1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BẢN TIN HPC:

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi baolua, 09/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Hút thuốc có thể giết chết những bệnh nhân bị ung thư vú
    TTO - Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Fox Chase ở Philadelphia cho biết việc ngăn ngừa thói quen hút thuốc ở những người bị bệnh ung thư vú đã được phẫu thuật hay chiếu xạ có thể kéo dài sự sống cho họ.
    Nghiên cứu này được tíến hành trên 1.039 bệnh nhân ung thư vú, cả những người hút thuốc, không hút thuốc mà đã được chữa theo cách phẫu thuật và chiếu xạ ở Fox Chase từ tháng 3-1970 đến tháng 12-2002.
    Các nhà nghiên cứu so sánh tỷ lệ giữa những người chết vì ung thư vú đã hút thuốc với những người không hút thuốc, và cho thấy rằng những người hút thuốc cả trong quá khứ và hiện tại đều có liên quan với sự gia tăng khoảng cách biến đổi và chết vì ung thư vú.
    "Những người tiếp tục hút thuốc trong suốt thời gian trị bệnh sẽ không sống lâu bằng những người đã ngừng hút thuốc. Những người này nên chấm dứt và tập trung toàn bộ trong cách điều trị bệnh ung thư vú", bác sĩ chuyên khoa ung thư Khanh H. Nguyen của trung tâm Fox Chase, phát biểu.
    Đ.TÂM ( Theo HealthDayNews)
    Chồng hút thuốc khi vợ có thai
    Hỏi: Tôi đang mang thai nhưng chồng tôi lại nghiện thuốc lá nặng. Khi tôi đề nghị anh ấy bỏ thuốc để giữ an toàn cho con, anh nói chưa có bằng chứng kết luận việc hít khói thuốc thụ động ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Xin cho biết khói thuốc có nguy hại cho con chúng tôi không.

    Khói thuốc của bố dễ làm thai nhi mắc bệnh.
    Trả lời: Thực tế, tác hại của khói thuốc thụ động (như trường hợp của chị) là hết sức rõ ràng qua hàng loạt nghiên cứu khoa học. Tổ chức Y tế Thế giới, Ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ và các cơ quan khoa học khác đã tiến hành xem xét một cách cẩn thận các số liệu và kết luận, khói thuốc lá thụ động là tác nhân gây ung thư ở người. Ngoài ra, đây còn là tác nhân gây bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi và ung thư mũi ở người lớn.
    Đối với bào thai, khói thuốc là nguyên nhân của sự chậm phát triển, chết đột tử và các bệnh hen, viêm phế quản, viêm phổi và các bệnh viêm tai giữa trẻ em. Hàng loạt nghiên cứu, trong đó có báo cáo chi tiết năm 1997 của Ủy ban bảo vệ Môi trường California (Mỹ) đã xác nhận sự liên quan của khói thuốc thụ động với việc sảy thai, tăng khả năng nhiễm khuẩn màng não, ung thư, bệnh máu trắng ở trẻ em...
    Những người không hút thuốc lá nhưng sống với người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư (nhất là ung thư phổi) và bệnh tim là 20-20%. Riêng ở Mỹ, ước tính mỗi năm hút thuốc lá thụ động là thủ phạm gây nên 35-60.000 ca tử vong ở người lớn do các bệnh tim và 3.000 ca tử vong do ung thư phổi. Đây chỉ là tỷ lệ nhỏ trong tổng số những trường hợp tử vong do hút thuốc thụ động trên toàn thế giới.
    Phân tích của các nhà khoa học Mỹ về các bệnh ở trẻ em cũng cho thấy, sự tiếp xúc của trẻ em với khói thuốc lá có liên quan tới khoảng 13% các trường hợp mắc bệnh hen, 13% trường hợp viêm tai giữa và 20% bệnh nhi dưới 5 tuổi bị viêm phổi.
    Tuy nhiên, trên thực tế còn không ít người như chồng chị đã rơi vào cái bẫy của ngành công nghiệp thuốc lá. Hoặc cũng có thể đây chỉ là cái cớ để anh ấy trì hoãn việc bỏ thói quen xấu này. Chị hãy mềm mỏng (nhưng cương quyết) khi đưa ra những con số báo động trên để đề nghị anh ấy bỏ thuốc, tránh ảnh hưởng đến đứa con đang nằm trong bụng mẹ.
