1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn Tròn Âm Nhạc : Bình luận, Ý kiến, Hỏi đáp về Nhạc Đương Đại

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi hltangoc, 03/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hltangoc

    hltangoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Nhạc đương đại là 1 cái gì đó rất xa lạ với người nghe nhạc Việt Nam ( ngay cả với phần lớn các ca sĩ nhạc sĩ ), nó không bắt nguồn từ 1nền âm nhạc căn bản mà chủ yếu do sự sáng tạo, niềm đam mê, ngẫu hứng của chính người chơi nhạc. Ở Việt Nam nhạc đương đại có thể nói là đang bắt đầu xâm nhập vào công chúng ( 1 số ít ) qua 1 số nhạc sĩ trẻ có đào tạo 1 cách bài bản và học qua trường lớp âm nhạc ở nước ngoài, như Quốc Trung, Trần Mạnh Tuấn, Vũ Nhật Tân, Đức Trí, Quyền Thiện Đắc.
    Nhạc sĩ Quốc Trung đã đi đầu trong việc đem đến thứ âm nhạc mới lạ đến với người nghe. Anh tổ chức cho riêng mình 1 đêm âm nhạc hoành tráng mà chủ yếu xuất phát từ niềm đam mê. Sẽ rất khó để đưa vào lòng người 1 thứ âm nhạc xa lạ nhưng với những con nguời hiện nay thì việc phổ biến nhạc đương đại ở Việt Nam hy vọng sẽ có kết quả tốt trong thời gian không xa để hướng người nghe đến với 1 nền âm nhạc hiện đại và trẻ trung hơn!
  2. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Bàn Tròn Âm Nhạc : Bình luận, Ý kiến, Hỏi đáp về Nhạc Đương Đại

    Chủ đề của Box Âm Nhạc trong tháng này là : Nhạc Đương Đại có tính năng Khai Phá

    Trong đó, topic quan trọng nhất và là tổng quan của chủ đề này là [topic]338526[/topic] . Như Tem đã mở đầu trong topic đó, xin trích đoạn :

    ..."...Nhạc Đương Đại Khai Phá (Comtemporary music) là gì ? Đây là một khái niệm mở, còn chưa được định hình rõ rệt. Nói nhiều sợ rườm tai bạn, nhưng có thể tạm gọi là loại nhạc không theo khuôn mẫu cũ, nhạc ngẫu hứng, chú trọng đặc biệt trong việc nâng cao tầm quan trọng của phần nhạc (không phải phần lời) và cách thể hiện. Và có thể coi đó là nhịp nối giữa nhạc hàn lâm bác học và nhạc phổ thông thời thượng, đem nhạc trí tuệ đến gần với đại đa số người thưởng ngoạn hơn. Khái quát tạm như vậy, bạn có thể đọc thêm về Nhạc Đương Đại trong bài viết :"Nhạc đương đại (Comtemporary music) - từ góc nhìn của người trong cuộc" dưới đây hoặc bài "Những khuynh hướng âm nhạc đương đại thế giới" trang 2 topic này.
    Thông dụng nhất hiện nay có lẽ là contemporary jazz , chú trọng trong cách thể hiện (hoà âm) 1 bản nhạc. Và Worldmusic : nhạc dân gian các nước thường được kết hợp với nhạc new age (dùng khí cụ điện tử) hoặc jazz (để thành Ethno Jazz, thí dụ: Nguyễn Lê & Hương Thanh).

    NS Quốc Bảo nghi ngờ nhạc Đương Đại về tính cách phổ cập của nó (xa rời đa số), nghi ngờ cả ý thức sáng tạo và khả năng kinh tế của loại nhạc này. Có thể nhạc sĩ có lý, nhưng ai cấm chúng ta chắp những đôi cánh ước mơ cho sự sáng tạo được thăng hoa đi đến những chân trời mới ?

    Tất nhiên những cái hoàn toàn mới mẻ thường gây khó chịu (hay dị ứng) cho người đồng thời, thường có quán tính bảo thủ ít nhiều và thích yên thân. Người theo cái mới đôi khi cố tình gây sốc và bốc đồng, chưa kể nhiều người còn lạm dụng danh từ. Nhưng có phải nhờ sự tiên phong của những người
    muốn làm cách mạng ấy và nhờ tính năng gạn đục khơi trong của thời gian, mà chúng ta có những cuộc giải phóng, có tân nhạc, có Rock, và nhiều thứ khác thời xưa.
    Chắc chắn không phải cuộc thử nghiệm nào cũng dẫn đến thành công vinh quang, nhưng trước hết hãy cho họ 1 cơ hội. Và không ai nên vội vã dập tắt những niềm hy vọng, khi buổi premier chưa thực sự bắt đầu. .
    .."

