1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

^^Bàn về các bài thuốc chữa chấn thương trong thể thao nói chung vào cầu lông nói riêng ^^

Chủ đề trong 'Cầu lông' bởi bkssdg, 12/06/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bkssdg

    bkssdg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2007
    Bài viết:
    1.883
    Đã được thích:
    0
    ^^Bàn về các bài thuốc chữa chấn thương trong thể thao nói chung vào cầu lông nói riêng ^^

    Trước hết, phải xin rào trước với các bạn mình không phải là bác sĩ nên những gì mình trình bày dưới đây, chưa chắc đã là chính xác, vì thế, mong các bạn tìm hiểu kỹ.

    Rào trước rồi thì đón sau.

    Mình thấy, cầu lông nói riêng, và thể thao nói chung, chấn thương chính là một trong những điều khó chịu nhất. Nó làm cho bạn đau đớn nhưng hơn thế, bạn phải từ bỏ môn thể thao yêu quý của bạn trong 1 thời gian hoặc cũng có thể không bao giờ chơi nó đưọc nữa.

    Mình lập topic này ra, mong muốn các bạn trên diễn đàn này, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm mà bản thân đã có, để chúng ta cùng học và tránh những chấn thương không đáng có.


    Mở đầu topic, mình xin được giới thiệu một bài thuốc Đông Y khá hay, giúp các bạn giảm đau khi bị chấn thương.

    Toa thuốc rượu :
    Chủ trị :
    Đau nhức, tê bại, bị đánh máu ứ bầm tím, nhức mỏi, dùng thuốc này bôi nơi ấy sẽ khỏi. Trật gân, té đau ở đâu xoa ở đó sẽ dễ chịu.
    Xoa bóp tay chân, ông già bà lão đau mình mẩy cũng có thể dùng được.
    Đàn bà sanh đẻ đau thắt lưng xoa nơi đó và hai bàn chân sẽ tránh khỏi tê thấp.

    23 vị thuốc mỗi vị 3 chỉ , ngâm với 3 lít rượu trắng (vodka hay đế ): (Không nên uống nhé, vị trong thuốc có độc tố)
    1. Đinh hương. Ding Xiang Flos Caryophylli
    2. Đại hồi Hui Xiang star anise
    3. Tiểu hồi Xiao Hui Xiang Fructus Foeniculi
    4. Thương truật Cang Zhu Rhizoma Atractylodis
    5. Nhục quế Rou Gui Cortex Cinnamomi
    6. Huyết giác Pleomele Cochinchinensis
    7. Huyết kiệt Xue Jie Sanguis Draconis
    8. Phòng phong Fang Feng Radix Saposhnikoviae
    9. Phòng kỹ Fen Fang Ji Radix Stephaniae Tetandrae.
    10. Tế tân Xi Xin Herba Asari
    11. Địa liền shan nai Kaempferia galanga
    12. Thiên niên kiện Qian Nian Jian Rhizoma Homalomenae
    13. Một dược Mo Yao Myrrha
    14. Mộc Qua Mu Gua Fructus Chaenomelis
    15. Long não Bing Pian Borneolum Syntheticum
    16. Hồng hoa Hong Hua Flos Carthami
    17. Tục đoạn Xu Duan Radix Dipsaci
    18. Ngưu tất Niu Xi Radix Cyathulae seu Achyranthis
    19. Bạch Đậu khấu Bai Dou Kou Fructus Amomi Rotundus
    20. Thảo quả Cao Guo Fructus Tsaoko
    21. Xuyên ô Fu Zi Radix Aconiti Lateralis Praeparata
    22. Nhũ hương Ru Xiang Gummi Olibanum
    23. Tần giao Qin Jiao Radix Gentianae Macrophyllae

    Chữ in nghiêng là tên khoa học của vị thuốc.

    Toa này có vài vị khó tìm như vị số 6. Huyết giác , 11. Địa liền, nhưng nói chung những vị chính là những vị thường dùng dễ kiếm. Nên tôi nghĩ thiếu một vài vị chắc cũng không sao. Bởi vì thuốc rượu này tôi đang dùng cũng thiếu vài vị mà xức vào cũng có tác dụng như thần dược .