    BS. Nguyễn Hoà, Khoa học & Đời sống
    Nguy cơ bị cắt cụt chi ở người hút thuốc lá
    Một bệnh nhân bị cắt cụt 2 tay do mắc bệnh Buerger.
    Những cơn đau ở chi xuất hiện ngày càng liên tục, cường độ tăng theo thời gian, nhất là về đêm, khiến bệnh nhân mất ngủ, nhiều khi không chịu nổi và dẫn đến trầm cảm. Sau đó, chi có thể bị liệt, rối loạn cảm giác, hoại tử và cuối cùng phải cắt cụt. Đó là một căn bệnh mà nhiều người nghiện thuốc lá mắc phải: bệnh Buerger.
    Bệnh Buerger hay xảy ra với các động mạch của chi dưới, chỉ có khoảng 30% các trường hợp bị ở chi trên.
    Các tổn thương ở chi trên cũng có tiên lượng tốt hơn so với các tổn thương ở chi dưới.

    Bệnh Buerger (viêm tắc động mạch) được Léo Buerger (Pháp) mô tả lần đầu tiên năm 1908. Đó là tình trạng viêm nhiễm nặng nề cả 3 lớp thành động mạch và các tĩnh mạch đi kèm, gây hoại tử chi. Tại Mỹ và các nước phát triển, tỷ lệ tử vong của người mắc Buerger trong 10 năm qua cao gấp 3 so với người bình thường; 20% bệnh nhân phải cắt cụt chân. Ở Việt Nam, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Trong những năm gần đây, số bệnh nhân Buerger đang gia tăng, tỷ lệ thuận với số người hút thuốc lá.
    Bệnh Buerger hầu như chỉ gặp ở nam giới, độ tuổi 25-40; thường gặp ở các chủng tộc da trắng và da vàng, rất hiếm thấy ở người da đen. Phần lớn bệnh nhân đều nghiện thuốc lá nặng, hút trên 20 điếu một ngày.
    Biểu hiện chính của bệnh là xuất hiện tổn thương loét, hoại tử khu trú ở đầu chi mà không có dấu hiệu mắc các bệnh khác (xơ vữa động mạch, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường...). Phần lớn bệnh nhân (75-80%) cảm thấy đau đớn do thiếu máu nuôi dưỡng chi. Lúc đầu, người bệnh bị đau cách hồi, đau như chuột rút ở bắp chân, tay; đau xuất hiện khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Về sau, bệnh nhân đau liên tục nhất là về đêm, đau đến mức không chịu nổi.
    Những xét nghiệm cơ bản cần làm:
    - Siêu âm Doppler màu mạch máu.
    - Chụp hình động mạch với thuốc cản quang bằng kỹ thuật số.

    Ngoài ra, khi khám bệnh, bác sĩ còn phát hiện thêm các triệu chứng xanh tím, tím tái và cuối cùng là hoại tử đen ở chi bị tắc động mạch. Tình trạng liệt chi, mất mạch, rối loạn cảm giác, dị cảm cũng rất hay gặp và là những dấu hiệu tiên lượng rất xấu của bệnh.
    Khác với xơ vữa động mạch, trong bệnh Buerger, các tổn thương của mạch máu thường gặp ở các động mạch nhỏ ngoại vi (như động mạch quay, động mạch trụ...) hơn là các động mạch lớn. Ở giai đoạn sớm, có thể thấy các tổn thương của tĩnh mạch nông đi kèm, biểu hiện bằng tình trạng viêm tắc tĩnh mạch tái phát. Hiếm khi thấy tổn thương của các tĩnh mạch lớn và sâu như tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch chậu.
    Bệnh có thể tiến triển thành nhiều đợt cấp, trên nền tổn thương mạn tính. Sau giai đoạn cấp là giai đoạn hình thành các mạch máu bàng hệ (các nhánh nối bắc cầu của chính cơ thể). Người bệnh thấy giảm hoặc hết các triệu chứng đau nhức, triệu chứng tím tái đầu ngón và bệnh có thể tự lành. Tuy nhiên, chu kỳ lành bệnh này có thể sẽ không diễn ra nếu bệnh nhân tiếp tục hút thuốc lá. Trong trường hợp này, bệnh sẽ tiến triển theo xu hướng nặng dần; khoảng cách giữa các lần lành bệnh ngắn lại, thời gian đau kéo dài ra. Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ tử vong và cắt cụt chi phụ thuộc vào tình trạng nghiện thuốc lá và các biện pháp bảo vệ chi của bệnh nhân
    Hiện có hai cách điều trị bệnh Buerger: nội khoa và ngoại khoa. Điều trị nội khoa bao gồm: nằm nghỉ tại giường, hạn chế tối đa vận động, dùng các thuốc giảm đau (thường không có hiệu quả), săn sóc vết thương tại chỗ, dùng thuốc giãn mạch và làm loãng máu.
