1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn tròn Giáo Dục ở Miền Tây

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi meoCara, 11/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bàn tròn Giáo Dục ở Miền Tây

    Ban đầu Cara đặt tên cho topic là "Giáo dục ở Miền Tây". Nhưng nghĩ lại thấy cái tên này nhàm quá, chẳng làm ai hứng thú hết, sửa lại tên topic cho nó sốc sốc he he

    Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long của chúng ta trước giờ vẫn bị xem là "vùng trũng" về giáo dục trong cả nước. Người ta nói thế có cái lý của người ta, biết là người ta không nói sai, nhưng mỗi lần nghe nói như vậy mình cảm thấy bùi ngùi ghê.
    Mình lập topic này để những ai có thông tin gì hay về giáo dục thì post vào đây, họặc chúng ta cùng tranh luận về nhiều vấn đề, miễn là nói đến giáo dục thôi nhé. Và còn để những người thích đọc nhưng không thích viết nếu cảm thấy bức xúc quá thì lên tiếng nha hí hí



    Bài đầu tiên xin mạn phép nói về những người đang dạy chúng ta ở trường . Nhân vật được nhắc đến cũng khá gần gũi chúng ta nè( thầy hiệu trưởng trường Đại Học Cần Thơ).
    Đào tạo sau Đại học:


    Cấp bằng cao cho người trình độ không cao ?


    TT - ?oChúng ta đang cấp bằng trình độ cao cho những người trình độ không cao?- nhận định này của GS.TS Lê Quang Minh, hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ...

    Nhận định này đã khái quát được vấn đề đáng quan tâm nhất tại Hội nghị tổng kết công tác đào tạo sau đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức trong hai ngày 4 và 5-1 tại Hà Nội.

    Nếu được hàn lâm thì đã tốt!

    Mở đầu phần thảo luận, GS.TS Vũ Minh Giang, phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, nói: ?oNhiều ý kiến phàn nàn chương trình đào tạo sau ĐH hàn lâm quá. Tôi thấy nói như thế chưa đúng. Nói đúng phải là nhiều đề tài thạc sĩ, tiến sĩ vô bổ quá. Nếu làm được hàn lâm đã tốt?.

    Trong khi đó đối với đào tạo thạc sĩ, chương trình cũng hết sức lan man. GS.TS Đinh Ngọc Bảo, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nêu một ví dụ thực tế: Khi trường tôi xây dựng chương trình hợp tác đào tạo với một trường ĐH của Úc, đối tác nước ngoài đã không chấp nhận chương trình đào tạo thạc sĩ theo qui định của Bộ GD-ĐT hiện nay vì trong đó có nhiều phần kiến thức lặp lại chương trình ĐH.

    Theo ông Bảo, nội dung chương trình đào tạo thạc sĩ hiện nay quá rộng, trong đó các môn học chung chiếm tới 30% thời lượng, không phù hợp với thông lệ quốc tế.

    Vừa chạy vừa xếp hàng

    Truy tìm nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo sau ĐH thấp, GS.TS Lê Quang Minh nói: khi có chủ trương chuẩn hóa trình độ cán bộ (yêu cầu phải có bằng cấp sau ĐH) đã tạo ra ?ocầu? quá lớn đối với đào tạo sau ĐH, đòi hỏi các trường phải tổ chức ?ocung?.

    Nhưng cơ quan quản lý giáo dục lại chưa kịp thời có hệ thống đánh giá, bảo đảm chất lượng đào tạo, các trường vào cuộc khi chưa được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để mở rộng qui mô, vì vậy trong quá trình thực hiện không tránh khỏi vấp váp. Ông Minh gọi đây là tình trạng ?ovừa chạy vừa xếp hàng, vừa làm vừa chấn chỉnh?.

    Theo GS.TS Vũ Minh Giang, đặc trưng nổi bật của đào tạo sau ĐH phải là thông qua nghiên cứu khoa học để đào tạo, đào tạo phải có nghiên cứu. Chính vì vậy ông Giang đề nghị: phải thay đổi quan niệm đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH, tạo điều kiện để các trường ĐH giữ vị trí nòng cốt về khoa học công nghệ.

    Một giải pháp được ông Giang đề nghị là các trường cần tích cực xây dựng các chương trình đào tạo quốc tế: qua liên kết đào tạo quốc tế sẽ tiếp thu công nghệ đào tạo một cách nhanh nhất, đòi hỏi bản thân các cơ sở đào tạo phải vươn lên ngang tầm với đối tác.

    Phải ?okín? thật sự!

    ?oGọi là phản biện kín nhưng khi quyết định mời tôi tham gia hội đồng chưa về đến phòng làm việc thì nghiên cứu sinh đã biết mà gọi điện đến...?. Ví dụ thực tế rất cụ thể này của GS.TS Lê Quang Minh đã chứng minh một cách hết sức thuyết phục cho vấn đề được cả bộ lẫn các cơ sở đào tạo đang quan tâm nhất hiện nay: khâu đánh giá chất lượng đào tạo mà cụ thể là luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

    GS.TS Vũ Minh Giang cho rằng chất lượng đào tạo sau ĐH phụ thuộc năm yếu tố: đầu vào (tuyển sinh như thế nào), quá trình đào tạo, đánh giá đầu ra, thị trường sử dụng và theo dõi, phản hồi sau tốt nghiệp. Trong đó, ông Giang cho rằng hai yếu tố quá trình đào tạo và đánh giá chất lượng đầu ra là quan trọng nhất.

    Riêng đối với luận án tiến sĩ, Thứ trưởng Bành Tiến Long thẳng thắn nhìn nhận: Từ khâu đánh giá thông qua đề cương, phân công người hướng dẫn đến các hoạt động chuyên môn của nghiên cứu sinh trong quá trình đào tạo tiến sĩ đều đang lỏng lẻo.

    Không có sự kiểm soát, đánh giá thường xuyên về tiến độ thực hiện đề tài, chất lượng chuyên môn của hội đồng đánh giá luận án chưa cao, thường chọn người ?oôn hòa?, ?omềm mỏng?, tránh người ?ohay có ý kiến? khiến buổi bảo vệ luận án trở nên hình thức, việc hoàn thành luận án mang nặng tính hành chính, thiếu tính học thuật cần thiết.

