1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi duyhau2012, 25/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

    TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC.
    Dịch từ tài liệu của trang web www.historywiz.com

    Vào ngày 10/12/1948, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (U.N General Assembly) đã đề xuất và công bố toàn văn bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Hội đồng cũng kêu gọi tất cả các nước thành viên phổ biến rộng rải bản tuyên ngôn và yêu cầu các nước đưa bản tuyên ngôn này vào chương trình giáo dục phổ thông trong các trường học và các cơ quan giáo dục khác, không phân biệt thể chế chính trị của quốc gia thành viên hay các vùng lãnh thổ.
    Lời người dịch: Nhận thấy rằng ở Việt Nam chưa có tài liệu nào in trích toàn văn bản Tuyên Ngôn này, tôi xin phép được dịch nguyên văn bản Tuyên Ngôn này với mục đích tham khảo cho những ai quan tâm đến Nhân quyền.
    Dưới đây là nguyên văn Bản tuyên ngôn:
    Phần mở đầu:
    Bởi vì sự thừa nhận những chân giá trị vốn có, những quyền bình đẳng không thể lay chuyển của tất cả thành viên trong đại gia đình loài người, là nền tảng cho tự do, công lý và hòa bình trên toàn thế giới.

    Bởi vì những hành vi thờ ơ và coi khinh những quyền con người đã mang lại hậu quả là những hành vi hung ác (barbarous acts) đã xâm phạm lương tâm con người, và sự phát triển của thế giới mà ở đó, con người mong muốn mưu cầu quyền tự do về ngôn luận, về đức tin, tự do sợ hãi và tự do mong muốn, những điều đó đã được công bố như là nguyện vọng cao nhất của người bình thường.

    Bởi vì đó là thiết yếu (nếu con người không có những biện pháp cần thiết ?" như là giải pháp cuối cùng ?" để chống lại chuyên chế độc tài và đàn áp) rằng quyền con người phải được bảo vệ bởi luật pháp.

    Bởi vì đó là cần thiết để nâng cao sự phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

    Bởi vì những con người được thừa nhận trong Hiến chương Liện Hiệp Quốc đã xác nhận lòng tin của họ vào những quyền thiết yếu của con người, tin vào những chân giá trị và phẩm giá của con người., tin vào những quyền bình đẳng giữa nam và nữ và họ đã quyết định sẽ đẩy mạnh sự phát triển xã hội và khuyến khích một mức sống tốt đẹp hơn trong một nền tự do lớn hơn.

    Bởi vì các quốc gia thành viên đã cam kết sẽ cố gắng ?" thông qua việc cộng tác với liên Hiệp Quốc ?" nâng cao sự tôn trọng toàn diện, phổ biến và tuân thủ các quyền con người và những sự tự do thiết yếu.

    Bởi vì sự hiểu biết cơ bản những quyền và những sự tự do này là tối quan trọng cho việc nhận thức toàn diện về lời cam kết này.



    Cho nên, Đại Hội Đồng Liên Hiêp Quốc tuyên bố: Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc Về Nhân Quyền như là một tiêu chuẩn căn bản cho thành tựu của tất cả con người và tất cả quốc gia trên toàn thế giới, đối với tất cả mọi cá nhân và mọi đảng phái xã hội, qua đó, con người sẽ luôn ghi nhớ Tuyên Ngôn này, cố gắng để giáo dục nó nhằm nâng cao sự tôn trọng các quyền lợi và quyền tự do này, và xem nó như thước đo của sự phát triển xã hội ?" cả cho quốc gia và quốc tế - để đảm bảo sự thừa nhận rộng khắp, hiệu quả và đảm bảo sự tuân thủ Tuyên Ngôn trên, cả cho nhân dân các quốc gia thành viên và nhân dân các vùng lãnh thổ dưới phạm vi quyền hạn của họ.

    Điều 1:
    Tất cả con người sinh ra đều tự do và bình đẳng về chân giá trị và quyền lợi. Họ được ban tặng lý trí và lương tâm, và họ phải đối xử với đồng loại trên tinh thần hữu nghị anh em.