    Các phương pháp ngoại khoa được áp dụng khi việc điều trị nội khoa không có kết quả, bao gồm: cắt thần kinh giao cảm, phẫu thuật bắc cầu động mạch (rất khó thực hiện và ít hiệu quả) và cuối cùng đều dẫn đến cắt cụt chi. Đối với các trường hợp cắt chân, các bác sĩ thường cắt 1/3 trên cẳng chân - một vị trí thuận tiện cho việc lành vết thương và làm chân giả. Nếu cắt thấp hơn, bệnh sẽ khó lành, phần lớn trường hợp phải cắt lại.
    Dù áp dụng phương pháp điều trị nào, bệnh nhân cũng phải kiên quyết bỏ hẳn thuốc lá. Việc tiếp tục hút (dù rất ít) sẽ vô hiệu hóa quá trình điều trị.
    Ngoài bệnh Buerger, thuốc lá còn là nguyên nhân chính gây chứng viêm tắc động mạch do xơ vữa. Các nghiên cứu cho thấy, ở người hút 1 gói thuốc/ngày, nguy cơ nhồi máu cơ tim do tắc động mạch vành cao gấp 3-5 lần so với không hút thuốc lá. Tỷ lệ xơ vữa động mạch vành cũng tăng lên đáng kể ở những phụ nữ trên 35 tuổi hút thuốc.
    Khác với bệnh Buerger, những bệnh nhân bị tắc động mạch do xơ vữa mạch máu thường trên 50 tuổi. Không phải chỉ các động mạch ngoại vi mà cả những động mạch lớn cũng bị tổn thương. Tình trạng tắc động mạch chủ sẽ gây phình hoặc bóc tách động mạch chủ bụng, ngực. Đây là một cấp cứu tối khẩn cấp; nếu không xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Các tổn thương thường gặp khác là: tắc động mạch vành tim, tắc động mạch tạng (gây hoại tử ruột, có khi phải cắt toàn bộ ruột non và ruột già), tắc động mạch thận (làm nặng thêm tình trạng cao huyết áp có sẵn của bệnh nhân)...
    Người Lao Động
    Những người hút thuốc tăng nguy cơ bị đa xơ cứng
    [​IMG]
    TTO - Những người hút thuốc có nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng (MS), một chứng bệnh tiêu diệt những tế bào thần kinh. Các nhà khoa học Na Uy và Mỹ đã thấy rằng những người hút thuốc - bao gồm cả những người đã bỏ hút thuốc, có nguy cơ bị chứng đa xơ cứng cao gấp đôi so với những người chưa bao giờ hút thuốc.
    Những tác động của chứng bệnh này thường ảnh hưởng trong thời gian dài và sau đó xuất hiện những rắc rối về tim mạch, như những cơn đau tim, đau ngực, gia tăng nguy cơ của bệnh hen xuyễn.
    "Chúng tôi đã tìm thấy mối quan hệ rất lớn giữa việc hút thuốc và chứng MS" - Trond Riise người đứng đầu nghiên cứu ở ĐH Bergen (Na Uy) cho biết. Chứng xơ cứng sẽ phá hoại các protein được gọi là myelin bao bọc các sợi thần kinh mà hầu như mỗi người đều có một hệ thống miễn dịch riêng.
    Nhóm nghiên cứu của Riise đã quan sát 22.240 người Na Uy vào năm 1997, trong đó 8.239 chưa bao giờ đụng tới thuốc, 7.892 người hút thuốc và 6.109 đã bỏ thuốc. Những nhà nghiên cứu phát hiện có 86 trường hợp bị MS. Nguy cơ phát triển căn bệnh này là 80 % với những người hút thuốc, đã bỏ thuốc so với những người không bao giờ hút thuốc. Mối quan hệ giữa hút thuốc và rối lọan thần kinh ở đàn ông lớn hơn phụ nữ.