    Ngược lại, từ những ý kiến của các cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo sau ĐH cho thấy một nguyên nhân không kém phần quan trọng là do cơ quan quản lý nhà nước chưa ban hành các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với yêu cầu chất lượng của luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

    Chính vì vậy, nên theo GS.TS Lê Quang Minh ?ohiện nay rất ít luận án tiến sĩ ?ođược? dưới 9 điểm?. Ông Minh đề nghị tăng số lượng phản biện kín lên và phải ?okín? thật sự.

    Mặt khác, bộ cần quan tâm đến việc xây dựng nguồn học liệu mở bằng việc đưa toàn bộ luận án tiến sĩ lên mạng. ?oNếu bộ không làm, ngoài ?ochợ? cũng tự phát hình thành nguồn như thế. Đưa toàn bộ luận án tiến sĩ lên công khai để cả người học và người hướng dẫn đều nâng cao ý thức?.
  2. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bài thứ 2 này tuy không có nhắc đến địa danh nào ở ĐBSCL nhưng những đối tượng trong bài thì không hề ít tại khu vực Miền Tây đó :
    Hệ tại chức - học như chơi?!

    Hệ tại chức là lựa chọn của nhiều sĩ tử trượt ĐH
    Chỉ cần đóng tiền, các tú tài trượt giấc mộng cử nhân có thể ung dung ngồi học hệ tại chức sau kỳ thi tuyển chiếu lệ.
    Học thì nhờ điểm danh, đến kỳ thi thì góp tiền bồi dưỡng giáo viên cho quay cóp... Đó là thực trạng của nhiều lớp tại chức hiện nay.
    Theo quy định của Bộ GD-ĐT, SV hệ ĐH tại chức phải có ít nhất một năm làm việc. Nhưng trên thực tế, nhiều học sinh vừa tốt nghiệp THPT, trượt ĐH là rủ nhau đăng ký dự thi tại chức. Việc tuyển sinh cho hệ này, vì thế cũng rất sôi động. Thông báo tuyển sinh nhan nhản khắp nơi, không chỉ các ĐH mà nhiều cao đẳng, thậm chí trường đào tạo cán bộ cũng chiêu sinh.
    Ban đầu cũng có một vài trường kiểm tra điều kiện kinh nghiệm làm việc, nhưng chỉ mang tính chiếu lệ. Thí sinh chỉ cần kiếm một giấy chứng nhận đang làm hợp đồng tại một công ty nào đó (kể cả công ty trách nhiệm hữu hạn) là đủ điều kiện.
    Điều kiện trên cũng được nhiều trường bỏ qua. Một số trường tổ chức thi tuyển, nhưng bài thi tương đối đơn giản. Với một số trường đào tạo ngoại ngữ thì dù trình độ tiếng chỉ mới thuộc cấp độ khởi đầu thí sinh cũng có thể dễ dàng vượt qua.
    Nguyễn Kiều Hạnh, SV khoa tiếng Anh tại chức ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội, cho biết: "Ở phổ thông em học tiếng Pháp. Sau khi trượt ĐH em đăng ký dự thi tại chức của Trường ĐH Ngoại ngữ. Trước khi thi em phải học mất mấy tháng tiếng Anh cơ bản giáo trình Streamline, sau đó cũng đỗ. Hôm đi thi nhiều bạn cũng quay cóp lắm và hầu hết đều đỗ".
    Học mà chỉ muốn bỏ...
    Tại một lớp học tại chức của ĐH Thương mại, giờ học bắt đầu từ 17g30 nhưng 18g giảng viên mới vào lớp và cũng chỉ có 2/3 SV có mặt. Sau đó, chốc chốc lại có một SV len lén bước vào lớp. Có SV thường xuyên đi muộn bị giảng viên nhắc nhở thì viện lý do đi làm 17g30 mới tan nên không về kịp.
    Thầy giáo cứ đều đều giảng bài, ở dưới SV cứ "mải mê" nói chuyện. Một vài người gục đầu xuống bàn ngủ, có mấy SV lớn tuổi thì lôi sổ sách ra tranh thủ làm việc. Nhìn quanh, số người tập trung lắng nghe và chép bài không được quá nửa. SV Hồng Sơn nói: "Những SV trẻ tuổi kia phần lớn là thi trượt ĐH, còn những người lớn tuổi là cán bộ đi học lấy bằng để đủ điều kiện thăng chức". Sau giờ nghỉ giải lao lớp chỉ còn hơn nửa. Cứ mỗi lần giảng viên quay lên bảng viết, nhiều SV ngồi bàn gần cửa lại... chuồn.
    Năm học 2004-2005, hệ chính quy ĐH, CĐ tuyển 199.065 chỉ tiêu, hệ không chính quy tuyển 111.860 chỉ tiêu.
    Số lượng hệ chính quy tăng hơn 16.000 so với năm 2003. Riêng chỉ tiêu hệ không chính quy tăng nhẹ, khoảng hơn 4.000
    .
    Dù vậy, các trường vẫn phàn nàn rằng tiêu chuẩn ưu tiên đối với hệ tại chức chưa tương xứng với... nhu cầu

    Không khí học tập bát nháo khiến nhiều SV chăm chỉ cũng nản lòng. SV Tuấn Hoàng, ĐH Giao thông vận tải, chán nản nói: "Cái cảnh thầy dạy thầy nghe, trò ở dưới nói chuyện khiến em cũng thấy không có hứng thú học. Rồi kỷ luật lớp học không có, thậm chí không bằng một lớp luyện thi ĐH. Em cảm giác như mình đang đi học nhờ ở đâu đó, nhiều khi chỉ muốn bỏ".

