1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bản Tuyên truyền kỳ.

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi haitacnd, 09/07/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ThietDK

    ThietDK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    He he. Được một hôm trò chuyện tý về chuyện đánh bắt xa bờ gần bờ với bác Tặc. 2 thằng bố trí vụ Lunch theo đề xuất của mình ở Thái THịnh. Cũng là vui đâu chầu đấy thôi ; nhưng cái chỗ đó với mình cũng có chút kỉ liệm : Đó là thời hướng dẫn thực tập mấy con Đông Đô ; mất điện, "hàng cơm" thắp nến nên lãng mạn phết... Chỉ béo mấy chú em cùng phòng (sau này các chú bị mấy em học trò qua lại suốt)- Còn mình thì măm mì tôm mấy hôm vì sạch... ví
  2. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Chàng về bỏ hứng Tuyên truyền
    Kỳ chỗ... hẻo lánh muộn phiền nắng mưa
    Chàng về bỏ hứng ai đưa
    Bỏ quán trà đá sớm trưa ngóng chàng...
  3. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Những người muôn năm cũ
    Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
    Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời
    Trước sau nào thấy bóng người
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông?
    (Trích Kiều)
    Thế là lại im lặng về với cỏ cây. Dòng sông Lô lại lững lờ chảy như chưa từng biết rằng bão lũ đã từng qua đây...
    Tôi bùi ngùi, tiễn đưa những dấu tích còn sót lại của một thời hoàng kim. Khẽ nghiêng mình với dòng chảy của thời gian, tôi như muốn rửa trôi đi cái cảm giác như hụt hẫng, như mất mát vào cuối buổi tiệc đã tàn.
    Nơi này vẫn đầy những dấu ấn của bao người, của yêu thương, của thân ái, của cả những đắng cay, đau khổ, của những nụ cười và nước mắt.
    Tôi đi, đi giữa những tàn tích, và những nhớ tiếc.
    Cũng biết lòng mình chẳng đến nỗi đau đớn như Thôi Hộ khi khóc người yêu, cũng chẳng thể bằng Kim Trọng thương nhớ Kiều, nhưng ai bảo lòng không xót xa trước những gì đã mất?
    Nơi này, chốn này đã từng được tôi gắn bó tha thiết, như một chốn nương thân thực sự, gửi vào dó những phần hồn đẹp nhất và thật nhất của mình. Được sống với cả quá khứ chưa được sống hết, được yêu, được hận, được cười, được khóc..., để giờ có thể tiếp tục đi trên con đường hiện tại, con đường hướng tới tương lai của mình. Một nơi đầy ý nghĩa và kỉ niệm như vậy, sao không nặng lòng, sao không nâng niu, trân trọng...? Và buồn nữa!
    Tôi đã muốn kiêng từ "buồn" ấy, có lẽ bởi vì thật sự, tôi đã in dấu quá nhiều nỗi buồn và những nỗi niềm còn tồi tệ hơn cả buồn trên box này. Tôi đã hứa sẽ không nhắc lại, ít ra để giữ cho không khí đìu hiu nơi đây còn lại chút thanh thoát, nhẹ nhàng. Nhưng trong một ngày đẹp trời thế này, khi không còn cảm nhận được dấu chân của những người bạn cũ, tôi chỉ muốn nhắc đến. Nhắc đến "buồn" cũng là để cảm nhận được niềm vui, để cho có khí sắc, cũng như một cách "gọi hồn". Để rồi, nếu may mắn có ai cảm thấy được, thì cũng là lúc mọi thứ ảo não phù du sẽ lại tan đi như sương khói...

