1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tin Tuyên Quang

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi chuoinai, 13/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thu_Lam

    Thu_Lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    hờ hờ, cho em uống là được rồi mà.
    Theo em dự án ấy nên chuyển thành " Đầu tư vì tương lai" tức là cứ nuôi bò bằng ngân sách nhà nước rồi mang sữa cho trẻ em uống để phát triển thể lực, trí tuệ ... để nó còn làm các dự án Kinh Tế có hiệu quả...
    Người TQ mình được cái làm KT gia đình giỏi
  2. longcc8

    longcc8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    hờ hờ, cho em uống là được rồi mà.
    Theo em dự án ấy nên chuyển thành " Đầu tư vì tương lai" tức là cứ nuôi bò bằng ngân sách nhà nước rồi mang sữa cho trẻ em uống để phát triển thể lực, trí tuệ ... để nó còn làm các dự án Kinh Tế có hiệu quả...
    Người TQ mình được cái làm KT gia đình giỏi
    [/quote]
    anh hơi quá lời?nhưng dù sao cũng phải thử chứ ?anh hi vọng nó sẽ thành côngvà đem lại lợi ích cho mọi người để đây sẽ 1 dự án có hiệu quả từ đó sẽ có nhiều dự án khác và thu hút sự đầu tư ?chứ anh không thích sữa
    Anh mong rằng đừng có làm gì cung bể?chán lám em a?
  3. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Hướng đi mới cho phát triển kinh tế rừng ở Tuyên Quang