    Khái niệm về Nhạc Đương Đại còn quá mới lạ. Nhưng sẽ dần dần được chú ý tại VN, chậm nhất vào lúc Việt Nam sẽ đăng cai Festival âm nhạc đương đại châu Á, vào năm 2005.

    Vậy bạn biết gì về Nhạc Đương Đại, nghĩ gì về loại nhạc này ? Bạn có tin tính phổ cập đến đại đa số người thưởng ngoạn của loại nhạc này? Bạn nghĩ gì về những bài viết được chọn lọc trong topic [topic]338526[/topic] (xin đặc biệt giới thiệu 2 bài viết hay và dễ đọc và dể hiểu trang 3 topic đó : Bàn Về Rock Việt Nghe Nhạc Và Chơi Nhạc) Bạn thích những nhạc sĩ Đương Đại nào ? Bạn đồng ý hoặc không đồng ý với những nghi ngờ của Nhạc sĩ Quốc Bảo (bài viết trang 3 topic trên) hoặc với những tìm tòi mới lạ của NS Quốc Trung, Đức Trí, Phạm Quang Tuấn ? Bạn nghĩ gì về buổi trình diễn Đường Xa Vạn Dặm vừa qua của NS Quốc Trung ? Bạn có ý tưởng gì cho Festival nhạc đương đại Á Châu năm tới tại VN? Bạn có thắc mắc gì về thể loại nhạc này, cũng xin cứ nêu vào đây, may ra có "cao nhân" nào đi qua giải thích giúp. vân vân và vân vân

    Đừng ngại, mời bạn cùng vào đây, chúng ta cùng nhau bình luận và tìm hiểu vậy .




    Được temely sửa chữa / chuyển vào 17:43 ngày 03/04/2004
  3. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Ừm... lys cực dốt về các thể loại âm nhạc mơi mới tân tiến hiện đại, nhưng cũng mon men vào đọc topic về nhạc Đương đại của Temely (cảm ơn T). Để học hỏi. Học có chỗ không hiểu, xin phép mang ra bàn tròn này để hỏi ạ.
    Đấy là bài của bác Trần Dzũng Minh Dân về Nghe nhạc và Chơi nhạc. Bài này viết khá công phu và trải trên một phạm vi kiến thức khá rộng, cộng thêm một tình sôi nổi tràn trề đối với âm nhạc (đôi khi đọc muốn phì cười - vô phép bác Dân), thật đáng quí. Lys chỉ có 2 thắc mắc nho nhỏ:
    1. Về qui tắc chia 4 scales và 7 modes: Khi đánh từng note ta gọi là âm đìệu (Melody). Ðây là phần chính của bản nhạc. Âm điệu tuỳ thuộc vào 4 scale: Melodic, Natural, Harmonic và Blue. Ngoài ra ta còn có 7 mode: Ionian, Dorian, Phrysian, Lydian, Mixolydian, Aeolian và Locrian. Tuỳ vào hợp âm trưởng hay thứ và cách đổi các hợp âm trong bài nhạc mà xài mode nào. Thí dụ những hợp âm trong một bài nhạc được xài như sau: Am - F - G - Am. Hợp âm chính là Am, thì Aeolian mode (1 2 b3 4 5 b6 b7) hay là Natural scale của hợp âm thứ được dùng.. Ấy là thế nào ạ?Cụ tỉ, cái chuỗi 1 2 b3 4 5 b6 b7 là cái chi chi? Scale khác mode thế nào, và đặc tính của scale và mode là gì, mà Rock thì chơi Blue scale còn Cổ điển thì không?
    2. Cứ chiếu theo scales và modes như trên, thì các bài xẩm chèo quan họ nhà mình thuộc loại blue hay harmonic, dorian hay lydian?
    Bác nào rảnh rỗi vào giảng cho nghe mấy...
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  4. Afo_Rhapsody