    Những người anh em, những người chị em cũ giờ nay đâu?
    Vô tình nhắc đến gọi hồn, đôi khi tôi có những ý nghĩa quái gở và hơi bất kính với mọi người trong box, đó là nhiều lúc tôi muốn đăng đàn, làm một bó nhang thật to và rồi chắp tay khấn vái giữa bốn phương trời để hô hoán gọi hồn.
    Không phải gọi hồn của ai đó cụ thể, mà chỉ là để gọi cái hồn xưa, cái không khí ấm áp, mến thương khi xưa trở về.
    Chỉ vụt trong ý nghĩ thôi, chỉ là cái sự gàn dở, bất thường của tôi thôi. Chứ tôi cũng biết, cuộc vui nào chẳng có lúc tàn, hợp rồi lại tan cũng là điều tất lẽ dĩ ngẫu của đời mà thôi.
    ********
    Được Redtulips sửa chữa / chuyển vào 13:36 ngày 26/11/2009
  4. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Trong đời, tôi đã mấy lần trải qua cảm giác lạnh lẽo đến thê lương trước "vật đổi sao dời", trước cảnh cuộc vui đã đến lúc tàn, trước cảnh tan hoang đổ nát của "dấu xưa xe ngựa, hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương"... Nhớ nhất, lần buồn sâu sắc đầu tiên, chính là khi xem Hồng Lâu Mộng, chứng kiến những biến chuyển của gia tộc trâm anh thế phiệt, con đàn cháu đống từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy. Cảm giác hoang lạnh cứ bám lấy tôi, bóp nghẹt lòng ngực tôi và làm tôi buồn đến quặn thắt.
    Từ đó đến nay, mỗi lần lâm vào hoàn cảnh của nỗi "tàn canh", trong trí não tôi lại chớp nhoáng cái hình ảnh và cảm xúc của lần đau đớn, hụt hẫng đầu tiên ấy, rồi cảm xúc cũ và mới ***g vào nhau, đan xen vào nhau để chiến đấu, hoặc để... tác oai tác quái...
    Thời gian... Tôi cũng gần như quen rồi trước sự đời, cũng có lúc như chai sạn. Nhưng càng lớn, con người ta càng lẩn thẩn và hay nghĩ ngợi. Cảm xúc đôi khi không lên tiếng, mà lại là những ngẫm suy sâu thẳm, cứ quấn lấy, hiện về...
    À, nói như vậy làm tôi hiểu mình hơn. Tôi đã hiểu được mình đang cảm giác thế nào rồi!
    Chính xác là buồn man mác!
    Chao!
    Xưa nay tôi chưa bao giờ đánh giá đúng cái cụm từ "man mác" đó. Bởi trong tôi, luôn chỉ có trạng thái "chớm buồn", "hơi buồn" hoặc chuyển sang những thể loại "buồn dã man", "buồn kinh khủng", "buồn thảm thiết". Bản thân luôn xem thường những thứ nhờ nhờ, nhàn nhạt hoặc phất phơ, nhẹ nhàng, giờ mới hiểu không phải lúc nào mình cũng đúng...
    Thôi, âu cũng là một phút mặc niệm!
    *******
    "Người Sơn Dương, Tuyên Quang" - tôi chợt nhớ đến lời giới thiệu của một người - bố của cô dâu trong ngày cưới. Trông ông nhà quê lấm lem, giọng Kinh vẫn còn chưa sõi làm tôi lúc đầu tưởng ông say xỉn khi ê a cố giới thiệu về mình. Hoá ra ông đang nâng cốc cám ơn mọi người đã đến chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu chú rể. Ông muốn chúc sức khoẻ tất cả mọi người. Khi vỡ lẽ ra, tất cả đều hồ hởi nâng cốc, chạm nhau thật kêu như hi vọng cách đó sẽ mang lại nhiều may mắn cho đôi uyên ương hơn. Ông lại sang bàn khác chúc, và chúng tôi lại nghe lời giới thiệu: "Người Sơn Dương, Tuyên Quang"...
    Tôi thầm mong cô dâu chú rể sẽ hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Chú rể là bạn tôi, bị động kinh từ nhỏ. Gia đình gia thế lắm, cha mẹ cũng là người trong giới cả. Nhìn cô dâu bé nhỏ, hiền dịu và xinh đẹp, tôi thầm cảm phục. Niềm vui này, hạnh phúc này sẽ là bao lâu? Tôi mong và hi vọng vào những điều kì diệu. Việc em từ một cô bé giúp việc trở thành một cô chủ nhỏ xinh đẹp, đáng yêu cũng đã là một truyện cổ tích rồi... Nhưng đây sẽ không phải là một câu truyện cổ tích dễ dàng... Trước ngày cưới, em bị sốt xuất huyết vô cùng nguy kịch. Chưa kịp mừng em tai qua nạn khỏi thì đến mẹ chồng tương lai lăn đùng ra ốm. Mọi người lại ra sức nguyện cầu... Giờ cô dâu chú rể sóng bước đẹp đôi quá, nhưng con đường phía trước còn gian nan lắm...
    Nói thật là tôi cũng quý chú rể. Hồi cấp hai tôi cũng thích cậu ấy, nhưng cũng chỉ là cảm xúc nhất thời thôi. Nhưng giả sử bây giờ nếu có gần nhau, nếu tôi thật yêu cậu ấy thì tôi cũng có đủ dũng cảm để đến với cậu không? Điều này thì tôi không rõ. Có thể cách đây vài năm, câu trả lời của tôi chắc sẽ rõ ràng hơn. Nhưng giờ thật khó để tôi có thể tự tin mà mường tượng ra một tình yêu đích thực kiểu Romeo và Juliet...
    Cũng vì vậy, tôi vô cùng trân trọng những ai kề vai sát cánh cùng cậu, yêu thương và mang hạnh phúc đến cho cậu... như em - người Sơn Dương, Tuyên Quang...
    Đưa câu chuyện ấy vào đây có thể thật vô duyên và khiến nhiều người hiểu nhầm rằng tôi có thâm ý gì chăng. Nhưng thật sự chỉ vì nỗi cảm mến cô dâu trẻ ấy cũng như vì tôi cứ ấn tượng và nhớ mãi lời giới thiệu của người cha...
    Tôi chắc là sẽ nhớ mãi và nhớ nhiều lắm, rất nhiều điều liên quan đến Tuyên Quang... từ những điều thật vô cùng nhỏ bé và tưởng chẳng liên quan gì...
    *******

