắn cân bằng tĩnh, mô men quán tính của một vật.
    - Phương trình động lực học của vật rắn, mô men động lượng của vật rắn. Định luật bảo toàn mô men động lượng
    - Chuyển động của khối tâm vật rắn.
    - Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến
    - Động năng của vật rắn quanh một trục
    - Cân bằng tĩnh của vật rắn
    - Hợp lực của các lực song song. Ngẫu lực, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song
    - Cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định.
    5. Tính chất sóng của ánh sáng
    - Nhiễu xạ ánh sáng
    6. Lượng tử ánh sáng
    - Sự hấp thụ ánh sáng, màu sắc các vật, sự phát quang
    - Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng - Sơ lược về Laze
    7. Vật lý hạt nhân
    - Thuyết tương đối hẹp
    8. Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn (từ vi mô đên vĩ mô)
    - Các hạt sơ cấp
    - Mặt Trời. Hệ Mặt Trời
    - Các sao. Thiên hà. Sự chuyển động và tiến hóa của vũ trụ
    - Thuyết Vụ nổ lớn
    Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [10 câu]:
    1. Dòng điện xoay chiều
    - Máy phát điện một chiều
    2. Dao động điện từ, sóng điện từ
    - Sự phát và thu sóng điện từ
    3. Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng
    - Sự truyền ánh sáng. Sự phản xạ ánh sáng.
    - Gương phẳng
    - Gương cầu
    - Sự khúc xạ ánh sáng và chiết suất
    - Hiện tượng phản xạ toàn phần
    - Lăng kính
    - Thấu kính mỏng
    4. Mắt và các dụng cụ quang học
    - Máy ảnh
    - Mắt
    - Kính lúp
    - Kính hiển vi
    - Kính thiên văn
    Môn Hóa học
    1. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình phân ban (ban Khoa học tự nhiên, ban Khoa học xã hội và nhân văn)
    Phần chung cho thí sinh 2 ban [33 câu]:
    1. Cacbohiđrat [2]
    2. Amin - Amino axit - Protein [3]
    3. Polime và vật liệu polime [2]
    4. Đại cương về kim loại [4]
    5. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm [6]
    6. Crom, sắt, đồng; Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường [4]
    7. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
    8. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
    Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học tự nhiên [7 câu]:
    1.Xeton
    2. Dãy thế điện cực chuẩn của kim loại
    3. Bạc, vàng, niken, kẽm, thiếc, chì
    4. Phân tích hóa học
    5. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc phần riêng
    Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học xã hội và nhân văn [7 câu]:
    1. Ancol - Phenol
    2. Anđehit - Axit cacboxylic
    3. Este - Lipit
    4. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ thuộc phần riêng
    2. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban
    1. Rượu - Phenol - Amin [3]
    2. Anđehit - Axit cacboxylic - Este [4]
    3. Glixerin - Lipit [1]
    4. Gluxit [2]
    5. Aminoaxit và protit [1]
    6. Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime [2]
    7. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
    8. Đại cương về kim loại [4]
    9. Kim loại các phân nhóm chính I, II và nhôm [6]
    10. Sắt [3]
    11. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
    3. Đề thi tốt nghiệp dành cho thí sinh chương trình bổ túc THPT
    1. Rượu - Phenol - Amin [3]
    2. Anđehit - Axit cacboxylic - Este [4]
    3. Glixerin - Lipit [1]
    4. Gluxit [2]
    5. Aminoaxit và protit [1]
    6. Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime [2]
    7. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
    8. Đại cương về kim loại [4]
    9. Kim loại các phân nhóm chính I, II và nhôm [6]
    10. Sắt [3]
    11. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
    4. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng - Phần chung cho tất cả thí sinh [44 câu]:
    1. Nguyên tử; Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; Liên kết hóa học [2]
    2. Phản ứng oxi hóa-khử; Cân bằng hóa học [2]
    3. Sự điện li [2]
    4. Phi kim [2]
    5. Đại cương về kim loại [2]
    6. Kim loại phân nhóm chính nhóm I (IA), II (IIA); nhôm, sắt [6]
    7. Đại cương hóa học hữu cơ; Hiđrocacbon [2]
    8. Rượu (ancol) - Phenol [3]
    9. Anđehit - Axit cacboxylic [3]
    10. Este - Lipit [3]
    11. Amin - Aminoaxit - Protit (protein) [2]
    12. Gluxit (cacbohiđrat) [2]
    13. Hợp chất cao phân tử (polime) và vật liệu polime [1]
    14. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
