1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn Tròn Âm Nhạc : Bình luận, Ý kiến, Hỏi đáp về Nhạc Đương Đại

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi hltangoc, 03/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TageOniR

    TageOniR Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2002
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Cá nhân mình rất thích Rachmaninov , một hiện thân của Classic trong cận đại và bản kết hợp giữa Rachmaninov và hoàng tử điên Evgeny Kissin .
    Thích cả Eva Cassidy khi thể hiện lại các ca khúc cũ của Beat như Imagine , Golden Slumber , Fly me to the moon , ...
    Want , is just once , to see you in the light but you hide behind the color of the night
  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Trời trời... không ngờ PauLennon là một cao thủ như vậy, mà còn cực kỳ nhiệt tình giải thích cho lys nữa... Cảm ơn PauLennon nhiều... Để lys ngâm cứu lại bài viết của PL đã, PL đã mất công viết vậy, lys phải đọc cho kỹ...
    Thanx again...
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  3. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Hì đọc xong rồi, giờ mới hiểu vì sao bản nhạc có 3 dấu thăng thì tức khắc tớ cho nó lên thành La trưởng mà cóc cần quan tâm tại sao... Tớ đúng là thầy bói xem voi... Cảm ơn PL thêm lần nữa, lys cực kỳ enjoy bài trả lời của PL, vì thực ra lys có biết chút xíu và cũng tập tành chơi nhạc nhưng chưa bao giờ hiểu rõ "vì sao lại thế và vì sao lại thế."
    Mà PL có thể nói cho lys biết chút nữa về tính chất của các scales đó đi. Ít nhất cũng có thể lờ mờ đoán được vì sao Blue lại dành cho Rock mà không cho nhạc cổ điển...
    Đây chỉ là lys bổ túc văn hoá tí thôi T ạ, chứ vấn đề là Âm nhạc đương đại thì vẫn chưa được bàn đến. Hôm rồi có đọc bài viết của Quốc Bảo, thấy rằng QB có một cái nhìn khá rành mạch về tình hình âm nhạc VN hiện thời (chưa dám dùng từ "âm nhạc đương đại" ở đây), nhưng ngoài sự rành mạch đó ra, cái nhìn ấy rất "mụ già" và khó kiếm được sự đồng thuận của người đọc vì sự kẻ cả và xét nét ấy... Sẽ bàn thêm tiếp... về Quốc Bảo
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  4. vth_

    vth_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Topic này hay quá!
    Đề nghị các bác tiếp tục nói chuyện về âm nhạc để mọi người đọc với, mở rộng tầm mắt.
    Thank! Nhất là bác Temely.
     
     
     