    "Hồn hề! Hồn hề! Hồn bất qui?
    Hồn hề! Hồn hề! Suất thử đạo
    Hồn hề! Hồn hề! Nại hồn hà?"

    Kính!
    Được Redtulips sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 26/11/2009
  5. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0

    Mỗi ngày, khi cái mặt trời còn trốn sau những đỉnh núi xa tít nơi cuối bản, khi còn chưa tỏ cái mặt con trâu con bò, khi cái mặt người còn hiện lên nhờ nhờ trong sương sớm... người dân bản Tuyên đã bị đánh thức dậy bởi tiếng xe máy phành phạch, phành phạch dòn tan từ đầu bản xuống cuối bản, rồi lại từ cuối bản đến đầu bản, mà cái tiếng xe ấy cũng đến lạ, cứ phạch phạch phạch, rồi phạch phạch phạch, lại phạch phạch phạch, cứ phạch phạch phạch không ngừng... nhưng vào tai dân bản nghe cứ vui vui cái lỗ tai, nó như dấu hiệu của một ngày mới, giục con trâu chuẩn bị ra đồng, giục bà con dân bản lên nương tìm sự sống, giục cả những chú dê còn đang gật gù mắt nhắm mắt mở chuẩn bị một ngày xung phong mới...
    Cái âm thanh phành phạch ấy sau một hồi dội đi dội lại rồi tắt ngúm, mà y như rằng lần nào nó cũng tắt ở đúng quán tiết canh lòng lợn phía chênh chếch bên phải con suối gần nhà văn hóa bản cạnh núi Hai hòn nơi con đường gập ghềnh lên bản vắt quanh.
    Lát sau trong quán lòng lợn tiết canh đã rộn rã tiếng cười đểu, tiếng chửi bới khích bác xen lẫn tiếng vỗ mông đen đét hưng phấn cùng với tiếng đàn bà con gái ré lên sau những điệu cười hi hí, hi hí dâm dê.
    Đấy là buổi sáng, còn tối đến về đêm, bà con dân bản lại tắt đèn tối thui, nhà nhà con cái riêng, bố mẹ riêng nằm sát sạt vào nhau, những tiếng rúc rích hú hí im tiệt, những cái khoái đời người bị xếp lại, ai cũng chong mắt, dỏng tai lên nghe ngóng.
    - Mịa, hài vãi lái, bản mình còn nghèo mà các bà, các bố cứ thích bia mới rượu, lại còn Dê... Hít... hít... ngóc đầu lên thế chó nào được, mịa, thất vọng, thất vọng vô cùng.
    Cứ phải nghe xong câu ấy không khí của bản mới dãn ra, lại tiếng loẹt quẹt của mấy đôi dép lê đi dốc bầu tâm sự của một vài ai đó cố nín, lại tiếng loạt xoạt của giấy tờ tính toán nuôi con gì trồng cây gì mưu sinh, tiếng xè xè của vòi sen phòng tắm, tiếng ì oạp văng vẳng xa gần...
    Rồi mới đến những tiếng rúc rích, những tiếng hi hí hí hí hi hí mơn man...
    Sau cùng là im lặng. Bản đêm yên tĩnh chìm vào cùng giấc ngủ của dân bản.
    Thảng hoặc có đứa trẻ con nào ỉ ôi khóc đêm sau khi vướng phải một giấc mơ hãi hùng nào đó mà dỗ mãi không chịu nín liền bị doạ ngủ mau không tao gọi ông thầy mo đến bắt bây giờ lập tức tiếng khóc im bặt, đêm lại lặng như tờ không cả một tiếng chó cắn ma.
    Đêm nào mà không có những tiếng mịa, vãi lái, dê chó thất vọng ấy là cả bản cứ căng ra, mọi hoạt động cứ ngúc ngắc đờ đoạng, không khí của bản ngột ngạt vô cùng.
  6. chickhanter