    Với tiềm năng rất lớn về kinh tế rừng, tỉnh Tuyên Quang đang triển khai xây dựng vùng nguyên liệu có quy mô lớn, bảo đảm cung cấp nguyên vật liệu cho Nhà máy giấy An Hoà công suất 130 nghìn/năm. Chủ trương và biện pháp tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu tập trung là thực hiện cơ chế trồng rừng liên doanh giữa các lâm trường, dự án với hộ gia đình, giúp cho người dân làm giàu bằng phát triển kinh tế rừng.
    Tuyên Quang đã chọn hướng phát triển kinh tế rừng, một trong những ưu thế nổi trội, phù hợp điều kiện của mình. Theo nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học trong khâu sản xuất giống, thấy cây keo lai là giống mới có nhiều ưu điểm đem lại hiệu quả kinh tế cao như không kén đất tăng độ phì cho đất; chu kỳ trồng, khai thác chỉ 6 năm; khả năng sinh khối lớn, khi thu hoạch cho năng suất đạt 300m3/ha. Đây là yếu tố quan trọng để tỉnh triển khai chọn cây keo lai là cây trồng chủ lực làm nguyên liệu cho nhà máy giấy.
    Thực hiện chương trình trồng rừng, huyện Sơn Dương đã chọn hai xã Vĩnh Lợi và xã Cấp Tiến làm mô hình điểm, huyện giao cho lâm trường Sơn Dương thực hiện việc cung ứng cây giống, vật tư, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật trồng rừng, cử cán bộ kỹ thuật đến các hộ tham gia liên doanh trồng rừng, trực tiếp hướng dẫn họ cách trồng, chăm sóc cây. Với hơn 100 ha tại 8 thôn, bản. Do có cơ chế chính sách thông thoáng, đồng bộ đã khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tích cực. Điển hình trong phong trào này là thôn Đất Đỏ, cả thôn có 17 hộ tham gia trồng rừng liên doanh, các hộ dân đã phá bỏ 16 ha đất đồi trồng sắn thay vào đó là 16 ha rừng keo lai đang lên xanh tốt. Nhiều gia đình như gia đình ông Đào Kim Xuân, gia đình ông Lê Quý Hợp đã tự bỏ vốn, đầu tư cho đồi cây liên doanh. Nhiều hộ dân ở đây cho biết: Hiệu quả của trồng rừng liên doanh xen canh cây lương thực, cây sả đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hộ gia đình anh Phạm Quốc Tảo thôn Cây Đa, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương đã dành sức vào việc chăm sóc gần 1 ha rừng mới trồng bằng kỹ thuật và giống cây mới có nhiều ưu điểm hơn với các loại cây cũ. Thấy có lợi, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trước kia khi trồng cây gỗ tạp, vậy là anh Tảo đã không ngần ngại tham gia trồng cây trên toàn bộ diện tích đất đồi của mình. Được lâm trường Sơn Dương ký hợp đồng trồng rừng, cung cấp giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật trồng với mật độ 4.444 cây/ha. Cây keo lai nhân giống bằng phương pháp giâm hom lớn nhanh, lên đều. Đến nay, gần một ha keo lai của anh Tảo trung bình mỗi cây đã đạt đường kính 16- 18cm. Theo anh Tảo tính thì với tốc độ phát triển tốt như vậy, sau 6 năm, đến kỳ khai thác, mỗi ha keo lai sẽ đạt năng suất 300m3. Đến khi khai thác anh Tảo sẽ có khoản thu nhập hơn 30 triệu đồng từ rừng keo lai.
    Điều dễ nhận thấy khi đến xã Vĩnh Lợi là một mầu xanh bạt ngàn trên những quả đồi mà trước thiếu vắng bóng cây. Người dân đã hiểu và thấy rõ hiệu quả của việc chuyền đổi cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh, manh mún, hiệu quả kinh tế thấp, thay vào đó bằng trồng cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phục vụ chương trình phát triển kinh tế công nghiệp tại địa phương. Hướng làm giàu đã mở đối với những người dân trồng rừng ở Tuyên Quang.