    biết làm sao đây
  5. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Okei!con gái chơi đàn quả là tuyệt diệu,"bàn tay em 5 ngón ru những cung đàn" quên sầu luôn hì!hôm nào ghi hình Lys chơi đàn,tớ xem với nhé.Xem con gái đánh đàn quên hết mọi nỗi sầu luôn,"all my troubles seem so far away".
    Còn về mấy cái scale,bài trước tớ đã nói mỗi scale xác định một dãy nốt khác nhau của mỗi gam.Ví dụ như gam La thứ (A) ở scale tự nhiên(natural scale) sẽ khác gam La thứ ở các scale khác.Chỉ có tính chất nhỏ khác của scale là mấy scale như Natural,Melodic,Harmonic đều xác định một gam gồm 7 nốt riêng Blue Scale xác định một gam chỉ gồm 6 nốt.Còn cái chuyện vì sao Nhạc Cổ Điển không dùng Blue Scale bởi vì thời đó chưa có Blue Scale chứ không phải vì nguyên nhân sâu xa nào nữa hết.Chính trong bài viết "Nghe nhạc,chơi nhạc" của Trần Dzũng Minh Hân tác giả cũng có viết đoạn "Các sáng tác gia của loại nhạc Cổ Ðiển dùng tất cả scale, ngoại trừ Blue scale vì thời đó chưa có Blue scale" rồi còn gì.
    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 01:39 ngày 10/04/2004
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Đa tạ PaulLennon đã bỏ công giảng giải cho tớ... Cái này tớ đọc thấy thú nhưng mà hay quên lắm, thỉnh thoảng phải lôi ra đọc lại mới được. Nguyên tắc soạn hợp âm tớ còn chưa thuộc cơ, nhưng thực tình đọc những cái này rồi mới hiểu hơn về chuyện hoà âm; xưa nay tớ chỉ biết phần ngọn.
    Với lại, nói nhỏ một tí kẻo người ta cười tớ: tớ không chơi guitar đâu, mà chơi keyboard, và cũng không đến nơi đến chốn tí nào cả. Đã tập đến bản Polonaise của Ôghinxki (chả biết viết thế nào) nhưng tất cả các đường cơ bản chắc là lộn tùng phèo hết đấy.
    Thôi bây giờ không nói đến lý thuyết căn bản nữa, mà bàn đến chủ đề chính đi. Có lẽ Temely đã mong lắm cái vần đề này được đưa ra bàn luận, mà cơ hồ ai cũng quên khuấy mất. Lys cũng đã hứa lên hứa xuống mấy lần với Temely mà đến hôm nay vẫn chưa làm được chút gì. Vậy ta bắt đầu nhé.
    Trước tiên là cảm ơn Temely đã dày công lập nên topic Tuyển tập : Nhạc Đương Đại khai phá & Lý luận âm nhạc, có lẽ với một mong mỏi tha thiết là vực box Âm nhạc dậy với những chủ đề xứng đáng với tầm vóc, danh xưng của box này. Một mình bỏ công chăm chút cho nguyên một topic như vậy, hiếm có ai có đủ tâm huyết và trí lực như Temely. Vậy trước hết đề nghị Temely cho dính topic này lên trên cùng, để hàng ngày mọi người vào đều nhìn thấy (kiểu dán yết thị ), kẻo không như hôm nay lys ngồi lục tìm lại đến tận trang 3, trang 4, thấy một chủ đề tầm cỡ như vậy mà bị chìm khuất, thật uổng công người lập ra.
    Tiếp đến xin bày tỏ một đôi ý kiến hàm hồ về bài viết đầu tiên của topic Nhạc Đương đại: cảm nghĩ nghe Lý quạ kêu.
  7. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Chỉ cần click vào topic này là được nghe bản midi Lý quạ kêu, của Phạm Quang Tuấn soạn cho piano song tấu.
    Cũng phải nói trước rằng lys vốn là người bảo thủ và nghe ít nhạc, không dễ chấp nhận những cái mới, và vốn có thành kiến chẳng hay ho gì với những cái "đương đại" như Đào Anh Khánh... Tuy nhiên lys đã vứt cái chữ "Đương đại" to lù lù ở cổng topic đi mà nghe Lý quạ kêu. Vốn một lần được nghe Quang Linh hát Lý quạ kêu, khá lý thú (nếu không cũng cóc biết Lý quạ kêu là bài gì), lần này nghe midi piano một bản nhạc dân tộc thì cũng khá tò mò... Không có nhị thì không phải nhạc dân tộc, lys nghĩ thế, và mới nghe mấy câu đầu đã nói ngay với Temely rằng nó giống như trẻ con tập chơi keyboard (tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta ). Và bắt đầu ngấm ngầm phản đối: một điệu Lý mà lại chơi thuần tuý piano đã là chướng rồi, lại còn chơi kiểu lõm bõm giả ngô giả ngọng thế này... Không lẽ "đương đại" là giả vờ ngô ngọng, khác người...
    Nhưng càng nghe càng phát hiện ra chẳng ngô ngọng tí nào, mà phải nói là cao thủ mới chơi được những khúc cao trào lấp lánh ở phía sau. Và càng nghe càng thấy lý thú. Bởi nghe rồi mới phát hiện ra rằng ông này không muốn hát cho thật giống các cụ vẫn hát, mà là muốn hát bài của các cụ bằng giọng của mình. Và cái chất giọng ấy càng hát càng tươi mới, hân hoan, lấp lánh...
    Nghe đi nghe lại đến lúc này lys bỗng tự hỏi cái gì làm cho bản nhạc này hấp dẫn mình thế? Lý do nghĩ ra rồi, nói ra cực trẻ con... Ấy là bản nhạc nó dẫn dắt mình đi từ những câu ngô ngọng, rồi đến những câu thánh thót lung linh, mới lạ, tuốt luốt đi những đâu đâu xong rồi lại trả về với cái giai điệu quen thuộc... Thế là mình mừng quá, giống như phiêu du ở những nơi mới lạ rồi lại thấp thoáng thấy bóng nhà mình, rồi yên tâm phiêu tiếp, rồi lại phát hiện ra rằng mình vẫn thấy... đường về . Giả tỷ mà bản nhạc cao siêu quá, khác lạ quá, khéo mình sợ mà bỏ về giữa chừng, hoặc là bản nhạc gần với nguyên bản quá, thì sẽ thấy nó nhàm chán và bỏ đi. Lý do đơn giản thế thôi. Nhưng tài một chỗ là bản nhạc nó dắt được một đứa lười biếng trễ nải như lys đi phiêu du một đoạn, thật hay.
    Cảm ơn bài diễn giải mạch lạc và có lẽ rất căn bản của Hoàng Ngọc Tuấn. Phần phân tích diễn giải bản nhạc rất có ích, nhưng lys khuyên là nên đọc bài này sau khi nghe, để cảm xúc của mình được tươi mới trọn vẹn. Tuy nhiên khúc cuối Hoàng Ngọc Tuấn có recommend việc hoàn thiện tác phẩm này bằng cách làm cho nó phức tạp lên nữa, hoành tráng thêm nữa... Một tác phẩm nhỏ xinh và có duyên như vậy, lys thấy không cần phức tạp thêm làm gì.... Kẻo dẫn người nghe đi xa không tìm được đường về, thì sợ lắm....
  8. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Đọc xong bài trả lời của Hoàng Ngọc Tuấn... Tan vỡ hết cả... Tan vỡ tất cả....
  9. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Tổng kết thế kỷ 20, thì nhạc đương đại chỉ là con tép so với những sinh vật khổng lồ như Rock, Jazz...

    Ngay cả nhạc cổ điển cũng có một tên tuổi lừng lẫy trong thế kỷ 20 là Dmitri Shostakovich. Đấy là chưa kể đến những nhạc sĩ tài năng khác của nhạc cổ điển như Stravinsky hay Choenberg.

    Tuy vậy, thành tựu của âm nhạc đương đại cũng cần được đánh giá khách quan dựa trên những cống hiến của thể loại này.

    Tôi đã post một chủ đề nói về những nhân vật khổng lồ trong lịch sử âm nhạc 500 năm để tổng kết lại quãng đường dài dằng dặc như vậy. Vui lòng xem:

    http://ttvnol.com/threads/ai-xung-dang-duoc-ton-vinh.1196240/

Chia sẻ trang này