    Theo giải thích của Riise việc hút thuốc phá hoại hệ thống miễn dịch và làm những người này bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng đặc biệt là đối với cổ họng, từ đó gây ra những căn bệnh cho hệ thống thần kinh.
    Năm 2001, cũng có một nghiên cứu tương tự về mối quan hệ giữa hút thuốc và chứng MS của ĐH Harvard, nghiên cứu này cho thấy rằng nguy cơ của bệnh MS giảm đi khi người đó bỏ hút thuốc so với những người vẫn hút thuốc.
    Đ.TÂM (Theo HealthDayNews)
    Nhân đợt chống thuốc lá post bài này để một số đồng chí có hút thuốc cũng lên bỏ đi.
  2. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Hút thuốc có thể giết chết những bệnh nhân bị ung thư vú
    TTO - Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Fox Chase ở Philadelphia cho biết việc ngăn ngừa thói quen hút thuốc ở những người bị bệnh ung thư vú đã được phẫu thuật hay chiếu xạ có thể kéo dài sự sống cho họ.
    Nghiên cứu này được tíến hành trên 1.039 bệnh nhân ung thư vú, cả những người hút thuốc, không hút thuốc mà đã được chữa theo cách phẫu thuật và chiếu xạ ở Fox Chase từ tháng 3-1970 đến tháng 12-2002.
    Các nhà nghiên cứu so sánh tỷ lệ giữa những người chết vì ung thư vú đã hút thuốc với những người không hút thuốc, và cho thấy rằng những người hút thuốc cả trong quá khứ và hiện tại đều có liên quan với sự gia tăng khoảng cách biến đổi và chết vì ung thư vú.
    "Những người tiếp tục hút thuốc trong suốt thời gian trị bệnh sẽ không sống lâu bằng những người đã ngừng hút thuốc. Những người này nên chấm dứt và tập trung toàn bộ trong cách điều trị bệnh ung thư vú", bác sĩ chuyên khoa ung thư Khanh H. Nguyen của trung tâm Fox Chase, phát biểu.
    Đ.TÂM ( Theo HealthDayNews)
    Chồng hút thuốc khi vợ có thai
    Hỏi: Tôi đang mang thai nhưng chồng tôi lại nghiện thuốc lá nặng. Khi tôi đề nghị anh ấy bỏ thuốc để giữ an toàn cho con, anh nói chưa có bằng chứng kết luận việc hít khói thuốc thụ động ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Xin cho biết khói thuốc có nguy hại cho con chúng tôi không.

    Khói thuốc của bố dễ làm thai nhi mắc bệnh.
    Trả lời: Thực tế, tác hại của khói thuốc thụ động (như trường hợp của chị) là hết sức rõ ràng qua hàng loạt nghiên cứu khoa học. Tổ chức Y tế Thế giới, Ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ và các cơ quan khoa học khác đã tiến hành xem xét một cách cẩn thận các số liệu và kết luận, khói thuốc lá thụ động là tác nhân gây ung thư ở người. Ngoài ra, đây còn là tác nhân gây bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi và ung thư mũi ở người lớn.
    Đối với bào thai, khói thuốc là nguyên nhân của sự chậm phát triển, chết đột tử và các bệnh hen, viêm phế quản, viêm phổi và các bệnh viêm tai giữa trẻ em. Hàng loạt nghiên cứu, trong đó có báo cáo chi tiết năm 1997 của Ủy ban bảo vệ Môi trường California (Mỹ) đã xác nhận sự liên quan của khói thuốc thụ động với việc sảy thai, tăng khả năng nhiễm khuẩn màng não, ung thư, bệnh máu trắng ở trẻ em...
    Những người không hút thuốc lá nhưng sống với người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư (nhất là ung thư phổi) và bệnh tim là 20-20%. Riêng ở Mỹ, ước tính mỗi năm hút thuốc lá thụ động là thủ phạm gây nên 35-60.000 ca tử vong ở người lớn do các bệnh tim và 3.000 ca tử vong do ung thư phổi. Đây chỉ là tỷ lệ nhỏ trong tổng số những trường hợp tử vong do hút thuốc thụ động trên toàn thế giới.