    15. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
    Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [6 câu]:
    1. Xeton [1]
    2. Dãy thế điện cực chuẩn [1]
    3. Crom, đồng, niken, chì, kẽm, bạc, vàng, thiếc [2]
    4. Phân tích hóa học; Hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường [2]
    Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [6 câu]:
    1. Nhôm, sắt [2]
    2. Dãy điện hóa của kim loại [1]
    3. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon [3]
  4. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Môn Sinh học
    1. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình phân ban (ban Khoa học tự nhiên, ban Khoa học xã hội và nhân văn)
    Phần chung cho thí sinh 2 ban [33 câu]:
    1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị [7]
    2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền [5]
    3. Di truyền học người [2]
    4. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [6]
    5. Phát sinh loài người [2]
    6. Cá thể và quần thể sinh vật [5]
    7. Quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển; sinh thái học với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên [6]
    Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học tự nhiên [7 câu]:
    1. Di truyền liên kết; di truyền ngoài nhân [1]
    2. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen [1]
    3. Di truyền học quần thể [1]
    4. Ứng dụng di truyền học [1]
    5. Bằng chứng tiến hóa [1]
    6. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất [1]
    7. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống; Các đặc trưng cơ bản của quần xã; Diễn thế sinh thái - Sinh quyển [1]
    Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học xã hội và nhân văn [7 câu]:
    1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị [1]
    2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền [1]
    3. Di truyền học người [1]
    4. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [1]
    5. Phát sinh loài người [1]
    6. Cá thể và quần thể sinh vật [1]
    7. Quần xã, hệ sinh thái và vấn đề quản lý tài nguyên [1]
    2. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban
    1. Biến dị [11]
    2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [9]
    3. Di truyền học người [2]
    4. Sự phát sinh sự sống [2]
    5. Sự phát triển của sinh vật [2]
    6. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [12]
    7. Phát sinh loài người [2]
    3. Đề thi tốt nghiệp dành cho thí sinh chương trình bổ túc THPT
    1. Biến dị [11]
    2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [10]
    3. Di truyền học người [2]
    4. Sự phát sinh sự sống [1]
    5. Sự phát triển của sinh vật [1]
    6. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [13]
    7. Phát sinh loài người [2]
    4. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng - Phần chung cho tất cả thí sinh [43 câu]:
    1. Biến dị [12]
    2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [11]
    3. Di truyền học người [2]
    4. Sự phát sinh sự sống [2]
    5. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [14]
    6. Phát sinh loài người [2]
    Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [7 câu]:
    1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị; tính quy luật của hiện tượng di truyền [2]
    2. Sinh thái học [5]
    Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [7 câu]:
    1. Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền; các quy luật di truyền [5]
    2. Sinh thái học [2]
    Môn Tiếng Anh
    1. Đề thi tốt nghiệp THPT
    Ghi chú: Ba loại đề thi cho thí sinh các chương trình THPT (7 năm, 3 năm, phân ban) có cấu trúc tương tự, nhưng khác nhau về mức độ
    1.Ngữ âm [5]
    - Trọng âm và/hoặc
    - Nguyên âm và phụ âm
    2. Ngữ pháp và yếu tố văn hóa [20]
    - Thời và hợp thời (cách sử dụng thời)
    - Cấu trúc câu
    - Từ nối
    - Chức năng giao tiếp đơn giản
    3. Từ vựng [5]
    - Cấu tạo từ (phương thức cấu tạo từ)
    - Chọn từ/tổ hợp từ (khả năng kết hợp từ)
    4. Kỹ năng
    - Kỹ năng đọc (chủ đề phổ thông) [10]
    - Điền từ vào chỗ trống (1 bài, khoảng 150 từ)
    - Đọc hiểu: 1 bài (khoảng 200 từ; khuyến khích các yếu tố văn hóa)
    - Kỹ năng viết [10]
    - Viết chuyển hóa (dạng điền khuyết; cấp độ: phrase # clause)
    - Phát hiện lỗi
    2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
    Ghi chú: Không phân biệt đối tượng thí sinh.