    Afo_Rhapsody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên cần phải nói rằng:
    Cái chủ đề tâm huyết của bạn Temely:
    http://www.ttvnol.com/f_96/338526/trang-3.ttvn
    là chủ đề chưa từng có trong một trang web ở nước mình, đấy là nói riêng cho thanh niên.
    Vì thế với riêng tôi, tôi rất xúc động và không sợ dấu dốt, tôi nói rằng: tôi, và có thể nhiều người trong chúng ta, và thậm chí cả nước mình, phải thừa nhận rằng, chúng ta vẫn còn "ếch ngồi đáy giếng", tất nhiên là lý do khách quan chiếm phần nhiều, nhưng, kết quả cuối cùng vẫn là: chúng ta còn biết rất ít về trào lưu "khủng bố" này.
    -------------------------------------------------------------------------------------------------
    Lịch sử được tạo nên bởi có những người dám đứng lên làm những việc chưa ai từng làm.
  5. Afo_Rhapsody

    Afo_Rhapsody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Tuy vậy.
    Chủ đề này còn một khiếm khuyết.
    Tôi muốn nói rằng: Ca khúc của mình chỉ riêng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thôi, cũng sẽ là âm nhạc bất tử, xuyên suốt sang thế kỷ 21 và còn lâu hơn nữa.
    Bạn hãy đi hỏi những Mạnh Tuấn, Thiện Đắc, kể cả nhiều tác giả lớn của nước ngoài.
    Tôi thiết nghĩ, đừng tưởng cứ đi "du học" tiếp thu văn minh thế giới về vỗ ngực khoe là "ta đây bác học, ít ngưpơig hiểu được ta"
    Tôi không cho là nhạc đương đại lại ghê ghớm quá đến như vậy.
    **********************************
    Một năm nào đó, thế giới đã bình chọn ra 4,5 nhân vật vĩ đại của nền nghệ thuật thế giới , những tên tuổi sau đây đã được bình chọn:
    1 - Nhà văn hiện đại (tiền phong) James Joyce.
    2 - Hoạ sĩ Picasso.
    3 - Nhạc sĩ tiền phong thiên tài Igor Stravinxky.
    4 - Tứ quái huyền thoại The Beatles.
    **********************************
    Beatles và Stravinxky!
    rock''n''roll và nhạc hiện đại, hậu - hiện đại, đương đại....
    thực ra cái gì mới thực là thế kỷ 21 nhân loại chịu ảnh hưởng và tôn vinh như những thánh nhân?
    Tôi viết như vậy để chứng tỏ rằng có tới 2 trào lưu âm nhạc của thế giới trong thế kỷ 20. Trong đó về mặt ca khúc những thành tựu mà TG thu được vĩ đại hơn như là các nhà phê bình của nhạc đương đại các thứ vẫn tưởng => họ đánh giá quá thấp ca khúc VN.
    NGhĩa là chúng ta mới bàn được một nửa vấn đề.
    Một nửa còn lại, không liên quan, hoàn toàn độc lập với nhạc đuơng đại, hậu hiện đại ... chính là trào lưu khổng lồ "mang tiếng" là nhiều tính đại chúng nhưng tôi chỉ kể ra một cái tên Flaming Lips là Hoàng Ngọc Tuấn chẳng hạn, ngơ.
    ****************************************
    Ngày nay nhiều ngươig nói đến giới hạn cuối cùng của nghệ thuật, của âm nhạc.
    Nào là khai phá, nào là v.v
    Nào là cái này đạp đổ cái kia...
    *******************************************
    Song điểm mấu chốt của âm nhạc nếu có của thế kỷ 21 dựa vào đâu, liệu có chắc chắn dựa trên "đạp đổ" cái gì đó của nạch đương đại mà chúng ta đang bàn.
    Tôi cho ràng không hẳn chỉ đơn giản là như vậy.
    ********************************************
    Âm nhạc ra đời bao giời cũng dựa trên một hệ thống các nhạc cụ.
    Vậy trước tiên cần phải hỏi là: với hệ thống nhạc cụ của giao hưởng thính phòng với hệ thống nhạc cụ của Jazz, Blues, Rock''n''Roll... hệ thống nhạc cụ nào sẽ sống còn trong thế kỷ 21 và sau đó nữa?
    Câu trả lời phải chăng là: 80% khả năng nhạc cụ của Gao hưởng thính phòng dần dần sẽ bị khai thác cạn kiệt các thể loại, các chủ nghĩa hậu hiện đại các thứ.
    Nhạc rock''n''roll dù là một "chiếc xe lăn bánh" vận chuyển không ngừng nhưng ngày nay đang không tránh khổ sự già cỗi.
    Vậy cvhúng ta sẽ chờ đợi gì? một nhạc cụ mới, một hệ thống nhạc cụ mới ra đời??
    Tất cả còn ở phía trước.
    *********
    Kết: Nghệ thuật là một sự tìm kiếm không biét mệt mỏi, vậy theo tôi, nước Việt không nên tự ti thái quá. Tất cả còn chờ đợi ở thế kỷ 21.
    -------------------------------------------------------------------------------------------------
    Lịch sử được tạo nên bởi có những người dám đứng lên làm những việc chưa ai từng làm.
  6. Afo_Rhapsody