    Phân tích của các nhà khoa học Mỹ về các bệnh ở trẻ em cũng cho thấy, sự tiếp xúc của trẻ em với khói thuốc lá có liên quan tới khoảng 13% các trường hợp mắc bệnh hen, 13% trường hợp viêm tai giữa và 20% bệnh nhi dưới 5 tuổi bị viêm phổi.
    Tuy nhiên, trên thực tế còn không ít người như chồng chị đã rơi vào cái bẫy của ngành công nghiệp thuốc lá. Hoặc cũng có thể đây chỉ là cái cớ để anh ấy trì hoãn việc bỏ thói quen xấu này. Chị hãy mềm mỏng (nhưng cương quyết) khi đưa ra những con số báo động trên để đề nghị anh ấy bỏ thuốc, tránh ảnh hưởng đến đứa con đang nằm trong bụng mẹ.
    BS. Nguyễn Hoà, Khoa học & Đời sống
    Nguy cơ bị cắt cụt chi ở người hút thuốc lá
    Một bệnh nhân bị cắt cụt 2 tay do mắc bệnh Buerger.
    Những cơn đau ở chi xuất hiện ngày càng liên tục, cường độ tăng theo thời gian, nhất là về đêm, khiến bệnh nhân mất ngủ, nhiều khi không chịu nổi và dẫn đến trầm cảm. Sau đó, chi có thể bị liệt, rối loạn cảm giác, hoại tử và cuối cùng phải cắt cụt. Đó là một căn bệnh mà nhiều người nghiện thuốc lá mắc phải: bệnh Buerger.
    Bệnh Buerger hay xảy ra với các động mạch của chi dưới, chỉ có khoảng 30% các trường hợp bị ở chi trên.
    Các tổn thương ở chi trên cũng có tiên lượng tốt hơn so với các tổn thương ở chi dưới.

    Bệnh Buerger (viêm tắc động mạch) được Léo Buerger (Pháp) mô tả lần đầu tiên năm 1908. Đó là tình trạng viêm nhiễm nặng nề cả 3 lớp thành động mạch và các tĩnh mạch đi kèm, gây hoại tử chi. Tại Mỹ và các nước phát triển, tỷ lệ tử vong của người mắc Buerger trong 10 năm qua cao gấp 3 so với người bình thường; 20% bệnh nhân phải cắt cụt chân. Ở Việt Nam, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Trong những năm gần đây, số bệnh nhân Buerger đang gia tăng, tỷ lệ thuận với số người hút thuốc lá.
    Bệnh Buerger hầu như chỉ gặp ở nam giới, độ tuổi 25-40; thường gặp ở các chủng tộc da trắng và da vàng, rất hiếm thấy ở người da đen. Phần lớn bệnh nhân đều nghiện thuốc lá nặng, hút trên 20 điếu một ngày.
    Biểu hiện chính của bệnh là xuất hiện tổn thương loét, hoại tử khu trú ở đầu chi mà không có dấu hiệu mắc các bệnh khác (xơ vữa động mạch, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường...). Phần lớn bệnh nhân (75-80%) cảm thấy đau đớn do thiếu máu nuôi dưỡng chi. Lúc đầu, người bệnh bị đau cách hồi, đau như chuột rút ở bắp chân, tay; đau xuất hiện khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Về sau, bệnh nhân đau liên tục nhất là về đêm, đau đến mức không chịu nổi.
    Những xét nghiệm cơ bản cần làm:
    - Siêu âm Doppler màu mạch máu.
    - Chụp hình động mạch với thuốc cản quang bằng kỹ thuật số.

    Ngoài ra, khi khám bệnh, bác sĩ còn phát hiện thêm các triệu chứng xanh tím, tím tái và cuối cùng là hoại tử đen ở chi bị tắc động mạch. Tình trạng liệt chi, mất mạch, rối loạn cảm giác, dị cảm cũng rất hay gặp và là những dấu hiệu tiên lượng rất xấu của bệnh.
    Khác với xơ vữa động mạch, trong bệnh Buerger, các tổn thương của mạch máu thường gặp ở các động mạch nhỏ ngoại vi (như động mạch quay, động mạch trụ...) hơn là các động mạch lớn. Ở giai đoạn sớm, có thể thấy các tổn thương của tĩnh mạch nông đi kèm, biểu hiện bằng tình trạng viêm tắc tĩnh mạch tái phát. Hiếm khi thấy tổn thương của các tĩnh mạch lớn và sâu như tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch chậu.