    1. Ngữ âm [5]
    - Trọng âm và/hoặc
    - Nguyên âm và phụ âm
    2. Ngữ pháp và yếu tố văn hóa [10]
    - Thời và hợp thời
    - Cấu trúc câu
    - Từ nối
    - Chức năng giao tiếp
    3. Từ vựng [10]
    - Cấu tạo từ
    - Chọn từ/tổ hợp từ
    4. Kỹ năng [55]
    - Kỹ năng đọc (chủ đề phổ thông) [40]
    - Điền từ vào chỗ trống (2 bài, khoảng 200 từ) [20]
    - Đọc hiểu: 2 bài (khoảng 400 từ; khuyến khích các yếu tố văn hóa) [20]
    - Kỹ năng viết [15]
    - Viết chuyển hóa (dạng điền khuyết; cấp độ: phrase # clause)
    - Phát hiện lỗi
    - Tìm câu đồng nghĩa
    Môn Tiếng Pháp
    1. Đề thi tốt nghiệp THPT
    Ghi chú: Ba loại đề thi cho thí sinh các chương trình THPT (7 năm, 3 năm, phân ban) có cấu trúc tương tự, nhưng khác nhau về mức độ.
    1. Đọc hiểu (bài khóa khoảng 120-200 từ) [10]
    2. Ngữ pháp [22]
    - Định từ (mạo từ, tính từ sở hữu, tính từ chỉ trỏ), giới từ
    - Tính từ, trạng từ
    - Đại từ
    - Động từ
    - Cấu trúc và chuyển đổi câu
    - Từ nối (articulateurs)
    3. Từ vựng [10]
    - Cấu tạo từ
    - Chọn từ
    - Từ đồng nghĩa
    - Từ trái nghĩa
    4. Viết [8]
    - Hoàn thành câu
    - Chọn câu tương ứng về nghĩa
    - Chọn câu có trật tự đúng
    2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
    Ghi chú: Không phân biệt đối tượng thí sinh.
    1. Kiến thức ngôn ngữ [32]
    - Ngữ pháp [24]
    - Từ nối (articulateurs)
    - Giới từ
    - Động từ
    - Đại từ
    - Tính từ
    - Cấu trúc và chuyển đổi câu
    - Từ vựng [8]
    - Cấu tạo từ
    - Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đa nghĩa
    2. Đọc hiểu [32]
    - 1 bài test de closure [12]
    - 1 bài texte informatif [10]
    - 1 bài texte (loại hình văn bản khác) [10]
    3. Viết [16]
    - Tìm câu có trật tự đúng
    - Chọn câu tương ứng về nghĩa
    - Tình huống
    - Hoàn thành câu
    Theo Thanh Nien Online: http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2008/3/5/228706.tno
  5. nhanviet

    nhanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị tăng mức vay cho SV lên 1,2 triệu đồng/tháng​
    15/08/2008 15h27 (GMT+7)
    Số tiền 800.000 đồng/1 tháng cho SV vay vốn đã không còn đủ cho cuộc sống hiện nay, bởi vậy Bộ GD&ĐT đang đề nghị tăng mức vay vốn cho mỗi SV lên tối đa 1,2 triệu đồng/ tháng.
    Đó là thông tin mà Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân thông báo tại Hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện việc tín dụng đối với HSSV diễn ra sáng nay, 15/8.