    Việc tỉnh Tuyên Quang ban hành và thực hiện cơ chế liên doanh trồng rừng nguyên liệu giấy là một cách làm hay, mang tính sáng tạo, hiệu quả và thiết thực, tạo hướng phát triển kinh tế rừng bền vững, có giá trị kinh tế cao. Chính những yếu tố này đã tác động trực tiếp đến nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế thấp, sang trồng cây keo lai công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Đồng chí Phạm Trọng Hoài, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Thực hiện chủ trương của tỉnh phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy qua cơ chế liên doanh trồng rừng với người dân, việc triển khai đồng bộ cơ chế, chính sách là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế rừng phát triển. Tỉnh quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên tham gia. Lâm trường lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, cung cấp cây giống, vật tư kịp thời vụ hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho từng hộ gia đình. Khi khai thác, lâm trường đứng ra lo tiêu thụ. Về phía hộ gia đình, họ sẽ thực hiện việc trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng theo hướng dẫn của lâm trường. Sau mỗi khâu, mỗi công việc, lâm trường sẽ thanh toán tiền công theo đơn giá áp dụng cho công nhân lâm trường. Đây chính là một cơ chế linh động của tỉnh đối với các hộ trồng rừng liên doanh.
    Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho Nhà máy giấy An Hoà công suất 130 nghìn tấn/năm, mỗi năm tỉnh cần 492 nghìn m3 gỗ và gần 200 nghìn m3 tre, nứa. Vì vậy tỉnh đã quy hoạch vùng nguyên liệu có tổng diện tích 42 nghìn ha. Vùng nguyên liệu được triển khai tại 108 xã của năm huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang. Để cung cấp nguyên liệu khi nhà máy đi vào hoạt động, mỗi năm tỉnh cần trồng mới 5-7 nghìn ha rừng nguyên liệu. Với mục tiêu như ở vậy, tỉnh đã có kế hoạch ngay từ khi triển khai, chủ trương trồng rừng nguyên liệu liền khu, liền khoảnh, đồng tuổi, trồng hết xã này mới chuyển đến xã khác. Như vậy mới tạo thành rừng công nghiệp, bảo đảm cung cấp ổn định cho nhà máy, tiết kiệm chi phí khi khai thác. Trước mắt, tỉnh tập trung trồng tại các xã tiếp giáp Nhà máy giấy An Hòa, tạo thành vùng nguyên liệu tập trung quanh nhà máy. Năm 2003, đã thực hiện trồng được 329 ha keo lai tại bốn xã Vĩnh Lợi, Cấp Tiến (huyện Sơn Dương), xã Tân Long, Đội Cấn (huyện Yên Sơn). Năm 2004, tỉnh tập trung trồng 3.580 ha với gần hai nghìn ha dân tham gia. Huyện Sơn Dương có chín xã trồng 2.000 ha, huyện Chiêm Hóa bảy xã trồng 200 ha, huyện Hàm Yên ba lâm trường là lâm trường Hàm Yên, Tân Phong, Tân Thành và trạm thực nghiệm Hàm Yên trồng 580 ha huyện Yên Sơn 12 xã trồng 800 ha.
    Phải khẳng định trồng, phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy là hướng đi đúng đắn của tỉnh, đã tạo nên nét mới trong phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng công nghiệp với quy trình thâm canh cao. Tuy nhiên, việc triển khai phát triển quỹ rừng đang gặp phải khó khăn do các lâm trường thiếu vốn thực hiện trồng rừng. Hiện cả chín lâm trường trên địa bàn tỉnh đều khó khăn trong khâu vay vốn. Các lâm trường chưa vay được vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển mà phải vay từ nguồn Quỹ tín dụng. Lãi suất của Quỹ hỗ trợ phát triển chỉ có 0,45% còn từ nguồn Quỹ tín dụng lãi suất tới 0,77% mỗi tháng. Thực tế cho thấy nếu được vay từ nguồn Quỹ hỗ trợ phát triển đến khi khai thác mới thanh toán cả gốc và lãi, còn vay từ nguồn Quỹ tín dụng thì hàng năm lâm trường phải trả lãi và một phần gốc. Trong khi đó, mấy năm đầu, các lâm trường trồng rừng không có thu hoạch nên chỉ khi khai thác mới có tiền trả gốc và lãi. Đây chính là bất cập mà các lâm trường đang rất lúng túng, trong khi đó kế hoạch trồng rừng đòi hỏi phải thực hiện rất khấn trương. Để phát triển rừng nguyên liệu giấy rất cần có chính sách tháo gỡ khó khăn về vốn cho các lâm trường.
    Nguồn: (Nguyễn Trường Giang, Báo ND.2004)
  4. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    ************* Trần Ðức Lương: Tuyên Quang phải quyết tâm phát triển công nghiệp


    Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang hai ngày 12 và 13-3, ************* Trần Đức Lương yêu cầu lãnh đạo Tuyên Quang phải có một quyết tâm cao hơn nữa trong việc phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh mà không cần phân biệt khu vực nhà nước, trung ương, địa phương, liên doanh hay dân doanh... miễn là có đầu tư đúng hướng, đúng pháp luật làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút nhiều lao động vào lĩnh vực công nghiệp.
    Cùng đi có các đồng chí lãnh đạo một số bộ, ngành và Văn phòng *************. ************* Trần Ðức Lương thăm Khu di tích Tân Trào (huyện Sơn Dương)-nơi vinh dự được Bác Hồ, Trung ương Ðảng chọn là thủ đô lâm thời của Khu giải phóng để lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Chủ tịch Trần Ðức Lương xúc động khi đến thăm lán Nà Lừa-nơi Bác Hồ sống, làm việc; thăm đình Tân Trào-nơi cách đây gần 60 năm đã diễn ra Ðại hội Đại biểu quốc dân với khí thế sục sôi cách mạng của những ngày đầu Tổng khởi nghĩa...
    Thăm công trình thủy điện Tuyên Quang đang được xây dựng trên sông Gâm tại khu vực xã Vĩnh Yên, thị trấn Nà Hang (huyện Nà Hang), Chủ tịch Trần Ðức Lương vui mừng thấy nơi đây đã thật sự đổi thay, xuất hiện một công trình thủy điện lớn. Chủ tịch biểu dương, khen ngợi anh chị em cán bộ, công nhân Tổng công ty Sông Ðà đang thi công tại công trường đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, vượt qua khó khăn bảo đảm thi công công trình đúng chất lượng, tiến độ; nhắc nhở các đồng chí lãnh đạo phải quan tâm đến đời sống, nơi ăn, chốn ở của công nhân. Chủ tịch đánh giá cao từ công tác thiết kế đến thi công, giải phóng mặt bằng của các cơ quan, đơn vị và đảng bộ, chính quyền địa phương, nhất là việc di dân ra khỏi lòng hồ đến nơi tái định cư đã làm khá tốt, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
    ************* Trần Ðức Lương đến thăm khu tái định cư của đồng bào các dân tộc Dao, Tày, Kinh vừa được dời từ lòng hồ thuộc hai xã: Trùng Khánh, Vĩnh Yên (huyện Nà Hang) về tại xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn. Gặp gỡ đồng bào, Chủ tịch vui mừng được biết quyết tâm và sự nhất trí cao của nhân dân về việc xây dựng công trình thủy điện này, đã tự nguyện dời khỏi nơi sinh sống lâu đời của mình đến nơi ở mới còn nhiều bỡ ngỡ. Chủ tịch ân cần thăm hỏi đời sống của đồng bào và hài lòng thấy các gia đình mặc dù mới chuyển về đây, nhưng đã ổn định ngay cuộc sống.
    Trong thời gian ở Tuyên Quang, ************* đã đến thăm Nhà máy sản xuất bột Barite phục vụ công nghệ khoan khai thác dầu khí và một số ngành sản xuất công nghiệp... Chủ tịch nhắc nhở cán bộ, công nhân ở đây trong quá trình khai thác, sản xuất phải rất tiết kiệm, tận thu nguồn quặng quý hiếm này cho Tổ quốc và bảo đảm vệ sinh, môi trường sinh thái. Chủ tịch thăm Công trường 06-nơi cai nghiện ma túy giai đoạn hai của thị xã Tuyên Quang; ân cần thăm hỏi, động viên anh em đang lao động đập đá rèn luyện, chữa bệnh; tin tưởng vào sự quyết tâm của anh em sẽ cai được nghiện, không tái nghiện trở thành người tốt, sống có ích cho xã hội.
    Làm việc với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tuyên Quang, ************* Trần Ðức Lương vui mừng thấy Ðảng bộ, nhân dân ở đây trong những năm qua đã triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội IX của Ðảng, các nghị quyết Trung ương đạt kết quả tốt, đã có chương trình hành động và mục tiêu rõ ràng; ngoài nghề trồng lúa, rừng, Tuyên Quang xác định phát triển cây chè, nuôi bò để người nông dân vươn lên làm giàu. Toàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực về mọi mặt: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao hơn mức trung bình cả nước, sản xuất lương thực đạt bình quân đầu người hơn 400kg/năm là sự cố gắng lớn của một tỉnh miền núi. Ðặc biệt Tuyên Quang hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,94%, đã phổ cập giáo dục THCS từ năm 2002, an ninh, quốc phòng được giữ vững... Nguyên nhân đạt được những thành tựu này là do Ðảng bộ, chính quyền, MTTQ tỉnh biết bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra phong trào toàn dân hăng hái lao động sản xuất; đội ngũ cán bộ năng động, đoàn kết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, được dân tin yêu...
    Tuy nhiên, Chủ tịch cũng cho rằng Tuyên Quang là một tỉnh khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng vẫn còn nghèo; các lĩnh vực kinh tế đạt tỷ lệ cao, nhưng mẫu số của nó nhỏ.
    Do vậy, để Tuyên Quang có bước phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tới, Chủ tịch Trần Ðức Lương gợi mở một số vấn đề như: Về nông nghiệp - lâm nghiệp, ngoài những cây lương thực, thực phẩm có truyền thống lâu đời thì phải gắn sản xuất với chế biến. Diện tích cây chè tuy đã ổn định, nhưng cần hướng tới tăng năng suất với hiệu quả cao hơn bằng cách đưa giống mới vào sản xuất; quy hoạch vùng trồng mía bảo đảm cung cấp đủ nguyên liệu cho hai nhà máy đường sản xuất.
    Chủ tịch hoan nghênh Tuyên Quang có quyết tâm cao đưa giống bò mới năng suất cao vào chăn nuôi và đã xây dựng đàn bò sữa gần 2.000 con chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, bước đầu mang lại hiệu quả.
    Chủ tịch cho rằng nghề trồng rừng phải gắn với chế biến để phát triển vững chắc; phát triển vùng trồng cây nguyên liệu giấy, chế biến gỗ xuất khẩu... mang lại lợi ích thiết thực cho dân.
    Về công nghiệp, Tuyên Quang phải nhất thiết tìm mọi biện pháp thu hút nguồn đầu tư trong nước, ngoài nước, phát huy cao nhất tiềm năng thủy điện, khai thác có hiệu quả các tài nguyên sẵn có phục vụ sản xuất công nghiệp nặng.
    Chủ tịch yêu cầu các đồng chí lãnh đạo Tuyên Quang phải có một quyết tâm cao hơn nữa trong việc phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh mà không cần phân biệt khu vực nhà nước, trung ương, địa phương, liên doanh hay dân doanh... miễn là có đầu tư đúng hướng, đúng pháp luật làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút nhiều lao động vào lĩnh vực công nghiệp.
    Chủ tịch cũng đề nghị các bộ, ngành chức năng ở Trung ương tạo điều kiện giúp đỡ Tuyên Quang phát triển kinh tế nhanh hơn nữa để xứng đáng với truyền thống của quê hương cách mạng, nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, bởi vì đường giao thông đi đến đâu sẽ làm thay đổi bộ mặt nơi đó về cả kinh tế, văn hóa, vật chất, tinh thần.
    Tin này không còn nóng, nhưng có giá trị tham khảo
    Nguồn: (Báo Nhân dân)
  5. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Tuyên Quang quyết định mở cửa rừng gỗ trồng