    Afo_Rhapsody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Xin đưọc bổ sung: Trong chủ đề "Theo dấu chân khám phá của người cổ xưa", tôi sẽ post đầy đủ chi tiết.
    Song trên chủ đề này cũng xin nói về nhạc Việt một chút.
    *****
    Đã gọi là âm nhạc phải là dòng chảy.
    Cái gọi là nhạc bác học, bao giờ cũng bát nguồn từ đâu đó, mà phần lớn là từ trong dân gian, ví dụ như dòng nhạc Blues.
    Vậy xem xét nhạc Việt kể từ khi hình thành dong nhạc bác học phải có khởi nguồn của nó. Và cái khởi nguồn này chả liên quan quái gì đến âm nhạc Mỹ chẳng hạn cả.
    khởi nguồn đó phải là từ tình yêu thương.
    Đã 300 năm nay, thế giới tôn vinh Johahn Sebaschian Bach là nhạc sĩ vĩ đại và bất tử. Với riêng cảm nhận của tôi, Bach là người khơi nguồn cho dòng suối cất tận cuảam nhạc thế giới, người đã làm sống lại đức chúa Jesus, người mà - với tình yêu thương nhân loại lầm than đã cất những tiếng khóc âm thầm trong các khúc nhạc của ông.
    Vậy, tôi cũng cho rằng, người khóc nhiều nhất cho "nước Việt buồn" đẫm máu chiến tranh tang thương và chết chóc, với những tiếng khóc thương bất tận thấu tận trời xanh ấy, Trịnh CÔng Sơn xứng đáng là một thiên tài vượt qua thể loại và chủ nghĩa, tình thương của ông vượt lên trên tất cả.
    Tôi không nghĩ rằng cứ phải là "thể loại hay" thì mới ra được tác phẩm lớn. Ngày xưa Sopanh từ chối viết opera và giao hưởng, để tập trung cho những đoản khúc piano.
    Và ngày nay cũng vậy. Thế kỷ 20 là thế kỷ của ca khúc, đoản khúc.
    Trải từ nhạc Blues, Jazz.. cho đến nhạc rock''n''roll đã chứng minh rõ điều đó (chúng ta nên nhớ rằng nhạc thính phòng giiop hưởng là âm nhạc của cả nhân dân nữa).
    Tôi không cho rằng :Nghệ THuật vị Nghệ THuật" là quan điểm đúng đắn trong thế kỷ 20.
    Mà chính là Nhạc Trẻ với tính đa dạng và nhân dân của nó.
    *********
    Vậy có thể nói rằng: với Việt Nam, dòng suối nguồn bất tận xuyên qua thế kỷ 21, xuyên qua tất cả - chính là khởi nguồn từ tên tuổi đã thân thương với mỗi người Việt maus đỏ DA VÀng chúng ta:
    Trịnh Công Sơn
    Và sẽ chảy mãi, chảy mãi....
    -------------------------------------------------------------------------------------------------
    Lịch sử được tạo nên bởi có những người dám đứng lên làm những việc chưa ai từng làm.
  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