    Thuê người đi học

    Để đối phó với tình trạng bỏ học, nhiều cơ sở đào tạo đã ra quy định điểm danh. Nhiều giảng viên còn có biện pháp điểm danh cuối giờ. Nhưng "vỏ quýt dày có móng tay nhọn". Các "chiêu" điểm danh hộ rồi cả thuê người học hộ ra đời. Đến ngày thi, các SV hò nhau nộp tiền quỹ để nhét vào phong bì "bồi dưỡng" các giám thị, để làm lơ cho quay cóp, chép bài.ẩy
    "Trước mỗi kỳ thi, chúng tôi lại đóng mỗi người 30.000 - 50.000 đồng cho lớp trưởng bỏ phong bì bồi dưỡng thầy coi thi và thầy chấm thi để mọi việc được êm xuôi", Thu Hằng, một SV Trường ĐH Kinh tế tiết lộ. Hằng còn cho hay, thậm chí nhiều người trong lớp còn nhờ hoặc thuê người đi thi với giá khoảng 50.000 - 100.000 đồng một lần.
    Để ngăn chặn tình trạng này Bộ GD-ĐT nhiều lần họp bàn, năm bản dự thảo về quy chế đào tạo của hệ tại chức lần lượt ra đời. Song ngay lập tức đã vấp phải sự phản ứng từ chính các trường. Họ cho rằng, ngành giáo dục đang khuyến khích mở rộng các hình thức đào tạo nên không có cớ gì để đóng cửa hệ tại chức.
    Lãnh đạo một ĐH dân lập bật mí: "Sở dĩ các trường muốn xin chỉ tiêu đào tạo tại chức, vì hệ này SV sẽ phải đóng tiền hoàn toàn. Nguồn thu từ hệ tại chức còn lớn hơn cả nguồn thu từ hệ chính quy".
    Vụ phó Vụ ĐH và sau ĐH Ngô Kim Khôi cho rằng, các lớp học hệ không chính quy nói chung và hệ tại chức nói riêng vẫn được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, ông cũng cho biết trong tháng 2-2006 Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức một hội nghị về chất lượng của các hệ đào tạo ĐH không chính quy. Tại đây sẽ có những báo cáo thực tế giảng dạy của hệ đào tạo này và nếu có bất cập, hội nghị sẽ đưa ra những giải pháp hợp lý.
    Vào hệ tại chức phải có thâm niên công tác từ 12 tháng trở lên
    Ngày 29-1-2001, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã có quyết định về việc tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ đối với hình thức vừa học vừa làm thuộc phương thức giáo dục không chính quy (tên gọi mới của hệ tại chức trước đây).
    Theo đó, ngoài các điều kiện đã quy định, thí sinh muốn dự thi vào hệ đào tạo này phải được UBND xã, phường hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác nhận đã có thời gian làm việc, phục vụ tại địa phương hoặc các cơ quan đơn vị từ 12 tháng trở lên tính đến ngày dự thi.
    Riêng những người đã có bằng ĐH, CĐ có nguyện vọng học ĐH, CĐ theo hình thức vừa học vừa làm ngành cùng nhóm ngành hoặc cùng khối thi tuyển sinh với ngành đã học được xét tuyển thẳng.
    Quyết định này cũng quy định các lớp đào tạo vừa học vừa làm chủ yếu đặt tại các trường ĐH, CĐ. Việc mở lớp tại địa phương chỉ đặt ra đối với những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, có đủ sĩ số để mở lớp, nơi đặt lớp phải đảm bảo môi trường sư phạm, có đủ điều kiện thực hành, thí nghiệm theo yêu cầu môn học, có đủ phương tiện và đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo...

  3. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Đào tạo sau ĐH: Chất lượng đáng lo!

    Chỉ tiêu tuyển sinh sau ĐH tăng nhanh hằng năm, tuy nhiên chất lượng đào tạo còn nhiều vấn đề phải bàn.
    ?oNếu xét về số lượng bằng cấp sau ĐH thì Việt Nam chiếm vị trí cao trong khu vực Đông Nam Á nhưng chất lượng đào tạo sau ĐH của Việt Nam đang có khoảng cách với chuẩn mực quốc tế?.
    TS Nguyễn Thị Kim Anh, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đưa ra đánh giá trên khi nhìn vào thực trạng đào tạo sau ĐH hiện nay.
    Trong khi đó, khâu đào tạo vẫn còn nhiều bất cập, nặng nề về lý thuyết, nội dung học quá hàn lâm, ít thảo luận. Học viên ít đi thực tế, ít tự nghiên cứu tài liệu.
    GS Trần Thanh Đạm nói: Một số chuyên đề tuy có đi sâu về lý thuyết và phương pháp khoa học song thường phân tán, rời rạc, thiếu hệ thống. Nghiên cứu sinh tuy phải học và thi nhưng bản thân cũng không hiểu các chuyên đề có ý nghĩa như thế nào đối với sự đào tạo sau ĐH của mình.
    Kêu ca nhiều nhất vẫn là chương trình nặng. Chương trình thạc sĩ ở nước ngoài chỉ có 40 - 50 tín chỉ, trong khi nước ta yêu cầu số môn học nhiều (15-25 môn), số đơn vị học trình bắt buộc quá nhiều (80 - 100 đơn vị học trình) nhưng lại không thiết thực. Đây là nguyên nhân chính khiến các chương trình đào tạo thạc sĩ chưa chuẩn hóa, liên thông với nước ngoài.
    Những vấn đề ?omuôn thuở?
    TS Trương Văn Sinh, Học viện Hành chính Quốc gia, dẫn ra những yếu kém trong đào tạo sau ĐH bằng thực tế đào tạo cao học quản lý giáo dục. Theo TS Trương Văn Sinh, về đề tài, nhiều luận văn cao học quản lý giáo dục còn chung chung, đi vào những vấn đề ?omuôn thuở? mà ai cũng biết hoặc trùng lặp.
    Có một thực tế là học viên khóa sau dựa vào luận văn của học viên khóa trước, rồi thay đổi địa danh, số liệu... thế là có một luận văn để ?otrình làng?. Số luận văn đề cập trực tiếp đến những vấn đề bức xúc của xã hội rất hiếm hoi.
    Ngoài ra, nhiều luận văn còn rất nặng tính hình thức. TS Trương Văn Sinh cho biết: Nhiều luận văn cao học với nhiều chương, phần mục thường dày hơn 100 trang, tạo ấn tượng bề thế, đầy đủ nhưng không sâu, giá trị thực tiễn không cao.
    GS Trần Thanh Đạm nêu ra nhiều quy định chưa sát hoặc vô lý. Ví dụ những yêu cầu về hình thức của một công trình khoa học như chú giải, thư mục, trích dẫn... có những quy định quá tỉ mỉ như cách đánh số trang, cách đóng bìa chữ nhũ là quá chi tiết. Các thủ tục từ khi làm xong luận án đến khi bảo vệ luận án theo GS Trần Thanh Đạm thật quá rườm rà và phiền hà.