    Đến nay, tuy chưa có kết luận chính thức nào từ cuộc thanh tra được công bố, nhưng theo thông tin từ công ty giấy Bãi Bằng, tỉnh Tuyên Quang đã mở cửa rừng nguyên liệu giấy (cây keo và cây mỡ) cho 3 lâm trường của công ty giấy Bãi Bằng đóng trên địa bàn tỉnh.
    Như vậy, công ty giấy Bãi Bằng từ nay có thể khai thác và vận chuyển gỗ của mình về thẳng nhà máy. Phương án trồng rừng bất hợp lý trước đây với mật độ dày 4.444 cây/ha cũng đã được điều chỉnh theo mật độ 1.111-1.660 cây/ha. Liên tiếp từ ngày 1/7 đến ngày 9/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang thông báo kết quả và nhất trí thẩm định phương án thiết kế khai thác rừng trồng năm 2004 cho các lâm trường thuộc công ty giấy Bãi Bằng. Tổng diện tích được khai thác cả 3 đợt là gần 600 ha, với tổng sản lượng gần 60 nghìn m3 gỗ.

    Trước sự kiện này, nhiều tờ báo vốn rất quan tâm tới vụ việc đã đánh giá việc thẩm định và thông báo kịp thời của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang là việc làm tích cực, tạo thuận lợi cho các đơn vị lâm nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh trong việc trồng và khai thác gỗ nguyên liệu.
    Trước đây, quyết định đóng cửa rừng của tỉnh Tuyên Quang đối với 3 lâm trường của công ty giấy Bãi Bằng trên địa bàn tỉnh đã khiến đời sống của người dân trồng rừng lâm vào tình trạng khó khăn và những áp lực mà họ phải chịu khi cung cấp thông tin cho báo chí. Trong tháng 7, Chính phủ cũng đã cử đoàn thanh tra lên Tuyên Quang để làm việc với chính quyền địa phương về vụ việc trên.