     Câu hỏi của Lys khó quá, lại chuyên về kỹ thuật hợp âm. Không biết ở đây có bạn nào giỏi về hợp âm có thể giải thích cho Lys ? Bài viết Nghe Nhạc Và Chơi Nhạc của Trần Dzũng Minh Dân viết rất lý thú đúng không ? Vừa truyền bá kiến thức (mà không theo kiểu trịch thượng chỉ tay răn dạy), lại vừa phân tích nhân sinh quan và tâm lý người nghe nhạc, cộng thêm sự đam mê nhạc Rock. Gần gũi, tuyệt !
    Xin ghi nhận những ý kiến đóng góp của bạn Afo_Rhapsody . Trước hết, tôi rất thích thú đọc loạt bài "Theo dấu chân khám phá của người cổ xưa" của bạn, mạnh dạn đưa ra 1 số ý tưởng mới. Phải chi bạn có thể chú ý đến các lỗi chính tả và có thể triển khai ý tưởng mạnh lạc hơn, có thể bài viết sẽ thuyết phục hơn chăng ? Mong bạn tiếp tục.
    Vài ý bạn nói, theo tôi rất đáng chú ý và tôi rất tán thành quan điểm của bạn, như bạn viết "Âm nhạc ra đời bao giờ cũng dựa trên một hệ thống các nhạc cụ..." "Đã gọi là âm nhạc phải là dòng chảy. Cái gọi là nhạc bác học, bao giờ cũng bát nguồn từ đâu đó, mà phần lớn là từ trong dân gian..." "Nghệ thuật là một sự tìm kiếm không biét mệt mỏi..." . Nhưng có vài điều bạn khẳng định, chắc là nhiều người không thể chia xẻ, những vấn đề đó còn đang được tranh luận.
    Chẳng hạn như câu này cũng đã có thể bàn cả ngày : "Âm nhạc ra đời bao giời cũng dựa trên một hệ thống các nhạc cụ. Vậy trước tiên cần phải hỏi là: với hệ thống nhạc cụ của giao hưởng thính phòng với hệ thống nhạc cụ của Jazz, Blues, Rock''''n''''Roll... hệ thống nhạc cụ nào sẽ sống còn trong thế kỷ 21 và sau đó nữa?" Cũng đúng 1 phần, hệ thống nhạc cụ của Jazz, Blue, Rock chính là sơ giản của nhạc cụ cổ điển. Bớt đi những cây cello, đại phong cầm vĩ đại, chỉ giữ lại vài ba thư cần thiết nhất là trống và đàn, và biến chế thêm. Nhưng vấn đề ở đây không phải là nhạc cụ. Theo tôi nghĩ, đã là âm nhạc đương nhiên cần nhạc cụ (dụng cụ để chơi nhạc : đàn, trống...) nhưng lịch sử âm nhạc đã minh chứng được rằng nhạc cụ được sản xuất từ những vật dụng hàng ngày, trước khi có cây đàn guitar được biến chế như ngày nay, người xưa đã làm âm nhạc bằng đàn đá, đàn lửa, bằng muỗng , bằng môi của mình. Tôi nghĩ là bạn dùng chữ "hê thống nhạc cụ" ở đây không được chuẩn xác lắm, bạn muốn nói đến thứ khác, phải không ?
    Vấn đề mà bạn nêu ra "Tôi không cho rằng :Nghệ THuật vị Nghệ THuật" là quan điểm đúng đắn trong thế kỷ 20. Mà chính là Nhạc Trẻ với tính đa dạng và nhân dân của nó" là đề tài lớn đang được tranh luận tại các trang web giaidieuxanh, tienve. NS Quốc Bảo cũng có nghi ngờ trên.