    Điểm số luận án cao ngất

    Đến nay cả nước đã có 144 cơ sở đào tạo sau ĐH.
    Từ năm 1998 trở về trước, Bộ GD-ĐT đã cấp 38 bằng tiến sĩ khoa học, 4.278 bằng phó tiến sĩ.
    Từ năm 1999 đến nay, có thêm 2.025 bằng tiến sĩ, 23.400 bằng thạc sĩ.

    Khâu quyết định là bảo vệ luận văn cũng mang tính hình thức, chiếu lệ. TS Nguyễn Thị Kim Anh nêu lên thực tế: Do nhiều mối quan hệ khác nhau với người hướng dẫn, với nghiên cứu sinh, trong buổi bảo vệ chính thức luận án cấp Nhà nước, một số thành viên trong hội đồng khoa học đã cho qua những khuyết điểm, những thiếu sót cần được góp ý.
    Việc đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ phần nhiều mang tính hình thức, chiếu lệ.
    Đáng báo động là điểm số của các luận án thạc sĩ, tiến sĩ trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng. Thậm chí có luận án thạc sĩ được đến 9,99 điểm nhưng ý kiến ?osau cánh gà? của đa số thành viên hội đồng bảo vệ vẫn không hài lòng với kết quả bảo vệ và chất lượng.
    GS Trần Thanh Đạm cũng có đánh giá tương tự: Ít buổi bảo vệ luận án đủ thời gian trở thành một cuộc thảo luận, tranh luận thực sự. Tâm lý chung của trò cũng như thầy là cuộc bảo vệ luận án giống như một thủ tục, một nghi thức chính thức hóa học vị tiến sĩ chứ không phải một kỳ sát hạch thực sự.
  4. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bài thứ 4 :
    Ðể giáo dục đồng bằng sông Cửu Long cất cánh
    [​IMG]
    Với thực trạng về kết quả GD-ĐT như hiện nay (45% người dân nông thôn chưa hoàn tất cấp học nào, tỉ lệ bỏ học của cấp học THPT lên đến 14 - 15%...) thì ĐBSCL đã tụt hậu ít nhất năm năm so với mặt bằng chung cả nước và ít nhất 10 năm so với đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ. Nguyên nhân vì đâu?
    GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang, cho rằng hai vấn đề cấp bách cần giải quyết để vực dậy GD-ÐT ÐBSCL là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và thay đổi quy trình đào tạo giáo viên.
    Ông lý giải, chất lượng giáo dục phổ thông ở ÐBSCL còn bất cập, quy mô và hiệu quả chưa đồng đều, nhiều địa phương vẫn còn chạy theo thành tích. Công tác đào tạo giáo viên thiếu khoa học, chưa thật sự lựa chọn được người giỏi, tâm huyết cho ngành.
    Có thể thấy một điều rằng, ÐBSCL là vùng đất trù phú, là vựa lúa của cả nước. Vậy nhưng nói đến GD-ĐT, quả còn nhiều băn khoăn, lo lắng. Người ta ví nơi đây giàu lương thực nhưng nghèo con chữ là vì vậy. Ðể giáo dục ÐBSCL cất cánh, tiến bước cùng các vùng khác trong cả nước, Chính phủ, các ngành, các cấp đã vào cuộc, có những giải pháp quyết liệt.
    PGS-TS Lê Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ÐH Cần Thơ, nhấn mạnh tới yêu cầu thành lập trường CÐ cộng đồng, vì loại hình trường này là chính sách thích hợp trong bối cảnh nguồn nhân lực có trình độ thấp như hiện nay.
    Muốn thay đổi diện mạo một nền giáo dục cần có thời gian và những bước đi thích hợp, quan trọng là có cơ chế, chính sách thỏa đáng. ĐH Cần Thơ tiến hành thực hiện đề án gửi 1.300 học sinh đi du học nước ngoài để làm nòng cốt cho trí thức ÐBSCL trong tương lai.
    Tại hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo ÐBSCL đến năm 2010 và định hướng năm 2020, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhấn mạnh tới trách nhiệm trước hết của lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền. Theo nguyên Thủ tướng, cần có cuộc cách mạng thật sự trong chỉ đạo điều hành chứ không thể điều hành chỉ đạo theo kiểu chung chung.
    Về đội ngũ giáo viên, cần phát động một phong trào như là chiến dịch đi B thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chi viện kịp thời cho ÐBSCL. Xóa bỏ cơ chế xin cho, giao quyền chủ động nhiều hơn cho từng địa phương để họ chịu trách nhiệm và có đủ quyền chủ động huy động nguồn lực phát triển.
    Ở vùng đồng bằng này, do ảnh hưởng lâu đời của nông nghiệp, nông thôn, nên chưa tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong học tập. Thói quen thỏa mãn trình độ của nhiều người, kể cả đội ngũ cán bộ công chức còn lớn.
    Cũng con người đó ở địa phương chỉ dừng lại ở trình độ đại học, nhưng cũng con người đó, lên TP.HCM không bao lâu sẽ có bằng sau ĐH, ngoại ngữ cũng tốt hơn. Môi trường học tập sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh để mọi cá nhân phấn đấu vươn lên. Bởi vậy, các tỉnh ÐBSCL cần bổ sung hoàn thiện một số chính sách, quy định thông thoáng hơn để thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động GD-ÐT.
    Khuyến khích và nhân rộng các loại hình trường dân lập, tư thục để tạo phong trào xã hội hóa giáo dục sâu rộng, có hiệu quả. Hình thành ý thức xã hội học tập trên cơ sở đề cao ý thức tự học của người dân. Sức mạnh của tập thể chỉ có thể có được từ ý thức và sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể ấy.
    Theo tinh thần của Bộ GD-ĐT, đến năm 2010, giáo dục ÐBSCL đạt chỉ số phát triển của các ngành học, bậc học ngang bằng mức bình quân chung của cả nước. Ðến năm 2015 bằng vùng đồng bằng sông Hồng. Cụ thể 2010, có 50% số tỉnh đạt phổ cập THPT, giảm tỉ lệ lưu ban bỏ học ở giáo dục phổ thông xuống dưới mức bình quân chung của cả nước. Ðến năm 2015 tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề của ÐBSCL bằng trình độ phát triển của đồng bằng sông Hồng.
    Toàn vùng đạt chuẩn phổ cập THCS vào năm 2010. Tăng quy mô đào tạo THCN hằng năm lên 20% (chiếm khoảng 5% số dân trong độ tuổi từ 16 - 20), nâng tỉ lệ bình quân sinh viên/vạn dân từ 64 (năm 2005) lên 120 (năm 2010). Mở rộng hình thức dạy nghề ngắn hạn cho nông dân cho yêu cầu xuất khẩu lao động được qua đào tạo.
    Ðối với giáo dục ÐH, tiến hành thành lập Trường ÐH Kiên Giang trên cơ sở chuyển trung tâm đào tạo của Trường ÐH Thủy sản Nha Trang tại TP.HCM về thị xã Rạch Giá, Trường ÐH Bạc Liêu (2006), nâng cấp Trường CÐ Sư phạm Kinh tế Vĩnh Long (2010), nâng cấp trường CÐ Xây dựng miền Tây thành ÐH Xây dựng miền Tây (2015).
    Thành lập các trường CÐ cộng đồng: Cà Mau (2007), Sóc Trăng (2015), Long An (2007), Bạc Liêu (2010), An Giang (2008), Cần Thơ (2010). Tăng cường năng lực cho các trường CĐ sư phạm (hoàn thành vào năm 2008), đầu tư xây dựng Trường ÐH Cần Thơ thành trường ĐH trọng điểm (2015), đầu tư nâng cấp Trường ĐH An Giang (2015), ĐH Sư phạm Ðồng Tháp (2015) và tiếp tục thành lập một số trường ĐH, CĐ khác trong toàn vùng.
    Ðể tiến hành nhanh các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, rút ngắn lộ trình của các dự án nêu trên, ngành GD-ĐT cũng đã đề xuất phương án thành lập quỹ đặc biệt phát triển GD-ÐT ÐBSCL và các vùng khó khăn do Chính phủ trực tiếp điều hành.
    Nguồn thu bao gồm ngân sách Nhà nước và các nguồn thu ngoài ngân sách theo tinh thần Nghị định 177/1999 của Chính phủ nhằm huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho sự nghiệp GD-ÐT các vùng khó khăn. Như vậy hằng năm, ngân sách đầu tư cho ÐBSCL tăng lên khoảng 20- 22% tổng kinh phí GD-ÐT cả nước.
    Hy vọng, đây là cái đà tạo nên sức mạnh mới để giáo dục và đào tạo ÐBSCL cất cánh và vươn cao.
  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bài thứ 5 : Vấn đề này đang là hot trong thời đại công nghệ thông tin.
    Trước khi đọc bài sưu tầm thứ 5, Cara muốn nói đôi chút về e-learning của Miền Tây.
    Hồi trước (cách đây 2 năm thôi) thư viện điện tử e-learning của CTU (Cần Thơ University cũng khá phát triển, thuộc dạng tiên phong trong các trường đại học trong cả nước. Một người bạn của Cara đang du học bên Singapore trong một lần search tài liệu đã khen rằng thư viện e-learning của khoa CNTT trường mình (viết tắt là CIT) khá nhiều tư liệu hay. Thế nhưng đến bây giờ, nghĩa là sau 2 năm từ lời khen đó , Cara vào kho e-learning của các khoa khác (Luật, Kinh tế ...) thì thấy không có bài giảng gì nhiều, tốc độ truy cập lại rất chậm, cứ như đi đánh bạc, hên thì chờ đã đời cũng coi được bài giảng, còn xui thì chờ thành đá luôn cũng chỉ có màn hình trắng nhách . Trường CTU đã từng đi trước người ta mà sao thụt lùi nhanh vậy ?