    chickhanter Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2007
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    Bản mình chơi bời, ở nhà sàn, trâu chó lợn gà nhét chung hết dưới, cả cái uynh tầu mua hồi lấy tiền trợ cấp hộ nghèo, người thì ở trên. Đêm nghe tiếng lợn ngáy, trâu nghiến răng, gà chép miệng mà nghĩ du dương lắm. Nhưng gì chứ cái sự tắm luôn được ưu tiên hàng đầu, vòi sen nối vào ống nước lần. Con gái mang tiếng "trắng thế", có lẽ do nước lần dẫn từ đầu nguồn trong lành mát lạnh thế cơ mà. Trai bản cũng đặc biệt nhá, cả ngày lội bùn ruộng bậc thang mà lông chân cứ đầy ra, tua tủa, đấy cứ vén quần Vàng A Mạc lên mà ngó. Sau này học hành thành tài ở Thủ đô về nhất định mình mở cái sờ pa rì rọt chuyên waxing cho các chàng, A Mạc chờ nhé.
  7. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Mịa, hài vãi lái...
    Cái tiếng ấy cứ vẳng đi vẳng lại ong ong trong đầu một dân bản.
    Có lẽ cái chất ấy đã ngấm vào máu rồi chăng???
    Mịa, hài vãi lái...
  8. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Đèo là cái đới!
    Đấy là câu đã thành quen mồm, hay gọi nôm na là câu cửa miệng của già bản ThietDK, không nói thì thôi, hễ cứ nói được vài câu là thế nào cũng có câu ấy.
    Đèo là cái đới!
    Cũng vần cũng điệu, cũng thanh bằng thanh trắc, cũng chủ ngữ vị ngữ abx, cdz...đủ cả.
    Nghe đâu thuở hàn vi suốt ngày cắp nón theo mông mấy con dê, cuộc sống quanh đi quẩn lại không ra khỏi luỹ tre bản, ThietDK đã mang trong mình ước vọng to đùng: được thoát khỏi những gì bó hẹp, được mắt thấy tai nghe mũi ngửi tay sờ khắp thiên hạ... Rồi cơ hội cũng đến, gặp dịp anh theo những giai bản trưởng thành đi làm ăn xa.
    Lần đâu tiên trên chuyến xe hàng rời khỏi bản, được ngắm cảnh núi sông hùng vĩ của quê hương anh xúc động vô ngần, không ngờ nước sông Lô xanh thế, không ngờ rừng cọ đồi chè to lớn và đẹp đẽ lung linh thế... anh muốn thốt lên ngợi ca vẻ đẹp quê hương mà không sao tìm được lời. Chợt văng vẳng bên tai qua con đèo này là ta đã đã bước sang địa bàn bản khác rồi, một ý nghĩ bùng lên và bộc phát, cũng không hiểu thế nào anh bật thốt lên:
    Đèo là cái đới!
    Đèo là cái đới!
    Có lẽ ấn tượng của lần đầu tiên quá mạnh, cái gì lần đầu tiên cũng vô cùng đáng nhớ nên câu nói đó đã theo anh đến tận hôm nay, khi mái đầu đã không còn xanh mướt như thuở hàn vi, khi đã thành già bản.
    Vâng, đèo là cái đới!
    (Theo ý của riêng tôi, có lẽ anh đã quá không kìm nén được cảm xúc của mình mà nhầm lẫn về từ ngữ và cách phát âm, thay vì thốt lên quê ta hương ta tuyệt vời quá, núi rừng đẹp quá hoặc đơn giản là nước sông xanh đấy, núi là cái đấy, đồi là cái đấy... anh lại nói đèo là cái đới.
    Âu đó cũng là câu nói tạo nên bản sắc của riêng anh.
    Thì vâng, mặc dù không muốn mà cũng chẳng đồng ý với anh, lại còn muốn anh thay đổi cái câu nói ấy nhưng lúc này tôi cũng theo anh một lần.
    Đèo là cái đới!
    Già bản nhỉ.)
  9. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Lão thầy mo đến bản từ lúc nào không ai rõ, chỉ biết rằng...

Chia sẻ trang này