    Đây là bài thuốc của Trung Quốc, rất hiệu nghiệm, mình đã dùng thử rồi. Nhưng có khi nó hợp với mình, còn các bạn thì lại không??? Vì thế, khi áp dụng, các bạn nên tìm hiểu cho kỹ.


    Mời các bạn, với những kinh nghiệm mà bản thân đã có, xin hãy cùng nhau chia sẻ với tất cả.


    Trân trọng cảm ơn
  2. bkssdg

    bkssdg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2007
    Bài viết:
    1.883
    Đã được thích:
    0
    Chấn thương trong thể thao là điều luôn có thể xảy ra, việc điều trị các chấn thương này có thể kéo dài làm hạn chế khả năng tập luyện. Vì vậy, tốt nhất phải biết cách phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương. Cần nắm vững các nguyên tắc sau đây:

    Kiểm tra sức khỏe trước khi chơi thể thao
    - Đánh giá sức khỏe tổng quát, phát hiện các bệnh tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm tính mạng như viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, hen suyễn, lách to?
    - Phát hiện các khuyết tật hệ cơ xương khớp có thể gây chấn thương.
    - Phát hiện các tình trạng mà người chơi không nên tham gia môn thể thao nào đó. Thí dụ: người có 1 thận không nên chơi các môn có đối kháng như võ thuật.
    - Đánh giá sức mạnh của người tập đối với môn thể thao họ chọn.
    - Đưa ra các lời khuyên về chương trình tập luyện.
    Quần áo và giày dép thích hợp
    - Giúp chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ.
    - Giữ mát: màu nhạt, cotton.
    - Giữ ấm: nhiều lớp (multilayering).
    - Mặc đồ thể dục khi làm ấm để giữ nhiệt.
    - Khi thi đấu, nam nên luôn có đồ bảo vệ vùng kín, nữ luôn mang nịt ngực.
    - Khi chạy buổi tối, nên mang áo có cản quang.
    Hiểu rõ môi trường khí hậu
    Cơ thể có thể bị quá nóng hay quá lạnh do thời tiết và quần áo không phù hợp. Nhiệt độ cơ thể tăng và mệt mỏi có thể gây choáng váng, ngất xỉu. Trời lạnh, đặc biệt nếu ẩm ướt và có gió, dễ gây hạ nhiệt độ cơ thể.
    Khởi động kỹ trước khi tập và ?olàm nguội? sau khi tập
    Lợi ích của khởi động và ?olàm nguội?: tăng độ dẻo của khớp, làm giãn gân cơ, tăng hiệu quả và khả năng phối hợp vận động, giảm tổn thương cấp tính, giảm nguy cơ chấn thương do quá tải, giúp chuẩn bị tâm lý tốt hơn, giảm các tai biến do tim mạch, tăng khả năng thi đấu.
    Khởi động trước khi tập: làm nóng, kéo giãn, tập dợt trước các động tác.
    Làm nóng (5 phút): giúp tim tăng bơm máu, xung thần kinh dẫn truyền tăng, mềm và ấm cơ, tăng dịch nhờn bôi trơn khớp.
    - Đạp xe tại chỗ, chạy chậm, đi nhanh, leo cầu thang, nhảy dây.
    - Không gây mệt, chỉ để chuẩn bị kéo giãn. Đến khi ra mồ hôi là vừa.
    Kéo giãn (5 - 10 phút): giúp mềm dẻo gân cơ, dây chằng, tăng tầm độ khớp. Đặc biệt quan trọng khi có tuổi và có chấn thương sẵn. Không đau. Cần thực hiện 30 - 60 giây mỗi động tác. Không nhảy lên nhảy xuống để kéo giãn và làm cơ co giãn quá nhanh. Thí dụ: đối với tennis: kéo giãn vai, tay, cổ, cẳng chân, gót, cổ chân; chạy bộ: kéo giãn chân, thắt lưng, tứ đầu, đùi sau, bắp vế, mông.
    Tập dợt trước các động tác (10 phút): giúp phối hợp nhịp nhàng, giảm nguy cơ chấn thương do trượt ngã, đánh hụt? Lý tưởng là thực hiện 10 phút ngay trước khi vào tập, bắt chước các động tác tập. Thí dụ: trước khi chạy bộ: tập đi - chạy - chạy chậm; trước khi chơi quần vợt: tập đánh qua lại nhẹ nhàng.
    Sau khi khởi động, các môn cần sức chịu đựng cao như chạy, bơi, đua xe đạp, nhịp tim nên đạt đến 50% nhịp tối đa.