    Học liệu mở: Không thể "cơm bưng nước rót"

    Ông Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Thông tin, thành viên Tổ công tác đưa OCW vào Việt Nam
    Một trong nhiều vấn đề độc giả quan tâm là lộ trình đưa học liệu mở (OpenCourseWare-OCW) của MIT vào Việt Nam sẽ được triển khai như thế nào? Làm sao để mọi sinh viên (SV) và giảng viên tận dụng hết tính năng của chương trình này?

    Ông Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Tin học, thành viên Tổ công tác đưa học liệu mở MIT vào Việt Nam (Bộ GD-ĐT), đã trao đổi xung quanh những vấn đề đặt ra...
    * "Nếu chỉ dịch ý chính sẽ không thực hiện được mục đích "mở " cho mọi giảng viên, SV có thể truy cập trong khi trình độ ngoại ngữ đang thực trạng giáo dục ĐH Việt Nam?
    - "Các bên đối tác cũng đề cập đến một số vấn đề không có trong văn bản, ví dụ: chuyện dịch các chương trình OCW sang tiếng Việt. Hiện có hai luồng ý kiến khác nhau. Một số người đề xuất dịch hoàn toàn sang phiên bản tiếng Việt để tạo điều kiện thuận lợi cho SV ta còn nhiều người kém tiếng Anh và tạo điều kiện "mở" cho mọi người.
    Cá nhân tôi cũng giống ý kiến của VEF là chỉ nên dịch các ý chính, dịch tóm tắt, rồi link đến bản tiếng Anh. Bộ trưởng trong cuộc họp mới đây nhất với Vụ Hợp tác quốc tế cũng gợi ý nên dùng OCW tiếng Anh luôn.
    Tuy nhiên, dịch ý chính hay dịch toàn bộ cũng chưa có sự đồng thuận. Nếu dịch toàn bộ sẽ rất khó và mất thời gian vì "vấp" phải những học thuật, nhất là vấn đề thuật ngữ chuyên ngành. Tôi đã lấy thí dụ về việc dịch những từ như Home, Cool, wizard. Nếu tra từ điển chỉ thấy home là nhà, vậy thì home page là trang nhà. Dịch thế là sai.
    Tôi dịch là trang đầu tiên. Cool trong từ điển Anh - Việt là mát mẻ. Vậy Cool webpage là gì? Tôi dịch Cool là hết sẩy, tuyệt vời. Còn wizard tra từ điển chỉ thấy là phù thủy, thuật sĩ... Tôi dịch là: Chương trình hướng dẫn thực hiện từng bước một. Những thứ đó tôi mất từ 1 năm đến 2 năm để tìm hiểu mới dịch được.
    Nếu cứ nghĩ kiểu "cơm bưng nước rót" thì đội ngũ của ta sẽ không thể "lớn lên" được. Cứ phải để cho SV và cả giáo viên lăn lộn, học tiếng Anh qua bản gốc. Khi tiếp cận, nếu không biết tiếng Anh thì tự khắc phải học... Vấn đề không chỉ đặt ra đối với SV mà cả giáo viên cũng phải chủ động học tiếng Anh. Nếu tồn tại tư tưởng phải dịch hoàn toàn sang tiếng Việt để cho SV và giáo viên dễ tiếp cận khai thác là sai lầm và không tiến đến hội nhập được.
    Tôi không phản đối việc dịch sang tiếng Việt nhưng chúng ta phải tận dụng bản gốc, biết tiết kiệm thời gian, công sức. Chứ cứ chú trọng đến phần dịch sẽ không dịch đuổi được vì cứ 6 tháng MIT lại cập nhật phiên bản mới... Kinh nghiệm xương máu thực tế bản Windows và Office tiếng Việt là một thí dụ. Người VN ta nói chung và HSSV toàn dùng bản tiếng Anh, vì bản tiếng Việt nó... khó hiểu quá. Dùng riết thấy quen.
    Bên cạnh đó, nên khuyến khích giáo viên và SV dùng trực tiếp. Nếu quá chú trọng vào tiếng Việt thì 5 năm sau tốt nghiệp, ra trường các em sẽ vấp phải một chuyên gia nước ngoài. Khi đó, các em sẽ không đối thoại chuyên môn được.