    Đương nhiên là nhạc phổ thông cần thiết, điều đó nhiều người đã nói đến, tôi không nhắc lại . Nhưng bên cạnh đó, những tìm tòi mới về nghệ thuật cũng rất cần thiết. Bạn nói "Nhạc trẻ" là quan điểm đúng đắn của thế kỷ này, nhưng khái niệm nhạc trẻ cũng đã quá rộng. Nhạc trẻ, chắc là bạn muốn nói đến Rock, Pop, vậy Jazz hoặc NewAge có thể gọi là nhạc trẻ không, theo ý bạn ? Rock và NewAge trước khi trở thành phổ thông cũng đã là 1 loại nhạc khám phá mới, trước hết thuần vì nghệ thuật. Bạn cũng đồng ý là : "rock''''n''''roll dù là một "chiếc xe lăn bánh" vận chuyển không ngừng nhưng ngày nay đang không tránh khổ sự già cỗi" vậy nếu không tìm tòi mới lạ, sau Rock sẽ là cái gì ?
    "Một năm nào đó, thế giới đã bình chọn ra 4,5 nhân vật vĩ đại của nền nghệ thuật thế giới , những tên tuổi sau đây đã được bình chọn: ...James Joyce,... Picasso, ....Igor Stravinxky, ...The Beatles" . Tôi không hiểu bạn nhắc đến sự bầu chọn nào, vì có quá nhiều những cuộc bầu chọn và top list. Nhưng những tên tuổi bạn nhắc ở trên là những người đi tiên phong trong thể loại của mình, những người đã dám phá cách, làm khác đi những người đi trước đó.
    "Âm nhạc là 1 dòng chảy..." (như bạn viết) và cần biến hoá không ngừng. Tôi biết sự cần thiết của nhạc phổ thông, nhưng vẫn đứng về phía những cái mới, ủng hộ những cuộc thử nghiệm mới. Nhưng nên mới về hướng nào, mới như thế nào, lại là vấn đề khác, cần suy nghĩ nghiêm túc.
    NS Trịnh Công Sơn chẳng hạn, bàn về TCSơn thì có quá nhiều người đã làm. Theo ý riêng của tôi, viết về yêu thương có quá nhiều người, và Ông TCSơn không có khám phá gì mới về phần nhạc điệu, những bản nhạc của ông, đa phần đơn điệu hoặc đơn giản, nhưng ông là người cách mạng về âm điệu, hay nói chính xác là ca từ, là người có thể coi là đã kết hợp vẹn toàn nhất giữa thơ và nhạc, giữa triết và đời trong ca khúc.
    Nhạc Đương Đại cũng là một sự phá cách về nhạc điệu, một đường hướng mới. Có thể không được phổ cập (cũng chưa biết được) như Nhạc Rock & Pop... , nhưng bắt nguồn từ 2 loại nhạc mà chất lượng không ai dám nghi ngờ là "Nhạc cổ điển" và "Nhạc dân gian" . Vừa bảo tổn vốn cổ, vừa khám phá mới, theo cách riêng của mình, là 1 điểm son. Những cái mới ngày hôm nay có thể là  cũ, là phổ thông sau này ? Sau nữa, số lượng bán dĩa nhạc của Kitaro (hơn 30 albums), Yanni chắc là phải hơn nhiểu dĩa Rock đồng thời.
    Ghi vội vài ý kiến nhỏ, chưa có thời gian nhiều để khai triển và xếp đặt cho mạch lạc hơn. Sẽ trở lại đề tài này, một lần khác.
     