    Xuân Tùng (Bản tin 19h)
    Đài truyền hình VN
  6. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Tuyên Quang trồng mới trên 3.000 ha rừng vụ xuân
    (TTXVN-23/07/2004) - Từ đầu năm đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã trồng được 3.077 ha rừng vụ Xuân, đạt 43,9% kế hoạch, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó trồng được 1.309 ha rừng theo cơ chế liên doanh giữa lâm trường, ban quản lý dự án trồng rừng với hộ gia đình, đơn vị.
    Năm nay, tỉnh Tuyên Quang thực hiện công tác trồng rừng đạt cao hơn năm trước, nhưng chưa đạt kế hoạch của năm là vì công tác giải phóng đất còn chậm, hoặc đã giải phóng được đất nhưng một số hộ lại chuyển sang trồng cây khác. Việc xử lý thực bì, cuốc hố trồng rừng còn chậm, không đạt kế hoạch đã ký hợp đồng. Việc cung ứng vật tư, cây giống chưa đáp ứng nhu cầu trồng rừng của các hộ liên doanh...
    Để hoàn thành kế hoạch trồng 7.000 ha rừng trong năm nay, tỉnh Tuyên Quang giao cho các UBND các huyện, thị xã trực tiếp điều hành giống và tổ chức trồng rừng trên địa bàn theo kế hoạch; giao cho các lâm trường, dự án chủ động sản xuất cây giống, quản lý chặt chẽ cây giống, đảm bảo cung ứng đủ vật tư, giống cây lâm nghiệp cho trồng rừng, thực hiện trồng rừng đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo liền vùng, liền khoảnh, thuần loại cây./.
    (Nguồn tin: TTXVN)
  7. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Tuyên Quang đưa vào sử dụng thiết bị vắt sữa tự động

    Lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang đưa thiết bị vắt sữa tự động Delaval do Thuỵ Điển sản xuất vào sử dụng tại trại bò sữa Phú Lâm.
    Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang cho biết, thiết bị này trị giá 10 tỷ đồng, chỉ cần 5 công nhân kỹ thuật điều khiển và có công suất vắt sữa 60 con/lần trong 4 đến 6 phút, giảm từ 13 đến 16 phút/lần so với cách vắt thủ công.
    Hiện trại bò sữa Phú Lâm có hơn 1.000 con đang trong thời kỳ vắt sữa, với sản lượng trung bình 16.000kg/ngày./.

    Nguồn: (TTXVN)
  8. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Lễ kỷ niệm 59 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tại Tân Trào
    16/08/2004 4:08:45 PM GMT
    Sáng 16-8-2004, tại Quảng trường Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã tổ chức mít tinh trọng thể kỷ niệm 59 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
    Nhân dịp này, Phóng văn hóa thông tin kết hợp với Huyện đoàn Sơn Dương tổ chức trại hè. Hơn một ngàn đoàn viên thanh niên của 8 xã và thị trấn, thi đấu các môn kéo co, đẩy gậy, tung còn, bắn nỏ, bóng chuyền. Trong trại hè còn có Hội thi nữ sinh thanh lịch vùng căn cứ Cách mạng Tân Trào.
    Nguồn: TTXVN, báo Người Lao động

  9. longcc8

    longcc8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
  10. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Các bạn Tuyên Quang có thể vào trang web:
    http://www.tuyenquangtoday.com/
    để cập nhật thông tin về tỉnh nhà.
    Tuy nhiên, trang web này cũng chưa có nhiều thông tin nóng.

Chia sẻ trang này