    Điều 2:
    Tất cả mọi người đều được hưởng những quyền lợi và quyền tự do được công nhân trong bản Tuyên Ngôn này mà không có sự phân biệt đối xử nào như là chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm về chính trị hay về bất cứ vấn đề khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, sự ra đời hay bất cứ điều gì khác. Hơn nữa, không có sự phân biệt đối xử nào được phép diễn ra trên nền tảng chính trị, quyền tự quyết, địa vị quốc tế của quốc gia hay vùng lãnh thổ mà công dân đó thuộc về, không phân biệt quốc gia hay vùng lãnh thổ đó độc lập, có địa vị, hay chưa tự trị, hay nằm dưới bất cứ hình thức hạn chế quyền tự quyết nào.

    Điều 3:
    Mọi người đều có quyền lợi cho cuộc sống, sự tự do và an toàn của bản thân.

    Điều 4:
    Không ai bị giam giữ như nô lệ hay người phục tùng nô dịch. Buôn bán nô lệ phải bị cấm dưới mọi hình thức.

    Điều 5:
    Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, bị lãnh những hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo và xúc phạm đến nhân phẩm của họ.

    Điều 6:
    Tất cả mọi người phải được thừa nhận như một con người trước pháp luật.

    Điều 7:
    Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được hưởng sự bảo vệ bình đẳng của pháp luật mà không bị hạn chế bởi hành vi phân biệt đối xử nào. Mọi người đều được hưởng sự bảo vệ bình đẳng trước những hành vi phân biệt đối xử xâm phạm bản Tuyên ngôn này và trước bất cứ hành vi hậu thuẫn cho việc phân biệt đối xử.

    Điều 8:
    Mọi người có quyền được hưởng một sự bảo vệ có hiệu quả từ một hội đồng pháp luật có năng lực của quốc gia trước những hành vi xâm phạm các quyền thiết yếu được Hiến pháp hay pháp luật công nhận.

    Điều 9:
    Không ai bị bắt, bị giam cầm, hay bị lưu đày, trụ xuất một cách tùy tiện, không qua xét xử.

    Điều 10:
    Mọi người đều được hưởng một quyền bình đẳng tuyệt đối để được xét xử công khai trước một Tòa Án độc lập, vô tư; được công nhận các quyền và nghĩa vụ và hưởng quyền bình đẳng đối với bất cứ cáo buộc nào chống lại đương sự.

    Điều 11:
    (1) Tất cả những người bị tố cáo bởi vi xâm phạm đều có quyền được xác nhận là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội dựa trên pháp luật trong một phiên xử công khai mà ở đó, đương sự được đảm bảo mọi quyền cần thiết cho việc bào chữa của mình.
    (2) Không bị giam giữ như người có tội vì những cáo buộc do những hành vi và những sự thiếu xót mà, dựa trên luật pháp quốc tế hay quốc gia, lời cáo buộc đó không đủ để cấu thành tội phạm vào thời điểm tuyên phạm. Không một hình phạt nặng hơn so với hình phạt được công bố vào thời điểm tuyên phạm được phép áp dụng.
    Điều 12:
    Không ai phải chịu những sự cáo buộc, xâm phạm tùy tiện đối với đời tư, gia đình, nhà cửa hay thư từ của mình.; cũng như không bị xâm phạm về danh dự và phẩm giá của mình.Mọi người đều có quyền hưởng sự bảo vệ của pháp luật trước những hành vi cáo buộc hay xâm hại đó.

    Điều 13:
    (1) Mọi người đều có quyền tự do di cư và định cư trong phạm vi biên giới của các quốc gia.
    (2) Mọi người có quyền rời bỏ một quốc gia nào đó, kể cả quốc gia của họ, và có quyền trở lại quốc gia của họ.

    Điều 14:
    (1) Mọi người có quyền tìm kiếm và mưu cầu quyền cư trú tỵ nạn ở quốc gia khác để tránh khỏi những hành vi bạo ngược, khủng bố.
    (2) Quyền này sẽ không có hiệu lực nếu lời buộc tội đối với các tội phi chính trị hay các hành vi đi ngược lại với tôn chỉ và những nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc là có cơ sở.

    Điều 15:
    (1) Mọi người đều có quyền lợi về quốc tịch.
    (2) Không ai bị vô cớ tước đoạt quốc tịch hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch của mình.