  8. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Hì!vào thấy cái này cũng hay hay của Lys,mấy cái này tớ có biết chút ít,bàn luận với Lys và mấy bác chơi,có gì sai,các bác sửa,có gì thiếu các bác bổ sung nhé.Gọi là cùng ngồi quanh bàn tròn bàn luận về âm nhạc:
    Trước tiên chúng ta bàn luận một chút về hợp âm và gam:
    Như chúng ta đã biết có 7 nốt nhạc(như kiểu cầu vồng có 7 màu,một tuần có 7 ngày ấy mà),7 nốt nhạc đó là Đô(ký hiệu là C),Rê(D),Mi(E),Fa( F),Son(G),La(A),Si(B).Từ 7 nốt nhạc này và cùng phép thăng và phép giáng,người nhạc sĩ tạo nên một bản nhạc.
    Phép thăng một nốt:là tăng nốt đó lên một nửa cung
    Phép giáng một nốt:là giảm nốt đó xuống một nửa cung
    Câu hỏi đặt ra là có tất cả bao nhiêu nốt nhạc?ta thấy phép thăng nốt Mi cho kết quả là nốt Fa hay ngược lại phép giáng nốt Fa cho kết quả là nốt Mi(bởi nốt Mi và nốt Fa cách nhau chỉ một nửa cung) ).Nốt Si cũng thế,thăng nốt Si cho kết quả là nốt Đô,giáng nốt Đô cho kết quả là nốt SI,...như vậy thực ra cũng chỉ có tổng cộng 12 nốt nhạc đó là:
    A A# B C C# D D# E F F# G G#
    Hợp âm:nếu ta đánh nhiều nốt nhạc cùng một lúc thì lúc đó ta đang thực hiện động tác đánh một hợp âm.Hai loại hợp âm quen thuộc(đặc biệt ở nhạc VN) là hợp âm trưởng và hợp âm thứ.Hợp âm trưởng thường khi đánh lên nghe vui vẻ,còn hợp âm thứ đánh lên thường nghe buồn.Ở vn,đặc biệt nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay soạn nhạc theo kiểu soạn ở cung thứ buồn bã rồi chuyển cung sang cung trưởng vui vẻ thanh thoát(có thêm Vionlon phụ hoạ vào cho thêm hay).Ví dụ như bài Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng chẳng hạn là TCS soạn theo cách đó.Đoạn đầu buồn bã ?oĐừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng...em là tôi và tôi cũng là em? soạn ở cung thứ(rê thứ) sau đó chuyển cung thứ thành cung trưởng cho vui vẻ thanh thoát,bay bổng(thường xen vào vionlon)(rê trưởng).Các bạn thử nghe mà xem,đoạn một buồn bã sau đó bản nhạc tự nhiên đổi giọng(lúc này là đổi cung thứ thành cung trưởng) trở nên vui vẻ hơn,thanh thoát và bay bổng hơn.Đoạn ?oTôi là ai mà còn khi dấu lệ,...tôi là ai mà yêu quá đời này" chính là đoạn chuyển giọng,chuyển từ thứ sang trưởng.Rất nhiều nhạc phẩm của TCS đều soạn theo kiểu ấy,Cát Bụi(Từ La thứ chuyển sang La trưởng) là một ví dụ điển hình.Các bài VN khác có bài Quê Hương(là chùm khế ngọt) lấy làm ví dụ(La thứ sang La trưởng) hay Bến Xuân của Văn Cao(Rê thứ sang Rê trưởng)...Theo tôi cảm nhận thế!các bác có gì bàn luận thêm.
    Một hợp âm thường gồm 3 nốt,một nốt chủ đạo và hai nốt quãng ví dụ hợp âm đô trưởng:
    Ta đánh thứ tự 12 nốt nói trên như sau:
    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
    C C# D D# E F F# G G# A A# B
    Ở hợp âm trưởng ta luôn lấy ba nốt theo quy tắc:1-5-8 suy ra Đô trưởng có ba nốt đó là:Đô(C),Mi(E),Son(G)(bấm vào nốt Đô,nốt Mi,nốt Son cho ta hợp âm Đô trưởng)
    Ở hợp âm thứ ta luôn lấy theo quy tắc 1-3-8
    Đến đây chúng ta cũng cần phân biệt chút ít về gam và hợp âm,nhiều bạn hay đồng nhất gam với hợp âm thực ra hai cái đó là hoàn toàn khác nhau.
    Gam là một chuỗi các nốt liên tiếp nhau và có nốt bắt đầu chính là nốt của tên gam đó.Ví dụ gam đô trưởng,gam này bắt đầu từ nốt đô và gam này không có dấu thăng,dấu giáng nên gam đô trưởng chỉ gồm 7 nốt A B C D E F G.Chạy gam là một trong những bài tập tay hiệu quả cho người chơi Guitar,thậm chí đối với người chơi guitar điêu luyện trước lúc chơi một bản nhạc cũng có thể cần thiết phải chạy một vài gam cho tay lấy lại cảm giác(khởi động ấy mà).Từ hai định nghĩa về Gam và Hợp Âm ta dễ thấy chúng không hề giống nhau như nhiều bạn ngộ nhận.