    ?oLàm nguội? sau khi tập: không bao giờ ngưng đột ngột, dễ làm nhịp tim giảm nhanh, gây đau đầu, thậm chí ngất xỉu.
    Làm nguội: thực hiện trong 5 phút. Giống như giai đoạn làm nóng, thực hiện nhẹ nhàng để nhịp tim về bình thường. Thí dụ: sau khi chạy bộ: chạy chậm dần rồi đi bộ; sau khi chơi quần vợt: chạy, đi trên máy, đạp xe tại chỗ.
    Kéo giãn thả lỏng, xoa bóp nhẹ: tóm lược lại các động tác như giai đoạn kéo giãn, làm cơ không co lại quá nhanh, giúp cơ đào thải acid lactic, giảm nhức mỏi.
    Ngoài các nguyên tắc trên, cần sử dụng đúng dụng cụ, không tập quá mức, nắm vững kỹ thuật của môn chơi.
    Theo BS. ĐỖ TIẾN DŨNG - Khoa Học Phổ Thông
  3. bkssdg

    bkssdg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2007
    Bài viết:
    1.883
    Đã được thích:
    0
    Trong cuộc sống thường nhật, thể thao là một trong những hoạt động có ý nghĩa xã hội cao, mang lại nguồn vui, niềm đam mê cháy bỏng, sức khỏe dồi dào và sự bền bỉ cần thiết cho con người ngày một phát triển, hoạt động thể thao còn là một nhu cầu không thể thiếu.
    Tuy nhiên, tham gia vào hoạt động thể thao, mọi người cần phải có hiểu biết đề phòng ngừa những chấn thương có thể xảy ra trong quá trình luyện tập. Nếu không, từ chỗ tập để vui, để khỏe, để làm việc tốt hơn, bạn có thể phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.
    Chân và tay: Dễ bị chấn thương nhất
    Trong quá trình hoạt động thể thao, chấn thương có thể xảy ra với bất cứ bộ phận nào của cơ thể, tuy nhiên, các chấn thương gặp nhiều nhất thường rơi vào chi trên (vai, cánh tay, cẳng tay, cổ và bàn tay) hoặc chi dưới (khớp háng, đùi, khớp gối, cẳng chân, cổ và bàn chân).
    Đơn giản vì đây là hai bộ phận tham gia nhiều nhất vào các hoạt động nào cũng có sự góp mặt và phối hợp của hai cơ quan này từ bơi lội, chạy, bóng đá cho tới tennis, bóng bàn, cầu lông, golf.
    Các chấn thương có thể gặp ở chi trên bao gồm: Chấn thương vùng khớp vai, chấn thương của nhóm cơ nâng và xoay của chỏm xương cánh tay, chấn thương vùng khớp khuỷu, tụ máu vùng khớp khuỷu, tổn thương dây chằng bên trong khớp khuỷu, chấn thương vùng khuỷu tái diễn dẫn tới xơ hóa và chèn ép thần kinh tru, tổn thương mãn tính cổ tay, viêm bao gân vùng cổ tay, tổn thương nhóm cơ và gân duỗi của các ngón tay, tổn thương gân gấp của các ngón tay.
    Các chấn thương này gặp nhiều nhất trong các môn thể thao có sự tham gia vận động của chi trên như tennis, cầu lông, bóng bàn. Các chấn thương này cũng có thể gặp trong bóng đá do va chạm, do ngã.
    Các chấn thương thường gặp ở chi dưới là chấn thương vùng khớp gối và vùng cổ chân, các chấn thương thường gặp bao gồm: Viêm gân gấp và duỗi, gân gót hay còn gọi là gân Achille, tổn thương hoàn toàn hoặc không hoàn toàn của gân gót, tổn thương dây chằng delta, tổn thương các đốt bàn chân.
    Các chấn thương này có thể gặp trong hầu hết các môn thể thao, song nhiều nhất là bóng đá, bóng rổ.
    Để tránh bị chấn thương
    Chấn thương trong thể thao là một việc xảy ra ngoài mong muốn, song mọi người vẫn có thể hạn chế chấn thương ở mức thấp nhất nếu tuân thủ nghiêm một số nguyên tắc sau:
    - Không được bỏ qua khâu khởi động.
    - Trong thể thao, đây là một công đoạn tối quan trọng có tác dụng hâm nóng các bộ phận của cơ thể, đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh sang động một cách không quá đột ngột. Cần khởi động kỹ các động tác, đặc biệt là các động tác mềm dẻo của các khớp để tránh các hiện tượng sái khớp, sưng khớp.
    - Không thực hiện các động tác mạnh một cách đột ngột, đặc biệt là với các động tác xoay khi lấy khớp gối làm trụ.
    - Không thực hiện các động tác khó khi thấy đau và có trở ngại của vận động khớp.
    Xử lý các chấn thương nhẹ
    Khi bị chấn thương phần mềm, cần ngưng tập luyện ngay và nẹp cố định vùng tổn thương. Bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chườm lạnh tại chỗ 10 -15 phút, mỗi tiếng một lần lặp lại nhiều lần trong ngày, để không gây tụ máu hay chảy máu cho vùng bị tổn thương; băng ép vùng tổn thương bằng dây thun y tế để giảm chảy máu, sưng tấy, đau nhức; kê cao vùng bị tổn thương để máu về tim tốt, giảm sưng đau và viêm. Thường thì các chấn thương nhẹ sẽ hồi phục trong vòng 3 ngày.
    Tuyệt đối không dùng hóa chất có kích thích như *******, dầu nóng xoa bóp vùng bị tổn thương. Làm như vậy có thể khiến máu chảy nhiều hơn, các dây chằng bị xơ và mất độ đàn hồi, ngoài ra, chúng còn dễ bị chấn thương khi có các vận động mạnh trở lại.