    * Như vậy, vai trò của Trung tâm Tin học trong việc đưa học liệu mở MIT vào Việt Nam sẽ theo lộ trình như thế nào?

    - Thực ra Trung tâm Tin học đã khai trương học liệu mở cách đây 2 năm, ngay từ lúc MIT bắt đầu công bố. Chúng tôi đã cho thêm 9 trường nữa, đến nay là 10 (mới thêm một trường ở Pháp).
    Tại hội thảo hôm nay, Thứ trưởng Bành Tiến Long và mọi người đều đã nói quan điểm: Chúng ta không chỉ đưa học liệu mở của MIT mà còn dùng học liệu mở của các trường khác.

    * Tuy nhiên, lựa chọn chỉ đạo triển khai thì đây là lần đầu tiên Bộ có ký kết với các đối tác để cập nhật thường xuyên và có kế hoạch cụ thể...

    - Hai năm qua, từ lúc MIT đưa OCW lên mạng, chúng tôi đã khai trương, giới thiệu tại hội nghị ?oICT in education? với 800 người là chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục. Đến nay, nhiều trường ở VN cũng tạo mô hình học "mở" tương tự ở qui mô lớn bé khác nhau. Ví dụ Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) và thêm một số trường khác. Điều đó cho thấy, chúng ta đã từng bước hội nhập, không đến nỗi là con số 0. Chúng ta nên khuyến khích, động viên làm tiếp thêm?
    * Trở lại vấn đề học liệu mở của MIT, sắp tới đây Tổ công tác sẽ có những quảng bá như thế nào và lộ trình thực hiện giới thiệu Học liệu mở đến từng trường?
    - Vấn đề này, chúng tôi cũng đã bàn thì cũng có ý kiến Tổ công tác nên đưa ra lộ trình. Ban đầu VEF cũng đưa ra lộ trình thực hiện từng tháng và tháng 5-2006 đề nghị MIT sang thẩm định. Tuy nhiên, không thể thực hiện theo lộ trình như vậy vì vấn đề cốt lõi là đội ngũ giáo viên của Việt Nam có "khớp" được với chương trình không? Mặt khác, MIT cũng đã có thời gian làm mấy năm nay. Do đó không thể vội vàng và chúng tôi dự kiến 2 nguồn chủ lực có thể giúp khai thác nguồn OCW hiệu quả là NCS ở nước ngoài và đội ngũ giáo viên tại VN.
    Cụ thể: phần dịch các chương trình học liệu mở của MIT phải do giáo viên bộ môn tương ứng đảm nhiệm. Đồng thời, mong muốn các LHS tại Mỹ thực hiện và chuyển về Việt Nam bằng con đường gián tiếp hoặc trực tiếp.
    Tuy nhiên, ngoài thời gian công sức bỏ ra để dịch thì cũng phải đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ. Và kinh phí đâu cho họ làm? Nếu một chút thực dụng thì nhiều giáo viên chọn con đường đi dạy có thể kiếm nhanh hơn.
    Do đó, phải có nguồn kinh phí để động viên giáo viên làm và nên tập hợp những người có tâm huyết. Đây cũng là vấn đề cần phải xem xét.
    * Ông nhìn nhận như thế nào về vai trò của các lưu học sinh Boston và MIT trong việc hỗ trợ đưa học liệu mở vào Việt Nam?
    - Vai trò của họ rất quan trọng trong tiếp thu những kiến thức của MIT và họ phải trực tiếp làm để cập nhật những kiến thức mới để đưa lên mạng. Về phía Việt Nam, chúng tôi luôn coi các lưu học sinh như những thành viên đang ở nhà và sau này các bạn trở về sẽ là cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu. Cho nên, thời gian học bên đó các bạn cập nhật nhiều kiến thức để quảng bá về Việt Nam... Tuy nhiên, đây mới chỉ là một nguồn.
    Còn nguồn thứ hai là giáo viên nội tại trong nước sẽ trực tiếp khai thác nguồn học liệu mở này. Để triển khai hiệu quả phải huy động nhiều nguồn, kể cả lưu học sinh du học theo đề án ?oĐào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước? (đề án 322).
    Phải khẳng định rằng: những công việc này nó là công việc của tất cả giáo viên, các trường. Thứ trưởng Bành Tiến Long cũng đã khẳng định vì là "mở" cho nên ai cũng có thể dùng và làm được...
    Thời gian tới, Tổ công tác sẽ có họp bàn kế hoạch triển khai cụ thể. Sơ bộ các đối tác cũng đề xuất chọn ba ngành: Điện tử, Công nghệ thông tin và Công nghệ Sinh học.
    * Ông đánh giá thế nào về OCW của MIT?
    - OCW là nguồn tư liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập rất tốt. Tuy nhiên, tôi cũng xin nói thêm cho rõ: Đây là nguồn tài liệu hỗ trợ giảng dạy của giáo viên của một trường nên nó chỉ phát huy hiệu quả nhất khi học đúng giáo viên đó, chương trình đó. Vì là học liệu như slide, tài liệu tham khảo, thậm chí bản thảo viết tay được scan lên... nên nó là tĩnh. Người sử dụng nó (là chúng ta chẳng hạn) cần phải biết tiêu hóa, chế biến cho phù hợp với mình thì mới thành công.
    Thứ nữa, OCW là hình thức còn thấp, chưa phải là hình thức cao cấp hơn là đào tạo từ xa, đào tạo trên mạng, là e Learning. Điều này chính MIT công bố tại phần help. Điều này hàm ý OCW chưa hỗ trợ cho việc học một cua để lấy bằng mà mới chỉ là hỗ trợ cua học của giáo viên đang giảng. OCW cũng không phải là một cuốn sách giáo trình nghiêm chỉnh nên những sách giáo trình chuyên ngành, ta phải mua của các nhà xuất bản chứ không thể kiếm được ở website.
    Tuy nhiên phải nói rằng chúng ta phải học MIT ở chỗ họ đã xây dựng thành một qui trình giảng dạy: bài giảng, bài thí nghiệm, bài tập về nhà, tài liệu tham khảo, cách chấm điểm hết môn có khi không cần thi vì đã cộng các hoạt động nói trên.
    (Theo Vietnamnet)
    Được meoCara sửa chữa / chuyển vào 11:52 ngày 11/05/2007
    u?c meoCara s?a vo 11:53 ngy 11/05/2007
  6. cobevotinhban