    Một cuộc khảo sát nhỏ của Bộ GD&ĐT trên 80 SV vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho thấy, mức vay từ ngân hàng này và nhiều nguồn thu khác của SV vẫn còn thấp hơn so với mức chi tiêu của các em tới gần 500 ngàn đồng.
    Đa số các em vay vốn ở mức 4 triệu đồng/1 học kỳ. Với mức này, 18.871 SV vẫn còn thiếu tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.
    Đại diện trường ĐH Cần Thơ còn chỉ ra khó khăn khác của SV khi học tín chỉ, học phí theo học kỳ có thể dao động theo môn học. Việc quy định cứng số tiền vay vốn theo từng học kỳ đã khiến SV gặp khó khăn, muốn sớm tốt nghiệp ra trường lại không được vay tiền nhiều hơn để học.
    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, trước mắt vẫn giữ nguyên các đối tượng cho vay thuộc các hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn do thiên tai. Nhưng thời gian trả nợ sẽ không tính từ khi ra trường mà tính từ thời điểm HSSV có việc làm. Những trường hợp đặc biệt sẽ kiến nghị được kéo dài. Thời gian trả nợ vẫn bằng thời gian được vay.
    Về mức vay chắc chắn sẽ phải điều chỉnh bởi lạm phát. Mức điều chỉnh này sẽ từ 800 ngàn lên 1 triệu hoặc 1,2 triệu đồng/tháng. Bộ sẽ có báo cáo gửi Chính phủ và trước 20/8 sẽ có câu trả lời.
    Đến 30/6/2008, 754 ngàn HSSV đã được vay 5292 tỷ đồng. 99,3% HSSV đúng đối tượng được vay, trong đó 14,5% hộ nghèo, 67% hộ cận nghèo.
    Diện HSSV chưa sử dụng tiền đúng mục đích chỉ là 2 phần vạn (1 vạn em vay thì có 2 em sử dụng sai).
    Tỷ lệ người vay học nghề còn thấp, chưa được 10%, cần tăng cường tuyên truyền cho HS lớp 9 để hướng cho các em chọn học nghề biết chủ trương này.
    Quy mô cho vay trong cả nước tăng gấp 7 lần. Thanh Hóa đứng đầu, tỉ lệ cho vay tăng 23 lần với tổng dư nợ là 421485 tỷ đồng.
    Hiền Lê
    ( theo www.vtc.vn: http://www.vtc.vn/xahoi/giaoduc/de-nghi-tang-muc-vay-cho-sv-len-12-trieu-dongthang/188644/index.htm )


  6. BoxQuangNam

    BoxQuangNam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2008
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Sinh viên nghèo gặp khó khi vay vốn
    21:06'' 15/08/2008 (GMT+7)
    - Giá cả sinh hoạt đắt đỏ khiến cho đồng vốn SV vay để trang trải học tập càng thêm eo hẹp. Thủ tục cho vay ở một số nơi vẫn còn gây khó cho sinh viên.
    Hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HS, SV được truyền hình trực tuyến tại 4 đầu cầu: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ sáng 14/8.
    Tiền không thiếu mà vẫn...ít người vay
    Tỷ lệ người vay còn thấp, chỉ đạt 8,6%. Tổng kết một năm triển khai tín dụng HS, SV, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng, quy trình cho vay ở một số địa phương còn chưa chặt chẽ, thậm chí còn "cứng nhắc" yêu cầu HS, SV xác nhận 2 lần trong 1 năm. Chưa có cơ chế trao đổi thông tin về HS, SV được vay vốn tín dụng giữa nhà trường và các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội.
    Đây cũng là băn khoăn của nhiều trường học, Hiệu phó ĐH Cần Thơ, ông Châu Văn Lục, xác nhận: cho SV được vay vốn nhưng lại không biết SV có được vay hay không do không có thông tin phản hồi từ phía ngân hàng!
    Liên quan đến việc xác nhận đối tượng cho vay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ông Bùi Văn Hạnh nhận xét: ở một số địa phương có những trường hợp xác nhận không đúng đối tượng. Đối với những hộ nghèo thực sự thì không xác nhận, còn gây phiền hà, kéo dài thủ tục.