    Điều 16:
    (1) Nam hay nữ ở mọi lứa tuổi, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay quốc tịch, đều có quyền thành hôn và lập gia đình. Họ cũng được hưởng những quyền bình đẳng khi thành hôn, trong thời gian hôn nhân và khi ly dị.
    (2) Hôn nhân chỉ được chấp thuận một cách tự do và toàn diện của cặp vợ chồng sắp cưới.
    (3) Gia đình là một đơn vị xã hội cơ bản và tự nhiên và nó cũng được hưởng sự bảo vệ của xã hội và của quốc gia.

    Điều 17:
    (1) Mọi người đều có quyền tư hữu tài sản một mình, hay cùng sở hữu nó với người khác.
    (2) Không ai phải chịu những sự xâm phạm vô cớ nhắm vào tài sản của mình.

    Điều 18:
    Mọi người đều có quyền tự do về suy nghĩ, tự do về tâm thức, lương tâm, và tự do về tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tin ngưỡng, thay đổi đức tin, và bao gồm quyền tự do ?" không phân biệt là cá nhân hay cộng đồng nhiều người, hành động một cách công khai hay riêng tư ?" biểu lộ tôn giáo hay đức tin của mình trong giảng dạy, trong luyện tập, trong sự tôn thờ và trong cả lễ nghi.

    Điều 19:
    Mọi người có quyền tự do về chính kiến cũng như về biểu đạt ý kiến; quyền này bao gồm quyền tự do giữ chính kiến một cách bất luận, và có quyền tìm kiếm, tiếp thu và truyền bá thông tin cũng như ý kiến thông qua bất cứ hình thức viễn thông hay các hình thức giới hạn không đáng kể khác.

    Điều 20:
    (1) Mọi người đều có quyền lập các hội, nhóm hòa bình, phi bạo động.
    (2) Không ai bị ép buộc phải gia nhập các đảng, phái, nhóm, hội nào.

    Điều 21:
    (1) Mọi người đều có quyền tham gia vào chính phủ của quốc gia mình; một cách trực tiếp hay thông qua hình thức bầu đại diện một cách tự do.
    (2) Mọi người đều có cơ hội bình đẳng để cống hiến một cách công khai cho đất nước.
    (3) Nguyện vọng, ý chí của công dân chính là nền tảng cho quyền lực của một chính phủ; điều này được bộc lộ thông qua các cuộc bầu cử chính thống, định kỳ. Cuộc bầu cử này có thể là bầu cử công bằng và phổ biến hay bầu cử bí mật, hay các hình thức bầu cử tự do tương tự.

    Điều 22:
    Mọi người ?" với tư cách là thành viên của xã hội ?" có quyền đối với an ninh xã hội và được hưởng sự hiểu biết cặn kẽ về kinh tế, qưyền văn hóa không thể bỏ qua có lợi cho chân giá trị và sự phát triển tự do của bản thân, tính cách người đó- thông qua các nỗ lực của quốc gia, sự hợp tác quốc tế, những điều phù hợp với tổ chức và nguồn lực của từng quốc gia.

    Điều 23:
    (1) Mọi người có quyền tự do lao động, tự do chọn ngành nghề mong muốn, được hưởng điều kiện lao động xứng đáng, thích hợp, và được bảo vệ trước tình trạng thất nghiệp.
    (2) Mọi người, không phân biệt đối xử, đều có quyền hưởng công tương xứng với công việc tương ứng.
    (3) Người lao động có quyền hưởng sự trả công xứng đáng, thích hợp đảm bảo cho bản thân người lao động và gia đình họ một giá trị hiện hữu cho giá trị con người, nếu cần thiết, họ sẽ được phụ cấp bằng nhiều hình thức từ sự bảo vệ của xã hội.
    (4) Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các Công đoàn nhằm bảo vệ quyền lợi của họ.

    Điều 24:
    Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí; kể cả việc giới hạn một cách hợp lý giờ làm việc, cũng như việc nghỉ phép định kỳ có trả lương.


    Điều 25:
    (1) Mọi người đều có quyền được hưởng một tiêu chuẩn sống tương xưng cho sức khỏe và cuộc sống tốt cho họ và gia đình họ; bao gồm cả quyền được hưởng lương thực, đồ mặc, nhà ở, dịch vụ chăm sóc xã hội, và những phúc lợi xã hội cần thiết, và họ cũng có quyền được đảm bảo khi thất nghiệp, bệnh hoạn, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay sự thiếu thốn phương cách sinh nhai vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của họ.
    (2) Người mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự quan tâm và giúp đỡ đặc biệt. Tất cả trẻ em, không phân biệt sinh trong giá thú hay ngoài giá thú, đều được hưởng sự bảo vệ xã hội ngang nhau.