    Bệnh có thể tiến triển thành nhiều đợt cấp, trên nền tổn thương mạn tính. Sau giai đoạn cấp là giai đoạn hình thành các mạch máu bàng hệ (các nhánh nối bắc cầu của chính cơ thể). Người bệnh thấy giảm hoặc hết các triệu chứng đau nhức, triệu chứng tím tái đầu ngón và bệnh có thể tự lành. Tuy nhiên, chu kỳ lành bệnh này có thể sẽ không diễn ra nếu bệnh nhân tiếp tục hút thuốc lá. Trong trường hợp này, bệnh sẽ tiến triển theo xu hướng nặng dần; khoảng cách giữa các lần lành bệnh ngắn lại, thời gian đau kéo dài ra. Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ tử vong và cắt cụt chi phụ thuộc vào tình trạng nghiện thuốc lá và các biện pháp bảo vệ chi của bệnh nhân
    Hiện có hai cách điều trị bệnh Buerger: nội khoa và ngoại khoa. Điều trị nội khoa bao gồm: nằm nghỉ tại giường, hạn chế tối đa vận động, dùng các thuốc giảm đau (thường không có hiệu quả), săn sóc vết thương tại chỗ, dùng thuốc giãn mạch và làm loãng máu.
    Các phương pháp ngoại khoa được áp dụng khi việc điều trị nội khoa không có kết quả, bao gồm: cắt thần kinh giao cảm, phẫu thuật bắc cầu động mạch (rất khó thực hiện và ít hiệu quả) và cuối cùng đều dẫn đến cắt cụt chi. Đối với các trường hợp cắt chân, các bác sĩ thường cắt 1/3 trên cẳng chân - một vị trí thuận tiện cho việc lành vết thương và làm chân giả. Nếu cắt thấp hơn, bệnh sẽ khó lành, phần lớn trường hợp phải cắt lại.
    Dù áp dụng phương pháp điều trị nào, bệnh nhân cũng phải kiên quyết bỏ hẳn thuốc lá. Việc tiếp tục hút (dù rất ít) sẽ vô hiệu hóa quá trình điều trị.
    Ngoài bệnh Buerger, thuốc lá còn là nguyên nhân chính gây chứng viêm tắc động mạch do xơ vữa. Các nghiên cứu cho thấy, ở người hút 1 gói thuốc/ngày, nguy cơ nhồi máu cơ tim do tắc động mạch vành cao gấp 3-5 lần so với không hút thuốc lá. Tỷ lệ xơ vữa động mạch vành cũng tăng lên đáng kể ở những phụ nữ trên 35 tuổi hút thuốc.
    Khác với bệnh Buerger, những bệnh nhân bị tắc động mạch do xơ vữa mạch máu thường trên 50 tuổi. Không phải chỉ các động mạch ngoại vi mà cả những động mạch lớn cũng bị tổn thương. Tình trạng tắc động mạch chủ sẽ gây phình hoặc bóc tách động mạch chủ bụng, ngực. Đây là một cấp cứu tối khẩn cấp; nếu không xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Các tổn thương thường gặp khác là: tắc động mạch vành tim, tắc động mạch tạng (gây hoại tử ruột, có khi phải cắt toàn bộ ruột non và ruột già), tắc động mạch thận (làm nặng thêm tình trạng cao huyết áp có sẵn của bệnh nhân)...
    Người Lao Động
    Những người hút thuốc tăng nguy cơ bị đa xơ cứng
    [​IMG]
    TTO - Những người hút thuốc có nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng (MS), một chứng bệnh tiêu diệt những tế bào thần kinh. Các nhà khoa học Na Uy và Mỹ đã thấy rằng những người hút thuốc - bao gồm cả những người đã bỏ hút thuốc, có nguy cơ bị chứng đa xơ cứng cao gấp đôi so với những người chưa bao giờ hút thuốc.
    Những tác động của chứng bệnh này thường ảnh hưởng trong thời gian dài và sau đó xuất hiện những rắc rối về tim mạch, như những cơn đau tim, đau ngực, gia tăng nguy cơ của bệnh hen xuyễn.