    Những thủ tục "sách nhiễu" này đã gây khó cho nhiều gia đình tiếp cận nguồn vốn vay để nuôi con ăn học, tạo dư luận không tốt, gây nghi ngờ trong dân về việc thực hiện chính sách của Nhà nước.
    Đồng tình với quan điểm trên, Hiệu trưởng Trường CĐ kỹ thuật công nghệ TP.HCM đề nghị: cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng, nhà trường và địa phương. Có chính sách rõ ràng để thủ tục được đơn giản, thuận lợi hơn cho HSSV và gia đình; để HS có thể sử dụng đúng mục đích khoản vay.
    Trong hội nghị, nhiều đại biểu kiến nghị, do sự trượt giá của đồng tiền nên mức cho vay tối đa 800.000 đồng/tháng không còn đáp ứng đủ nhu cầu của HSSV. Bà Trần Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, đề xuất nâng mức vay lên 1,2 triệu đồng/tháng và mở rộng đối tượng cho vay với các xã thuộc chương trình 135.
    Chính phủ xắn tay "gỡ rối"
    Sau 1 năm triển khai, số người được vay đã tăng từ 100.000 lên hơn 750.000 (tăng gấp hơn 7 lần), khẳng định không có HS, SV nào phải bỏ học vì không có điều kiện đóng học phí. Tổng số tiền cho vay là gần 5.300 tỷ đồng, trong đó 1,7% số HS được vay thuộc diện mồ côi; 16,5% thuộc gia đình nghèo; 67% cận nghèo và 14% là gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
    Tuy nhiên, khảo sát 330 nghìn đối tượng vay thì có 0,7% sai đối tượng.
    (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân)

    Khẳng định không thiếu vốn cho HS, SV vay, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Chính phủ đã quyết định trong 5 năm tới dành 2 tỷ USD cho việc này và giai đoạn sau là 2 tỷ USD nữa. Tổng thể, sẽ dành 4 tỷ USD tạo một quỹ cho người Việt Nam đủ tiêu chuẩn được duyệt đi học.
    Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: hết tháng 9/2008, Ngân hàng Chính sách xã hội và các Bộ liên quan tham mưu cách xử lý chính quyền địa phương xác nhận sai đối tượng, phần nào ngân sách chịu, phần nào cá nhân phải chịu.
    Trước đó, Thứ trưởng Luận đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có chỉ đạo UBND các cấp phối hợp với các đoàn thể định kỳ lập danh sách hộ gia đình nghèo, cận nghèo và khó khăn để khi xác nhận được nhanh chóng, đúng đối tượng.
    Tiếp tục giải quyết những băn khoăn về việc rủi ro trong cho vay, là đối tượng vay không trả nợ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: những vấn đề xã hội luôn có rủi ro, nếu gia đình nghèo quá không thể trả nợ thì sẽ tập trung vào thế hệ thứ 2, là HS cam kết cùng gia đình trả nợ. Như vậy, HSSV đi học sẽ phải ký cam kết để khi học xong ra trường làm việc phải có trách nhiệm trả nợ.
    Về đối tượng cho vay, cơ bản sẽ giữ nguyên 3 đối tượng: gia đình nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ, các gia đình ở xã 135 nhưng không phải hộ nào cũng nghèo hoặc trong vùng khá cũng sẽ có hộ khó khăn do đó không cần xét theo địa bàn.
    Thời gian qua, do giá cả các mặt hàng biến động nên mức vay không đủ cho mỗi SV trang trải cuộc sống. Do đó, sắp tới có thể tăng vốn vay cho SV thay vì mức 800.000 đồng/tháng như hiện nay. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, quyết định điều chỉnh mức này sẽ được đưa ra trước 20/8.
    Bảo Anh
    Theo Vietnamnet
  7. Fico_Vitaly

    Fico_Vitaly Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi bài này nên bổ sung thêm thông tin học tiếng Anh ở đâu hiệu quả vào đây

Chia sẻ trang này