    theo bacsi.com

  4. minhhaihsph

    minhhaihsph Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Up cho bài hay.
    Đây là nhưng nguyên tắc tối thiểu trong bất kì môn thể thao nào.
  5. bkssdg

    bkssdg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2007
    Bài viết:
    1.883
    Đã được thích:
    0
    CHỊ EM CHÚ Ý:
    Nữ chơi thể thao dễ chấn thương hơn nam
    Các bác sĩ nhận thấy nữ giới khi chơi thể thao dễ mắc một số bệnh hay một số loại chấn thương hơn nam.
    Nữ giới chơi thể thao hay bị một số bệnh lý và chấn thương sau đây: vẹo cột sống, mất vững khớp vai, vấn đề của khớp bánh chè đùi (mất vững cấp bánh chè và chấn thương mãn tính do sử dụng quá mức gân).
    Ở nữ giới chơi thể thao thường khớp vai lỏng lẻo hơn nam giới mà nguyên nhân được cho là yếu tố hormon. Ngoài ra, khối lượng cơ ở chi trên ít cũng là nguyên nhân của sự lỏng lẻo này. Sự lỏng lẻo ban đầu không có triệu chứng gì vì đây là do cấu tạo cơ thể. Tuy nhiên, do các động tác thi đấu quá mạnh trong các môn chơi ném quá đầu như ném lao, ném đĩa; vung tay quá đầu như bóng chuyền, cú đập banh tennis... các vi chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần làm bao khớp vốn đã lỏng lẻo nay bị giãn hơn, tổn thương sụn viền ổ chảo, rách bao khớp.
    Như vậy, từ chỗ lỏng lẻo khớp không có triệu chứng, nay tiến dần đến bệnh lý mất vững rồi bán trật khớp vai. Các động tác xưa kia bình thường nay trở nên đau như dang tay và xoay ngoài cánh tay.
    Sự mất vững khớp vai ở nữ thường là mất vững đa hướng (có thể vừa trật ra trước vừa kèm theo trật xuống dưới hay ra sau). Cứ như thế các vận động viên nữ sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn: càng chơi càng mất vững, càng gây đau và cuối cùng trật khớp vai tái hồi thật sự.
    Nếu đã bị mất vững khớp vai thì làm gì? Đầu tiên vẫn là phương pháp tập vật lý trị liệu tăng cường các khối cơ chóp xoay lẫn khối cơ giữ vững xương bả vai. Sau 6-9 tháng, nếu không bớt có thể nghĩ đến việc phẫu thuật khâu lại bao khớp sụn viền.
    Làm thế nào để hạn chế? Khớp vai là khớp tự vốn đã lỏng lẻo để đáp ứng với nhu cầu hoạt động lớn, do vậy nó chỉ được giữ vững bằng các yếu tố cơ như nhóm cơ chóp xoay, nhóm cơ giữ vững xương bả vai như cơ thang, cơ trám, cơ nâng vai, cơ răng trước. Sự cử động của xương bả vai trên ***g ngực giúp tăng khả năng dang vai vốn rất cần cho các môn chơi vung tay quá đầu như đã kể trên. Do vậy, tăng cường sự trượt của xương bả vai giúp giảm tình trạng chèn ép trên khớp vai làm giảm thiểu rách bao khớp.
    Việc luyện tập để tăng cường khối cơ các cơ trên là hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa diễn tiến tình trạng từ lỏng lẻo không triệu chứng của khớp vai sang tình trạng bệnh lý mất vững gây đau, bán trật hoặc trật thật sự của khớp vai. Điều trị sớm các cơn đau vai ở những vận động viên chơi các môn có nguy cơ cao như đã kể trên.
    BS TĂNG HÀ NAM ANH
  6. bkssdg