    Nói đến đây nếu bạn nào mà lâu này vẫn ngộ nhận gam và hợp âm là một thì nên xem lại nhé,đi nhờ hoà thanh một bài hát thì nên nói là "cậu điền hộ tớ các hợp âm để đệm bài này cái nhé" chứ đừng nói "cậu điền hộ tớ các gam để đệm bài hát này nhé",nếu nói như thế này tức là bạn vô tình đồng nhất gam với hợp âm nghĩa là ngộ nhận.
    Còn về Scale và Mode theo tôi biết thì thế này:
    Ở gam đô trưởng ở trên như ta thấy chỉ gồm 7 nốt :A B C D E F G
    Nhưng gam đô trưởng thì nốt đô phải là nốt chủ đạo,do đó ta phải xếp thứ tự(có thể gọi là bậc cũng được)các nốt trong gam đô trưởng như sau:
    1 2 3 4 5 6 7
    C D E F G A B
    Trong trường hợp này ta có mode C lonian
    Nếu ta lấy nốt chủ đạo là nốt E(ở thứ tự 1) thì ta có mode E Phygian
    Tương tự ta có D Dorian,F Lydian,G Mixolydian,A Aeolian,B Locrian.
    Còn scale?
    Ở trên ta hoàn toàn lấy gam ở scale tự nhiên(Natural scale) còn nếu ta thay đổi scale thì các nốt của gam đó sẽ thay đổi(thay đổi theo một công thức nào đó,một công thức scale cho ta một scale)
    Lấy ví dụ của Lys ở trên:
    ...Những hợp âm trong một bài nhạc được xài như sau: Am - F - G - Am. Hợp âm chính là Am, thì Aeolian mode (1 2 b3 4 5 b6 b7) hay là Natural scale của hợp âm thứ được dùng...
    Cái dãy 1 2 b3 4 5 b6 b7 chính là công thức của scale tự nhiên(Natural scale) của gam thứ đấy bạn Lys ạ.Công thức này chính là để chuyển từ gam trưởng(cụ thể ở đấy La trưởng) sang gam thứ(La thứ).
    Xét ví dụ trên:
    Gam La trưởng gồm(với scale tự nhiên):
    1 2 3 4 5 6 7
    A B C# D E F# G#
    (Gam La trưởng có ba dấu thăng ở các nốt C,F,G)
    từ công thức (1 2 b3 4 5 b6 b7) hay gọi là Natural Scale ta dễ dàng xác định các nốt trong gam La thứ:
    Gam la thứ (Am) gồm những nốt:
    1 nghĩa là nốt La(A),2 nghĩa là nốt Si(B), b3 nghĩa là phép giáng C#(chính là nốt Đô(C) luôn),4 nghĩa là nốt Rê(D),5 chính là nốt Mi(E),b6 chính là phép giáng F#(chính là nốt pha(F) luôn),b7 chính là phép giáng G#(chính là nốt Son(G) luôn).
    Vậy với Natural Scale các nốt của gam La thứ sẽ là:
    A B C D E F G
    Ta dễ thấy các nốt của gam La thứ cũng chính là các nốt thuộc gam Đô trưởng nhưng nên lưu ý rằng một gam được xác định bởi hai yếu tố:ngoài các nốt thuộc gam đó còn có yếu tố nốt chủ đạo,nốt đầu tiên của gam đó.Gam La thứ khác gam Đô trưởng ở chỗ nốt đầu tiên của gam La thứ là nốt La còn nốt đầu tiên của gam Đô trưởng là nốt Đô.
    Tương tự với các scale khác như Melodic, Harmonic và Blue.Mỗi Scale này sẽ cho ta một công thức xác định các nốt trong gam trưởng và gam thứ khác nhau.
    Ví dụ với Melodic scale công thức chuyển từ gam trưởng sang gam thứ là:
    (1 2 b3 4 5 6 7)
    Còn về vấn đề xẩm,chèo,quan họ thì tớ chịu,tớ không khoái mấy cái đó hê hê!,nên chẳng biết cấu trúc âm nhạc,ca từ của mấy cái đó thế nào cả.Khoái Bèo Dạt Mây Trôi của anh Nguyễn Thế An thôi.
    Với khuôn khổ bài viết,và giới hạn kiến thức của tôi chỉ xin được trình bày như vậy có gì mời các bác bổ sung và chỉnh sửa.
    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 04:48 ngày 08/04/2004
  9. xitrum83

    xitrum83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Cheer
     
     
    Trời ươm nắng, cho mây hồng...
  10. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Kéo ghế ngồi vào bàn cho vui, Paul, quen biết cả mà, biết gì nói đó, có sao ?
    Cảm ơn bài trả lời của bạn cho câu hỏi của Lys. Tem không rành về hợp âm mấy, nên xin phép ngồi nghe thôi. Tem sẽ đưa thêm 1 số bài viết về hợp âm vào [topic]338526[/topic]
    Đợi Lys hỏi hết những thắc mắc của Lys, rồi đến Tem hỏi vậy.

Chia sẻ trang này