    cobevotinhban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi không đọc nổi 5 bài trên. Nói 1 câu chung chung là dân miền nào cũng có người giỏi người không giỏi và người trung bình. Chỉ ấn tượng nhất là dân miền Tây rất sành điệu!
  7. onelightct

    onelightct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Những đề thi học kỳ gây sốc


    Tại Cần Thơ là đề thi môn văn lớp 9, tại Huế là đề thi môn lịch sử lớp 12. Hai đề thi sau khi được phát ra cho thí sinh đều khiến nhiều giáo viên... bàng hoàng.
    Cần Thơ: Trắc nghiệm... 8 trong 1
    Sáng qua 9/5, sau khi kiểm tra đề thi môn văn, các giáo viên bộ môn của Trường THCS Lương Thế Vinh mới ngỡ ngàng khi thấy đề thi có nhiều điều chưa ổn và sự việc được báo lên ngay cho ban giám hiệu. Do lịch thi được định sẵn nên đề thi cứ thế được phát ra cho học sinh làm bài.
    Đề thi được chia ra làm hai phần: trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm có tất cả tám câu, mỗi câu 0,5 điểm. Nội dung cả tám câu của phần thi trắc nghiệm đều chỉ xoay quanh tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu. Một giáo viên bộ môn văn khối lớp 9 cho biết: đề thi trắc nghiệm chỉ tập trung vào một tác phẩm, không mang tính tổng quát của chương trình học làm cho mục đích của việc thi trắc nghiệm không đạt... Theo ông, lẽ ra phần trắc nghiệm phải rải câu hỏi ra toàn bộ nội dung chương trình học.
    Mặt khác, hình thức các câu trắc nghiệm cũng rất có vấn đề. Ví dụ: trong câu 1 hỏi ?oDòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời điểm sáng tác truyện ngắn Bến quê??, câu 2 hỏi ?oÝ nào sau đây nêu tình huống chính của truyện Bến quê??, nhưng đến câu 3 lại hỏi: ?oỞ trên giường bệnh, Nhĩ đã cảm nhận thấy gì qua khung cửa sổ??.
    Một giảng viên đại học bộ môn ngữ văn cho rằng: ?oTrong thi trắc nghiệm thì mọi câu hỏi đều phải độc lập với nhau, không câu nào liên quan đến câu nào?. Như vậy trong câu hỏi trắc nghiệm thứ 3 này thì Nhĩ là ai? Trong tác phẩm nào vậy? Chẳng biết Nhĩ... ở đâu ra! Sang câu hỏi 4 thì trở lại truyện Bến quê. Các câu 5, 6, 7 lại trở về cách hỏi ?ongang hông? kiểu... ?oNhĩ ở đâu ra? như vậy.
    Cũng trong phần thi trắc nghiệm này, nhiều đáp án vô nghĩa, không thành câu... Ví dụ như câu hỏi 4: ?odòng nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Bến quê?. Phần trả lời câu ?oa? là: ?oTổ chức miêu tả và đối thoại hành động nhân vật?.
    Hay câu ?od? của câu hỏi 8 ghi ?oThức tỉnh con người hãy tìm đến chỗ dựa tinh thần lớn lao...?. Giảng viên đại học trên nói: trong thi trắc nghiệm thì có thể ra đề theo kiểu đánh đố, làm ?onhiễu? thông tin thí sinh, nhưng không nên đưa ra những câu vô nghĩa, không đầu không đuôi trong đáp án.
    Phần tự luận này (đề thi lớp 9, môn văn, tại Cần Thơ) cũng khiến các giáo viên và học sinh bức xúc. Trong câu 2 (5 điểm), đề thi yêu cầu phân tích đoạn thơ trong bài thơ Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên.
    Mặc dù bài thơ này những năm trước đây có trong chương trình giảng dạy, nhưng thời gian gần đây bài thơ này được liệt vào phần giảm tải chương trình. Cho nên bài thơ này chỉ còn mang tính tham khảo, đọc thêm.
    Tuy nhiên, cán bộ ra đề vẫn cho học sinh thi phần này. Nhiều học sinh đã ngớ người ra khi nhận được câu hỏi trên. Các thầy cô giáo cũng trong tâm trạng như vậy.
    Theo Tuổi Trẻ