    bkssdg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2007
    Bài viết:
    1.883
    Đã được thích:
    0
    BONG GÂN CỔ CHÂN
    Bong gân cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất trong tennis, cầu lông, bóng đá?. Nhưng, một khi bị chấn thương, nhiều lúc chúng ta không biết xử trí đúng cách và tập phục hồi như thế nào cho nhanh trở lại bình thường.
    Bong gân là tình trạng dây chằng bị dãn hoặc rách khi chấn thương. Bong gân dây chằng bên ngoài khi lật cổ chân vào trong là thường gặp nhất. Cổ chân sẽ sưng và đau chói ở mặt trước ngoài, đôi khi bầm tím và đau nhiều khiến đi không được ở những trường hợp nặng.

    Xử trí:

    Ngay lúc chấn thương, áp dụng ngay nguyên tắc RICE:
    Rest: Khi bong gân, phải ngưng chơi ngay.
    Ice: Chườm túi nước đá lên vùng sưng đau 10-20 phút mỗi 3-4 lần trong 48 giờ đầu.
    Compression: Dùng băng thun băng ép nhẹ cổ chân.
    Elevation: Ngồi hoặc nằm kê chân cao.
    Uống thuốc giảm đau kháng viêm. Không nên xoa bóp dầu nóng, thuốc rượu, đắp muối, vì như vậy sẽ làm máu bầm nhiều hơn và dây chằng lành không tốt.
    Nếu sau 3-5 ngày mà vẫn còn sưng đau, đi không được nên đến khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương thể thao.
    Tập phục hồi:
    Vài ngày sau khi giảm sưng, đau phải tập phục hồi ngay. Chương trình tập gồm 3 phần chính:
    1. Lấy lại tầm vận động và sự mềm dẻo của khớp: gập duỗi nhẹ nhàng cổ chân. Sau 5-7 ngày, bắt đầu tập bẻ cổ chân vào trong và ra ngoài. Làm bài tập kéo căng (stretching) gân cơ bụng chân, gót chân.
    2. Lấy lại sức mạnh cổ chân: sau khi tầm vận động đạt 60-70%, tập sức mạnh gân cơ vùng cổ chân: Đá chân với tạ, hoặc dây cao su chun giãn.
    3. Tập thăng bằng: Sau khi tầm vận động và sức mạnh cổ chân gần như hoàn toàn, tập đứng 1 chân trên chân đau, dang chân còn lại và 2 tay, giữ trong 1 đến 2 phút.
    Khi nào chơi thể thao lại?
    Khi cổ chân đã hết sưng, và cảm thấy không còn đau khi vận động; tầm vận động, sự mềm dẻo và sức mạnh của cổ chân gần như bình thường.
    Khi vận động nên mang băng, nẹp chuyên dùng cố định cổ chân một thời gian trong lúc tập cho sức mạnh cổ chân trở lại bình thường.
    BS. NGUYỄN TRỌNG ANH
    Tổng Thư ký Hội Y học Thể thao TPHCM

Chia sẻ trang này