    "Chúng tôi đã tìm thấy mối quan hệ rất lớn giữa việc hút thuốc và chứng MS" - Trond Riise người đứng đầu nghiên cứu ở ĐH Bergen (Na Uy) cho biết. Chứng xơ cứng sẽ phá hoại các protein được gọi là myelin bao bọc các sợi thần kinh mà hầu như mỗi người đều có một hệ thống miễn dịch riêng.
    Nhóm nghiên cứu của Riise đã quan sát 22.240 người Na Uy vào năm 1997, trong đó 8.239 chưa bao giờ đụng tới thuốc, 7.892 người hút thuốc và 6.109 đã bỏ thuốc. Những nhà nghiên cứu phát hiện có 86 trường hợp bị MS. Nguy cơ phát triển căn bệnh này là 80 % với những người hút thuốc, đã bỏ thuốc so với những người không bao giờ hút thuốc. Mối quan hệ giữa hút thuốc và rối lọan thần kinh ở đàn ông lớn hơn phụ nữ.
    Theo giải thích của Riise việc hút thuốc phá hoại hệ thống miễn dịch và làm những người này bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng đặc biệt là đối với cổ họng, từ đó gây ra những căn bệnh cho hệ thống thần kinh.
    Năm 2001, cũng có một nghiên cứu tương tự về mối quan hệ giữa hút thuốc và chứng MS của ĐH Harvard, nghiên cứu này cho thấy rằng nguy cơ của bệnh MS giảm đi khi người đó bỏ hút thuốc so với những người vẫn hút thuốc.
    Đ.TÂM (Theo HealthDayNews)
    Nhân đợt chống thuốc lá post bài này để một số đồng chí có hút thuốc cũng lên bỏ đi.
  3. sloccoc

    sloccoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Vớ vỉn . Đà bà , ruợi và thuốc , nếu ko có mọt trong ba thứ ấy thì đàn ông ...
  4. sloccoc

    sloccoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Vớ vỉn . Đà bà , ruợi và thuốc , nếu ko có mọt trong ba thứ ấy thì đàn ông ...
  5. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Oạch cái em nì hình như là muốn choòng chết sớm để còn lấy thằng khác hay sao thế nhỉ hê hê, thế thì hỏng rồi còn gì nữa.
  6. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Oạch cái em nì hình như là muốn choòng chết sớm để còn lấy thằng khác hay sao thế nhỉ hê hê, thế thì hỏng rồi còn gì nữa.
  7. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Tết Đoan Ngọ là Tết thu hút sự chú ý của khá nhiều người Việt Nam xưa và nay, nó chỉ đứng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Tục này có người cho là từ đời Xuân Thu. Khuất Nguyên (nước Sở), vì can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La mà tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm, cứ đến ngày đó, nhân dân Trung Quốc lại làm bánh ngọt, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.
    Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Đào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.
    Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa... bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.
    Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
    Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.
    Giữa trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.
    Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nZm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ... treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.
    ***
    Trong những tục lễ của ngày Tết Đoan Ngọ, có lẽ tục người ta chú ý nhất là tục lễ sêu - một tục lệ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo. Những chàng trai đã dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới thường đi sêu bố mẹ vợ nhân ngày Tết Đoan Ngọ.
    Lễ sêu trong dịp này bao giờ cũng có đậu xanh mới hái vào tháng Tư, gạo nếp của vụ chiêm. Ngoài ra tháng Năm cũng là mùa ngỗng và mùa chim ngói, cùng với gạo nếp, đậu xanh, bao giờ cũng có một đôi ngỗng và một, hai chục chim ngói. Kèm thêm là cân đường cát, trái dưa hấu, nghĩa là toàn những sản phẩm trong mùa.
    Chỉ những chàng rể chưa cưới vợ mới đi lễ sêu, còn những chàng rể đã cưới vợ rồi thì hết lễ sêu, nhưng trong dịp tết Đoan Ngọ, các chàng rể dù nghèo vẫn cố chạy món quà nhỏ để biếu bố, mẹ vợ. Lễ biếu này nhiều, ít tuỳ tâm và không quan trọng bằng lễ sêu.
    Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí. Hàng năm vào dịp mồng 5 tháng 5, các học trò đều có đồ lễ tết thầy. Thúng gạo, đôi ngỗng, phong chè, gói bánh hoặc túi hoa quả, tùy tâm bố mẹ học trò. Những gia đình giàu có thường phong bao một số tiền. Học trò cũ đã làm nên danh vọng cũng không quên thZm thầy vào dịp này.