    Điều 26:
    (1) Mọi người đều có quyền đi học. Giáo dục phải được miễn phí, tối thiểu là ở cấp học tiểu học hay ở các cấp học cơ bản khác. Cấp tiểu học là cấp học bắt buộc. Khoa học công nghệ và nền giáo dục chuyên nghiệp cần được phổ biến rộng rải, và nền giáo dục cao hơn phải được tiếp cận một cách bình đẳng dựa trên nền tảng của sự xuất sắc.
    (2) Giáo dục phải được hướng trực tiếp đến mục đích phát triển toàn diện tính cách con người và củng cố cho long tôn trọng các quyền con người cũng như đến những quyền tự do cơ bản. Nền giáo dục đó phải nhằm khuyến khích sự hiểu biết, lòng khoan dung, và tình bằng hữu giữa các quốc gia, giữa các nhóm chủng tộc hay tôn giáo, và cũng như nhằm phát triển xa hơn các hoạt động của Liên Hiệp Quốc vì mục đích bảo vệ hòa bình.
    (3) Cha mẹ có quyền ưu tiên để chọn dạng giáo dục cho con em họ.

    Điều 27:
    (1) Mọi người đều có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, tự do thưởng thức nghệ thuật, tự do chia sẻ những thành tựu khoa học và lợi ích của nó.
    (2) Mọi người đều có quyền được hưởng sự bảo vệ đối với các lợi tức về tinh thần, và về vật chất đối với những sản phẩm khoa học, văn học và nghệ thuật mà họ là tác giả.

    Điều 28:
    Mọi người đều được hưởng một trật tự xã hội hay quốc tế mà ở đó các quyền và sự tự do được đề cập trong Bản Tuyên ngôn này được hiểu biết một cách toàn diện.

    Điều 29:
    (1) Mọi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng mà ở đó sự tự do và sự phát triển toàn diện nhân cách là hoàn toàn có thể thực hiện.
    (2) Trong việc thực hành những quyền và những sự tự do, mọi người chỉ phải chịu khuất phục trước những giới hạn mà đã được xác định dựa trên pháp luật phải thực hiện nhằm mục đích đảm bảo sự xác nhận và tôn trọng những quyền và sự tự do của người khác và nhằm bảo đảm những giới hạn cần cho danh dự, cho trật tự xã hội, cho phúc lợi chung và cho một xã hội dân chủ.
    (3) Những quyền và sự tự do này không mâu thuẫn với những tôn chỉ, mục đích và những nguyên tắc hoạt động của Liên Hiệp Quốc.

    Điều 30:
    Không điều khoản nào trong bản Tuyên ngôn này chịu sự dịch thuật, biên soạn nhằm hậu thuẫn cho một quốc gia nào đó, một nhóm người nào đó quyền tham gia vào những hoạt động hay thực hiện những hành vi nhắm
    Đến việc phá vỡ cấu trúc của bất cứ quyền hay sự tự do nào được đề cập trong bản này.
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Tuyên ngôn về nhân quyền kết hợp với hai công ước quốc tế về nhân quyền(công ước về quyền dân sự chính trị và công ước về quyền kinhtế văn hoá xã hội) tạo thành bộ luật nhân quyền quốc tế
    và để các công ước được thực thi trên thực tế , ủy ban nhân quyề LHQ còn xây dựng một hệ thống giám sát quốc tế. Nếu bác có thời giờ thì giới thiệu luôn đủ bộ để bọn em được học hỏi
  3. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Tôi sẽ cố gắng tìm kiếm, rất mong sự ủng hộ và giúp sức của các bác. Đây là những nguồn tài liệu rất quý mà gần như VN không có nguồn dịch. hiện tôi đang giữ Bản tuyên ngôn độc lập 14/7 của CH Pháp, đó cũng là một tuyên ngôn nhân quyền, theo bác tôi có nên post lên ?
  4. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Các bác post lên nhé, em không có toàn văn các công ước nhưng em có nội dung tóm tắt của 7 công ước chủ yếu về quyền con người, đang phải học để trả thi. Thi xong sẽ lần lược post lên

Chia sẻ trang này