    Người ta nói : Giáo dục phải đi từ gốc, trong khi đó trình độ của người ra đề thi lớp 9 mà lại "dốt" đến thế thì cái gốc của nền GD Miền Tây có lẽ đang mục rỗng.
  8. huynhchi

    huynhchi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2006
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    Bạn CARA không biết có nghe về chương trình MEKONG 1000 không nhỉ, có thể cung cấp thêm thông tin cho mình?
  9. onelightct

    onelightct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Tiếp về chuyện ra đề thi Văn lớp 9 ra "nhầm" bài đọc thêm
    TRANG NHẬT BÁO SGGP 12 GIỜ
    Cần Thơ: Ra đề do... tình cờ
    Ngày 9-5, học sinh lớp 9 TP Cần Thơ bước vào ngày thi thứ hai với môn Ngữ văn. Ngay sau kết thúc môn thi vào buổi sáng, chúng tôi đã nhận được nhiều phản ánh của phụ huynh học sinh về nhiều lỗi ?oviệt vị? của đề thi do Sở GD-ĐT TP Cần Thơ ra.
    Nổi bật trong đó là phần tự luận, câu 2 (5 điểm), yêu cầu học sinh phân tích và nêu cảm nhận về một đoạn thơ trong tác phẩm ?oCon cò? của Chế Lan Viên. Tuy nhiên, tác phẩm này hiện nay nằm trong phần đọc thêm. Phần trắc nghiệm (4 điểm, gồm 8 câu, mỗi câu 0,5 điểm) chỉ tập trung vào truyện ngắn ?oBến quê? của Nguyễn Minh Châu. Phóng viên SGGP 12 Giờ đã trao đổi với ông Lương Hiển Vinh, phụ trách môn Ngữ văn THCS và THPT (Phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Cần Thơ), người trực tiếp ra đề môn Ngữ văn lớp 9:
    - Nhiều phụ huynh đã phản ứng, khi người ra đề chọn một đoạn thơ trong phần đọc thêm để ra đề thi, ông nghĩ sao?
    - Không có quy định nào mà phần đọc thêm không được ra đề. Những tác phẩm chúng tôi ra là nằm trong chương trình học kỳ II của lớp 9. Cho dù là đọc thêm, giáo viên phải dạy trong hai tiết. Trong hai tiết giảng dạy, hoàn toàn có thể kiểm tra được. Tôi ra tác phẩm không ngoài chương trình. Cho dù chính thức là giảng văn hay đọc thêm, miễn nó nằm trong chương trình thì người ra đề được quyền ra đề.
    - Thưa ông, nếu học sinh nghỉ học trong tiết học tác phẩm ?oBến quê? thì sao?
    - Thì học sinh đó phải chịu trách nhiệm. Nguyên tắc nghỉ học rồi phải chép lại bài, hỏi lại bài qua bạn cẩn thận. Đề thi không chỉ ra cho một học sinh nghỉ học mà ra cho toàn bộ học sinh lớp 9.
    - Ông có biết đoạn thơ trong tác phẩm ?oCon cò? là phần đọc thêm khi ra đề thi?
    - Đọc thêm hay giảng văn có trong chương trình là được. Thậm chí khi tôi dự các lớp tập huấn chương trình cải cách, người ta cho bài thơ ngoài chương trình vẫn được. Có thể vài năm nữa tôi mới dám làm cách này.
    - Xin hỏi lại, khi ra đề ông có biết đây là bài đọc thêm không?
    - Tôi tình cờ ra. Bởi vì trong chương trình không nêu phần đọc thêm nào hết.
    - Ông nghĩ gì khi đề thi viết tác phẩm ?oBến quê? lúc nghiêng, lúc in?
    - Về chuyện này tôi rút kinh nghiệm do in vi tính có sơ sót? Bản thân tôi sẽ rút kinh nghiệm? nghiêng với in cũng là một thôi!
    - Thưa ông sao trong phần trích dẫn đoạn thơ trong ?oCon cò? của Chế Lan Viên, không ghi rõ nhà xuất bản và năm xuất bản?
    - Sách này mới xuất bản năm rồi thôi. Tôi nghĩ rằng đưa ra tên tác phẩm, tác giả? là đủ rồi; đưa thì cũng không cần thiết.
    - Nhiều câu trong đáp án phần trắc nghiệm hơi khó hiểu, như ?oTổ chức miêu tả và đối thoại hành động của nhân vật?, có đúng với thuật ngữ văn chương?
    - Đúng với văn chương hết. Bởi vì sao? Khi tôi ra đề này, tôi đã tham khảo từ nhiều sách, chọn ra câu nào thích ứng vừa sức mới đưa ra. Xin báo với anh, trước khi anh đến, một số trường như trường Trà Nóc có điện báo: Học sinh làm rất tốt, bình thường vô tư. Một số giáo viên cho rằng không khiếu nại, thắc mắc gì hết.
    - Trong phần trắc nghiệm, đề thi ra một lượt 8 câu hỏi trong một tác phẩm, liệu có dẫn dụ học sinh học tủ?
    - Tôi không cho có trường hợp đó. Tôi khẳng định điều đó. Về nguyên tắc ra đề thường người ta tập trung vào một để tích hợp qua nhiều phần. Một hay nhiều tác phẩm là quyền của người ra đề? Tôi khẳng định ở đây là ngoài giờ làm việc, tôi không dạy thêm, không đứng lớp. => Có ai tra hỏi đâu mà tự khai: "Lạy ông tôi ở bụi này" vậy bác?. GV văn mà ăn nói có phần hơi lố bịch, vô văn hóa quá. Năm nay ra bài đọc thêm đã bị dư luận quá rồi, ổng còn "hù" là nếu những năm sau được chọn ra đề ông sẽ ra ngoài chương trình luôn. Hic, nhớ hồi đó mình học Văn, bài đọc thêm có bao giờ đọc tới đâu?

  10. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    đề thi học kỳ lớp 9 với 12 của các bác ở sở ra năm nào cũng có chuyện để nói hết. chắc tại năm nay các bác ...chơi bọn nhỏ đau quá nên mới to chuyện 1 chút. cũng may là mình đã thoát nạn rồi. đề thi hóa học kỳ II lớp 12 năm ngoái (dĩ nhiên là bọn làm bài) ai cũng la trời, tới năm nay là đề toán => cứ như là đến hẹn lại lên ấy. có cái diễn đàn "ĐỂ MÙA THI KHÔNG LÀ GÁNH NẶNG CỦA CON - NỖI LO CỦA MẸ" đọc cũng thấy hay, nhưng mà thực chất thì đúng là "mùa thi luôn là nỗi lo của con - gánh nặng của cả nhà". việc học thì bây giờ học sinh học nhiều hơn gấp mấy lần hồi xưa mà điểm và kiến thức xét theo mặt bằng chung (cào nó bằng chan cái đi) thì không thể bằng được.

Chia sẻ trang này