    Các con bệnh được các ông lang chữa khỏi bệnh, mặc dù đã trả tiền thuốc, nhưng cũng không quên ơn cứu mệnh cho mình, nên trong dịp tết Đoan Ngọ (còn gọi là tết hái thuốc) cũng mang quà tết thầy lang. Đồ lễ cũng gồm: đậu xanh, gạo nếp, ngỗng, chim ngói... như đồ lễ học trò tết thầy học.
    Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.
    Nhớ hồi còn bé còn bị cấm không được ra cửa, lại còn bị bôi vôi vào bụng nữa chứ. Kì khôi thật đấy bây giờ thì tục lệ cũng giảm bớt rồi không còn thế nữa, trẻ con bây giờ sáng sớm đã ra quán net bắn gun bound rồi chả sợ sâu bọ gì cả. Nhưng kể có cái này cũng hay tự nhiên cứ "phải" ăn thui he he đứng ý mình thía không bít.
  8. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Tết Đoan Ngọ là Tết thu hút sự chú ý của khá nhiều người Việt Nam xưa và nay, nó chỉ đứng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Tục này có người cho là từ đời Xuân Thu. Khuất Nguyên (nước Sở), vì can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La mà tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm, cứ đến ngày đó, nhân dân Trung Quốc lại làm bánh ngọt, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.
    Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Đào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.
    Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa... bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.
    Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
    Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.
    Giữa trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.
    Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nZm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ... treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.
    ***
    Trong những tục lễ của ngày Tết Đoan Ngọ, có lẽ tục người ta chú ý nhất là tục lễ sêu - một tục lệ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo. Những chàng trai đã dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới thường đi sêu bố mẹ vợ nhân ngày Tết Đoan Ngọ.
    Lễ sêu trong dịp này bao giờ cũng có đậu xanh mới hái vào tháng Tư, gạo nếp của vụ chiêm. Ngoài ra tháng Năm cũng là mùa ngỗng và mùa chim ngói, cùng với gạo nếp, đậu xanh, bao giờ cũng có một đôi ngỗng và một, hai chục chim ngói. Kèm thêm là cân đường cát, trái dưa hấu, nghĩa là toàn những sản phẩm trong mùa.
    Chỉ những chàng rể chưa cưới vợ mới đi lễ sêu, còn những chàng rể đã cưới vợ rồi thì hết lễ sêu, nhưng trong dịp tết Đoan Ngọ, các chàng rể dù nghèo vẫn cố chạy món quà nhỏ để biếu bố, mẹ vợ. Lễ biếu này nhiều, ít tuỳ tâm và không quan trọng bằng lễ sêu.
    Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí. Hàng năm vào dịp mồng 5 tháng 5, các học trò đều có đồ lễ tết thầy. Thúng gạo, đôi ngỗng, phong chè, gói bánh hoặc túi hoa quả, tùy tâm bố mẹ học trò. Những gia đình giàu có thường phong bao một số tiền. Học trò cũ đã làm nên danh vọng cũng không quên thZm thầy vào dịp này.
    Các con bệnh được các ông lang chữa khỏi bệnh, mặc dù đã trả tiền thuốc, nhưng cũng không quên ơn cứu mệnh cho mình, nên trong dịp tết Đoan Ngọ (còn gọi là tết hái thuốc) cũng mang quà tết thầy lang. Đồ lễ cũng gồm: đậu xanh, gạo nếp, ngỗng, chim ngói... như đồ lễ học trò tết thầy học.
    Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.
    Nhớ hồi còn bé còn bị cấm không được ra cửa, lại còn bị bôi vôi vào bụng nữa chứ. Kì khôi thật đấy bây giờ thì tục lệ cũng giảm bớt rồi không còn thế nữa, trẻ con bây giờ sáng sớm đã ra quán net bắn gun bound rồi chả sợ sâu bọ gì cả. Nhưng kể có cái này cũng hay tự nhiên cứ "phải" ăn thui he he đứng ý mình thía không bít.
  9. khunglong_nho

    khunglong_nho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    anh ơi, anh móc ở đâu ra mấy thứ này thế? sao em chưa nghe những thứ này bao giờ...
  10. khunglong_nho

    khunglong_nho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    anh ơi, anh móc ở đâu ra mấy thứ này thế? sao em chưa nghe những thứ này bao giờ...

Chia sẻ trang này